• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Ngày soạn: 06/03/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 08 tháng 03 năm 2021

Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Toán

Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích HHCN và HLP..

2. Kỹ năng:

- Biết vận dụng công thức tính thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan có yêu cầu tổng hợp. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1; Bài 2 (cột 1).

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ: 5’

? Nêu quy tắc và viết công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương?

- GV nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới: 30’

1, Giới thiệu: Trực tiếp

2, Hướng dẫn HS Luyện tập SGK

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài của hs trên bảng lớp,

- 2 hs nêu và viết công thức.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp: Một hình lập phương có cạnh 2,5 cm . tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích của hình lập phương đó..

- Một hình lập phương có cạnh:

2,5cm.

- Tính diện tích một mặt:…cm2 ? - Diện tích toàn phần:…cm2 ? - Thể tích:…cm3 ?

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp viết vào vở.

- 1 hs nhận xét

(2)

sau đó yêu cầu hs đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

? Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương ta làm như thế nào?

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân

- GV yêu cầu hs tự đọc yêu cầu bài.

? Nêu cách tính diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật?

? Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật?

? Nêu quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?

? Nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật?

-Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- Gv chữa bài của hs trên bảng lớp, sau đó nhận xét, đánh giá cho hs.

Hình hộp chữ nhật chiều dài

- 2 hs ngồi cạnh nhau kiểm tra bài lẫn nhau.

Bài giải

Diện tích một mặt của hình lập phương là:

2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

6,25 x 6 = 37,5 (cm2)

Thể tích của hình lập phương là:

2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 (cm3 ) Đáp số: 6,25 cm2, 37,5 cm2 15,625 cm3

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.

+ Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh.

-1 HS đọc: Viết số thích hợp vào ô trống.

+Tính diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

+ Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữu nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao.

+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy.

+ Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.

- 1 hs lên bảng làm bài vào bảng phụ, hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

- Đọc bài , nhận xét chữa bài

(1) (2) (3)

(3)

chiều rộng chiều cao

diện tích mặt đáy diện tích xung quanh thể tích

? Hãy tìm điểm khác nhau giữa quy tắc tính diện tích xung quanh

và thể tích của Hình hộp chữ nhật?

* Bài tập 3 : Làm bài cá nhân

- GV yêu cầu hs đọc đề bài và quan sát hình minh hoạ trong SGK.

? Hãy nêu kích thước khúc gỗ và phần được cắt đi?

- Yêu cầu hs tìm cách tính thể tích của phần gỗ còn lại.

* Nhận xét : Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu(là hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 6cm, chiều cao 5cm), trừ đi khố gỗ của hình lập phương đã cắt ra.

- GV nhận xét, chữa bài.

3, Củng cố dặn dò: 5’

- Yêu cầu hs nhắc lại các kiến thức vừa luyện tập.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò:

11cm 0,4m 1

2 dm

10cm 0,25m

1 3 dm

6cm 0,9m

2 5 dm 110cm2 0,1m2

1 6 dm2 252cm2 1,17m2

1 3 dm2 660cm3 0,09m3

1 15 dm3

+ Để tính diện tích xung quanh của Hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi nhân chiêu cao

+ Để tính thể tích của Hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích đáy nhân với chiều cao.

- 1 hs đọc đề bài.

+ Khối gỗ HHCN có chiều dài 9cm, chiều rộng 6cm và chiều cao 5cm;

phần cắt đi là HLP có cạnh dài 4cm.

- 1 hs làm bài trên bảng phụ, hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

Bài giải Thể tích của khối gỗ là:

9 ¿ 6 ¿ 5 = 270 (cm3) Thể tích của phần gỗ bị cắt đi là:

4 ¿ 4 ¿ 4 = 64 (cm3) Thể tích phần gỗ còn lại là:

270 - 64 = 20(cm3)

Đáp số: 206 cm3 - Hs lần lượt trả lời theo yêu cầu của GV.

(4)

Tiết 3: Tập đọc

Tiết 43: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

2. Kĩ năng:

- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta (trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa).

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên A - Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hs đọc bài Chú đi tuần và trả lời câu hỏi nội dung bài.

+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

+ Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu.

- Gv nhận xét , đánh giá.

B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu :

- Gv giới thiệu bài trực tiếp.

2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn Đ1: Về cách xử phạt.

Đ2: Về tang chứng, vật chứng.

Đ3: Về các tội . - Gọi 3 HS đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Thế nào là xét xử?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

Hoạt động của học sinh - 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời.

+ Trong đêm khuya, gió lạnh buốt.

+ Từ ngữ xưng hô thân thương, mong các cháu học hành tiến bộ.

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó + Xét xử là việc đưa ra phán quyết.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng

(5)

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi.

? Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?

? Nội dung chính của đoạn 1 là gì?

- Gọi HS đọc đoạn 2,3

? Kể những việc mà người Ê - đê xem là có tội?

? Tìm những chi tiết cho thấy đồng bào Ê - đê quy định xử phạt rất công bằng?

? Nêu nội dung chính của đoạn 2,3 + GV: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê- đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình.

? Hãy kể tên 1 số luật nước ta hiện nay mà em biết?

- GV có thể giới thiệu thêm 1 số tên luật cho hs biết VD: Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ môi trường, luật phổ cập giáop dục tiểu học, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

? Qua bài tập đọc "Luật tục xưa của người Ê - đê" em hiểu điều gì?

- GV chốt lại và ghi bảng: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.

- Gọi HS nhắc lại.

c, Đọc diễn cảm

- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc toàn

+ Để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.

- Cách xử phạt

+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội dẫn đường cho địch đến làng mình.

+ Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền 1 song), chuyện lớn thì xử nặng, người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.

- Tang chứng và các tội

- HS nêu Ví dụ: Luật giáo dục, luật đất đai, luật thương mại, luật giao thông, luật hôn nhân và gia đình..

- Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.

- 3 HS nhắc lại

- 3 hs nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi.

(6)

bài.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn từ

“ Tội không hỏi cha mẹ: - Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung ... đưa ra xét xử” .

+ Gv đọc mẫu.

? Nêu cách đọc và các từ nhấn giọng?

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét đánh giá cho từng hs.

3, Củng cố dặn dò: 3’

? Qua bài tập đọc em hiểu được điều gì?

+ Giáo dục hs : Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.

- Gv nhận xét tiết học - Dặn dò

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.

+ Tội không hỏi cha mẹ: - Có cây đa /phải hỏi cây đa,/ có cây sung/

phải hỏi cây sung/ ... đưa ra xét xử.//

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc theo cặp.

- 3 đến 5 tốp hs thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất.

- HS tiếp nối nhau nêu: Luật tục nghiêm minh, công bằng của người Ê - đê xưa. Mỗi đất nước một dân tộc đều có những quy định riêng về luật pháp.

Tiết 4: Đạo đức (GV bộ môn dạy)

Tiết 5: Lịch sử

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN (Tr 47) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực … của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam :

2. Kĩ năng:

+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19 - 5 - 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn(đường Hồ Chí Minh).

(7)

+ Qua đường Trường Sơn, miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

3. Thái độ:

- GDMT : Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống.

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Việt Nam + HS: SGK, xem trước bài

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: 6’

Gọi 3 HS trả lời câu hỏi

+ Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Những sản phẩm ra đời từ Nhà máy cơ khí HàNội có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

- Nhà máy cơ khí HàNội đã nhận được phần thưởng cao quý gì?

2. Bài mới: 32’

- Giới thiệu bài mới: Em có biết đường Trường Sơn là đường nối từ đâu đến đâu không? Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Mỹ cứu nước, giữa chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc cheo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã mở “đường mòn

- Học sinh nêu.

+ … Miền Bắc bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho Cách mạng miền Nam nhu cầu cần trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng suất và chất lượng lao động.

Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.

+ ... đóng góp vào công công xây dựng vào bảo vệ đất nước: Các sản phẩm của nhà máy đã phục vụ công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường miền Nam(tên lửa A 12). Nhà máy Cơ khí Hà Nội luôn đạt được thành tích to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ … Nhà nước tặng hai Huân chương Chiến công hạng 3. 1967, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho đồng chí Nguyễn Hoàng Thoan- thợ nguội. Hiện nay Nhà máy Cơ khí đổi tên thành Công ty Cơ khí Hà Nội

(8)

Hồ Chí Minh”, góp phần chiến thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này.

Hoạt động 1:Tìm hiểu về đường Trường Sơn.

Muc tiêu:

Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19 - 5 - 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn(đường Hồ Chí Minh).

Cách tiến hành:

Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn đầu tiên.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi những nét chính về đường Trường Sơn.

- GV treo bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn và nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã- Thanh Hóa, qua miền ty Nghệ An đến miền đông Nam bộ. Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

- Hỏi:

+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Nam- Bắc của nước ta?

+ Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?

+ Tại sao ta chọn mở đường qua dãy núi Trường sơn?

- Giáo viên giúp HS hoàn thiện và chốt:

Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19 - 5 - 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn(đường Hồ Chí Minh).

Cũng như trong kháng chiến chống Pháp, lần này ta cũng dựa vào rừng để giữ bí mật và an toàn cho con đường

- Học sinh đọc SGK (2 em).

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

1 vài nhóm phát biểu, bổ sung.

- Học sinh quan sát bản đồ, chỉ đường Trường Sơn.

+ … là đường nối liền hai miền Bắc- Nam của nước ta.

+ … Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19 - 5 - 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn(đường Hồ Chí Minh).

+ … vì đường đi giữa rừng địch khó phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.

(9)

huyết mạch nối miền Bắc hậu phương với miền Nam tuyền tuyến.

Hoạt động 2 : Nhóm 4 Mụctiêu: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường sơn tiêu biểu

Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh đọc SGK, sau đó kể lại hai tấm gương tiêu biểu trên tuyến đường Trường Sơn.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu:

+ Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh.

+ Chia sẻ với các bạn những bức ảnh, những bài thơ về tấm gương anh hùng trên đường Trường Sơn mà em sưu tầm được.

- Cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp:

- Giáo viên nhận xét- Chốt:

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.

Hoạt động 3 : Ý nghĩa của đường Trường Sơn.

Mục tiêu: Qua đường Trường Sơn, miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh thảo luận về ý nghĩa của con đường Trường Sơn với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.

- Giáo viên nhận xét- Chốt: Ý nghĩa của con đường Trường Sơn với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước: là con đường huyết mạch để hậu phương miền

- HS đọc

- 1 số em kể lại 2 tấm gương tiêu biểu.

- Học sinh thảo luận theo nhóm 4.

- 1 vài nhóm phát biểu  nhóm khác bổ sung.

- Học sinh thảo luận về ý nghĩa của con đường Trường Sơn với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.

+ … là con đường huyết mạch để hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.

+ … góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

(10)

Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.; góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- GDMT : Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống

3. Củng cố – dặn dò: 2’

- Giáo viên cho học sinh so sánh 2 bức ảnh SGK và nhận xét về đường Trường Sơn qua 2 thời kì lịch sử.

- Chuẩn bị bài 23/49 SGK - Nhận xét tiết học

+ … HS nêu tự do.

- Học sinh đọc lại ghi nhớ.

- Học sinh so sánh và nêu nhận xét.

Ngày soạn: 06/03/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 09 tháng 03 năm 2021 Tiết 1: Tiếng Anh

(GV bộ môn dạy) Tiết 2: Toán

Tiết 117: LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố về tính tỉ số phần trăm của một số.

2. Kỹ năng:

- Biết tính tỉ số phần trăm của một số , ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích một hình lập phương khác. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ: 6’

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

- 1hs lên bảng chữa bài 3 (SGK) Bài giải

Thể tích của khối gỗ là:

9 ¿ 6 ¿ 5 = 270 (cm3) Thể tích của phần gỗ bị cắt đi là:

4 ¿ 4 ¿ 4 = 64 (cm3) Thể tích phần gỗ còn lại là:

270 - 64 = 20(cm3)

Đáp số: 206 cm3

(11)

B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu: Trực tiếp

2, Hướng dẫn hs luyện tập SGK

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân

- Yêu cầu hs đọc phần tính nhẩm 15% của 120 của bạn Dung.

? Để tính được 15% của 120 bạn Dung đã làm thế nào?

? 10%, 5% và 15% của 120 có mối quan hệ như thế nào?

- GV giảng: Để nhẩm được 15% của 120 bạn Dung đã dựa vào mối quan hệ của 10%, 5% và 15% với nhau.

+ Đầu tiên bạn tính 10% của 120 là 12, sau đó tính 5% của 120(bằng cách lấy giá trị của 10% chia cho 2).

Đến đây ta có 2 cách, thứ nhất có thể lấy 10% + 5% = 15%, hoặc lấy 5%

¿ 3 = 15%.

- GV yêu cầu hs đọc đề bài phần a.

? Có thể phân tích 17,5% thành tổng của các tỉ số phần trăm nào?

- GV yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs đọc bài làm trước lớp để chữa bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

- Gv yêu cầu hs đọc đề bài và tự làm phần b.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc đề bài.

- 1 học sinh đọc cho cả lớp cùng nghe.

+ Để tính được 15% của 120 bạn Dung đã tính 10%, 5% của 120 rồi mới tính 15% của 120.

+ 10% gấp đôi 5%, 15% gấp ba 5%

(hoặc 15% = 10% + 5%) - Hs lắng nghe.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

+ 17,5% = 10% + 5% + 2,5%

- Hs cả lớp làm bài vào vở

- 1 hs đọc bài của mình, cả lớp theo dõi nhận xét.

10% của 240 là 24 5% của 240 là 12 2,5% của 240 là 6 Vậy 17,5% của 240 là 42 - Hs làm bài vào vở.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

b. Hãy tính 35% của 520 và nêu cách tính.

- Một HS nêu nhận xét:

- Nhận xét: 35% = 30% + 5%

- 30% của 520 là 156 5% của 520 là 26

Vậy: 35% của 520 là 182

- 1 hs đọc, cả lớp cùng theo dõi.

(12)

- Gv yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc bài của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài, đánh giá cho hs.

? Nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số?

? Muốn tính thể tích HLP ta làm như thế nào?

* Bài tập 3: Làm bài cá nhân

- Gọi hs đọc bài toán và quan sát hình trong SGK.

- GV giúp hs phân tích bài toán.

? Em có thể chia hình này thành những hình nào?

a) Coi hình đã cho gồm 3 hình lập phương, mỗi hình lập phương đó đều được xếp bởi 8 hình lập phương nhỏ (có cạnh 1 cm), như vậy hình vẽ trong SGK có tất cả:

8 ×3 = 24 (hình lập phương nhỏ) b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ)có diện tích toàn phần là: 2 × 2 × 6 = 24(cm2)

Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương là : 2 : 3 (xem hình vẽ) sgk.

a) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của hình lập phương bé ?

b) Tính thể tích của hình lập phương lớn.

- 1 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vbt.

- 3 hs đọc, hs nhận xét.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Tỉ số thể tích HLP lớn và HLP bé là 3

2 . Như vậy tỉ số phần trăm của thể tích HLP lớn và thể tích HLP bé là:

3 : 2 = 1,5 1,5 = 150%

b, Thể tích của HLP lớn là:

64 ¿ 3

2 = 96(cm3) Đáp số: a, 150%; b, 96cm3 + Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta tìm thương của hai số đó rồi nhân nhẩm với 100 và viết thêm kí hiệu phần trăm.

+ Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh.

- 1 học sinh đọc trước lớp.

- Hs trả lời các câu hỏi của GV: hs nêu các cách chia hình của mình.

- Cả lớp làm bài vào vbt, 1 học sinh lên bảng làm bài.

- 2 hs đọc, hs nhận xét.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

a) Hình vẽ trong SGK có tất cả:

8 × 3 = 24 (hình lập phương nhỏ) b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ)có diện tích toàn phần là:

(13)

Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có 1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.

-Cho cả lớp làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá.

3, Củng cố dặn dò: 3’

- Yêu cầu hs nêu lại các nội dung vừa luyện tập.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò:

2 × 2 × 6 = 24(cm2)

Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có :

1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.

Diện tích toàn phần của 3 hình A, B, C là:

24 × 3 = 72(cm2).

Diện tích không cần sơn của hình đã cho là:

2 × 2 × 4 = 16 (cm2).

Diện tích cần sơn của hình đã cho là:

72 – 16 = 56 (cm2).

- 2 hs đọc – hs nx

- 2 học sinh nêu

Tiết 3: Chính tả (nghe - viết) Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe-viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.

2. Kỹ năng:

- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2).

3. Thái độ:

- Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở Chính tả

- VBT tiếng Việt 5/2

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hs lên bảng viết các từ ngữ cần chú ý chính tả của tiết học trước: Hai Ngàn, Ngã Ba, Tùng Chinh, Pù Mo,

- 2 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp

(14)

Pù Xai, ....

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Bài mới: 32’

1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn hs nghe - viết a, Tìm hiểu nội dung bài viết - Yêu cầu hs đọc đoạn văn.

? Đoạn văn cho em biết điều gì?

? Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?

- Gv giới thiệu: Đoạn văn giới thiệu với chúng ta vùng biên cương Tây bắc của Tổ quốc, nơi giáp giữa nước ta và Trung Quốc.

b, Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, chọc thủng, Phan - xi - păng, Mây Ô Quy Hồ, ...

- Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

c, Viết chính tả

- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết.

- GV đọc toàn bài cho học sinh soát lỗi.

d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài

- Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau - Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.

* Bài tập 2: SGK(58): Tìm các tên riêng trong đoạn thơ sau:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- 2 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Đoạn văn giới thiệu cho chúng ta con đường đi đến thành phố biên phòng Lào Cai.

+ Vùng biên cương tây Bắc.

- hs lắng nghe.

- 3 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, chọc thủng, Phan - xi - păng, Mây Ô Quy Hồ, ...

- HS nhận xét bài trên bảng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe và viết bài.

- Học sinh tự soát lỗi bài viết của mình.

- Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc trước lớp Tìm các tên riêng trong đoạn thơ sau:

- 2 hs viết các tên riêng có trong đoạn văn lên bảng(1 hs viết tên

(15)

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

* Bài tập 3: SGK(58): Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài theo cặp với hướng dãn sau:

+ Đọc kĩ từng câu đố.

+ Suy nghĩ, trao đổi, giải câu đố (bí mật lời giải).

+ Trao đổi hiểu biết về nhân vật lịch sử.

+ Nói những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử này.

- Sau mỗi nhóm giải câu đố, 1 hs nhận xét.

- GV nhận xét chốt lại.

- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng câu đố.

- Gọi hs đọc thuộc lòng câu đố.

4, Củng cố dặn dò: 3’

- GV nhận xét tiết học, chữ viết của hs.

- Dặn dò HS

người, tên dân tộc, 1 hs viết tên địa lí), hs cả lớp viết vào VBT.

+ Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Mơ – nông, Nơ Trang Lơng, A – ma Dơ – hao

+ Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.

- Hs nhận xét, chữa bài.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 hs ngồi cạnh nhau cùng hoạt động theo hướng dẫn của GV.

- HS giải câu đó theo hướng dẫn + Câu 1: Ngô Quyền 9 938); Lê Hoàn (981); Trần Hưng Đạo (1288) + Câu 2: Vua Quang Trung

+ Câu 3: Đinh Tiên Hoàng ( Đinh Bộ Lĩnh)

+ Câu 4: Lí TháI Tổ ( Lí Công Uẩn) + Câu 5: Lê Thánh Tông ( Lê Tư Thành)

- Hs nhẩm học thuộc lòng các câu đố.

- 2 đến 3 hs đọc thuộc lòng các câu đố.

- Hs lắng nghe.

Tiết 4: Luyện từ và câu

Tiết 47:MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Làm được BT1; tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT2).

2. Kỹ năng : Hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp (BT3); làm được BT4.

3. Thái độ : Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.

(Bỏ bài tập 2, 3 theo chương trình giảm tải)

(16)

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Từ điển học sinh.

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ: 6’

- Gọi hs lên bảng đặt câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.

- GV nhận xét , đánh giá hs.

B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu: trực tiếp

2, Hướng dẫn hs làm bài tập

* Bài tập 1: SGK(59): Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh:

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu hs làm bài theo cặp.

- Gợi ý hs có thể tra từ điển.

- Gọi hs phát biểu.

- GV nhận xét câu trả lời của hs.

? Tại sao em không đáp án a hoặc c?

- GV kết luận: An ninh là từ ghép Hán Việt có nghĩa là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

* Bài tập 2: SGK(59): giảm tải

* Bài tập 3: SGK(59): giảm tải

* Bài tập 4: SGK(59):Đọc bản hướng dẫn sau và tìm được các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ sở, những tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ

- 3 hs lên bảng đặt câu.

Ví dụ:

+ Bạn Tâm không những học giỏi mà bạn viết chữ rất đẹp.

+ Trời không những mưa mà còn rất rét.

+ Chẳng những bạn hoa học giỏi mà bạn còn rất chăm chỉ.

- Lớp nhận xét

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh:

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài.

- 1 hs làm bài trên bảng lớp.

- Hs nối tiếp nhau phát biểu cho đến khi có câu trả lời đúng (đáp án b: yên ổn về chính trị và trật tự xã hội).

- Vì a: Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn tránh được thiệt hại là nghĩa của từ an toàn. Còn c, không có chiến tranh không có thiên tai là trạng thái bình yên.

- Hs lắng nghe, chữa bài (nếu sai)

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

(17)

không ở bên.

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung.

- Gọi hs đọc mẫu phiếu.

- Gv phát phiếu cho 2 nhóm.

- Yêu cầu hs tự làm bài theo nhóm.

- GV nhận xét kết luận các từ đúng.

3, Củng cố, dặn dò: 2’

? Em hiểu thế nào là An ninh?

- GV nhận xét tiết - Dặn dò HS:

- 2 hs đọc.

- HS nhận mẫu phiếu

- HS làm bài trong nhóm vào phiếu.

Từ ngữ chỉ việc làm Cơ quan

Chỉ người Nhớ số điện thoại của

cha mẹ

Nhà hàng

Ông bà Nhớ địa chỉ số nhà

của người thân

Của hiệu

Chú bác Gọi điện 113, 114,

115

Đồn công an

Ngườ i thân Kêu người lớn xung

quanh.

113 Hàng xóm Chạy đén nhà người

thân

114 Bạn

bè Không mang đồ trang

sức đắt tiền

115 Khóa của, không mở của cho người lạ

- An ninh: yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

Tiết 4: Thể dục ( GV bộ môn dạy)

Ngày soạn: 06/03/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 tháng 03 năm 2021 Tiết 1: Toán

Tiết 118:

GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ, GIỚI THIỆU HÌNH CẦU

( Bài đọc thêm)

ÔN GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. MỤC TIÊU

- Củng cố kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Một số bài tập liên quan

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(18)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Nhắc lại kiến thức: 5’

- Tính 25% của 80 ta làm thế nào? - Ta thực hiện: 25 x 80 : 100 = 20 - Tìm một số biết 30% của số đó là 60 ta

làm thế nào?

- Ta thực hiện: 60 x 100 : 30 = 200 2. Bài tập: 32’

Bài 1. Tính: Cá nhân làm bài vào vở:

a) 152% của 50 là: 76 b) 93% của 234 là: 217,62 c) 71% của 732 là: 519,72 d) 25,6% của 156 là: 39,936 Bài 2. Tìm số A biết: Thảo luận nhóm đôi là vào nháp a) 25 % của A là 79 a) A = 79 : 25 x 100 = 316 b) 32% của A là 125 b) A = 125 : 32 x 100 = 390,625 Bài 3. Bài toán.

Biết 50% số học sinh giỏi bằng 60% số học sinh khá, tổng số học sinh giỏi và học sinh khá là 143 bạn. Tính số học sinh giỏi.

- Đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Ta cần đưa bài toán về dang toán nào đã học?

- Nhắc lại các bước.

- Tổng số học sinh giỏi và học sinh khá là 143bạn.

Tỉ số phần trăm.

- Số học sinh giỏi.

- Đưa về dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số”

- Nhắc lại các bước giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số”

Cá nhân làm bài vào vở, 1 em làm bảng nhóm.

Bài giải:

Tỉ số giữa số HS giỏi và HS khá là:

60 : 50 = 65

Số học sinh giỏi là:

143 : (5+6) x 6 = 78 (bạn) Đáp số : 78 bạn 3.Củng cố - Dặn dò: 3’

- Hệ thống nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài cho tiết sau.

Tiết 2: Tập đọc Tiết 48: HỘP THƯ MẬT I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

(19)

- Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa).

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ.

- LHTM

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên A - Kiểm tra bài cũ: 6’

- Gọi 2 hs lên đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Luật tục xưa của người Ê - đê.

+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.

+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?

- GV nhận xét đánh giá.

B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu:Trực tiếp

2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc

- Gọi hs toàn bài

- GV chia đoạn: 4 đoạn.

Đ1: Từ đầu .... đáp lại.

Đ2: tiếp ... ba bước chân.

Đ3: tiếp ... về chỗ cũ.

Đ4: Còn lại

- Gọi 4 HS đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Thế nào là bất ngờ?

Hoạt động của học sinh - 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Tội không hỏi mẹ cha, Tội ăn cắp, Tội giúp kẻ có tội, Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.

- Các mức xử phạt rất công bằng : Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song) ; chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co) ; người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy.Tang chứng phải chắc chắn.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc.

- 4 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó + Bất ngờ là: Không ngờ tới, không dự tính trước

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo

(20)

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1

? Chú Hai Long ra Phú Lâm để làm gì?

? Theo em hộp thư mật dùng để làm gì?

? Người liên lạc đã nguỵ trang hộp thư mật như thế nào?

? Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?

? Nêu nội dung chính đoạn 1?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3,4

? Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long? Vì sao chú làm như vậy?

? Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

? Nêu mội dung chính đoạn 2,3,4

? Em hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi lên bảng: Hành

cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng - 1HS đọc, lớp theo dõi

+ Chú ra Phú Lâm tìm hộp thư mật.

+ Dùng để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng.

+ Rất khéo léo: đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất, ở nơi 1 cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật, báo cáo được đặt trong 1 chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.

+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long tình yêu Tổ quốc và lời chào chiến thắng.

- Cách ngụy trang hộp thu mật của người liên lạc

- HS đọc thầm

- Chú dừng xe, tháo bu gi ra xem, giả vờ như xe mình bị hỏng, mắt không xem bu gi mà lại quan sát mặt đất phía sau cột cây số ... làm như đã sửa xong xe. Chú Hai Long làm như thế để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không ai có thể nghi ngờ.

+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo rất quan trọng.

Những thông tin mà các chú lấy được từ kẻ địch, giúp quân ta hiểu hết ý đồ của địch để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Hành động đánh lạc hướng để lấy thu và gủi thu của chú Hai Long.

- Hs nêu, hs khác bổ sung đến khi có ý đúng: Hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo.

- Hs nối tiếp nhau nhắc lại.

(21)

động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo.

c, Đọc diễn cảm

- Gọi hs đọc bài theo đoạn.

- GV treo bảng phụ có nội dung luyện đọc: đoạn 1 từ “ Hai Long phóng xe về Phú Lâm... Hai Long đã đáp lại” .

+ GV đọc mẫu đoạn văn.

? Nêu các từ nhấn giọng chỗ ngắt nghỉ?

+ Gọi HS đọc thể hiện.

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét, đánh giá HS.

3, Củng cố dặn dò: 2’

- Áp dụng LHTM- Khảo sát

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò

- 4 hs nối tiếp nhau đọc, cả lớp theo dõi.

+ Hs theo dõi GV đọc mẫu để rút ra cách đọc hay.

+ Hai Long phóng xe về Phú Lâm tìm hộp thư mật.// Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ//...

Hai Long đã đáp lại.//

- 1,2 HS đọc thể hiện

+ 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc.

- 3 hs tham gia thi đọc diễn cảm.

Tiết 3: Mĩ thuật (GV bộ môn dạy)

Tiết 4: Kể chuyện

Tiết 24: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Dạy thay bài : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM

GIA I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, đã đọc về những người góp sức bảo vệ trật tự an ninh. Câu chuyện phải có nội dung chính là bảo vệ trật tự, an ninh, có nhân vật, có ý nghĩa.

2. Kĩ năng:

- Hiểu nghĩa của các bạn kể. Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể về ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.

3. Thái độ:

- Rèn luyện thói quen ham đọc sách.

(22)

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS sưu tầm câu chuyện về những người góp sức bảo vệ trật tự an ninh..

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hs lên bảng kể lại 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người góp sức bảo vệ trật tự, an ninh

- Gv nhận xét đánh giá B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu: Trực tiếp 2, Hướng dẫn kể chuyện a, Tìm hiểu đề bài

- Gọi hs đọc đề bài: Kể một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự , an ninh.

- Gv nêu : giờ học trước các em dã được kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. Giờ học hôm nay các em sẽ luyện kể lại các câu chuyện có nội dung đó.

- Yêu cầu hs đọc phần gợi ý trong SGK.

- GV treo bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá lên bảng. Yêu cầu hs đọc.

* GV lưu ý HS: Chọn đúng một câu chuyện em đã đọc (ngoài nhà trường) hoặc đã nghe ai đó kể.

Những nhân vật đã góp sức mình bảo vệ trật tự trị an được nêu làm ví dụ trong sách, là những nhân vật các em đã biết qua các bài đọc trong SGK. Những em không tìm được câu chuyện ngoài SGK mới kể những câu chuyện đã học.

b, Kể trong nhóm

- GV chia hs thành nhóm, tổ chức cho hs kể chuyện trong nhóm.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu hs chú ý lắng nghe bạn kể và tự đánh giá từng bạn trong nhóm.

c, Kể trước lớp.

- 2 Học sinh lên bảng tiếp nối nhau kể chuyện

- 2 hs đọc đề bài

Kể một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự , an ninh.

- 4 Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng, 2 hs đọc lại gợi ý 3.

- 1 hs đọc:

Các tiêu chí đánh giá:

- Nội dung câu chuyện đúng chủ đề.

- Cách kể hay hấp dẫn kết hợp với nét mặt cử chỉ điệu bộ.

- Nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện.

- Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt câu hỏi cho bạn

- Mỗi bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau, trao đổi về ý nghĩa câu truyện.

- Các nhóm nêu câu hỏi nhờ GV giải đáp khi có khó khăn.

(23)

- Tổ chức cho hs kể chuyện trước lớp

- Gọi hs nhận xét truyện kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.

- Cho hs dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn trả lời về nội dung câu chuyện

- Gv tổ chức cho hs bình chọn.

+ Bạn có câu chuyện hay nhất + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.

3, Củng cố dặn dò: 3’

- GV hệ thống nội dung bài học - GV nhận xét tiết học

- Dặn dò

- 5 đến 7 HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện tạo không khí sôi nổi hào hứng.

- HS nhận xét, đặt câu hỏi

VD: Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Chi tiết nào làm bạn cảm động nhất ? Vì sao bạn yêu nhân vật chính trong câu chuyện? Câu chuyện muốn nói điều gì

- Hs bình chọn

- Lắng nghe

Tiết 5: Tiếng Anh (Gv bộ môn dạy)

Ngày soạn: 06/03/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 tháng 03 năm 2021 Tiết 1: Thể dục (GV bộ môn dạy)

Tiết 2: Toán

Tiết 119: LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích các hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

2. Kỹ năng:

- Biết tính diện ích hình tam giac, hình thang, hình bình hành, hình tròn. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 2a ; Bài 3.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(24)

A - Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi HS nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- GV nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu: Trực tiếp

2, Hướng dẫn hs luyện tập SGK

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân

- Gọi hs đọc đề bài và quan sát hình.

? Hãy nêu độ dài các đáy và chiều cao hình thang ABCD?

- GV Vẽ thêm đườngcao BH của hình thang và hỏi: BH có độ dài là bao nhiêu?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, chữa bài.

? Muốn tính diện tích tam giác ta là như thế nào?

? Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân

- Gọi hs đọc đề bài và quan sát hình.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo

- 2 HS nêu - HS nhận xét

- 1 hs đọc đề bài và quan sát hình trong SGK.

- HS: Hình thang ABCD có đáy bé AB = 4cm; đáy lớn DC = 5cm;

chiều cao AD = 3cm.

- HS: BH có độ dài là 3cm vì là đường cao của hình thang ABCD.

- 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli.

- 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét bài của bạn.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Diện tích của tam giác ABD là:

4 ¿ 3 : 2 = 6 (cm2) Diện tích của tam giác BDC là:

5 ¿ 3 : 2 = 7,5 (cm2)

Tỉ số phần trăm của diện tích .... là:

6 : 7,5 = 0,8 0,8 = 80%

- Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta tìm thương của hai số đó nhân nhẩm với 100 rồi viết thêm kí hiệu phần trăm.

- 1 hs đọc đề bài và quan sát hình trong SGK.

- 1 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ôli.

- 2 hs đổi vở kiểm tra và nhận xét

(25)

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- Gv nhận xét, chữa bài.

? Hãy nêu lại cách tính diện tích hình bình hành?

* Bài tập 3 : Làm bài theo cặp

- GV cho hs quan sát hình và hỏi: làm thế nào để tính được diện tích phần tô màu của hình tròn?

- GV yêu cầu hs làm bài.

- Gv nhận xét, chữa bài và đánh giá HS

? Hãy nêu cách tính diện tích của hình tròn?

3, Củng cố dặn dò: 3’

- G hệ thống nội dung bài - GV nhận xét tiết học - Dặn dò hs

bài của bạn.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Vì MNPQ là hình bình hành nên MN = PQ = 12cm Diện tích tam giác KQP là:

12 ¿ 6 : 2 = 36 (cm2) Diện tích hình bình hành MNPQ là:

12 ¿ 6 = 72(cm2)

Tổng diện tích của tam giác KQP bằng tổng diện tích 2 tam giác MKQ và KNP.

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao.

- 2 hs ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình trao đổi tìm cách tính.

+ Tính diện tích hình tròn.

+ Tính diện tích hình tam giác.

+ Lấy diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình tam giác thì được diện tích phần tô màu.

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

Bài giải Bán kính của hình tròn là:

5 : 2 = 2,5 (cm2) Diện tích của hình tròn là:

2,5 ¿ 2,5 ¿ 3,14 = 19,625 (cm2)

Diện tích hình tam giác là:

3 ¿ 4 : 2 = 6 (cm2) Diện tích phần được tô màu là:

19,625 - 6 = 13,625 (cm2)

Đápsố: 13,625cm2

Tiết 3: Hát nhạc (Gv bộ môn dạy)

Tiết 4: Tập làm văn

(26)

Tiết 47: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hóa, so sánh trong bài văn (BT1).

2. Kỹ năng:

- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.

3. Thái độ:

- Giúp HS mở rộng vốn sống, rèn tư duy lô-gích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ: 6’

? Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật?

- GV nhắc lại 3 phần của bài văn miêu tả đồ vật.

B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu: trực tiếp

2, Hướng dẫn hs làm bài tập

* Bài tập 1: SGK(63): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập

- Gọi HS đọc đoạn văn

- GV giải nghĩa thêm từ ngữ: vải Tô Châu - một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc

- Yêu cầu hs làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.

? Tìm các phần thân bài mở bài của bài văn?

- Hs trình bày tại chỗ:

Cấu tạo bài văn tả đồ vật gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu đồ vật đinh tả.

+ Thân bài: Tả bao quát đồ vật, tả tùng chi tiết, bộ phận, màu sắc của đồ vật.

+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em.

- Hs lắng nghe.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

- 2 HS nối tiếp đọc

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài vào VBT.

+ Mở bài: Từ đầu đến màu cỏ úa + Thân bài: Từ Chiếc áo sờn vai đến chiếc áo quân phục cũ của ba.

+ Kết bài: Phần còn lại

(27)

? Bài văn mở bài theo kiểu nào?

? Bài văn kết bài theo kiểu nào?

? Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả?

? Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo trình tự nào?

? Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

? Tìm các hình ảnh nhân hóa so sánh có trong bài?

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

* Bài tập 2: SGK(64): Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả lại hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

+ Bài văn mở bài theo kiểu trực tiếp.

+ KB kiểu mở rộng.

+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế.

+ Tả từ bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo: tả bao quát cái áo (xinh xinh, trông rất oánh) à tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể (những đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét,…) à nêu công dụng của cái áo và tình cảm đối với cái áo (mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như một anh lính tí hon).

+ Có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh.

- Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:

+ Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; …xoắn tay áo lên gọn gàng; mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như một anh lính tí hon.

+ Hình ảnh nhân hóa: người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả lại hình dáng hoặc công dụng của một

(28)

? Đề bài yêu cầu gì?

? Em chọn đồ vật nào để tả?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs dưới lớp đọc đoạn văn của mình.

- Gọi hs làm bài vào giấy dán lên bảng lớp, hs cả lớp đọc, nhận xét, sửa chữa cho bạn.

- GV nhận xét, sửa chữa cho từng hs.

Đánh giá bài viết cho HS.

3, Củng cố, dặn dò: 2’

? Nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật?

- Gv nhận xét chung về tiết học.

- Dặn dò:

đồ vật gần gũi với em.

+ Viết 1 đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc công dụng của 1 đồ vật.

+ HS nối tiếp nhau nói tên đồ vật mình chọn tả.

- HS cả lớp làm bài vào VBT, 1 hs làm bài vào giấy khổ to.

- 3 đến 5 hs đọc đoạn văn của mình viết.

VD: Cái thước kẻ của em làm bằng nhựa cứng thật trong, chỉ nhìn đã thích mắt. Đó là một cái thước kẻ dòng. Em nhìn kĩ thấy có đén ba loại vạch dài ngắn khác nhau. Cứ bốn vạch ngắn lại có một vạch dài vừa, rồi sau bốn vạch ngắn nữa là một vạch dài. Vạch ngắn bằng nửa vạch dài. Bên mỗi vạch dài có ghi chữ số.

Đầu thước ghi số 0 đến cuối thước là số 30. Các vạch ngắn, vạch dài và chữ số được ghi bằng mực đen nên rất dễ nhìn...

- Hs làm việc theo yêu cầu của GV.

Cấu tạo bài văn tả đồ vật gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu đồ vật đinh tả.

+ Thân bài: Tả bao quát đồ vật, tả tùng chi tiết, bộ phận, màu sắc của đồ vật.

+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em.

- Lắng nghe

Tiết 5: Khoa học

Tiết 47

:

LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TIẾP THEO) I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.

2. Kỹ năng:

- Làm thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.

(29)

3. Thái độ:

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hs chuẩn bị theo nhóm: bộ lắp ghép mô hình điện lớp 5, 1 số vật bằng kim loại:

đồng, nhôm, sắt, 1 số vật bằng nhựa, cao su, sứ, ....

- GV chuẩn bị: 1 cục pin, dây đồng có vỏ bọc, bóng đèn pin, bóng đèn điện hỏng có tháo đui.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hs lên bảng, thực hành lắp mạch điện đơn giản.

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh hoạt động

* Hoạt động 1: Vật dẫn điện,vật cách điện.

- Yêu cầu hs đọc hướng dẫn thực hành trong SGK/96.

+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 hs, kiểm tra dụng cụ để lắp mạch điện của từng nhóm.

- GV hướng dẫn:

+ Bước 1: Lắp mạch điện đúng để sáng đèn.

+ Bước 2: Tách 1 đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn như hình 6.

+ Bước 3: Chèn 1 số vật bằng kim loại, cao su, sứ vào chỗ hở của mạch điện.

+ Bước 4: Quan sát hiện tượng và ghi vào phiếu báo cáo.

- GV yêu cầu hs làm việc trong nhóm, GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả Vật liệu Kết quả: Đèn

Sáng Không sáng

Nhựa X

Đồng X

- 2 hs lên bảng thực hành.

- hs nhận xét

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe

- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

- Hs lắng nghe.

- Hs tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm.

- 1 nhóm đại diện báo cáo, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.

Kết luận

Không có dòng điện chạy qua Có dòng điện chạy qua

(30)

Sắt X

Nhôm X

Cao su X

Thủy tinh X

Bìa X

Gỗ

- GV nhận xét,kết luận kết quả đúng.

? Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

? Kể tên 1 số vật liệu cho dòng điện chạy qua?

? Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

? Những vật liệu nào là vật cách điện?

? Ở phích cấm và dây điện bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện?

- Gv kết luận: Chúng ta cần hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện, không được chạm tay vào các lõi dây điện và các bộ phận dẫn điện.

* Hoạt động 2: Vai trò của cái ngắt điện, thực hành làm cái ngắt điện đơn giản.

- Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ trong SGK/97.

- Yêu cầu hs mô tả cấu tạo của cái ngắt điện:

? Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì?

? Nó ở vị trí nào trong mạch điện?

? Nó có thể chuyển động như thế nào?

? Dự đoán tác động của nó đến mạch điện (khi nó chuyển động).

- GV nhận xét sửa chữa câu trả lời của hs cho đúng.

- Yêu cầu hs làm cái ngắt điện đơn giản để hiểu thêm tác dụng của nó.

- GV chia nhóm và hướng dẫn hs làm.

Có dòng điện chạy qua Có dòng điện chạy qua

Không có dòng điện chạy qua Không có dòng điện chạy qua Không có dòng điện chạy qua Không có dòng điện chạy qua + Gọi là vật dẫn điện.

+ Đồng, nhôm, sắt.

+ Gọi là vật cách điện.

+ Nhựa, cáo su, sứ, bìa, thuỷ tinh, + Ở phích cắm: nhựa bọc nút cầm là bộ phận cách điện, dây dẫn là bộ phận dẫn điện.

+ Ở dây điện vở dây điện là bộ phận cách điện, lõi dây điện là bộ phận dẫn điện.

- Hs lắng nghe.

- Hs quan sát hình minh hoạ.

- HS nêu ý kiến:

+ Làm bằng vật dẫn điện.

+ Nằm trên đường dây dẫn điện.

+ Sự chuyển động của nó có thể làm cho mạch điện kín hoặc hở.

+ Khi mở cái ngắt điện, mạch hở và không cho dòng điện chạy qua. Khi đóng cái ngắt điện mạch kín và cho dòng điện chạy qua được.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông (18p) - Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu