• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Giải bài tập Sinh học 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) | Giải bài tập Sinh học 11"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Câu hỏi trang 82 SGK Sinh học 11: Nghiên cứu bảng 19.1 và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể.

- Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?

Lời giải:

- Khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm.

- Các loài động vật có nhu cầu thực hiện trao đổi khí và trao đổi chất khác nhau nên nhịp tim khác nhau.

Câu hỏi trang 83 SGK Sinh học 11:

- Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm?

- Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?

Lời giải:

- Tim đập nhanh và mạnh thì máu dồn vào mạch nhanh và nhiều gây tăng áp lực lên thành mạch → huyết áp tăng. Tim đập chậm và yếu thì máu dồn vào mạch chậm, yếu làm cho áp lực máu tác động lên thành mạch thấp, huyết áp giảm.

- Khi cơ thể mất máu làm tổng lượng máu trong cơ thể giảm, lượng máu trong mạch giảm nên huyết áp giảm.

Câu hỏi trang 84 SGK Sinh học 11: Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó (dựa vào ma sát của dịch lỏng chảy trong ống).

(2)

Lời giải:

- Huyết áp giảm dần từ động mạch chủ → động mạch lớn → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch chủ.

- Có sự biến động này là do trong quá trình di chuyển của máu trong hệ mạch theo chiều dòng máu, máu di chuyển càng đi xa tim thì tốc độ máu chảy càng chậm dần nên huyết áp giảm dần từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ.

Câu hỏi trang 84 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 19.4, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

- Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

- So sánh tổng tiết diện của các loại mạch.

- Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch.

(3)

Lời giải:

- Vận tốc máu giảm dầntừ động mạch đến mao mạch và tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch.

- Tổng tiết diện của mao mạch > Tổng tiết diện của tĩnh mạch > Tổng tiết diện của động mạch.

- Tổng tiết diện của mạch càng lớn thì vận tốc máu càng nhỏ.

Bài 1 trang 85 SGK Sinh học 11: Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhip nhàng?

Lời giải:

Vì tim có tính tự động do có hệ dẫn truyền tim.

Bài 2 trang 85 SGK Sinh học 11: Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim.

Lời giải:

(4)

Hệ dẫn truyền tim: nút xoang nhĩ tự phát nhịp → Cơ tâm nhĩ, nút nhĩ thất → bó His → nhánh His trái và phải → mạng Puốckin → cơ tâm thất.

Bài 3 trang 85 SGK Sinh học 11: Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Lời giải:

Huyết áp giảm dần trong hệ mạch vì càng đi xa tim tốc độ dòng máu càng chậm dần, áp lực máu tác dụng lên thành mạch càng giảm.

Bài 4 trang 85 SGK Sinh học 11: Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.

Lời giải:

Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện của hệ mạch (mao mạch > tĩnh mạch> động mạch) và độ chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 44 sgk Sinh học lớp 8: Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ mạng lưới tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu?. - Tiểu cầu có

- Dự đoán xem giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ được bơm theo một chiều?. - Dùng dao sắc bổ dọc một quả tim lợn

Bài 1 trang 60 sgk Sinh học 8: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế

- Những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng biện pháp buộc day garô vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu

Trong trường hợp mất bù nặng các biện pháp điều trị trên không hiệu quả, phương pháp lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch là biện pháp hiệu quả đợt cấp mất

Có thể giải thích rằng thiếu máu trong lao phổi chủ yếu là do quá trình viêm, do rối loạn chuyển hóa sắt, do ức chế tủy xương sinh máu; khi được

Phẫu thuật nội soi ổ bụng ít ảnh hưởng đến chức năng hô hấp sau mổ hơn so với phẫu thuật mổ mở, năm 1996 Karayiannakis tiến hành nghiên cứu so sánh chức năng phổi sau