• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 28 / 4 /2021 Tiết: 49 Ngày giảng: 03/ 5 /2021

BÀI 55:

THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được hai phương pháp thu hoạch tôm, cá để vận dụng vào thực tiễn và hiểu được ưu, nhược điểm, vai trò của các phương pháp bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.

- Vận dụng những kiến thức đã học để thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản đúng kỹ thuật.

3. Về thái độ:

- Có ý thức thu hoạch sản phẩm thủy sản đúng thời gian.

- Có ý thức bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản đúng quy định để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

4. Năng lực

- Năng lực tự nghiên cứu

- Năng lực quan sát,phân tích tổng hợp 5.HSKT

-Cần nắm được cách bảo quản thủy sản sau khi thu hoạch II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, nhãn mác sản phẩm đồ hộp thủy sản...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ…

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Muốn nâng cao hiệu quả của nghề nuôi trồng thủy sản, các công việc rất quan trọng, không thể thiếu đó là thu hoạch, bảo quản và chế biến sao cho sản phẩm có giá trị hàng hóa cao và bán chạy trên thị trường. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay “ Bài 55: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản”.

b. Các hoạt động:

(2)

* Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp thu hoạch sản phẩm thủy sản ( 12 – 15 phút)

- Mục tiêu : Biết được các biện pháp thu hoạch sản phẩm thủy sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân, theo nhóm.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, KT giao nhiệm vụ.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hiểu gì về thu hoạch tôm, cá?

HS: Thu hoạch là thời điểm để đánh giá số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả của những ngày lao động vất vả.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS đọc mục I/SGK/Tr149:

- Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?

HS: Có 2 phương pháp thu hoạch: Đánh tỉa thả bù và thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao.

GV: Em hãy trình bày phương pháp đánh tỉa thả bù?

HS: Là cách thu hoạch những con đạt tiêu chuẩn, thả thêm con giống bù vào lượng cá đã thu hoạch.

GV: Phương pháp đánh tỉa thả bù được áp dụng khi nào?

HS: Áp dụng khi nuôi cá thịt trong ao và trong lồng bè.

GV: Em hãy trình bày phương pháp thu hoạch toàn bộ?

HS: Là cách thu hoạch triệt để sản phẩm, chuẩn bị ao nuôi vụ khác.

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 3 phút:

Em hãy nêu ưu, nhược điểm của hai phương pháp thu hoạch?

HS: Ngồi theo nhóm, thảo luận, đưa ra kết quả thảo luận, cử nhóm trưởng.

* Đánh tỉa thả bù:

- Ưu điểm:

+ Thực phẩm tươi sống được cung cấp thường xuyên và tăng năng suất cá nuôi lên 20%.

I. Thu hoạch:

1. Khái niệm:

Thu hoạch là thời điểm để đánh giá số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả của những ngày lao động vất vả.

2. Các biện pháp thu hoạch:

a. Đánh tỉa thả bù:

- Là cách thu hoạch những con đạt tiêu chuẩn, thả thêm con giống bù vào lượng cá đã thu hoạch.

- Ưu điểm:

+ Thực phẩm tươi sống được cung cấp thường xuyên và tăng năng suất cá nuôi lên 20%.

- Nhược điểm:

+ Chỉ áp dụng khi nuôi cá thịt trong ao và lồng bè.

b. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao:

- Là cách thu hoạch triệt để sản phẩm, chuẩn bị ao nuôi vụ khác.

- Ưu điểm: Cho sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn.

- Nhược điểm: Năng suất bị hạn chế.

(3)

- Nhược điểm:

+ Chỉ áp dụng khi nuôi cá thịt trong ao và lồng bè.

* Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao:

- Ưu điểm: Cho sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn.

- Nhược điểm: Năng suất bị hạn chế.

GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Trong hai phương pháp thu hoạch thì phương pháp thu hoạch nào tốt hơn? Vì sao?

HS: Đánh tỉa thả bù tốt hơn. Vì: Tăng năng suất cá, tôm lên 20% và có sản phẩm bán thường xuyên.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo quản sản phẩm thủy sản 10 – 12 phút)

- Mục tiêu : Biết được các biện pháp bảo quản sản phẩm thủy sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc nội dung mục

II/SGK/Tr150:

Câu hỏi dành cho HSKT

- Bảo quản sản phẩm thủy sản nhằm mục đích gì?

HS: Giữ được chất lượng sản phẩm đến khi chế biến để tiêu dùng hoặc xuất khẩu.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS quan sát H86/SGK/Tr150:

- Có các phương pháp bảo quản nào?

HS: Có 3 phương pháp: Ướp muối, làm khô, làm lạnh.

GV: Lần lượt các hình H86(a), H86(b), H86(c) nói lên phương pháp bảo quản nào?

HS: H86(a): Ướp muối; H86(b): Làm khô; H86(c): Làm lạnh.

II. Bảo quản:

1. Mục đích:

- Giữ được chất lượng sản phẩm đến khi chế biến để tiêu dùng hoặc xuất khẩu.

2. Các phương pháp bảo quản:

- Có 3 phương pháp chính:

+ Ướp muối + Làm khô + Làm lạnh.

* Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý:

- Đảm bảo chất lượng.

- Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.

(4)

GV: Ở gia đình và địa phương em, thường sử dụng phương pháp bảo quản nào?

HS: Ướp muối. Vì: Hạn chế hoạt động của vi khuẩn.

GV: Muốn bảo quản tốt sản phẩm thủy sản cần chú ý điều gì?

HS:

+ Đảm bảo chất lượng.

+ Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp chế biến sản phẩm thủy sản ( 10 – 12 phút) - Mục tiêu : Biết được các biện pháp chế biến sản phẩm thủy sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc và quan sát mục 2 và

H87/SGK/Tr151:

- Theo em, chế biến tôm, cá nhằm mục đích gì?

HS: Tăng giá trị sử dụng thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy kể tên các sản phẩm thủy sản đã được chế biến mà em biết?

HS: Thịt hộp, cá hộp, nước mắm, mắm tôm.

GV: Công nghệ chế biến của các sản phẩm thịt hộp, cá hộp, nước mắm, mắm tôm có gì khác nhau?

HS:

+ Mắm: Được chế biến bằng phương pháp thủ công.

+ Đồ hộp: Chế biến bằng phương pháp công nghiệp.

III. Chế biến:

1. Mục đích:

- Tăng giá trị sử dụng thực phẩm.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm.

2. Các phương pháp chế biến:

- Có hai phương pháp:

+ Phương pháp thủ công.

+ Phương pháp công nghiệp.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/Tr151

(5)

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Về nhà đọc và chuẩn bị “ Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản”.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cheá bieán noâng saûn laø laøm saûn phaåm vaø keùo daøi baûo quaûn taêng giaù trò.

Kết quả này tương đương với ghi nhận của Đỗ Thị Bích Thuỷ (2012) trên đối tượng Bacillus amyloliquefaciens N1.. Sự giảm hoạt độ enzym trong môi trường nuôi cấy có

Về mặt phẩm chất trà, tanin giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo thành màu sắc, hương vị của trà (nhất là đối với việc chế biến trà đen), vì vậy trong quá trình trồng

Nhiều qui trình nút TMC cửa gây phì đại gan trước phẫu thuật đã được áp dụng tại nhiều trung tâm phẫu thuật cắt ghép gan lớn trên thế giới, đến thời điểm hiện tại

- Là trộn một số chất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm.. - Dùng muối để ướp. Một

Câu 10 trang 15 sách bài tập Công nghệ 6: Hãy đọc nhãn của một số thực phẩm dưới đây và cho biết một số thông tin quan trọng: tên thực phẩm, thành phần, cách sử

Trong bài báo này, chúng tôi tìm hiểu và phân tích những ưu nhược điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống và giới thiệu phương pháp giảng dạy tích

Trong phương pháp này, vị trí của phương tiện có thể xác định ứng với từng điểm ảnh thu được dựa vào thông số lắp đặt của camera.. Phương pháp này có thể tận dụng