• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

Ngày soạn: 12/ 4/ 2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2020 LỊCH SỬ

TIẾT 20:

CHIẾN THẮNG CHI LĂNG

I. MỤC TIÊU:

+ Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):

+ Lê Lợi chiêu binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

+ HS nắm được diễn biến của trận Chi Lăng

+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phả xin hàng và rút về nước.

- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập

* : Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính; máy tính bảng. ( ƯDCNTT) - Hình trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Nêu tình hình nước ta cuối thời Trần?

+ Nhà Hồ đã có sự tiến bộ gì trong việc cải cách nhà nước?

- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.

- GV nhận xét II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

* ƯDPHTM: Gv cho hs xem hình minh họa ảnh chụp đền thờ vua Lê Thái Tổ.

- Giới thiệu: Đây là ảnh chụp đền thờ vua Lê Thái Tổ, người có công lớn lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh và lập ra triều Hậu Lê. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về trận Chi Lăng.

2. Tìm hiểu bài

* Hoạt động 1: Cả lớp

- HS đọc to đoạn đầu trong SGK.

+ Lê lợi là người như thế nào?

+ Lê Lợi đã có quyết định quan trọng như thế

- Hs trả lời

- HS lên bảng nêu bài học

- Hs sử dụng máy tính bảng xem.

- Lắng nghe.

1. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa - HS đọc mục chữ nhỏ

+ Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn,Thanh Hoá.

(2)

nào?

- Trình bày bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng:

Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại(1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn(Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa Lam Sơn bao vây ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn (đây là nguyên nhân dẫn đến trận chiến Chi lăng)

- Gọi hs nêu lại nguyên nhân dẫn đến trận chiến Chi Lăng

* Hoạt động 2: Cá nhân - Cho hs quan sát ải Chi Lăng

+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào?

+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta?

+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?

+ Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?

* Hoạt động 3: Nhóm

+ Không chịu cảnh đất nước bị nhà Minh đô hộ, Lê Lợi chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc kháng chiến.

+ Lê Lợi tiến quân ra Bắc, tiến đánh giặc Minh.

- Theo dõi.

- HS nêu lại ý chính về nguyên nhân dẫn đến trận chiến Chi Lăng.

2. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa - Các nhóm thảo luận:

+ Kị binh của ta ra nghênh chiến rồi bỏ chạy.

+ Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên đã bỏ xa hàng vạn quân bộ chạy theo sau.

+ Khi ngựa của chúng lội bì bõm giữa đầm lầy, lúc đó quân từ 2 bên ải bắn tên xuống như mưa không có đường tháo chạy. Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết

+ Quân bộ theo sau cũng bị phục kích 2 bên sườn núi và lòng khe nhất tề xông ra tấn công, quân địch hoãng loạn hàng vạn quân Minh bị chết số còn lại tháo chạy + HS thuật lại toàn bộ diễn biến của trận đánh.

3. Kết quả và ý nghĩa:

(3)

- Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng:

+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào?

+ Trận Chi Lăng đã mạng lại kết quả và ý nghĩa như thế nào?

* Hoạt động 4: Cả lớp

+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao?

- HS trao đổi cặp, phát biểu, rút ra kết luận về ý nghĩa chung.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Nêu ghi nhớ SGK.

- Giáo dục HS cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về học, làm bài và chuẩn bị bài sau.

+ Chọn địa hình hiểm trở, khiêu chiến, đánh úp.

+ Âm mưu chi viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh đầu hàng rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế 1428. Nhà Hậu Lê bắt đầu từ đây.

4. Ý nghĩa

- 2, 3 hs đọc

--- ĐỊA LÍ

TIẾT 20:

NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu địa hình, đất đai, sông ngòi của ĐBNB.

+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng nai bồi đắp.

+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

2. Kĩ năng: Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ VN: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

* GDBVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính; máy tính bảng. ( ƯDCNTT)

- Tranh: Nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

(4)

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?

+ Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ?

- Nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Các em đã biết những đặc điểm tự nhiên của ĐBNB, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân qua bài "Người dân ở ĐBNB"

2. Các hoạt động

* Hoạt động 1: Nhà ở của người dân - Các em hãy đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân cho biết:

+ Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?

+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?

- Giảng: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa.

Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa phát triển, xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu. Do đó người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt.

- Cho hs xem tranh các ngôi nhà kiểu mới:

Ngày nay diện mạo làng quê đã có nhiều thay đổi, đường bộ được xây dựng; các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều; nhà ở có điện, nước sạch, ti vi,...

* Sự thích nghi với môi trường của con người ở miền đồng bằng : Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi kênh rạch.

* Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội - Các em hãy thảo luận nhóm 4, dựa vào

- HS trả lời

+ ĐBNB nằm ở phía nam nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.

+ Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

- Lắng nghe

- Đọc SGK, trả lời

+ Kinh, Khơ- me, Chăm, Hoa

+ Xây dựng nhà ở dọc theo các sông ngòi, kênh rạch. Vì ở ĐBNB có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

- Lắng nghe

- Quan sát tranh và lắng nghe

- Đọc SGK, thảo luận nhóm 4

(5)

SGK, tranh, ảnh trong SGK để trả các câu hỏi sau:

+ Trang phục thường ngày của người dân ĐBNB trước đây có gì đặc biệt?

+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?

+ Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?

+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBNB?

- Cho hs xem tranh một số lễ hội ở ĐBNB - Kết luận: Cùng với sự phát triển của xã hội, phong cảnh làng quê của ĐBNB đã đổi mới hơn, hiện đại hơn. Cuộc sống của người dân rất vui với nhiều hoạt động lễ hội phù hợp với mọi người.

* Bài học trong SGK

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Giáo dục HS và liên hệ thực tế.

+ BVMT: Em có nhận xét gì về sự thay đổi của khí hậu và thiên tai ở ĐBNB?

+ Cần làm gì để hạn chế thấp nhất những hậu quả do thiên tai gần đây gây ra?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.

+ Trang phục phổ biến của người dân là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.

+ Nhằm mục đích cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.

+ Đua bò, đua ghe ngo, tắm Bà

+ Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà (Tây Ninh), lễ cúng trăng của đồng bào khơ me, lễ tế thần cá Ông (cá voi) của các làng chài ven biển,...

- Quan sát tranh - HS lắng nghe

- Một vài hs đọc

- Hs nêu theo hiểu biết

--- ĐẠO ĐỨC

TIẾT 20:

KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘN

G (T2) ( Phối kết hợp với PHHS hướng dẫn các con tự nghiên cứu) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.

2. Kĩ năng: Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với người lao động.

3. Thái độ: HS thêm yêu thích môn học

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kỹ năng biết tôn trọng giá trị sức lao động

- Kỹ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động III. CHUẨN BỊ

- SGK, VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(6)

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

+ Vì sao phái kính trọng ngưòi lao động?

- Nhận xét.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu tiết học.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài

* Hoạt động 1:

Bài tập 4: 1HS đọc to bài tập 4 - Bài tập yêu cầu gì?

- GV y/c hs suy nghĩ và trả lời

+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? vì sao?

+ Em cảm thấy như hế nào khi ứng xử như vậy?

- GV kết luận về mỗi cách ứng xử trong mỗi tình huống.

* Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm Bài tập 5

- Y/c hs đọc bài tập 5

+ Yêu cầu của bài tập là gì?

- HS trình bày câu mình sưu tầm được

* Kết luận chung:

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

- 2 HS đọc ghi nhớ. Nhận xét giờ học.

-Thực hiện kính trọng, biết ơn người LĐ

- 2 HS trả lời

Bài tập 4: Em sẽ làm gì nếu là bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau:

a, Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư tới nhà Tư. Tư sẽ làm gì?

b, Hân nghe tiếng mấy người bạn cùng lớp nhại tiếng một người đi bán hàng rong. Hân sẽ…

c, Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việcở góc phòng. Lan sẽ…

- HS phát biểu

Bài 5:

- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh ảnh … nói về người lao động dưới sự hỗ trợ của cha mẹ.

- 2 HS đọc ghi nhớ ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?... Nội trị, ngoại

- Lí giải được vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương..

B. - Giáo viên giới thiệu: Trường Sơn là tên dãy núi kéo dài suốt miền Trung nước ta dài gần 1000km. Trong kháng chiến chống Mĩ, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo

Cuộc khởi nghĩa này diễn ra như thế nào nó có tầm quan trọng như thế nào trong lịch sử dân tộc chúng ta tìm hiểu sang phần 2 của bài.. Hoạt

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Tiết học hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện về chủ đề trên. Điều này làm hắn kinh

Vì ba chú bé du kích trong truyện là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên phát xít nhầm tưởng những chú bé đã bị hắn giết luôn sống lại. Điều này

- Ngày 17-1-1960,nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa,mở đầu phong trào “Đồng khởi” ở tỉnh Bến Tre.Với vũ khí thơ sơ,nhân dân nhất loạt vùng dậy,làm cho quân

- Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu và trình bày trên lược đồ một vài cuộc khởi nghĩa : nguyên nhân bùng nổ và thất bại, diễn biến chính và ý nghĩa của