• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục | Giải vở bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục | Giải vở bài tập Sinh học 8"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 64: CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 161 VBT Sinh học 8): Nêu tác hại của bệnh lậu và biện pháp phòng ngừa.

Trả lời:

Bệnh lậu:

- Tác hại :

+ Gây vô sinh do hẹp đưỡng dẫn tinh, tắc ống dẫn trứng + Có nguy cơ chửa ngoài dạ non

+ Con sinh ra có thể bị mù lòa do nhiễm khuẩn.

- Biện pháp phòng ngừa: không quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu, sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

Bài tập 2 (trang 161-162 VBT Sinh học 8): Trình bày rõ tác hại của bệnh giang mai, con đường lây truyền và cách phòng chống.

Trả lời:

Bệnh giang mai:

- Tác hại:

+ Tổn thương các phủ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh + Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh.

- Con đường lây truyền:

+ Qua quan hệ tình dục là chủ yếu + Qua truyền máu

+ Qua các vết xây xát trên cơ thể hoặc qua nhau thai từ mẹ sang con.

- Cách phòng chống: đảm bảo tình dục an toàn, khi bị bệnh không nên có thai, đảm bảo an toàn trong truyền máu và không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

(2)

Bài tập (trang 162 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống của những câu sau:

Trả lời:

Lậu và giang mai là các bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục.

Người mắc bệnh lậu có thể dẫn tới vô sinh. Bệnh giang mai nếu không được chữa trị sẽ để lại những di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, gây tổn thương các phủ tạng và thần kinh.

Phải phát hiện sớm và điều trị đủ liều, nhưng tốt nhất là tránh quan hệ tình dục với người bệnh, đảm bảo tình dục an toàn.

III. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 162-163 VBT Sinh học 8): Hãy lựa chọn các thông tin a, b, c, d, e và 1’, 2’ … ở cột B và C rồi điền vào thông tin tương ứng ở cột A.

Vi khuẩn gây bệnh

(A)

Vi khuẩn gây bệnh (A)

Tác hại (C)

1. Song cầu khuẩn:

...

2. Xoắn khuẩn:

...

a) Xuất hiện các vết loét nông cứng có bờ viền, không đau, không có mủ, không đóng vảy, sau biến mất b) Ở nam: đái buốt, tiểu có lẫn máu, lẫn mủ do viêm.

Bệnh có thể tiến triển sâu vào bên trong

c) Nhiễm trùng vào máu, tạo nên những vết đỏ như phát ban nhưng không ngứa

d) Bệnh nặng có thể gây săng chấn thần kinh

e) Ở nữ: khó phát hiện, khi phát hiện đã khá nặng, ăn sâu vào ống dẫn trứng

1'.Gây vô sinh do:

+ Hẹp đường dẫn tinh vì sau khi bị viêm để lại sẹo trên đường đi của tinh trùng + Tắc ống dẫn trứng

2'. Tổn thương các phụ tạng (tim, gan, thận) và hệ thần kinh

3’. Có nguy cơ chửa ngoài dạ con

4'. Con sinh ra có thể bị mù loà do nhiễm khuẩn khi qua âm đạo

5'. Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc bị dị dạng bẩm sinh.

Trả lời:

1 – b, e, 1’, 3’, 4’

2 – a, c, d, 2’, 5’

(3)

Bài tập 2 (trang 163 VBT Sinh học 8): Chọn phương án đúng bằng cách điền dấu × vào ô ở đầu câu.

Trả lời:

Tác hại của bệnh lậu:

x A – I, III, IV, V B – II, III, IV, V C – I, II, III, VI D – III, IV, V, VI E – I, II, III, V

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu bởi: sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống

Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam (testosterone), các tế bào nang trứng tiết hoocmôn sinh dục nữ (ơstrôgen).Các hoocmôn này gây nên những

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN - Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự

+ Menđen tiến hành thực nghiệm: lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, sau đó theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng

- Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ do hai trẻ này được sinh ra từ cùng một hợp tử (một trứng kết hợp với một tinh trùng), do đó cặp NST giới tính của

Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi