• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 29

Ngày soạn: 09 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 12 tháng 4 năm 2021 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN Tiết 57 - 29:

Buổi học thể dục

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Hiểu nội dung bài : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.

2. Kĩ năng :

Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học.

* GD KNS:

- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Thể hiện sự cảm thông. Đặt mục tiêu: biết đặt ra mục tiêu cho mình trong cuộc sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh hoạ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng đọc bài “Cùng vui chơi” và trả lời câu hỏi : - Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ? - Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (52’)

1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ đưa các em đến dự buổi học thể dục này, các em cùng chú ý để biết được điều đặc biệt của buổi học thể dục này.

- Học sinh lên bảng đọc bài “ Cùng vui chơi ” và trả lời câu hỏi.

- Bài thơ tả trò chơi đá cầu trong giờ ra chơi của các bạn HS.

- Trò chơi của các bạn rất vui mắt, quả cầu giấy màu xanh bay lên rồi lộn xuống đi từng vòng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Học sinh vừa chơi cầu vừa cười, vừa hát.Các bạn chơi rất khéo léo : nhìn rất tinh , đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu luôn bay trên sân, không bị rơi xuống đất.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

(2)

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc

a) Đọc diễn cảm toàn bài.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc của từng đoạn:

+ Đoạn 1: Giọng sôi nổi, hào hứng.

+ Đoạn 2: Giọng chậm rãi.

+ Đoạn 3: Giọng hân hoan, cảm động.

b) Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu lần 1. Giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó.

- GV y/c hs đọc nối tiếp câu lần 2.

- Gv y/c hs đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Gv y/c hs đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gv gọi hs đọc chú giải trong SGK.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với các từ : Gà Tây, bò mộng.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Luyện đọc theo nhóm :

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Gv yêu cầu đại diện nhóm thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Gv nx, tuyên dương nhóm đọc tốt.

3. Hướng dẫn học sinh ìm hiểu bài

* GDKNS

- Giáo viên yêu cầu lớp đọc thầm đoạn

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Hs lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc các từ khó theo yêu cầu: khuỷu tay, luôn miệng, khuyến khích, rướn người, lát sau, Đê- rốt-xi, Cô-rét-ti, Ga-rô-nê, Nen-li.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 . - Học sinh đọc câu dài.

+ Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai / vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.

+ Nen- li rướn người lên / và chỉ còn cách xà hai ngón tay. // Hoan hô ! //

Cố tí nữa thôi! // - Mọi người reo lên.//

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Hs đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

+ Nhà em nuôi một con Gà Tây rất đẹp.

+ Bên nhà hàng xóm có nuôi một con bò mộng rất to.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm theo nhóm 3.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu

(3)

1 và trả lời câu hỏi :

- Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì - Các bạn trong lớp thực hiện tập thể dục như thế nào ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

- Vì sao Nen - li được miễn tập thể dục?

- Vì sao Nen - li cố xin thầy cho được tập như mọi người ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3 và trả lời câu hỏi.

- Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li ?

- Em hãy tìm thêm một tên thích hợp để đặt cho câu chuyện ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên nêu nội dung bài : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.

4. Luyện đọc lại (9’)

- Giáo viên yêu cầu 3 học sinh tiếp nối thi đọc 3 đoạn của câu chuyện.

- Gv theo dõi nhắc nhở hs cách đọc.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo phân vai.

- Giáo viên, cả lớp theo dõi bình chọn hỏi.

- Mỗi học sinh phải leo lên đến trên cùng của một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.

- Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như hai con khỉ, Xtác - đi thở hồng hộc mặt đỏ như gà tây, Ga- rô- nê leo dễ như không tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai.

- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

- Vì cậu bị tật từ lúc còn nhỏ, bị gù lưng.

- Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được.

- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và đoạn 3 và trả lời câu hỏi.

- Nen- li leo một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán.Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà.

- Thầy giáo khen cậu giỏi, khuyên cậu xuống nhưng cậu còn muốn đứng thẳng trên xà như những bạn khác. Cậu cố gắng rồi đặt được hai khuỷu tay , hai đầu gối, hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng.

- Cậu bé can đảm ; Nen - li dũng cảm ; Một tâm gương đáng khâm phục.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại nội dung bài.

- 3 học sinhtiếp nối thi đọc 3 đoạn câu chuyện.

- 5 học sinh đọc phân vai: Người dẫn chuyện, thầy giáo, Nen - li và 3 học sinh cùng nói: “Cố lên !“.

- Học sinh theo dõi bình chọn bạn đọc

(4)

học sinh đọc hay nhất.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Kể chuyện 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ

- Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật

2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật.

- Giáo viên yêu cầu từng cặphọc sinh tập kể đoạn 1 theo lời một nhân vật.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thi kể trước lớp.

- Giáo viên yêu cầu học sinh bình chọn học sinh kể hay nhất.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Câu chuyện trên cho ta thấy điều gì ? - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau

hay nhất.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe nhiệm vụ của tiết học.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh tự chọn một nhân vật để tập kể lại câu chuyện (có thể là lời của Nen - li hay của Đê - rốt - xi, Cô - rét - ti, hoặc Ga - rô - nê).

- Từng cặp học sinh tập kể đoạn 1 theo lời của một nhân vật trong chuyện.

- 3 học sinh lên thi kể câu chuyện trước lớp.

- Học sinh theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.

- Học sinh lắng nghe.

- Truyện ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- Buổi chiều:

TOÁN Tiết 141:

Diện tích hình chữ nhật

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó.

2. Kĩ năng:

Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti- mét vuông.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa,1 hcn bằng bìa có chiều dài 4ô, chiều rộng 3 ô.

- Học sinh: Vở ô ly, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(5)

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập 3, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Trong giờ học hôm nay các em sẽ biết cách tính diện tích của một hình chữ nhật.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật : (12’)

- Giáo viên gắn hình chữ nhật lên bảng.

- Giáo viên hỏi.

- Hình chữ nhật ABCD gồm bao nhiêu hình vuông ?

- Em làm thế nào để tìm được được 12 ô vuông ?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD:

+ Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng ? + Mỗi hàng có mấy ô vuông ?

+ Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông ? + Diện tích 1 ô vuông có bao nhiêu cm2?

- Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? + Chiều dài hình chữ nhật là bao nhiêu cm, chiều rộng hình chữ nhật là dài bao nhiêu cm ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh tính diện tích HCN ?

Giáo viên giới thiệu: 4cm x 3cm = 12 cm2 , 12 cm2 là diện tích của hình chữ nhật ABCD. Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

18cm2 + 26cm2 = 44cm2 40cm2 – 17cm2 = 23cm2 6cm2 x 4cm2 = 24cm2 32 cm2 : 4 cm2 = 8cm2 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh quan sát hình trên bảng.

- Học sinh trả lời.

- Gồm 12 hình vuông.

- Thực hiện phép nhân 4 x 3 hoặc 4 + 4 + 4 hoặc 3 + 3 + 3 + 3.

- Được chia làm 3 hàng.

- Mỗi hàng có 4 ô vuông.

- Số ô vuông trong HCN là: 4 x 3 = 12 (ô vuông)

+ Diện tích 1 ô vuông là 1cm2 .

- Hình chữ nhật ABCD có diện tích là 12cm2

- Chiều dài HCN là 4cm, chiều rộng là 3cm.

- Diện tích HCN là: 4 x 3 = 12 (cm2) - Học sinh lắng nghe.

(6)

- Giáo viên hỏi lại :

+ Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào ?

- GV y/c hs đọc quy tắc , ghi nhớ.

3. Luyện tập, Thực hành (19’) Bài 1:

- Gv gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu.

- Bt này yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên phân tích mẫu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gv gọi học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán yêu cầu tính gì ?

- Giáo viên yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Giáo viên yêu cầu từng cặp đổi chéo vở và kiểm tra bài của nhau.

- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

- Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).

- 4 học sinh đọc quy tắc và ghi nhớ.

- Một học sinh đọc yêu cầu và mẫu.

- Bài tập yêu cầu tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

- Học sinh tự làm bài theo yêu cầu.

- 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung.

Chiều dài 10 3

Chiều rộng 4 8

Chu vi HCN 28 cm 80 cm

Diện tích HCN 40 cm2 256 cm2 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 5cm, chiều dài 14cm.

- Bài toán yêu cầu tính diện tích miếng bìa đó ?

- Cả lớp tự làm bài vào vở.

- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.

- Một học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.

Tóm tắt

Chiều rộng : 5cm Chiều dài : 14cm Diện tích : ...?

Bài Giải :

Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là:

14 x 5 = 70 (cm2)

Đáp số : 70 cm2 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(7)

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán yêu cầu tính gì ?

+ Em có nhận xét gì về đơn vị đo của chiều dài và chiều rộng HCN ?

+ Để tính được diện tích HCN em cần làm gì ?

- Gv yc học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc quy tắc và chuẩn bị bài sau

- Học sinh đọc bài toán.

- Hình chữ nhật chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.

- Hình chữ nhật chiều dài 2dm, chiều rộng 9cm.

- Tính diện tích hình chữ nhật.

- Khác nhau.

- Cần đổi về cùng đơn vị đo.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Hai học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.

a)

Bài Giải

Diện tích hình chữ nhật là:

3 x 5 = 15 (cm2) Đáp số : 15 cm2 b)

Bài Giải Đổi 2dm = 20cm Diện tích hình chữ nhật là:

20 x 9 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.

---    --- ĐẠO ĐỨC

TIẾT 29: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

2. Kĩ năng:

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

3. Thái độ:

(8)

- Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

Tán

thành, học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

* QTE : Quyền được sử dụng nước sạch. Quyền được tham gia bảo vệ nguồn nước.( Củng cố)

* BVMT: Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường sạch đẹp.

( HĐ 2)

* GD SDNL tiết kiệm& hiệu quả: ( HĐ 2)

- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghhĩa quyết định sự sống còn của loài ngưồiní riêng và trái đất nói chung.

- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước(gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí, không đúng mục đích,...)

*GD TNMTBĐ: ( HĐ 1)

- Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo.

- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI ( HĐ 1, 2, 3)

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của các bạn.

- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: VBT. Bảng phụ 2. HS: VBT

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 3 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

- Làm theo hướng dẫn - Nghe giới thiệu.

(9)

b. Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động1:Giới thiệu các biện pháp bảo vệ nguồn nước

- Chia lớp thành các nhóm.

- Y/c các nhóm trình điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Thảo luận theo nhóm 6.

- Các nhóm làm việc trong thời gian 5 phút.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.

- Nghe KL, ghi nhận.

- Nhận phiếu giao việc. Tiến hành thảo luận trong nhóm.

- Đại diện báo cáo; cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh

- Nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm,

* Kết luận: Giới thiệu một số các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt. Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- Chia nhóm, phát phiếu giao việc, yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do.

a. Nước sạch không bao giờ cạn.

b. Nước giếng khơi và nước giếng khoan

không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.

c. Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ

cho cuộc sống hôm nay và mai sau.

d. Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần

được xử lí.

đ. Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.

e.Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức

khỏe.

- Gọi các nhóm trình bày.

*Kết luận:

a. Sai, vì nước sạch chỉ và rất nhỏ so với nhu cầu của con người. b. Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.

c. Đúng, vì nều không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.

d. Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.

(10)

đ. Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối loài vật và con người.

e. Đúng, vì sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật cho con người.

Hoạt động 3: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.

Cách tiến hành:

- Chia thành các nhóm và phổ biến cách chơi: Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.

- Nhận xét đánh giá kết quả chơi

- Làm việc theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

Việc làm tiết kiệm nước

Việc làm gây lãng phí nước

Việc làm bảo vệ nguồn nước

Việc làm gây ô nhiễm nguồn nước

* Kết luận: Nước là tài nguyên quý, nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Con đã làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- VN học bài và chuẩn bị bài “ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi”.

- HS trả lời

____________________________

Ngày soạn: 09 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 13 tháng 4 năm 2021 TOÁN Tiết 142:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Củng cố kiến thức về tính diện tích chình chữ nhật.

2. Kĩ năng:

Biết tính diện tích hình chữ nhật.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, PHTM - Học sinh: Sách giáo khoa, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

(11)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn hs làm bài tập (31’) Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán yêu cầu tính gì ?

- Giáo viên ghi tóm tắt đề bài lên bảng.

Tóm tắt

Chiều dài : 4dm Chiều rộng : 8cm Chu vi : ...cm Diện tích : ...cm

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát về các đơn vị đo các cạnh và nêu nhận xét về đơn vị đo của 2 cạnh hình chữ nhật.

- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gv yêu cầu lớp đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.

- Giáo viên dọi 1 học sinh lên bảng làm bài.

- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3, ả lớp theo dõi nhận xét.

a. Bài Giải

Diện tích hình chữ nhật là:

3 x 5 = 15 (cm2) Đáp số : 15 cm2

b. Bài Giải

Đổi 2dm = 20cm Diện tích hình chữ nhật là:

20 x 9 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Một học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết hình chữ nhật có chiều dài 4dm, chiều rộng 8cm.

- Bài toán yêu cầu tính diện tích và chu vi hình chữ nhật.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh nêu nhận xét các số đo của hai cạnh hình chữ nhật không cùng đơn vị đo ta phải đổi về cùng đơn vị đo.

- Học sinh tự làm bài vào vở.

- Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.

Bài giải Đổi 4 dm = 40 cm Diện tích hình chữ nhật là :

40 x 8 = 320 (cm2)

(12)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Giáo viên treo bảng phụ hình H lên bảng, êu cầu cả lớp quan sát hình vẽ.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? + Hãy nêu độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật ABCD và DMNP.

+ Muốn tính được diện tích của hình H ta cần biết gì ?

+ Khi biết diện tích 2 hình chữ nhật ABCD và DMNP, ta làm thế nào để tính được diện tích hình H .

- Gv y/c học sinh làm bài vào vở.

- Gv gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (PHTM)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?

Chu vi hình chữ nhật là : (40 + 8) x 2 = 96 (cm)

Đáp số : 320 cm2 96 cm.

- Học sinh nhận xét.

- Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật.

- Học sinh lắng nghe.

- Một học sinh đọc bài toán.

- Cả lớp quan sát hình vẽ.

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính diện tích của từng hình chữ nhật và tính diện tích của hình H.

- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 10cm, chiều rộng 8cm.

- Hình chữ nhật DMNP có chiều dài 20cm, chiều rộng 8cm.

- Cần tính diện tích của 2 hình ABCD và DMNP.

- Lấy diện tích của 2 hình đó cộng lại với nhau.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Một học sinh lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi bổ sung.

Bài giải:

Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 10 x 8 = 80(cm2)

Diện tích hình chữ nhật DMNP là : 20 x 8 =160 (cm2)

Diện tích hình H là : 80 + 160 = 240 (cm2 ) Đáp số: 240 cm2 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Một học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết một hình chữ nhật có chiều 5cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.

- Bài toán yêu cầu chúng ta tính diện

(13)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh : Đây là dạng toán hợp gồm có hai phép tính, trước tiên các con phải tính chiều dài, rồi tính diện tích hình chữ nhật.

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì ?

- Đã biết được số đo chiều dài chưa ? - Giáo viên ghi tóm tắt đề bài lên bảng.

Tóm tắt

Chiều rộng : 5cm

Chiều dài : gấp 2 lần chiều rộng Diện tích : ...? cm2

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào máy tính bảng

- Gv thu bài và quảng bá 1 bài của hs.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

tích hình chữ nhật đó.

- Học sinh lắng nghe.

- Biết được số đo chiều rộng và chiều dài.

- Chưa biết và phải tính.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh làm bài vào máy tính bảng Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật là : 5 x 2 = 10 (cm) Diện tích hình chữ nhật là :

10 x 5 = 50 (cm2) Đáp số: 50 cm2 - Học sinh nhận xét.

- Tính diện tích hình chữ nhật.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 57:

Buổi học thể dục

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng :

Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện buổi học thể dục ở Bài tập (2). Làm đúng Bài tập (3) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ:

(14)

Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, vở bài tập TV.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TV, bảng con, vở chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ sau:

Luyện võ, nhảy cao, thể dục, thể hình, cầu lông.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả (22’)

a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Giáo viên đọc đoạn chính tả 1 lần:

- Giáo viên yêu cầu hai học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo.

- Giáo viên hỏi:

- Đoạn văn trên có mấy câu ?

+ Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì ? +Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa?

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy bảng con và viết các tiếng khó, 2 học sinh lên viết bảng lớp.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

b) Giáo viên đọc học sinh viết vào vở.

- Gv đọc cho học sinh viết bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

c) Nhận xét, chữa bài.

- Giáo viên thu vở và nhận xét bài viết của học sinh.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (9’) Bài 2:

- Gv gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con: Luyện võ, nhảy cao, thể dục, thể hình, cầu lông.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe giới thiệu bài.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Hs lắng nghe giáo viên đọc.

- 2 học sinh đọc lại bài, lớp đọc thầm theo.

- Học sinh trả lời.

- Đoạn văn trên có 3 câu.

- Đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.

- Các chữ cái đầu bài, đầu đoạn văn, đầu câu, tên riêng của người – Nen – li.

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con, 2 học sinh lên viết bảng lớp: Nen- li, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống, cái xà.

- Học sinh lắng nghe.

- Hs lắng nghe và viết bài vào vở.

- Hs nghe và sửa lỗi bằng bút chì.

- Học sinh nộp vở và lắng nghe giáo viên nhận xét.

- Một học sinh nêu yêu cầu bài tập.

(15)

- Giáo viên yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gv gọi 3 hs lên bảng thi làm bài nhanh.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài bạn.

- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.

Bài 3b :

- Gv gọi hs nêu yêu cầu của bài tập 3b.

- Giáo viên yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng viết.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh tự làm bài vào vở.

- 3 hs lên bảng thi làm bài nhanh : Đê – rốt – xi; Cô – rét – ti; Xtác – đi; Ga – rô – nê; Nen – li.

- Học sinh nhận xét bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 hs nêu yêu cầu của bài tập.

- Học sinh làm bài vào vở.

- 3 học sinh lên bảng viết, lớp theo dõi nhận xét : Điền kinh , truyền tin, thể dục thể hình.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

---    ---

TẬP ĐỌC Tiết 58:

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, học sinh có ý thức luyện tập để bồi dưỡng sức khoẻ.

2. Kĩ năng :

Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Giáo dục học sinh thường xuyên tập thể dục để bồi bổ sức khỏe.

*GD KNS:

- Rèn các kĩ năng: Đảm nhận trách nhiệm. Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực.

- Phương pháp: Trải nghiệm. Thảo luận cặp đôi-chia sẻ. Trình bày ý kiến cá nhân.

*GD HCM:

Bác Hồ tích cực rèn luyện thân thể. Bác Hồ năng tập luyện thể thao. Bác kêu gọi toàn dân tập thể dục để có sức khỏe dồi dào phục vụ sự nghiệp cách mạng ( Hoạt động 3 – Tìm hiểu bài ).

II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh hoạ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

(16)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gv gọi học sinh lên bảng đọc bài

“Buổi tập thể dục” và trả lời câu hỏi.

- Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ? - Các bạn trong lớp thực hiện tập thể dục như thế nào ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh Bác Hồ hai tay cầm hai quả tạ, dang thẳng, đang tập thể dục.

Bác Hồ là tấm gương sáng về tinh thần luyện tập thể dục. Nhờ sự chăm chỉ và kiên trì luyện tập cả trong lúc bị kẻ địch cầm tù hay trong kháng chiến, Bác vẫn luôn khỏe mạnh, sáng suốt.

Bài học hôm nay là lời Bác kêu gọi toàn dân tập thể dục.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc (12’) a) Đọc diễn cảm toàn bài.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc bài đọc với giọng rành mạch, dứt khoát.

Nhấn giọng những từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khỏe, bổn phận phải bồi bổ sức khỏe của mỗi người dân yêu nước.

b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Gv gọi hs đọc nối tiếp câu lần 1.

- Gv theo dõi uốn nắn khi hs phát âm sai.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc các từ khó.

- Học sinh lên bảng đọc bài “Buổi tập thể dục và trả lời câu hỏi :

- Mỗi học sinh phải leo lên đến trên cùng của một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.

- Đê - rốt - xi và Cô - rét - ti leo như hai con khỉ, Xtác - đi thở hồng hộc mặt đỏ như gà tây, Ga- rô- nê leo dễ như không tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai.

- Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Hs lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh lluyện đọc các từ khó: giữ gìn, nước nhà, luyện tập, lưu thông, ngày nào.

(17)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp.

- Giáo viên chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến cả nước khỏe mạnh.

+ Đoạn 2: Vậy nên ... sức khỏe.

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.

- Gv y/c hs đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Gv hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Gv y/c hs đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ bổn phận, bồi bổ.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Gv y/c hs đọc từng đoạn trong nhóm.

- Gv gọi đại diện nhóm lên thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Gvnx, tuyên dương nhóm đọc hay nhất.

3. Tìm hiểu nội dung (10’)

* GD KNS:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi:

- Sức khỏe cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ? - Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ?

- Em hiểu ra điều gì sau khi đọc “ Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục” của Bác

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài :

+ Mỗi một người dân yếu ớt / tức là cả nước yếu ớt, / mỗi một người dân mạnh khỏe / là cả nước mạnh khỏe. //

Vậy nên/ luyện tập thể dục, / bồi bổ sức khỏe / là bổn phận của mỗi một người yêu nước.//

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc phần chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

+ Bổn phận của em là sau này phải chăm sóc bố mẹ, ông bà.

+ Ông em mới ốm dậy nên phải bồi bổ nhiều hơn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi.

- Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.Việc gì cũng phải cần có sức khỏe mới làm được và thành công.

- Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.

- Bác Hồ là tấm gương vể rèn luyện tập thể dục thể thao để cơ thể luôn

(18)

Hồ ?

- Em sẽ làm gì sau khi học xong bài này ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên đưa ra nội dung bài học : Hiểu được tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, học sinh có ý thức luyện tập để bồi dưỡng sức khoẻ.

*GD HCM:

- Chúng ta cần phải làm gì để có một sức khỏe tốt ?

- Chúng ta phải thường xuyên luyện tập để có được một sức khỏe tốt. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải học tập và làm theo lời Bác.

4. Luyện đọc lại (9’)

- Gv gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài.

- Gv hướng dẫn đọc đúng một số câu.

- Gv gọi 3 – 4 hs thi đọc đoạn văn.

- Gv gọi 2 hs đọc lại cả bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét đánh giá bình chọn bạn đọc hay.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Giáo viên nhận xét tiết học

- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

khỏe mạnh.

- Sức khỏe là vốn quý, muốn làm việc gì thành công cũng phải có sức khỏe.

- Mỗi một người dân đều phải có bổn phận luyện tập, bồi bổ sức khỏe.

- Rèn luyện để có sức khỏe không phải là chuyện riêng của mỗi người mà là trách nhiệm của mỗi người với đất nước.

- Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục thể thao.

- Từ nay hàng ngày em sẽ tập thể dục ào buổi sáng để có cơ thể khỏe mạnh.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại nội dung bài.

- Chúng ta phải học tập và làm theo lời Bác đó là thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thì mới có một sức khỏe tốt.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe bạn đọc mẫu.

- Hs luyện đọc theo hd của gv.

- 4 học sinh thi đọc đoạn văn.

- 2học sinh thi đọc lại cả bài

- Học sinh nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Học sinh lắng nghe.

---    ---

(19)

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 57: THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Quan sát và chỉ ra các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

- Quan sát và chỉ ra các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ, động vật trong thiên nhiên.

* BVMT : Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. Yêu thích thiên nhiên.

Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả môi trường xung quanh.( Củng cố)

* GDTNMTBD: Liên hệ cảnh quan vùng biển, đảo

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI ( HĐ 1,2) - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thong tin thu nhận được về

các loại cây, con vật; Khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật.

- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm như: kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.

- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thộng tin.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: SGK,VBT,bảng phụ 2. HS: VBT, SGK

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 3 phút ) - Kiểm tra sự chuẩn bị HS - GV nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút ) Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - Phát phiếu số 1 cho đội vẽ tranh động vật. Phiếu số 2 cho đội vẽ tranh thực vật.

- Thảo luận trong thời gian 10p

- Nghe giới thiệu.

- 2 nhóm. Nhóm động vật và nhóm thực vật, căn cứ theo bài vẽ của các em.

- Ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhỏ. Nhận phiếu thảo luận số 1.

- Ở đội vẽ tranh thực vật cũng chia thành các nhóm nhỏ, nhận phiếu thảo luận số 2.

- Các nhóm thảo luận

(20)

- Nhận xét, đánh giá

- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác theo dõi, bổ sung.

Phiếu thảo luận số 1

Hãy dán tranh đã vẽ về con vật mà em đã quan sát được và kể thêm tên 1 loài động vật khác. Nêu đặc điểm của chúng để hoàn thành bảng sau:

Con vật

Đặc điểm Đầ

u

Mình

quan di chuyển

Điểm đặc biệt

Phiếu thảo luận số 2

Hãy dán tranh đã vẽ về loài cây mà em đã quan sát được khi đi thăm quan và hoàn thành bảng dưới đây:

Cây

Đặc điểm Thân Rễ Lá Ho

a

quả Đđb

* Kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không. Thực vật có thể quang hợp còn động vật thì không.

Hoạt động 2 : Thảo luận

- GV điều khiển HS thảo luận theo gợi ý sau:

? Nêu những đặc điểm chung của thực vật, đặc điểm chung của động vật.

? Nêu đặc điểm chung của cả thực vật và động vật.

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

* Kết luận:

- Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng độ lớn khác nhau: Chúng thường có những đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả.

- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

(21)

- Con đã làm gì để BVMT xung quanh?

Nếu được đi thăm quan ở biển con sẽ làm gì BVMT nơi đây?

- Đọc phần ghi nhớ

- Về nhà học bai, chuẩn bị bài : Trái Đất- quả địa cầu.

- Hs trả lời

2 HS đọc

---    ---

Ngày soạn: 09 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021 TOÁN Tiết 143:

Diện tích hình vuông

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó.

2. Kĩ năng:

Bước đầu vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti- mét vuông.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Một số hình vuông bằng bìa, phiếu học tập, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 của tiết trước.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương . B. Dạy bài mới ( 32’)

1. Giới thiệu bài ( 1’ )

- Trong giờ học này, chúng ta sẽ cùng nhau học cách tính diện tích của hình vuông.

- Học sinh lên bảng làm bài tập 3, lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật là : 5 x 2 = 10 (cm)

Diện tích hình chữ nhật là : 10 x 5 = 50 (cm2) Đáp số: 50 cm2 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

(22)

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Xây dựng qui tắc tính diện tích hình vuông ( 12’)

- Giáo viên gắn hình vuông lên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đếm số ô vuông có trong hình vuông ? - Hình vuông ABCD gồm bao nhiêu ô vuông ?

- Em làm như thế nào tìm được 9 ô vuông ?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm số ô vuông trong hình vuông ABCD ?

- Các ô vuông trong hình vuông ABCD được chia làm mấy hàng ?

- Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông ? - Có 3 hàng, mỗi hàng có 3 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông ? - Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?

- Vậy hình vuông ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? - Giáo viên yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông ABCD.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện phép tính nhân 3cm x 3cm.

- Giáo viên giới thiệu : 3cm x 3cm = 9cm 2, 9cm 2 là diện tích của hình vuông ABCD. Vậy muốn tính diện tích của hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.

- Giáo viên hỏi : Vậy muốn tính diện tích của hình vuông ta làm ntn?

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

3. Luyện tập, thực hành (19’) Bài 1:

- Gv gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Giáo viên treo bảng phụ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình vuông.

- GV yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gv gọi học sinh lên bảng làm và điền kết quả vào từng cột trên bảng phụ.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh quan sát hình vuông lên bảng.

- Gồm 9 ô vuông.

- Thực hiện phép nhân 3 x 3 hoặc phép cộng 3 + 3 + 3.

- Học sinh chú ý và trả lời câu hỏi.

- Được chia làm 3 hàng.

- Mỗi hàng có 3 ô vuông.

- Hình vuông ABCD có : 3 x 3 = 9 ô vuông.

- Diện tích mỗi ô vuông là 1 cm2 - Hình vuông ABCD có diện tích là 9cm2.

- Học sinh đo hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm.

- Học sinh thực hiện: Diện tích hình vuông là : 3 x 3 = 9cm 2.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại quy tắc.

- Học sinh lắng nghe.

- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình vuông.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp nhận xét bổ sung.

- Học sinh nhận xét.

(23)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Số đo của tờ giấy đang được tính theo đơn vị nào ?

- Vậy muốn tính diện tích tờ giấy theo xăng-ti-mét vuông thì chúng ta cần phải làm gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải là gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu quy tắc tính diện tích hình vuông.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, 1 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết một tờ giấy hình vuông cạnh 80mm.

- Bài toán yêu cầu tính diện tích của tờ giấy hình vuông theo xăng-ti-mét vuông.

- Tính theo mi-li-mét.

- Phải đổi số đo cạnh hình vuông theo đơn vị xăng-ti-mét.

- Cả lớp làm vào vở theo yêu cầu.

- Học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải Đổi : 80mm = 8cm Diện tích tờ giấy là :

8 x 8 = 64 ( cm2) Đáp số: 64 cm2 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Một học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết một hình vuông có chu vi 20cm.

- Tính diện tích của hình vuông.

- Học sinh nêu quy tắc.

- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm.

Tóm tắt :

Cạnh dài : 80mm Diện tích : ... cm 2

Bài giải

Cạnh hình vuông là : 20 :4 = 5 (cm) Diện tích hình vuông là :

5 x 5 = 25 (cm2) Đáp số: 25 cm2 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

(24)

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 29:

Mở rộng vốn từ: Thể thao. Dấu phẩy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Kể được tên một số môn thể thao trong bài tập 1. Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao ở Bài tập 2.

2. Kĩ năng:

Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu trong Bài tập 3 a/b hoặc a/c.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, tranh ảnh, phiếu học tập, sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 , lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hd hs làm bài tập ( 31’) Bài 1 :

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1, cả lớp đọc thầm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm và làm bài vào vở.

- Hai học sinh lên bảng làm bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1, cả lớp đọc thầm bài tập.

- Học sinh suy nghĩ trao đổi nhóm và làm bài vào vở.

(25)

- Giáo viên dán 2 tờ giấy tô đã viết sẵn nội dung bài tập 1 lên bảng.

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên bảng thi tiếp sức làm bài.

- Giáo viên theo dõi nhận xét từng câu.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập đã hoàn thành.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung bài tập vui “ Cao cờ ”, cả lớp đọc thầm theo.

- GV y/c hs làm bài cá nhân vào vở.

- Giáo viên gọi học sinh nêu kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và chốt lại : được, thua, không ăn, thắng, hòa.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại câu chuyện vui và trả lời câu hỏi.

- Anh chàng trong chuyện có cao cờ không ? Anh ta có tháng nổi ván nào trong cuộc chơi không ?

- Câu truyện đáng cười ở điểm nào ? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3, cả lớp đọc thầm.

- Gv yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh theo dõi.

- Hai nhóm lên chơi trò chơi tiếp sức điền từ vào chỗ trống trên bảng.

+ Bóng : Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng nước, bóng bầu dục, bóng bàn.

+ Chạy : Chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ tranh.

+ Đua : Đua xe đạp, đua thuyền, đua ô tô, đua mô tô, đua ngựa, đua voi.

+ Nhảy : Nhảy cao, nhảy xa, nhảy xào, nhảy ngựa, nhảy dây.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Một số học sinh đọc .

- Một học sinh đọc bài tập 2, lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Học sinh làm bài cá nhân vào vở.

- Một số học sinh nêu miệng kết quả:

được, thua, không ăn, thắng, hòa.

- Học sinh nhận xét.

- Một học sinh đọc lại câu chuyện vui, cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi:

- Anh này đánh cờ rất kém, không thắng ván nào.

- Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài 3.

- Học sinh tự suy nghĩ làm bài cá nhân.

- 3 học sinh lên bảng làm bài tập.

a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.

b) Muốn cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.

(26)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.

- Học sinh nhận xét bài bạn.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- Buổi chiều:

HĐNGLL (Văn hóa giao thông) Bài 8:

Khi người dân vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Học sinh biết được sự nguy hiểm khi vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

2. Kĩ năng

Biết cách xử lý khi phát hiện người thân vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

Biết ngăn cản người thân khi vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.

3. Thái độ

Biết nhắc nhở mọi người không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa. Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3.

- Học sinh :Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Phương án trả lời đúng

1. Trải nghiệm (5’)

- Giáo viên treo tranh minh họa.

- Giáo viên hỏi.

- Em đã từng đi những loại phương tiện giao thông đường bộ nào?

- Khi đi ô tô hoặc xe máy ai chở em ?

- Học sinh quan sát tranh.

- Học sinh trả lời.

(27)

- Có khi nào trên đường đi ba, mẹ em vừa chở em vừa nghe điện thoại không?

- Em thấy khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại có nguy hiểm không ?

- Vậy khi thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại em cần phải làm gì ?

- Vậy khi bố mẹ chở chúng bằng các phương tiện như xe máy và ô tô mà vừa đi vừa nghe điện thoại thì các con sẽ làm như nào ? Cô và các con cùng vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động cơ bản (10- 12’) - Gv y/c hs đọc truyện cá nhân.

- Gv gọi hs đọc truyện to trước lớp.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi.

Câu 1: Khi đang đi trên đường, điện thoại reo, ba Thanh đã làm gì ?

Câu 2: Thanh cảm thấy thế nào khi ba vừa lái xe vừa nghe điện thoại ?

Câu 3: Vì sao ba và Thanh bị ngã ? Câu 4: Theo em, nếu Thanh dứt khoát nhắc ba dừng xe để nghe điện thoại thì tai nạn có thể tránh được không ?

Câu 5: Nếu em thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, em sẽ làm gì ?

- Gv nhận xét, kết luận rút ra ghi nhớ.

- Gv gọi 5 học sinh đọc lại ghi nhớ.

3. Hoạt động thực hành (13-15’) - Gv gọi hs nêu câu hỏi 1

- Gv yc hs thảo luận nhóm đôi và làm bài.

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.

- Học sinh đọc truyện cá nhân.

- 2 học sinh đọc truyện trước lớp.

- Học sinh trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- Khi đang đi trên đường, điện thoại reo, ba Thanh đã lấy điện thoại ra vừa lái xe vừa nói chuyện. Ba nói chuyện rất lâu.

- Thanh cảm thấy sốt ruột vì ba nói chuyện rất lâu.

- Vì ba tập trung nghe điện thoại không chú ý tới đường đi nên xe ba đã húc vào ô tô.

- Nếu Thanh dứt khoát nhắc ba dừng xe để nghe điện thoại thì tai nạn không xảy ra.

- Nếu em thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, em sẽ khuyên mọi người hãy dừng xe lại và đứng vào lề đường để nghe. Hoặc về nhà rồi gọi lại cho người đã gọi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại ghi nhớ.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh thảo luận nhóm và làm bài.

- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, lớp theo dõi nhận xét.

(28)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và chốt: Những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại:

+ Va vào xe của người khác.

+ Bị xe người khác va vào mình.

+ Không xử lý kịp các những nguy hiểm xảy ra trên đường.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh bài tập 2: Em hãy ghi Đ vào ô trống ở hình ảnh thể hiện điều nên làm, ghi S vào ô trống ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt quan sát từng tranh và hỏi:

+ Em thấy gì qua bức tranh ?

+ Em thấy việc làm trong tranh đúng hay sai? Vì sao?

Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và tuyên dương, rút ra ghi nhớ :

- Giáo viên gọi 5 - 7 học sinh đọc lại ghi nhớ.

4. Hoạt động ứng dụng (5’) Bài 1

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu:

Nếu trong thực tế, em gặp những hành

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát lần lượt từng tranh và trả lời câu hỏi.

- Bức tranh 1: Người đàn ông đang đi ô tô và trở theo cả trẻ em. Người đàn ông đó vừa lái ô tô vừa nghe điện thoại.

- Việc làm ở trog tranh là sai vì không nên nghe điện thoại khi đang lái ô tô trên đường như vậy dễ bị ngã và gây tai nạn cho người khác.

- Bức tranh 2: Người phu nữ đã dừng xe vào bên lề đường để nghe điện thoại như vậy là đã an toàn cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh không ảnh hưởng tới người khác như vậy là đúng.

- Bức tranh 3: Người mẹ đã đưa điện thoại cho con nghe hộ như vậy là an toàn giao thông cho cả hai mẹ con.

Bức tranh 4: Không nên nghe điện thoại khi đang đi xe máy mặc dù chúng ta không cầm điện thoại như vậy làm ta mất tập trung không lái xe an toàn được, bức tranh là sai.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại ghi nhớ.

- Học sinh đọc yêu cầu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn

Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc,

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh bộ đội.. - Hs nắm được thông tin về các

- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài : ruột thừa, mổ gấp, đột nhiên. Biết cách đọc lời thoại, đọc thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết được tình