• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 88 Luyện từ và câu - Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 88 Luyện từ và câu - Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 chi tiết"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện từ và câu - Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 88

Bài 1 (trang 88 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 138) và viết lại hai bức thư sao cho có đủ các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết:

Dấu chấm và dấu phẩy

Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài."

Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : "Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh."

TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm a) Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.

………

………

b) Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh.

………

………

(2)

Phương pháp giải:

Tác dụng của dấu phẩy:

- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Từ các tác dụng của dấu phẩy trên em hãy xét chúng trong nội dung hai bức thư để đặt vào vị trí phù hợp.

Trả lời:

a) Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.

b) Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi. Chào anh.

Bài 2 (trang 88 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng.

Đoạn văn

………

………

Tác dụng của dấu phẩy

………

………

Phương pháp giải:

- Em hãy quan sát hoạt động của các bạn học sinh trong giờ ra chơi rồi viết thành đoạn văn.

(3)

- Đọc kĩ rồi xác định tác dụng của các dấu phẩy đã được em sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Đoạn văn

(1) Vào giờ ra chơi, sân trường em rất nhộn nhịp. (2) Ở giữa sân, các bạn nam rủ nhau chơi đá cầu, rượt bắt, các bạn nữ nhảy dây. (3) Dưới tán một cây bàng to, một số bạn nam đang chơi bắn bi, những đôi mắt chăm chú dõi theo từng hòn bi nhiều màu sắc, từng đôi tay khéo léo bắn những đường bi điệu nghệ. (4) Trên những chiếc ghế đá đặt dưới hàng cây phượng, một nhóm bạn nữ ngồi đọc truyện, đọc sách, hoặc tâm tình với nhau. (5) Thỉnh thoảng, vài quả cầu lạc hướng bay đến, vài tiếng la lên thất thanh, những tràng cười vui vẻ rộ lên… (6) Tất cả tạo nên một âm thanh huyên náo, ồn ào vô cùng.

Tác dụng của dấu phẩy

- Câu 1: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

- Câu 2: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu / ngăn cách các vế trong câu ghép.

- Câu 3: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các vế trong câu.

- Câu 4: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

- Câu 5: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

- Câu 6: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. b) Ba chìm bảy nổi. c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. cùng đi đánh giặc. trên đoàn kết một lòng. mãi trong kí ức

phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã, thu gom

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi

- Quan hệ từ: là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau..

- Không thể thay thế tinh ranh bằng những từ khác vì tinh ranh dùng để chỉ vừa khôn, vừa nghịch nhưng nghiêng về nghịch nhiều hơn. Cũng không thể dùng “khôn ngoan”

Cách đây không lâu, lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn.. Theo quyết định

đàn ông điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho

Bài 2 (trang 72 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Khoanh tròn những dấu câu dùng sai trong mẩu chuyện vui Lười dưới đây rồi sửa lại cho đúng... (Đây là câu kể thay