• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 21/01/21 Ngày giảng: 26/01/21

Tiết 41 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ

(1428 - 1527) I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của Bộ Luật Hồng Đức.

- So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh có luật pháp để đảm bảo kỹ cương, trật tự xã hội.

2. Kỹ năng:

- Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kỳ lịch sử.

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS niềm tự hào và thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ Tổ quốc.

4.Định hướng phát triển năng lực

- Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra;...

II

. Chuẩn bị:

1. GV:

- Bảng phụ bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

- Tranh ảnh liên quan đến thời kỳ Lê sơ.

- Giáo án, tài liệu tham khảo.

2. HS: Học bài cũ, n/c bài mới III

. Phương pháp:

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm ...

IV

.Tiến trình dạy học:

I. Ổn định lớp: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’)

* Câu hỏi:

1. Trình bày chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang và nêu ý nghĩa lịch sử.

2. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

* Trả lời:

1. Trình bày chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang và nêu ý nghĩa lịch sử.

-10/1427, 15 vạn quân Minh chia làm 2 đạo từ Trung Quốc kéo vào nước ta.

- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liễu Thăng trước.

(2)

- 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở cầu Trạm Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.

- 10/12/1427, Vương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.

- Ý nghĩa : Là trận thắng quyết định kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quân địch chấp nhận sự thất bại phải rút về nước.

2.Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

3. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh - Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật:

- Thời gian: 3 phút.

Thời Lê Sơ trị vì đất nước ta trong vòng 100 năm (1428-1527), trải qua 10 đời vua, bao gồm: - Lê Thái Tổ (1428-1433) - Lê Thái Tông (1434-1442) - Lê Nhân Tông (1443-1459) - Lê Thánh Tông (1460-1497) - Lê Hiến Tông (1497-1504) - Lê Túc Tông (1504) - Lê Uy Mục (1505-1509) - Lê Tương Dực (1510-1516) - Lê Chiêu Tông (1516-1522) - Lê Cung Hoàng (1522-1527).

Trong giai đoạn trị vì từ 1428 - 1527, Đại Việt thời Lê sơ có nét gì nổi bật, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.

* Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

- Mục tiêu: HS nắm được tình hình chính trị, pháp luật, quân sự thờ Lê sơ - Phương pháp:Trực quan - Vấn đáp đàm thoại- Thảo luận.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,...

- Thời gian: 25phút

(3)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1

- Thời gian: 10p

- Mục tiêu: Làm rõ được tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, …

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Tìm hiểu bộ máy chính quyêng Lê sơ

- So sánh vói tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV giảng: Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (xưng là Lê Thái Tổ), khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, xây dựng bộ máy chính quyền.

-Trình bày đđược về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

? Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?

GV yêu cầu HS nhắc lại tên 6 bộ ( Binh, Hình, Công, Lễ, Lại, Hộ) và giải thích chức năng của các cơ quan chuyên môn dựa vào phần in nghiêng trong SGK.

HS: - Đứng đầu triều đình là vua.

- Giúp việc cho vua là các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ, giúp việc 6 bộ có 6 tự, 6 khoa giám sát.

? Bộ máy chính quyền ở địa phương được chia như thế nào?

HS: - Thời Lê Thái Tổ: 5 đạo.

- Thời Lê Thánh Tông: 13 đạo thừa tuyên - Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt hoạt động khác nhau ở mỗi thừa tuyên ( Đô ti – Hiến ti – Thừa ti).

- Dưới các Ti và Phủ (Tri Phủ) Châu (Tri Châu), Huyện (Tri huyện), Xã (Xã trưởng).

? Kể tên các ti và cho biết công việc mà mỗi ti phụ trách?

 Đô ti phụ trách quân sự, an ninh. Hiến ti phụ trách việc thanh tra quan lại, xử án, pháp luật. Thừa ti phụ trách việc hành chính, hộ tịch, thuế khóa.

I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật

1. Tổ chức bộ máy chính quyền

*Trung ương

- Đứng đầu triều đình là vua.

- Giúp việc cho vua là các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ, giúp việc 6 bộ có 6 tự, 6 khoa giám sát.

*Địa phương

- Thời Lê Thái Tổ: 5 đạo.

- Thời Lê Thánh Tông: 13 đạo thừa tuyên.

- Đứng đầu mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt hoạt động khác nhau ở mỗi thừa tuyên ( Đô ti – Hiến ti – Thừa ti).

-Dưới Ti là: Phủ, Châu, Huyện, Xã.

(4)

? Thời Lê Thánh Tông việc trông coi quản lý 13 đạo có điểm gì mới?

- Vua nắm mọi quyền, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp: tể tướng, đại tổng quản, hành khiển.

- Vua trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội.

- Quyền lực nhà vua ngày càng được củng cố.

Thảo luận: So sánh tổ chức nhà nước thời Lê với thời Trần, nhiều người cho rằng tổ chức nhà nước thời Lê sơ tập quyền hơn (Tập quyền là sự thống nhất tập trung quyền hành vào triều đình trung ương), điều này được thể hiện như thế nào trong tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ?

Đại diện nhóm báo cáo:

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

 Vua nắm mọi quyền hành, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội  Quyền lực nhà vua ngày càng được củng cố.

GV: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ? Tác dụng của bộ máy chính quyền dó?

HS: Việc tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ, hoàn chỉnh

- Giữ gìn kỉ cương, trật tự xã hội.

- Ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến để triều đình quản lí chặt chẽ hơn.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

………

………

Hoạt động 2 - Thời gian: 7p

- Mục tiêu: Trình bày được cách tổ chức quân đội thời Lê Sơ.

- Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh.

2. Tổ chức quân đội

(5)

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, …

B1: Chyển giao nhiệm vụ - Tổ chức quân đội thời Lê

- So sánh với tổ chức quân đội Trần.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

? Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào?

HS: - Tiếp tục thực hiện chính sách “ ngụ binh ư nông”.

- Quân đội gồm có 2 bộ phận chính:

+ Quân triều đình.

+ Quân ở các địa phương.

- Quân lính luyện tập võ nghệ.

- Bố trí quân đội vùng biên giới.

GV: Nhà Lê tổ chức quân đội thành các binh chủng như :Bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh.Với các loại vũkhí như đao kiếm, giáo mác, cung tên, hoả pháo…Hàng năm quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận

? Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó, chính sách “ ngụ binh ư nông” là tối ưu?

HS: Vì thường xuyên có giặc ngoại xâm  vừa kết hợp sản xuất với quốc phòng.

GV cho HS đọc phần in nghiêng trong SGK.

? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên?

HS: - Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước.

- Thực thi chính sách vừa cương vừa nhu với kẻ thù.

- Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước.

GV: Tổ chức quân đội thời Lê có gì khác so với thời Trần?(thảo luận nhóm)

B3: Báo cáo kết quả hoạt động Đại diện nhóm trình bày

- Giống:Theo chính sách “Ngụ binh ư nông”, tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ..

- Khác: Thời Lê không có quân đội của các vương hầu, quí tộc,vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội, thời Lê có thêm các binh

- Thực hiện chính sách “ ngụ binh ư nông”

- Quân đội có 2 bộ phận.

+ Quân triều đình.

+ Quân ở các địa phương.

(6)

chủng như tượng binh, kị binh.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

………

………

.

Hoạt động 3 - Thời gian: 7p

- Mục tiêu: Nắm được nội dung của bộ luật Hồng Đức.

- Hình thức tổ chức: dạy học theo lớp, dạy học phân hóa,...

- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi,…

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Luật pháp dưới thời Lê có gì mới?

- Vì sao thời Lê , nhà nước quan tâm đến pháp luật?

- Nội dung, ý nghĩa của bộ luật?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:Ban hành Luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc Triều hình luật

GV: Luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc Triều hình luật do vua lê Thánh Tông biên soạn vua Lê Thành Tông còn có niên hiệu là Hồng Đức.

? Vì sao thời Lê , nhà nước quan tâm đến pháp luật?

HS: - Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

- Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.

- Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.

GV : Lê Thánh Tông ban hành luật “Quốc triều hình luật” ( Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta.

? Nội dung của bộ luật?

HS: - Bộ luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến.

- Bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động.

3. Luật pháp

- Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức.

- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

- Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.

- Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.

-Bộ luật có những điều bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc.

(7)

- Bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động, nhất là người phụ nữ.

- Giúp nhà nước quản lí xã hội tốt.

- Vừa bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến, vừa phần nào thỏa mãn được yêu cầu của nhân dân.

? Ý nghĩa của bộ luật Hồng Đức?

HS: Là bộ luật tiến bộ và đầy đủ nhất trong các bộ luật xã hội PK VN.

-Có tác dụng tích cực, góp phần củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

 Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?

HS: Quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được tôn trọng.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

………

………

* Hoạt động 3; LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về kinh tế và đời sống văn hóa xã hội.

- Thời gian: 7 phút

1. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Quốc hiệu nước ta thời Lê sơ là Đại Việt.

2. ☐ Chính quyền phong kiến được coi là hoàn chỉnh nhất dưới thời vua Lê Thái Tổ.

3. ☐ Quân đội thời Lê sơ bao gồm: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh.

4. ☐ Thời Lê sơ, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều được nhà nước coi trọng.

5. ☐ Nguyễn Trãi là người đứng đầu Hội Tao đàn.

2. Bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho:

A. Nhân dân lao động.

B. Vua, hoàng tộc, quan lại và địa chủ phong kiến.

C. Thiếu niên, nhi đồng.

D. Thương nhân giàu có.

3. Điền vào các khung trống về tổ chức quân đội thời Lê sơ:

(8)

-Hai bộ phận chính của quân đội là:

-Các binh chủng trong quân đội gồm có:

-Quân đội được tổ chức theo chế độ:

Trả lời

-Hai bộ phận chính của quân đội là: quân triều đình và quân ở địa phương.

-Các binh chủng trong quân đội gồm có: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

* HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 5p

? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

Hs thảo luận nhóm bàn.

Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, bổ sung.

? Nhìn vào lược đồ, em thấy nước Đại Việt thời Lê sơ khác gì thời Trần?

HS: Đất nước được chia nhỏ thành các khu vực hành chính ( 13 đạo).Phạm vi lãnh thổ được mở rộng hơn, bộ máy nàh nước từ Trung ương tới địa phương được tổ chức chặt chẽ->Hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Trần.

* HOẠT ĐÔNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (5 phút)

? Em biết gì về Luật Hồng Đức HS lên thuyết trình.

GV bổ sung:

Sau khi đánh bại quân Minh, vua Lê Thái Tổ đã bắt đầu soạn thảo luật pháp.

[104] Đến năm 1483, vua Thánh Tông sai các đình thần sửa đổi, biên soạn lại các điều luật cũ, làm thành bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức). Bộ luật gồm 6 quyển, 722 điều, và được sử dụng suốt từ thời Hồng Đức đến hết thế kỷ XVIII. Trong việc biên soạn bộ luật này, triều đình có tham khảo các bộ luật nhà

(9)

Đường, nhà Minh bên Trung Quốc. Tuy nhiên, bộ luật của Lê Thánh Tông chứa đựng những sáng tạo đáng kể khiến nó gần gũi hơn với các đặc điểm xã hội, tôn giáo của Đại Việt. Trong số 722 điều của Quốc triều Hình luật, có đến 342 điều hoàn toàn không tương ứng với các điều luật của Trung Quốc. Trong các điều luật còn lại thì 200 điều chịu ảnh hưởng một mức độ nào đó luật nhà Đường, chỉ có 14 điều mô phỏng trực tiếp từ luật nhà Minh.[105][106] Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.[107]

Bộ luật Hồng Đức thời Lê có nội dung cơ bản như sau:

1. Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với sự xâm lược từ bên ngoài;

2. Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;

3. Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;

4. Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh, hạn chế ngoại thương;

5. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng;

6. Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục và phát triển kinh tế;

7. Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ (khác với luật pháp Trung Hoa đương thời, luật Hồng Đức cho phép phụ nữ có quyền ly hôn, con gái trong gia đình có quyền thừa kế tương đương với con trai, con gái lấy chồng không nhất thiết phải qua sự cho phép của cha mẹ[5][108]);

8. Bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị địa chủ phong kiến.

4. Hướng dẫn về nhà (2p)

- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị:

+ Tìm hiểu kinh tế - xã hội thời Lê sơ

+ Tím thêm một số thông tin về làng gốm Chu Đậu.

V. Rút kinh nghiệm.

Ngày soạn: 21/1/21

(10)

Ngày giảng: 28/1/21

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI I. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức:

- Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt.

- Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính quyền: địa chủ phong kiến và nông dân.

Đời sống các tầng lớp khác ổn định.

2. Kỹ năng:

- Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình kinh tế - xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung.

3. Tư tưởng:

- Giáo dục ý thức tự hào về thời kỳ thịnh trị của đất nước.

4.Định hướng phát triển năng lực

- Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra;...

II

. Chuẩn bị:

1. GV: - Sơ đồ trống về giai cấp tầng lớp xã hội thời Lê sơ.

- Tư liệu phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội.

- Giáo án, tài liệu tham khảo.

2. HS: Học bài cũ, n/c bài mới III

. Phương pháp:

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm ...

IV

. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. Ổn định lớp: (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Vẽ lại và giải thích bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh - Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật:

- Thời gian: 3 phút.

Song song với việc xây dựng và củng cố bộ máy của nhà nước nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế, nền kinh tế và xã hội thời Lê sơ có gì mới?

Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu.

* Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

(11)

- Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về kinh tế - xã hội thời Lê sơ.

- Phương pháp:Trực quan - Vấn đáp đàm thoại- Thảo luận.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,...

- Thời gian: 25phút

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1 - Thời gian: 13p

- Mục tiêu: Phân tích được tình hình kinh tế thời Lê Sơ.

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm …

B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Tìm hiểu những nét chính về:

+ Nông nghiệp + Thủ công nghiệp + Thương nghiệp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

? Để khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp nhà Lê đã làm gì?

HS: Giải quyết vấn đề ruộng đất, khai hoang cho binh lính về quê sản xuất.

- Đặt 1 số chức quan chuyên trách.

- Chia ruộng đất công làng xã.

- Cấm giết trâu, bò.

- Đắp đê ngăn mặn.

? Những biện pháp nông nghiệp ấy có tác dụng gì?Nhận xét của em về nhữngchính sách đó?

HS: Khuyến khích phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

- Chính sách tiến bộ, tích cực H:Đọc sgk.

? Tình hình thủ công nghiệp thời Lê Sơ như thế nào?

HS: Các ngành nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển-> làng thủ công.

- Các xưởng thủ công nhà nước quản lí (Cục bách tác) sản xuất đồ dùng vua, quan.

- Ngành khai mỏ được đẩy mạnh.

? Kể tên những làng nghề truyền thống trong giai đoạn này?

1. Kinh tế

a. Nông nghiệp

- Giải quyết vấn đề ruộng đất, khai hoang cho binh lính về quê sản xuất.

- Đặt 1 số chức quan chuyên trách.

- Chia ruộng đất công làng xã.

- Cấm giết trâu, bò.

- Đắp đê ngăn mặn.

b .Công nghiệp, thương nghiệp.

- Các ngành nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển-> làng thủ công.

- Các xưởng thủ công nhà nước quản lí (Cục bách tác) sản xuất đồ dùng vua, quan.

- Ngành khai mỏ được đẩy mạnh.

- Mở chợ nhiều nơi, buôn bán với nước ngoài.

(12)

HS: Bát Tràng ở Hà Nội (đồ gốm), Yên Thái (HN) nghề nhuộm điều, Hàng đào (HN) làm giấy, Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng, Vân Chàng (Nam Định) rèn sắt, Nghi Tàm (Hà Nội) dệt vải nhỏ và lụa...

? Thương nghiệp dưới thời Lê như thế nào?

HS: Mở chợ nhiều nơi, buôn bán với nước ngoài.

? Kinh tế công thương có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- Hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển

? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Lê Sơ? (thảo

HS: Nền kinh tế phát triển ổn định sau chiến tranh.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

………

………

Hoạt động 2 - Thời gian: 12p

- Mục tiêu: Nắm được tình hình xã hội thời Lê Sơ.

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, …

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Tìm hiểu nét chính về xã hội Lê sơ B2: Thực hiện nhiệm vụ

? Xã hội Lê Sơ có các giai cấp và tầng lớp nào?

-HS: Giai cấp địa chủ phong kiến- nông dân.

- Tầng lớp: Thương nhân, tiểu thủ công, nô tì.

? Hãy phân tích sự khác nhau giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

HS:Giai cấp điạ chủ, quan lại phong kiến-

2. Xã hội

- Giai cấp địa chủ phong kiến- nông dân (Vua, vương hầu, quý tộc, địa chủ

- Tầng lớp: Thương nhân, tiểu thủ công, nô tì, nông dân…

(13)

nắm quyền, nhiều ruộng.

- Giai cấp nhân dân- ít ruộng đất cày thuê, nộp tô.

- Các tầng lớp khác nộp tô thuế cho nhà nước.

- Nô tì tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

? Em có nhận xét gì về việc hạn chế nuôi và buôn bán nô tì nhà Lê?

Thảo luận nhóm bàn

B3: báo cáo kết quả hoạt động Đại diện nhóm báo cáo

- Là chính sách tiến bộ, giảm bớt bất công trong xã hội, thoả mãn phần nào yêu cầu của nhân dân, đât nước được củng cố, giữ vững.

Quốc gia Đại Việt cường thịnh nhất Đông Nam á thời bấy giờ.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

………

………

* Hoạt động 3; LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về kinh tế và đời sống văn hóa xã hội.

- Thời gian: 7 phút

1. Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng.

-Vua Lê Thái Tổ đã có những biện pháp để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp như:

Đề ra chính sách khuyến khích khai khẩn đất hoang.

Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp, cấm giết trâu bò bừa bãi.

Nhà nước cấp cho nông dân giống lúa để cày cấy.

Nhà nước lấy ruộng của quan lại địa chủ chia cho dân cày nghèo.

2. Điền vào chỗ trống những làng nghề thủ công nổi tiếng thời Lê sơ:

-Làm đồ gốm:

-Đúc đồng:

-Rèn sắt:

(14)

-Nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất:

Trả lời:

Làm đồ gốm: Hợp Lễ, Chu Đậu, Bát Tràng -Đúc đồng: Đại Bái

-Rèn sắt: Vân Chàng

-Nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất: Thăng Long

* HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 5p

Em hãy vẽ sơ đồ xã hội thời Lê Sơ.

HS vẽ, giáo viên cho nhận xét, chỉnh lại sơ đồ.

* HOẠT ĐÔNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (5 phút)

GV cung cấp thêm thông tin về gốm Chu Đậu.

Gốm Chu Đậu-Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, là gốm sứ cổ truyền Việt Nam đã được sản xuất tại vùng mà nay thuộc làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các xã Minh Tân (làng Mỹ Xá) và Thái Tân (làng Chu Đậu), huyện Nam

(15)

Sách, tỉnh Hải Hưng (Hải Dương ngày nay). Tuy nhiên, gốm Chu Đâu tại Việt Nam ít người biết đến cho đến khi có sự việc ông Makoto Anabuki - cán bộ ngoại giao Nhật Bản tại Tokyo nhờ tìm hiểu về xuất xứ chiếc bình gốm hoa lam tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) do ông nghi ngờ đây là bình gốm Việt Nam chứ không phải là Trung Quốc[1] và sự việc khảo sát và khai quật con tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam)

Suốt nhiều năm qua, một câu hỏi lớn là vì sao đang phát triển rực rỡ như gốm Chu Đậu bỗng chốc lụi tàn như chưa từng tồn tại là rất kỳ lạ.

Nhiều cách lý giải đã được đưa ra gồm cả chiến tranh Lê-Mạc và sự mở cửa trở lại vào cuối thời Minh chính là nguyên nhân khiến dòng gốm này vào quên lãng. Việc truy quét của triều Lê - Trịnh đối với nhà Mạc đã làm ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất gốm Chu Đậu. Nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành cũng cho rằng bởi cuộc chiến tranh Lê-Mạc, và năm kết thúc nhà Mạc 1592 cũng chính là năm kết thúc của gốm Chu Đậu.

Ngoài ra, gốm Chu Đậu vẫn còn những điểm hạn chế về trình độ kỹ thuật chưa thật sự đạt đến mức độ hoàn mỹ. Vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường cũng kém cạnh.

Khi người Trung Quốc mở cửa để dòng gốm của họ tái xuất khẩu ra thị trường thế giới thì không những về mặt ngoại thương tàn lụi mà hàng loạt gốm sứ Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường trong nước.[4]

4. Hướng dẫn về nhà (2p)

- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị:

+ Tình hình văn hóa - giáo dục

+ Tìm hiểu một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc.

V. Rút kinh nghiệm.

Lê Thái Tổ [104] 1483 Quốc triều Hình luật Luật Hồng Đức thế kỷXVIII Đường nhà Minh Trung Quốc. Đại Việt .[105] [106] nhà nước pháp quyền .[107] tham nhũng Trung Hoa [5 ][108]) gốm sứ Việt Nam Chu Đậu MỹXá Minh Tân Thái Tân Sách Hải Hưng (Hải Dương Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) [1] Cùlao Chàm (Quảng Nam chiến tranh Lê-Mạc nhà Mạc [4]

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Câu thiếu vị ngữ..

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN. Hoạt động của

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa

- Tuy thất bại nhưng làm cho nhà Lê càng thêm suy yếu... GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN. Hoạt động của

- HS vận dụng kiến thức và thực hiện yêu cầu.. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.. Hoạt động 2: Cơ sở

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV: Vậy đất nước được độc lập nhân dân làm chủ đó là cơ sở để xây dựng