• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 8: Bài 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN Môn học: Lịch sử - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và phương Tây để rút ra những điểm khác biệt.

- Trình bày được nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến, thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,

* Năng lực đặc thù:

- So sánh, phân tích, phản biện,

- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học LS từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử.

- Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản than, gia đình, cộng đồng, xã hội;

có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái với sự thật lịch sử.

- Chăm chỉ: có ý thức tự giác trog học tập. Ham học, đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: tivi, máy tính.

2. Học liệu:

- Giáo án word - Bản đồ thế giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu:

Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là thời gian tồn tại và nền kinh tế của các nước phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

Em đã được học về thời kì phong kiến ở châu Âu và một số quốc gia phong kiến ở châu Á:

Trường TH&THCS Việt Dân

Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

? Em đã thu nhận được những kiến thức gì về xã hội phong kiến qua các bài học?

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- Sự hình thành, phát triển, suy vong của chế độ phong kiến - Lịch sử văn hóa của các quốc gia phong kiến

- Thể chế chính trị của nhà nước PK - Tìm hiểu kinh tế của nhà nước PK d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Em đã thu nhận được những kiến thức gì về xã hội phong kiến qua các bài học?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:

Qua các tiết học trước, chúng ta đã biết được sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây. Chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến

a) Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến

?Xã hội phong kiến phương đông hình thành từ khi nào?

? Xã hội phong kiến phương Tây hình thành từ bao giờ?

? Vẽ sơ đồ sự hình thành và phát triển của xã hội c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

(3)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-Yêu cầu HS đọc kênh chữ.

?Xã hội phong kiến phương đông hình thành từ khi nào?

? Xã hội phong kiến phương Tây hình thành từ bao giờ?

? Vẽ sơ đồ sự hình thành và phát triển của xã hội Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.

HS trả lời, HS khác bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 2: Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

a) Mục tiêu: : Trình bày được những nét chính Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

1. Thời kì phát triển của XHPK ở phương Đông và châu Âu kéo dài trong bao lâu?

2. Thời kì khủng hoảng và suy vong ở phương Đông và châu Âu diễn ra như thế nào?

3.: Tìm hiểu điểm giống nhau và khác nhau trong cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và phương Tây.

4. Tìm hiểu điểm khác nhau về kinh tế giữa XHPK phương Đông và phương Tây.

5. Tìm hiểu các giai cấp cơ bản trong XHPK phương Tây.

6. Các giai cấp cơ bản trong XHPK phương Đông.

7. Hình thức bóc lột chủ yếu trong XHPK là gì?

8. Giai cấp địa chủ, lãnh chúa bóc lột bằng địa tô như thế nào?

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

1. +XHPK phương Đông phát triển rất chậm chạp: Trung Quốc (VII – XVI), các nước Đông Nam Á (X – XVI).

+ XHPK châu Âu: TK XI – XVI.

2. + Phương Đông: kéo dài suốt 3 thế kỉ (XVI – giữa TK XIX) + Châu Âu: rất nhanh (XV – XVI)

3. - Giống nhau trong kinh tế: Đều sống nhờ nông nghiệp là chủ yếu.

- Khác nhâu:

+ Phương Đông: kinh tế đóng kín trong công xã nông thôn + Châu Âu:

(4)

4. - Khác nhau: kinh tế đóng kín trong lãnh địa, xuất hiện kinh tế thành thị.

+ Phương Đông: Bó hẹp ở công xã nông thôn.

+ Châu Âu: Đóng kín trong lãnh địa phong kiến. Ở châu Âu xuất hiện thành thị

trung đại

-> Công thương nghiệp phát triển.

5. Phương Đông: Địa chủ - nông dân lĩnh canh.

6. Phương Tây: Lãnh chúa - nông nô.

7. Địa tô

8. Giao ruộng đất cho nông dân, nông nô  Thu tô, thuế rất nặng.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-Yêu cầu HS đọc kênh chữ.

1. Thời kì phát triển của XHPK ở phương Đông và châu Âu kéo dài trong bao lâu?

2. Thời kì khủng hoảng và suy vong ở phương Đông và châu Âu diễn ra như thế nào?

- GV chia HS thành 4 nhóm

+ Nhóm 1: Tìm hiểu điểm giống nhau và khác nhau trong cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và phương Tây.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu điểm khác nhau về kinh tế giữa XHPK phương Đông và phương Tây.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu các giai cấp cơ bản trong XHPK phương Tây.

+ Nhóm 4: Các giai cấp cơ bản trong XHPK phương Đông.

? Hình thức bóc lột chủ yếu trong XHPK là gì?

? Giai cấp địa chủ, lãnh chúa bóc lột bằng địa tô như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.

HS trả lời, HS khác bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của

2/ Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

- Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân.

+ Phương Tây: lãnh chúa và nông nô

- Phương thức bóc lột bằng địa tô.

(5)

học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 3: Nhà nước phong kiến

a) Mục tiêu: Nắm được thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Trong xã hội phong kiến ai là người nắm quyền?

- Thảo luận nhóm bàn: 3p

? Chế độ phong kiến phương Đông và Châu Âu có gì khác biệt.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3.Nhà nước phong kiến.

- Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu -> Chế độ quân chủ

- Chế độ quân chủ phương Đông và châu Âu có sự khác biệt:

+ Phương Đông quyền lực tập trung vào tay vua nhưng đến thời phong kiến vua được tăng thêm quyền lực gọi là Hoàng đế hoặc Đại vương.

+ Phương Tây lúc đầu quyền lực của vua bị hạn chế trong các lãnh địa nhưng sau đócàng được tập trung cao hơn.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cơ sở kinh tế và thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là

(6)

A. hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

B. hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

C. hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

D. hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

Câu 2. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là:

A. hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

B. hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm.

C. hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.

D. hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.

Câu 3. Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là.

A. sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

B. nghề nông trồng lúa nước.

C. kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến.

D. nghề nông trồng lúa và chăn nuôi.

Câu 4. Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến châu Âu là

A. nghề nông trồng lúa nước. B. kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

C. sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

D. nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc.

Câu 5.Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là A. địa chủ và nôngnô. B. lãnh chúa phong kiến và nông nô C. địa chủ và nông dân lĩnh canh. D. lãnh chúa phong kiến và nông

dân lĩnh canh.

Câu 6. Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là A. địa chủ và nôngnô. B. lãnh chúa phong kiến và nông nô C. địa chủ và nông dân lĩnh canh. D. lãnh chúa phong kiến và nông

dân lĩnh canh.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc và trả lời câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

(7)

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng qua việc tìm hiểu tự nhiên ảnh hưởng đến nền kinh tế nông nghiệp ở Đông Nam Á.

b) Nội dung:

Câu 1:

a)Trong xã hội phong kiến, giai cấp nào là giai cấp thống trị và giai cấp nào là giai cấp bị trị?

b)Thế nào là chế độ quân chủ? Lấy vị dụ ở phương Đông và châu Âu để minh họa.

Câu 2: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và châu Âu có những điểm khác nhau. Em hãy so sánh và hoàn thành bảng dưới đây:

Các nước phương Đông Các nước phương Tây Thời gian chuyển

sang chế độ phong kiến.

Thời kì phát triển Quá trình suy vong

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao

Câu 1:

a)Giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Nông dân lĩnh canh hay nông nô và các tầng lớp khác là giai cấp bị trị.

b)Thể chế nhà nước do vua đứng đầu, vua nắm mọi quyền hành là chế độ quân chủ. Ví dụ:

-Ở phương Đông: ở Trung Quốc, người đứng đầu đất nước là Hoàng đế.

Hoàng đế nắm mọi quyền hành.

-Ở châu Âu: nhà nước quân chủ thống nhất được hình thành ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha,… đứng đầu là vua.

Câu 2:

Các nước phương Đông Các nước phương Tây Thời gian

chuyển sang chế độ phong kiến.

Sớm, như ở Trung Quốc vào những thế kỉ

trước công nguyên.

Chế độ phong kiến xuất hiện muộn sơn, khoảng thế kỉ V, xác lập, hoàn thiện khoảng thế kỉ X.

Thời kì phát Phát triển rất chậm Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời

(8)

triển chạp. Ở Trung Quốc khoảng thế kỉ VII – VIII. Ở Đông Nam Á từ sau thế kỉ X.

kì phát triển toàn thịnh.

Quá trình suy vong

Quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ

XIX.

Thế kỉ XV – XVI: là thời kì bắt đầu suy vong, chủ nghĩa tư bản được hình thành ngay trong lòng chế độ phong kiến.

d) Tiến trình hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc và trả lời câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Trường TH&THCS Việt Dân

Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

Môn học: Lịch sử - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống được kiến thức về lịch sử thế giới trung đại - Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí,, năng lực giao tiếp

* Năng lực đặc thù:

- So sánh, phân tích, phản biện,

- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học LS từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử.

- Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

(9)

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: có ý thức tự giác trog học tập.

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: tivi, máy tính.

2. Học liệu:

- Giáo án word - Bản đồ thế giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Mục tiêu: hệ thống khái quát kiến thức đã học về lịch sử thế giới trung đại b. NộI dung

Câu 1:

a. Lãnh địa phong kiến là gì?

b. Viết chữ đúng (Đ) sai (S) vào các cột dưới đây:

Thành thị ra đời từ cuối thế kỷ XI do thợ thủ công và thương nhân lập ra .

Cư dân trong thành thị gồm thợ thủ công, thương nhân và nông dân.

Thợ thủ công lập ra phường hội, thương nhân lập ra thương hội.

Thành thị ra đời đó tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

Câu 2:

a. Ghi thời gian các cuộc phát kiến địa lý vào bảng sau

THỜI GIAN CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA Lí

………

………

………

………

- B. Đi- a- xơ đi vũng qua điểm cực Nam châu Phi.

- Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ.

- Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới .

- Vac-xcơ - đơ Ga-ma cập bến Calicút ở phía Tây Nam Ấn Độ

HS thuyết trình các cuộc phát kiến địa lí GV đã giao nhiệm vụ ở nhà

b. Quan hệ SX TBCN ở Châu Âu được hình thành như thế nào?

Câu 2: Điền tiếp những từ thích hợp vào chỗ trống

- Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là ……….

- Tại Thuỵ Sĩ một giáo phái khác ra đời gọi là………

- Kitô giáo đã bị phân chia thành hai giáo phái là ………

- Phong trào cải cách tôn giáo còn làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở…………. . …… . . Mà sử sách thường gọi là cuộc ………

Câu 3 : Em hãy nối mốc thời gian ở cột I với dữ kiện ở cột II sao cho đúng ?

(10)

THỜI GIAN TỒN TẠI (I) CÁC TRIỀU ĐẠI (II) 221 – 206 TCN

206 TCN – 220 618 – 907 906 – 1279 1279 - `1368

1368 – 1644 1644 - 1911

Minh Thanh Đường

Hán Nguyên

Tần Tống

Câu 4 : Trong XHPK có những giai cấp nào và quan hệ giữa các giai cấp ra sao?

- Trong xã hội phong kiến ở châu Âu có lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Trong xã hội phong kiến phương Đông có địa chủ và nông dân lĩnh canh.

- Lãnh chúa và địa chủ là giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị là nông nô và nông dân lĩnh canh.

Câu 6. Hiện nay Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Xác định và kể tên nước,tên thủ đô của các nước trên bản đồ.

c. Sản phẩm:

Câu 1:

a, Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

b. S-Đ-Đ-S c.

- Quan hệ SX TBCN ở Châu Âu được hình thành dựa trên 2 yếu tố:

+ Vốn: Nhờ cuộc phát kiến địa lí, quý tộc thương nhân châu Âu trở nên giàu có.

Họ lập ra các xưởng thủ công, các đồn điền và đần dần họ trở thành giai cấp TS.

+ Đội ngũ công nhân làm thuê: Những người nông nô bị mất ruộng đất, phải đi làm thuê trong các xí nghiệp của TS. Ngoài ra còn có nô lệ mua từ châu Phi sang.

Câu 4:

- Trong xã hội phong kiến ở châu Âu có lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Trong xã hội phong kiến phương Đông có địa chủ và nông dân lĩnh canh.

- Lãnh chúa và địa chủ là giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị là nông nô và nông dân lĩnh canh.

d) Tiến trình hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc bài tập

- Thảo luận nhóm bàn các bài tập: 1,2,3,4 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm thảo luận.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

(11)

- Đại diện các nhóm trả lờI, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

HOẠT ĐỘNG 2 : LẬP BẢNG NIÊN BIỂU

a, Mục tiêu hệ thống khái quát kiến thức đã học về lịch sử thế giới trung đại

b. Nội dung

* Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm 1 bài làm ra bảng phụ):

- Nhóm 1: Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ

- Nhóm 2: Lập bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam- pu-chia đến giữa thế kỉ XIX

- Nhóm 3: Lập bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Lào đến giữa thế kỉ

XIX

- Nhóm 4: Lập bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX

* Bước 2: GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày trên bảng.

* Bước 3: GV cho các tổ nhận xét bài của tổ khác. GV kết luận.

c. Sản phẩm

- Nhóm 1: Ấn Độ

Thời gian Sự kiện

2500 năm TCN Xuất hiện thành thị của người Ấn trên lưu vực sông Ấn

Từ 1500 năm TCN -> TK III TCN

Xuất hiện các thành thị trên lưu vực sông Hằng và nhà nước Ma-ga-a ra đời.

Từ TK III TCN -> đầu TK IV Ấn Độ bị chia cắt, đến đầu thế kỉ IV thống nhất dưới vương triều Gúp-ta

Từ đầu TK IV -> đầu TK VI Sự thống trị của Vương triều Gúp-ta

Từ TK XII -> đầu TK XVI Sự thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li Từ TK XVI -> giữa TK XIX Sự thống trị của Vương triều Ấn Độ Mô-gôn - Nhóm 2: Cam-pu- chia

Thời gian Các giai đoạn lịch sử lớn

Từ TK I đến TK VI Thời kì cổ đại, thế kỉ VI hình thành vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me.

Từ TK IX đến TK XV Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia,

(12)

gọi là thời kì Ăng-co.

Từ TK XV đến năm 1863 Cam-pu-chia rơi vào thời kì suy thoái

Năm 1863 Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia

- Nhóm 3: Vương quốc Lào

Thời gian Nội dung các giai đoạn phát triển Thời tiền sử Chủ nhân của nước Lào là người Lào Thơng Thế kỉ thứ VIII Một bộ phận người Thái di cư đến đất Lào gọi là

người Lào Lùm

Năm1353 Nước Lang Xang ra đời

Từ TK XV đến TK XVII Giai đoạn phát triển thịnh vượng của Lang Xang

Thế kỉ XVIII Lang Xang suy yếu

Cuối TK XIX Lào bị thực dân Pháp xâm lược - Nhóm 4: Các nước Đông Nam Á

Thời gian Các giai đoạn lịch sử lớn

10 thế kỉ đầu công nguyên Hình thành các vương quốc cổ: Cham- pa, Phù

Nam, Pa- gan,

Từ TK X đến TK XVIII Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: Đại Việt, Cham-pa, Cam- pu-chia, Su-kho-thay, Lan Xang, …

Từ TK XVIII -> giữa TK XIX

Thời kì suy yếu của các quốc gia phong kiến, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

d) Tiến trình hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ

- Nhóm 2: Lập bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam- pu-chia đến giữa thế kỉ XIX

- Nhóm 3: Lập bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Lào đến giữa thế kỉ

XIX

- Nhóm 4: Lập bảng niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm thảo luận.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện các nhóm trả lờI, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Câu thiếu vị ngữ..

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN. Hoạt động của

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa

- Tuy thất bại nhưng làm cho nhà Lê càng thêm suy yếu... GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN. Hoạt động của

- HS vận dụng kiến thức và thực hiện yêu cầu.. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. Tổ chức

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV: Vậy đất nước được độc lập nhân dân làm chủ đó là cơ sở để xây dựng