• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 21: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG A/ Câu hỏi mở đầu

Trả lời câu hỏi mục “Mở đầu” trang 99 SGK Khoa học tự nhiên 7: Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Những thay đổi này được giải thích như thế nào?

Trả lời:

Những biến đổi trong cơ thể người khi chạy được giải thích là do khi chạy, sự trao trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra mạnh để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của cơ thể. Do đó:

- Nhịp thở, nhịp tim tăng lên để cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các tế bào thực hiện quá trình tạo năng lượng đồng thời giúp tế bào đào thải chất thải, CO2.

- Cơ thể nóng lên do quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào sinh ra nhiệt.

- Do cơ thể nóng lên, cơ thể sẽ điều hòa tỏa bớt nhiệt bằng cách thoát mồ hôi (mồ hôi ra nhiều hơn).

- Mồ hôi toát ra nhiều khiến cơ thể mất nước biểu hiện bằng hiện tượng khát nước.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 99 SGK Khoa học tự nhiên 7:

Đọc thông tin trong mục I, phát biểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

Trả lời:

- Khái niệm trao đổi chất: Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.

(2)

- Khái niệm chuyển hóa năng lượng: Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

II. VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 100 SGK Khoa học tự nhiên 7:

1. Quan sát sự thay đổi hình thái của sinh vật trong các hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục II, nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà.

2. Lấy thêm ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

Trả lời:

1.

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây: Cung cấp nguyên liệu và năng lượng để tổng hợp các chất cần thiết giúp cây sinh trưởng, phát triển (ví dụ: ra rễ, ra lá, ra hoa, ra củ,…); cung cấp năng lượng để cây khoai tây thực hiện các hoạt động sống khác như cảm ứng,

(3)

sinh sản,…; đào thải các thải từ các hoạt động sống của cây khoai tây (ví dụ: đào thải O2 từ quá trình quang hợp,…).

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của con gà: Cung cấp nguyên liệu và năng lượng để tổng hợp các chất cần thiết giúp con gà sinh trưởng, phát triển (ví dụ: tăng khối lượng và kích thước, phát sinh các cơ quan,…); cung cấp năng lượng để con gà thực hiện các hoạt động sống khác như cảm ứng, sinh sản,…; đào thải các thải từ các hoạt động sống của con gà (ví dụ:

đào thải CO2 từ quá trình hô hấp,…).

2. Lấy thêm ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật:

- Ví dụ 1: Cơ thể người tăng chiều cao và khối lượng nhờ vật chất và năng lượng của quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng.

- Ví dụ 2: Quá trình trao đổi chất giúp cây thu được CO2, H2O để thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ cho cơ thể.

- Ví dụ 3: Khi chạy, hoạt động trao đổi khí giúp cơ thể có đủ O2 để sử dụng đồng thời đào thải được CO2 tránh gây độc cho cơ thể.

Trả lời câu hỏi mục “Em có thể” trang 100 SGK Khoa học tự nhiên 7: Giải thích được vì sao khi làm việc nặng hay vận động mạnh trong thời gian dài, cơ thể thường nóng lên, nhịp thở tăng, mồ hôi toát ra nhiều, nhanh khát và nhanh đói.

Trả lời:

Khi làm việc nặng hay vận động mạnh trong thời gian dài, cơ thể thường nóng lên, nhịp thở tăng, mồ hôi toát ra nhiều, nhanh khát và nhanh đói vì: Khi làm việc nặng hay vận động mạnh, các tế bào trong cơ thể tăng cường hoạt động dẫn tới nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên. Điều này khiến cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể tăng lên. Do đó:

- Cơ thể nóng lên do quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào sinh ra nhiệt.

(4)

- Nhịp thở tăng lên để cung cấp O2 cho các tế bào thực hiện quá trình tạo năng lượng đồng thời giúp tế bào đào thải CO2 ra khỏi cơ thể.

- Do cơ thể nóng lên, cơ thể sẽ điều hòa tỏa bớt nhiệt bằng cách thoát mồ hôi (mồ hôi ra nhiều hơn).

- Mồ hôi toát ra nhiều khiến cơ thể mất nước biểu hiện bằng hiện tượng nhanh khát nước.

- Cơ thể tiêu dùng nhiều chất hữu cơ để làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng dẫn đến hiện tượng đói tăng lên.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 1 trang 76 SGK Khoa học tự nhiên 7: Đặt một vật cản sáng trước ánh nắng mặt trời (lúc trời nắng và không có mây che) để thu bóng của nó trên một màn chắn.

- Nếu đường dẫn khí bị nghẽn thì sẽ không có quá trình trao đổi khí O 2 và CO 2 giữa cơ thể và môi trường: sẽ không có O 2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào

- Đối với thực vật, chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ thể:.. + Tham gia cấu tạo nên

Nên di chuyển cây đi trồng nơi khác vào ngày trời râm, mát, tỉa bớt lá và cành cây nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước qua lá của cây trong khi rễ cây tạm thời mất

- Giai đoạn 2: Thức ăn (các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,…) được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản

+ Ở con ếch: sự hình thành các cơ quan và phát sinh hình thái của ấu trùng, sự hình thành chân trong giai đoạn chuyển từ giai đoạn ấu trùng sang giai đoạn ếch trưởng

- Khi chơi thể thao, nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên để cung cấp cho sự hoạt động liên tục của cơ bắp. Để đảm bảo nhu cầu năng lượng tăng lên đó, quá trình chuyển

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là