• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG I:

TỨ GIÁC

Mục tiêu chương:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu khái niệm, tính chất của khái niệm, cách nhận biết, nhận dạng về tứ giác và các loại tứ giác đặc biệt, đó là hình bình hành, hình thang, hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi.

- Hiểu khái niệm về đối xứng trục và đối xứng tâm, những hình có đối xứng trục và đối xứng tâm.

- Hiểu các khái niệm đường trung bình của tam giác, của hình thang. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

2. Kỹ năng:

- Rèn các kĩ năng : Vẽ hình, tính toán, gấp hình...,

- Biết vận dụng định nghĩa, tính chất, cách nhận biết các loại tứ giác đó học để chứng minh một tứ giác là hình gì.

3. Tư duy:

- Rèn khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận logic.

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình, hiểu ý tưởng của người khác.

- Phát triển trí tưởng tượng không gian.

4. Thái độ:

- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi vẽ hình, vẽ đẹp, chính xác.

- Qua chương này học sinh thấy được ứng dụng rất lớn của bộ môn hình học vào cuộc sống thực tế. Từ đó học sinh thêm yêu thích bộ môn hình học.

- Giáo dục đạo đức: Thông qua các hoạt động GDHS tích cực, hợp tác, tự do bày tỏ ý kiến của mình, hợp tác đoàn kết, trung thực ,tự do trong học tập, và lao động .

5. Năng lực:

-Thông qua các bài học hình thành cho HS năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ khi trình bày bài.

(2)

Ngày soạn: 05 / 9 / 2020 TUẦN 1 Tiết 1

TỨ GIÁC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-HS hiểu được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, biết định lí về tổng các góc của một tứ giác lồi.

2. Kỹ năng:

-HS biết vận dụng định lí về tổng các góc của một tứ giác lồi để tính số đo góc

3. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, Phát triển trí tưởng tượng không gian và thẩm mĩ trong hình học

4. Thái độ:

-HS được rèn luyện tính tích cực, linh hoạt, sáng tạo. Giáo dục tính nhanh nhẹn, yêu thích bộ môn.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục cho các em tính trung thực, tự do, hợp tác đoàn kết.

5. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, năng lực tư duy hình học, sử dụng được công cụ toán học trong vẽ hình.

II. Chuẩn bị của gv và hs:

1. GV: com pa, thước kẻ, vẽ hình 1 ( sgk ) và hình 5 (sgk), UDCNTT.

2. HS: Thước kẻ, com pa, SGK

III. Phương pháp - Kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- PP vấn đáp, pp phát hiện và giải quyết vấn đề, pp hợp tác nhóm nhỏ.

(3)

A B

C

D

A

B

C D

A B

C D

A

B . D

C 2. Kĩ thuật dạy học:

- K/ thuật giao nhiệm vụ, kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học - giáo dục:

1. Ổn định lớp: (1')

2. Giới thiệu nội dung chương (2p):

GV giới thiệu nội dung chương, yêu cầu về đồ dùng học tập.

*Đặt vấn đề vào bài: Chúng ta đã biết khái niệm tam giác là gì và mỗi tam giác có tổng các góc bằng 1800, còn tứ giác là gì và mỗi tứ giác có tổng số đo các góc bằng bao nhiêu? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa tứ giác – tứ giác lồi . - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm tứ giác thông qua hình vẽ. Biết vẽ các loại tứ giác.

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống, dạy học phân hóa.

- Phương pháp dạy học: PP vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, cả lớp.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, hoàn tất 1 nhiệm vụ.

GV đưa hình vẽ trên máy chiếu cho H/S quan sát và nhận xét

a) b) c) d)

(4)

A

D

C B

A

B

C D

A

B

C

D .P .M

.N

.Q .T

Hoạt động của GV và HS Nội dung

-GV cho HS quan sát Hình 1; 2 sgk - 64 giáo viên đưa lên máy chiếu.

? Trong mỗi hình gồm mấy đoạn thẳng?

Đọc tên các đoạn thẳng ở mỗi hình?

Hs: Ở mỗi hình đều gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, AD.

? Các đọan thẳng ở mỗi hình 1(a, b, c) có đặc điểm gì?

-HS: Hai đoạn thẳng bất kì không cùng nằm trên một đường thẳng.

- GV: Giới thiệu hình 1a, 1b, 1c là tứ giác.

?Tứ giác ABCD là gì?

- Cho HS đọc định nghĩa.

- Cho mỗi em vẽ 2 tứ giác rồi đặt tên, gọi 1HS lên bảng vẽ.

? Hình 1d có phải là tứ giác không? Vì sao ?

- GV: Giới thiệu đỉnh, cạnh của tứ giác.

Cách gọi tên tứ giác giống như cách gọi tên tam giác: Tên tứ giác phải được đọc hoặc viết theo thứ tự của các đỉnh.

- HS Quan sát hình 1 SGK và trả lời ?1.

-GV giới thiệu tứ giác ABCD ở hình 1a là tứ giác lồi.

Cho HS đọc SGK để hiểu thế nào là tứ giác lồi.

-HS nghiên cứu sgk- 65

-GV nhấn mạnh đ/n và nêu chú ý

1. Định nghĩa: (sgk - 64) a) Tứ giác

+ Tứ giác ABCD

+ Các điểm A, B, C, D là các đỉnh.

+ Các đọan thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh.

?1 Tứ giác ở hình 1a b) Tứ giác lồi

* Định nghĩa : (sgk -65)

(5)

Treo bảng phụ cho HS làm ?2.

-HS điền vào chỗ chấm trên bảng phụ của ? 2, lớp cùng thống nhất đáp án.

-GV đề nghị: Với tứ giác ABCD hãy lấy 1 điểm trong tứ giác, một điểm nằm ngoài tứ giác, một điểm nằm trên cạnh AD của tứ giác và đặt tên các điểm .

?. Chỉ ra hai góc đối nhau, hai cạnh kề nhau, vẽ đương chéo.

-HS quan sát hình vẽ để nhận biết các khái niệm:

+Cạnh đối: Cạnh kề: Góc đối, góc kề, đường chéo.

* Chú ý: (sgk-65)

?2: (trên bảng phụ)

Cạnh đối: AB và CD; AD và BC Cạnh kề: AB và BC, BC và CD, CD và DA, AB và AD.

Góc đối: góc A và C, góc B và D Đường chéo: AC và BD

- Điểm nằm trong M, P; điểm nằm ngoài N, Q

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất tổng các góc trong một tứ giác - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu: HS phát hiện được tính chất tổng các góc trong một tứ giác.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Phương pháp dạy học: PP phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, luyện tập theo nhóm nhỏ.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, k/t chia nhóm.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

-GV cho HS thực hiện ?3:

+ Yêu cầu HS phát biểu định lý tổng ba góc trong một tam giác?

? Từ đó hãy suy ra cách tính tổng các góc A^ + ^B+ ^C+ ^D của tứ giác ABCD?

-HS (khá) nêu cách tính: vẽ đường chéo AC, tính tổng ba góc của hai tam giác rồi

2. Tổng các góc của một tứ giác:

?3

(6)

cộng lại

-GV chốt lại cách làm:

+ Chia tứ giác thành 2 có chung cạnh là đường chéo AC

+ Tổng 4 góc của tứ giác = tổng các góc của 2 ABC & ADC

-HS cùng thực hiện ?3 theo nhóm bàn.

-GV gọi vài HS nêu kết quả

-HS:Tổng các góc của tứ giỏc bằng 3600 Yêu cầu HS phát biểu thành định lý.

Kẻ AC Áp dụng đ/l tổng

ba góc của tam giác có:

Â1 + B^ + C^1 = 1800 + Â2 + D^ + C^2 = 18001 + B^ + C^1 ) + (Â2 + D^ +

C^2 )

= 3600 Hay A^ + ^B+ ^C+ ^D =3600

*Định lí: (sgk- 65).

Tứ giác ABCD có:

A^ + ^B+ ^C+ ^D = 3600 Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập

- Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: HS vận dụng được tính chất tổng các góc trong một tứ giác để tính độ lớn góc chưa biết.

(7)

Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa.

- Phương pháp dạy học: PP phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, cả lớp.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, hoàn tất 1 nhiệm vụ.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bài tập 1 (sgk - 66)

Hình vẽ đưa trên bảng phụ trên máy chiếu.

? Các góc của tứ giác có thể đều nhọn hoặc đều tù hoặc đều vuông không? Giải thích?

-HS thảo luận nhanh theo cặp đôi và trả lời - GV chốt lại:

+ Tứ giác không thể có 4 góc nhọn vì như thế tổng các góc trong nhỏ hơn 3600

+Không thể có 4 góc tù.

+Có thể 4 góc vuông vì tổng các góc trong bằng 3600 ( thoả mãn định lý)

Bài tập thêm: (máy chiếu) Cho tứ giác ABCD có:

A=120^ 0, {B^= 1000, {C^¿− ^D= 200¿

Bài tập 1 (sgk - 66) Hình 5 (sgk - 66):

a) x = 3600 - (1100+1200+80) x = 500

b, x = 3600 – (900 + 900 + 900) x = 900

c, x = 3600- (650 + 900 + 900) x = 1150

d) x = 3600 - ( 900+ 1200+ 750) x = 750

Hình 6 (sgk -66):

a) x=

3600−(950+650)

2 =1000

b) 2x + 3x +4x +x = 3600 10x = 3600

Vậy x = 360 Bài tập thêm:

Tứ giác ABCD có: A^ + ^B+ ^C+ ^D = 3600

(8)

Tính số đo các góc C và D?

-HS làm cá nhân, một HS khá trình bày trên bảng, lớp đánh giá kết quả.

C^− ^D=200⇒ ^C= ^D+200

⇒ ^A+ ^B+2D=360^ 0−200=3400

⇒2D=340^ 0−( ^A+ ^B)

=3400−(1200+1000)=1200

⇒ ^D=600 Cˆ 80 0

4. Củng cố (3p):

-Phát biểu định nghĩa tứ giác ABCD?

-Phát biểu định lý về tổng các góc của một tứ giác?

5. Hướng dẫn về nhà (5p) :

-Hiểu và nhận biết được tứ giác, tứ giác lồi, biết các yếu tố của tứ giác lồi.

-Nắm chắc định lí tổng các góc của tứ giác và vận dụng được để tính số đo góc của tứ giác.

-Làm các bài tập: 2; 3 4 ,5 SGK - 66; 67 -Đọc mục có thể em chưa biết.

-Nghiên cứu trước bài 2: Hình thang

* HD bài 4: Dùng com pa & thước thẳng chia khoảng cách vẽ tam giác có 1 cạnh là đường chéo trước rồi vẽ 2 cạnh còn lại.

Bài tập 5: Yêu cầu hs vẽ trên giấy ô li.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

(9)

...

Ngày soạn: 05 / 9 / 2020 Tiết 2

HÌNH THANG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS Hiểu định nghĩa được định nghĩa hình thang, hình thang vuông.

2. Kỹ năng:

- Biết cách vẽ hình thang, hình thang vuông.

-Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết (đối với từng loại hình này để giải các bài toán chứng minh và dựng hình đơn giản.

- Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu hình thang, hình thang vuông để tính số đo góc và giải các bài toán vận dụng thực tế.

3. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa.

4. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, nhanh nhẹn trong học toán.

- Giáo dục tính thẩm mỹ hình học cho HS.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục cho các em tính trung thực, tự do, trách nhiệm.

5. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy hình học linh hoạt, sử dụng được công cụ toán học trong vẽ hình.

Giải quyết được các vấn đề của toán học đặt ra.

II. Chuẩn bị của gv và hs:

(10)

D C A B

1100

700

120

1. GV: SGK, UDCNTT, ê ke, thước kẻ, máy chiếu, giáo án 2. HS: SGK, ê ke, thước kẻ

III. Phương pháp - Kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- PP vấn đáp, pp phát hiện và giải quyết vấn đề, pp hợp tác nhóm nhỏ.

2. Kĩ thuật dạy học:

- K/ thuật giao nhiệm vụ, kt chia nhóm, kt đặt câu hỏi.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học - giáo dục:

1. Ổn định lớp (1p):

2. Kiểm tra bài cũ (5p):

Câu hỏi Sơ lược đáp án

1. Phát biểu định lí tổng các góc trong một tứ giác?

2. Cho hình vẽ (Máy tính):

Tứ giác ABCD có gì đặc biệt? Giải thích?

Tính số đo góc C?

1. Định lí ( như sgk)

2. Tứ giác ABCD có AB // CD vì A^+ ^D=1800 C=360^ 0−( ^A+ ^D+ ^B)=600

hoặc C^=1800− ^B=600

*Đặt vấn đề: Tứ giác ABCD như hình vẽ trên được gọi là hình thang. Vậy hình thang là tứ giác có đặc điểm gì và tính các góc của hình thang như thế nào, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa hình thang

(11)

- Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: HS nắm chắc định nghĩa hình thang. Nhận biết được các yếu tố cạnh đáy, cạnh bên, đường cao của hình thang. Vẽ được hình thang.

Hình thức tổ chức: Hđộng cá nhân, dạy học theo tình huống.

- Phương pháp dạy học: PP phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động cá nhân, thảo luận theo nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời, hoàn tất 1 nhiệm vụ.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*GV chỉ vào hình vẽ trên máy chiếu và hỏi: Từ bài tập KTm hãy cho biết: Thế nào là hình thang?

-HS nêu định nghĩa hình thang

- GV vừa vẽ hình vừa hướng dẫn HS cách vẽ (dùng thước thẳng và êke)

* Giới thiệu cạnh đáy (đáy lớn, đáy nhỏ), cạnh bên, đường cao

-HS theo dõi và vẽ hình vào vở.

? Theo định nghĩa, muốn chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cần c/m gì

? Cho tứ giác ABCD là hình thang ta suy ra điều gì

*GV đưa hình 15 trên máy chiếu, yêu cầu HS làm ?1 theo hoạt động cá nhân -HS quan sát hình vẽ, trả lời.

Lớp thống nhất câu trả lời.

1. Định nghĩa:

(sgk- 69)

Tứ giác ABCD có AB // CD

 ABCD là hình thang AB, CD: cạnh đáy AD, BC: cạnh bên

AH: đường cao

?1

Hình 15a: Tứ giác ABCD là hình thang (BC//AD)

Hình 15b: Tứ giác EFGH là hình thang (GF//HE)

H15c: Tứ giác IMKN không phải là hình thang

(12)

? Có nhận xét gì về hai góc kề cạnh bên của hình thang?

*Cho HS hoạt động nhóm bàn ?2 (5p) -HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của nhóm trưởng.

-GV kiểm tra bài của một vài nhóm, giúp đỡ các nhóm còn yếu.

-HS: Đại diện hai nhóm nêu cách c/m, các nhóm khác theo dõi và bổ xung ý kiến nếu cần thiết.

*Từ kết quả của ?2 hãy điền tiếp vào chỗ chấm(...) để được câu đúng:

+ Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì ....

+ Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì ....

-HS trả lời tại chỗ.

-GV đưa đáp án trên máy chiếu. cho HS nhắc lại nhận xét.

?2

*Hình thang ABCD có 2 đáy AB & CD (theo gt) AB // CD (định nghĩa)(1) mà AD // BC (gt) (2)

Từ (1) & (2)AD = BC; AB = CD ( 2 cặp đọan thẳng // chắn bởi 2 đường thẳng //)

(13)

* Nhận xét: (sgk-70)

+ Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh đáy bằng nhau, hai cạnh bên bằng nhau.

+ Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình thang vuông - Thời gian: 12 phút

- Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm hình thang vuông và biết vẽ hình thang vuông, biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang vuông.

Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống.

- Phương pháp dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, cả lớp.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, hoàn tất 1 nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*GV yêu cầu: Hãy vẽ một hình thang ABCD có một góc vuông.

-HS thực hiện cá nhân, một HS vẽ trên bảng.

- Hãy đọc nội dung mục 2 và cho biết hình thang bạn vừa vẽ là hình thang gì?

-HS tự nghiên cứu sgk và nêu ý kiến.

? Thế nào là hình thang vuông?

-HS nêu định nghĩa, vài HS khác nhắc lại đ/n.

? Để ch/m một tứ giác là hình thang vuông ta ch/m thế nào?

2. Hình thang vuông:

*Định nghĩa: ( sgk-70).

Hình thang ABCD (AB//CD) có:

(14)

B A

D C

-HS: ch/m Tứ giác có hai cạnh đối song song và có một góc bằng 900

*Củng cố: Cho HS làm bài tập 6 sgk- 70)

-HS làm cá nhân, một HS trình bày, lơp[s nhận xét câu trả lời.

A^ = 900 (hoặc Dˆ 90 0)

 ABCD là hình thang vuông.

*Bài tập 6 (sgk- 70)

Vẽ đường vuông góc với một cạnh rồi kiểm tra góc tạo bởi đường thẳng đó với cạnh kia, nếu là góc vuông thì tứ giác đó là hình thang.

4. Củng cố (10p):

-Phát biểu định nghĩa hình thang? Hình thang vuông? Có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang? Trả lời nhanh bài tập 10 (có 6 hình thang)

? Khi nào một tứ giác được gọi là hình thang? Hình thang vuông?

- Làm bài tập sau (Đưa trên máy chiếu):

Cho hình thang ABCD ( AB// CD) có A=^ 2D^ . Tính số đo các góc A và D?

-HS làm cá nhân, một HS trình bày bài, lớp theo dõi và đánh giá kết quả.

*Đáp án:

Vì AB//CD (gt) nên A^+ ^D=1800 (cặp góc trong cùng phía). Mà A^=2D^ (gt)

⇒ ^A+ ^D=3D=180^ 0⇒ ^D=600 Vậy A^=1200

5. Hướng dẫn về nhà (2p):

-Thuộc định nghĩa hình thang, hình thang vuông, Từ định nghĩa nắm được cách nhận biết và vẽ được hình thang, hình thang vuông.

-Làm bài tập 7; 8; 9 (sgk - 71) - Đọc trước bài : Hình thang cân.

(15)

? Hình thang có đặc điểm ntn là hình thang cân.

?Hìn thang cân có nhữ tính chất nào về góc, cạnh bên, đường chéo.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

- Các tứ giác, tứ giác đặc biệt: Hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.. - Diện tích các hình

a) Chứng minh tứ giác OINK là hình thang và tứ giác OIMK là hình bình hành. Chứng minh tứ giác AKBN là hình chữ nhật.. a) Chứng minh tứ giác OEFC là hình thang và tứ

Tứ giác; các tứ giác đặc biệt; đường trung bình của tam giác, của hình thang: trung tuyến của tam giác vuông. Nhận biết được các loại

Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt, có 4 cạnh dài bằng nhau?. Hình chữ nhật khác hình vuông ở

*Trong mỗi hình dưới đây có bao nhiêu hình chữ

+ Tứ giác có hai đường chéo giao nhau tại trung điểm mỗi đường là hình thoi + Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.. Nên tứ giác có hai

Ngoµi c¸c h×nh võa nªu trªn em nµo cßn biÕt c¸c h×nh kh¸c?.. Hình chữ nhật ABCD có 4 cạnh. Hình chữ nhật ABCD có mấy cạnh? Hình chữ nhật ABCD có 4 góc Hình chữ