• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22/4/2021 Tiết: 48 Ngày giảng: 26/4

CHƯƠNG II:

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THỦY SẢN

BÀI 54:

CHĂM SÓC, QUẢN LÝ VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN ( TÔM, CÁ)

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được các biện phápkỹ thuật chăm sóc tôm, cá về thời gian cho ăn, cách cho ăn làm chúng luôn khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, không nhiễm bệnh.

- Biết được một số biện pháp chữa bệnh có hiệu quả khi tôm, cá nuôi bị mắc bệnh.

2. Về kỹ năng:

- Có ý tưởng đề xuất một số biện pháp cụ thể đảm bảo môi trường nước sạch, cho ăn đủ lượng và chất cho tôm, cá khỏe mạnh, dùng thuốc phòng ngừa trước mùa dịch bệnh.

3. Về thái độ:

- Có ý thức chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ động vật thủy sản.

- Giáo dục đạo đức: Yêu thích động vật thủy sản, có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước nuôi thủy sản.

4.Năng lực

Năng lực chăm sóc, nhận biết, phân tích tổng hợp 5.HSKT

-Biết cách cho đv thủy sản ăn -Yêu thích động vật thủy sản

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, mẫu cây thuốc, nhãn thuốc chữa bệnh cho tôm, cá...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ…

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

(2)

Trong chương I, chúng ta đã nghiên cứu đặc điểm môi trường nuôi thủy sản, thức ăn của tôm, cá. Hôm nay, cô cùng các em sẽ chuyển sang chương tiếp theo đó là “Chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản. Bài đầu tiên của chương chúng ta sẽ nghiên cứu bài 54: Chăm sóc, quản lý và phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản”.

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc tôm, cá ( 15 – 17 phút) - Mục tiêu : Biết được kỹ thuật chăm sóc tôm, cá.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân,...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, … - Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, …

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Muốn chăm sóc tốt cho tôm, cá cần

quan tâm đến vấn đề gì?

HS: Thời gian cho ăn và cách cho ăn.

GV: Chăm sóc tôm, cá nhằm mục đích gì?

HS: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khối lượng tôm, cá.

GV: Nên cho tôm, cá ăn vào thời điểm nào trong ngày là thích hợp nhất? Vì sao?

HS: Nên cho tôm, cá ăn vào buổi sáng khoảng 7h – 8h. Vì lúc đó trời mát mẻ, tôm, cá đói sẽ tích cực ăn, không làm ô nhiễm nguồn nước.

GV: Tại sao lại nên bón phân tập trung vào tháng 8 đến tháng 11?

HS: Vì thời tiết mát mẻ, thức ăn phân hủy từ từ không làm ô nhiễm môi trường, lúc này tôm, cá cần tích lũy mỡ qua mùa đông nên cần tập trung cho cá ăn nhiều.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

Câu hỏi dành cho HSKT

GV: Muốn tôm, cá lớn nhanh cần cho ăn như thế nào?

HS: Ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng.

GV: Cho ăn với lượng ít và nhiều lần mang lại lợi ích gì?

HS: Tiết kiệm thức ăn và tránh làm ô nhiễm môi trường.

GV: Mỗi loại thức ăn của tôm, cá nên cho

I. Chăm sóc tôm, cá:

1. Thời gian cho ăn:

- Thời gian thích hợp nhất cho tôm, cá ăn là vào buổi sáng từ 7h – 8h.

- Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân và các tháng từ 8 đến 11.

2. Cho ăn:

- Để tôm, cá lớn nhanh cần phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, từng loại tôm, cá.

- Cho ăn lượng ít và nhiều lần để tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường.

(3)

ăn như thế nào cho đúng kỹ thuật?

HS:

+ Thức ăn tinh và xanh phải có máng, giàn ăn.

+ Phân xanh phải bó thành từng bó dìm xuống nước.

+ Phân chuồng đã hoai mục và phân vô cơ, hòa tan trong nước rồi té đều khắp ao.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá ( 15 – 17 phút)

- Mục tiêu : Biết được một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá - Hình thức tổ chức: Cá nhân...

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời … - Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, trực quan…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc mục III/SGK/Tr147:

- Tại sao khi nuôi tôm, cá việc phòng bệnh phải đặt lên hàng đầu?

HS: Vì tôm, cá bị bệnh việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém, hiệu quả thấp.

GV: Phòng bệnh cho tôm, cá nhằm mục đích gì?

HS: Để tôm, cá luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Có những biện pháp nào để phòng bệnh cho tôm, cá?

HS:

- Ao nuôi đúng kỹ thuật, thiết kế hợp lý.

- Vệ sinh môi trường vực nước tốt.

- Cho tôm, cá ăn no và đủ chất dinh dưỡng.

- Dùng thuốc, hóa chất phòng, trị dịch bệnh cho tôm, cá.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao đối với tôm, cá phải dùng thuốc phòng trước mùa thường phát sinh bệnh.

II. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá:

1. Phòng bệnh:

a. Mục đích:

- Để tạo điều kiện cho tôm, cá luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nhiễm bệnh.

b. Biện pháp:

- Ao nuôi đúng kỹ thuật, thiết kế hợp lý.

- Vệ sinh môi trường vực nước tốt.

- Cho tôm, cá ăn no và đủ chất dinh dưỡng.

- Dùng thuốc, hóa chất phòng, trị dịch bệnh cho tôm, cá.

2. Chữa bệnh:

a. Mục đích:

- Để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh cho tôm, cá, đảm bảo sức khỏe, giúp cá sinh trưởng và phát triển bình thường.

b. Một số loại thuốc trị bệnh cho tôm, cá:

- Có thể dùng thuốc tân dược hoặc thảo mộc hoặc hóa chất.

(4)

HS: Vì để hạn chế và phòng ngừa dịch bệnh phát sinh.

GV: Chữa bệnh cho tôm, cá nhằm mục đích gì?

HS: Để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, đảm bảo sức khỏe.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS quan sát H85 và hoàn thành bài tập/SGK/Tr 148:

- Em hãy kể tên một số thuốc dùng để chữa bệnh cho tôm, cá?

HS:

+ Hóa chất: Vôi bột, thuốc tím.

+ Thuốc tân dược: Sufamit, ampicilin.

+ Thuốc thảo mộc: Tỏi, cây duốc cá.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã sử dụng loại thuốc nào để chữa bệnh cho tôm, cá?

HS: Liên hệ, trả lời.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/Tr148 - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Về nhà ôn lại những kiến thức đã học ở học kỳ II để chuẩn bị cho giờ sau ôn tập.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

………

………

(5)

Ngày soạn: 22/4/2021 Tiết: 49 Ngày giảng: 27/4

BÀI 55:

THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được hai phương pháp thu hoạch tôm, cá để vận dụng vào thực tiễn và hiểu được ưu, nhược điểm, vai trò của các phương pháp bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản.

- Vận dụng những kiến thức đã học để thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản đúng kỹ thuật.

3. Về thái độ:

- Có ý thức thu hoạch sản phẩm thủy sản đúng thời gian.

- Có ý thức bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản đúng quy định để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

4.Năng lực

Năng lực chăm sóc, nhận biết, phân tích tổng hợp 5.HSKT

-Biết cách cho đv thủy sản ăn -Yêu thích động vật thủy sản

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, nhãn mác sản phẩm đồ hộp thủy sản...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ…

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Muốn nâng cao hiệu quả của nghề nuôi trồng thủy sản, các công việc rất quan trọng, không thể thiếu đó là thu hoạch, bảo quản và chế biến sao cho sản phẩm có giá trị hàng hóa cao và bán chạy trên thị trường. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay “ Bài 55: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản”.

(6)

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp thu hoạch sản phẩm thủy sản ( 12 – 15 phút)

- Mục tiêu : Biết được các biện pháp thu hoạch sản phẩm thủy sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân, theo nhóm.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, KT giao nhiệm vụ.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hiểu gì về thu hoạch tôm, cá?

HS: Thu hoạch là thời điểm để đánh giá số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả của những ngày lao động vất vả.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS đọc mục I/SGK/Tr149:

- Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?

HS: Có 2 phương pháp thu hoạch: Đánh tỉa thả bù và thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao.

GV: Em hãy trình bày phương pháp đánh tỉa thả bù?

HS: Là cách thu hoạch những con đạt tiêu chuẩn, thả thêm con giống bù vào lượng cá đã thu hoạch.

GV: Phương pháp đánh tỉa thả bù được áp dụng khi nào?

HS: Áp dụng khi nuôi cá thịt trong ao và trong lồng bè.

GV: Em hãy trình bày phương pháp thu hoạch toàn bộ?

HS: Là cách thu hoạch triệt để sản phẩm, chuẩn bị ao nuôi vụ khác.

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 3 phút:

Em hãy nêu ưu, nhược điểm của hai phương pháp thu hoạch?

HS: Ngồi theo nhóm, thảo luận, đưa ra kết quả thảo luận, cử nhóm trưởng.

* Đánh tỉa thả bù:

- Ưu điểm:

+ Thực phẩm tươi sống được cung cấp thường xuyên và tăng năng suất cá nuôi

I. Thu hoạch:

1. Khái niệm:

Thu hoạch là thời điểm để đánh giá số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả của những ngày lao động vất vả.

2. Các biện pháp thu hoạch:

a. Đánh tỉa thả bù:

- Là cách thu hoạch những con đạt tiêu chuẩn, thả thêm con giống bù vào lượng cá đã thu hoạch.

- Ưu điểm:

+ Thực phẩm tươi sống được cung cấp thường xuyên và tăng năng suất cá nuôi lên 20%.

- Nhược điểm:

+ Chỉ áp dụng khi nuôi cá thịt trong ao và lồng bè.

b. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao:

- Là cách thu hoạch triệt để sản phẩm, chuẩn bị ao nuôi vụ khác.

- Ưu điểm: Cho sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn.

- Nhược điểm: Năng suất bị hạn chế.

(7)

lên 20%.

- Nhược điểm:

+ Chỉ áp dụng khi nuôi cá thịt trong ao và lồng bè.

* Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao:

- Ưu điểm: Cho sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn.

- Nhược điểm: Năng suất bị hạn chế.

GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Trong hai phương pháp thu hoạch thì phương pháp thu hoạch nào tốt hơn? Vì sao?

HS: Đánh tỉa thả bù tốt hơn. Vì: Tăng năng suất cá, tôm lên 20% và có sản phẩm bán thường xuyên.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo quản sản phẩm thủy sản 10 – 12 phút)

- Mục tiêu : Biết được các biện pháp bảo quản sản phẩm thủy sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc nội dung mục

II/SGK/Tr150:

Câu hỏi dành cho HSKT

- Bảo quản sản phẩm thủy sản nhằm mục đích gì?

HS: Giữ được chất lượng sản phẩm đến khi chế biến để tiêu dùng hoặc xuất khẩu.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS quan sát H86/SGK/Tr150:

- Có các phương pháp bảo quản nào?

HS: Có 3 phương pháp: Ướp muối, làm khô, làm lạnh.

GV: Lần lượt các hình H86(a), H86(b), H86(c) nói lên phương pháp bảo quản nào?

HS: H86(a): Ướp muối; H86(b): Làm

II. Bảo quản:

1. Mục đích:

- Giữ được chất lượng sản phẩm đến khi chế biến để tiêu dùng hoặc xuất khẩu.

2. Các phương pháp bảo quản:

- Có 3 phương pháp chính:

+ Ướp muối + Làm khô + Làm lạnh.

* Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý:

- Đảm bảo chất lượng.

- Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.

(8)

khô; H86(c): Làm lạnh.

GV: Ở gia đình và địa phương em, thường sử dụng phương pháp bảo quản nào?

HS: Ướp muối. Vì: Hạn chế hoạt động của vi khuẩn.

GV: Muốn bảo quản tốt sản phẩm thủy sản cần chú ý điều gì?

HS:

+ Đảm bảo chất lượng.

+ Nơi bảo quản phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp chế biến sản phẩm thủy sản ( 10 – 12 phút) - Mục tiêu : Biết được các biện pháp chế biến sản phẩm thủy sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc và quan sát mục 2 và

H87/SGK/Tr151:

- Theo em, chế biến tôm, cá nhằm mục đích gì?

HS: Tăng giá trị sử dụng thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy kể tên các sản phẩm thủy sản đã được chế biến mà em biết?

HS: Thịt hộp, cá hộp, nước mắm, mắm tôm.

GV: Công nghệ chế biến của các sản phẩm thịt hộp, cá hộp, nước mắm, mắm tôm có gì khác nhau?

HS:

+ Mắm: Được chế biến bằng phương pháp thủ công.

+ Đồ hộp: Chế biến bằng phương pháp công nghiệp.

III. Chế biến:

1. Mục đích:

- Tăng giá trị sử dụng thực phẩm.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm.

2. Các phương pháp chế biến:

- Có hai phương pháp:

+ Phương pháp thủ công.

+ Phương pháp công nghiệp.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.

(9)

- Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/Tr151 - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Về nhà đọc và chuẩn bị “ Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản”.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hs khuyết tật vận dụng được kiến thức cơ bản về phương pháp đưa phương trình về phương trình bậc hai vào giải bài tập đơn giản.. 2.

- Vận dụng kiến thức về giải bài toán bằng cách lập phương trình để giải các bài tập liên quan.. - Hs khuyết tật vận dụng được kiến thức cơ bản về phương pháp

- Phương pháp; Vận dụng quy trình vẽ theo nhạc.. - Hình thức tổ chức: Hoạt đông

Mục tiêu: Hs thấy được việc áp dụng phương pháp phù hợp để giải hpt cụ thể Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,?. Hình

Phương pháp dùng hằng đẳng thức Vận dụng các hằng đẳng thức để biến đổi đa thức thành tích các nhân tử hoặc luỹ thừa của một đa thức đơn giản. Phương pháp

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.. - Hình thức tổ chức dạy học: Cá

- Nhận thức được kết qủa cụ thể của bài viết: những ưu nhược điểm về các mặt ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức qua các truyện kí hiện đại Việt Nam đã học, vận dung những

- Vận dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân bằng phương pháp đặt nhân tử chung vào một số dạng bài tập: Tính, tìm x, chứng minh chia