• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 18/09/2020 Tiết 5

Bài 3: THỰC HÀNH - LỰA CHỌN TRANG PHỤC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm vững hơn về kiến thức đã học về lựa chọn vải,lựa chọn trang phục

- Biết lựa chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của minh, đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người.

2. Kỹ năng:

- Biết lựa chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của minh, đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người một cách thành thạo.

- Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn.

3. Thái độ :

- Học sinh có thói quen lựa chọn trang phục và sử dụng trang phục vào đúng công việc của mình.

- Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Sưu tầm các loại tranh vẽ hình 1.5;1.8 một số mẫu quần áo của các loại trang phục và phụ trang đi kèm.

- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…

2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…

- Nhận định trước vóc dáng của bản thân và nêu dự kiến lựa chọn vải và kiểu may phù hợp cho bản thân.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức : (1p’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

(2)

6A 24/9/2020

6B 22/9/2020

2 Kiểm tra bài cũ: ( 4p’)

HS1 : Màu sắc, hoa văn,chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Hãy nêu ví dụ.

HS2: Hãy mô tả bộ trang phục (áo quần hoặc váy dùng để mặc đi chơi hợp với em nhất. Khi ở nhà em thường mặc như thế nào?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

Qua bài học lần trước các em đã biết cách lựa chọn vải cũng như chọn kiểu may trang phục như thế nào cho phù hợp với vóc dáng, lực chọn vật dụng đi kèm với trang phục sao cho phù hợp với trang phục lại tiết kiệm được chi phí

Để vận dụng những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống, tiết học này sẽ giúp các em nắm vững hơn những kiến thức đã học nhằm lựa chọn trang phục cho chính bản thân mình

Trước khi vào bài thực hành các em hãy nhắc nhở cho cả lớp biết để có được bộ trang phục đẹp và hợp lý chúng ta phải chú ý đến những điểm nào?

+ Chọn vải phù hợp với vóc dáng cơ thể

+ Ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn, kiểu may đến vóc dáng của người may (gầy đi, béo ra…)

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Nắm vững hơn về kiến thức đã học về lựa chọn vải,lựa chọn trang phục

- chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của minh, đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học

sinh Nội dung

Hoạt động 1

Tìm hiểu sự chuẩn bị (5’) - Gọi HS kiểm tra kiến - Đọc phần chuẩn bị

I. Chuẩn bị (5)

- Để có trang phục phù

(3)

thức về quy trình lựa chọn trang phục.

? Để có được trang phục đẹp cần phải xác định như thế nào ?

SGK

- Xác định đặc điểm vóc dáng của người mặc - Xác định loại áo quần hoặc váy và kiểu định may

hợp và đẹp cần:

- Xác định đặc điểm vóc dáng của người mặc - Xác định loại áo quần hoặc váy và kiểu định may

- Lựa chọn vải phù hợp với loại áo, quần, kiểu may và vóc dáng cơ thể - Lựa chọn vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn

Hoạt động 2

Hướng dẫn và thực hành (20’)

- Hướng dẫn HS làm việc cá nhân và thảo luận theo tổ

- Nêu bài tập thực hành về chọn vải, kiểu may một bộ trang phục mặc đi chơi (mùa nóng hoặc mùa lạnh)

- Hướng dẫn HS suy nghĩ và ghi vào giấy đặc điểm vóc dáng của bản thân, dự định kiểu áo quần định may, chọn vải có chất chất liệu, màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng và kiểu may - Chia lớp thành 3 tổ - Hướng dẫn HS chia nội dung thảo luận tổ làm 2 phần:

+ Từng cá nhân trình bày phần viết của mình trước tổ

+ Các bạn trong tổ nhận xét cách lựa chọn trang phục của bạn về màu

- Chia nhóm thực hành

- Chú ý và lắng nghe, nhớ các bước làm

II. Thực hành (20’) 1. Làm việc cá nhân

(4)

sắc, chất liệu vải, chọn vải và vật dụng đi kèm.

- Khuyến khích HS có thể lựa chọn vải cũng như kiểu may cho cả trang phục mùa nóng và lạnh

- Theo dõi các tổ thảo luận và chuẩn bị ghi ý kiến nhận

- Tiến hành làm bài theo quy trình GV đã hướng dẫn. Làm việc cá nhân sau đó làm việc theo tổ - Khi thảo luận cá nhân ghi ý kiến nhận xét góp ý của các bạn vào chính tờ bài làm của mình

2. Học sinh thảo luận trong tổ học tập

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (6’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: tổ chức trò chơi

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo - GV tổ chức trò chơi” Ai nhanh, ai nhanh” . Trò chơi như sau:

Chọn 4 bạn trong lớp có vóc dáng tương đối khác nhau; Một bạn vóc dáng cân đối; Một bạn cao gầy; Một bạn thấp bé; Một bạn thấp, mập. Bốn bạn đứng ở 4 vị trí trên bảng.

Trưởng nhóm ra góc học tập lấy cho nhóm mình 10-12 tấm thẻ ghi tên các loại vải, kiểu may khác nhau.

Mỗi nhóm cử một bạn tham gia trò chơi, lớp cử ba bạn làm trọng tài.

Theo hiệu lệnh của trọng tài, bạn được cử nhanh chân chạy lên bảng đính các tấm thẻ ghi nội dung mà các em cho là phù hợp với vóc dáng của mỗi bạn đứng trên bảng.

Các bạn ngồi dười lớp quan sát và bình chọn người hoàn thành nhaanh nhất. Đúng nhất. Tổ trưởng tổ trọng tài, công bố kết quả.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Thử làm nhà thiết kế thời trang: Em hãy đưa ra ý tưởng và thiết kế một bộ trang phục mà em thích nhất cho bản thân hoặc người mà em yêu quý.

4. Hướng dẫn về nhà: (2p’)

*. Đọc lại nội dung bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục SGK/18

- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục. Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục. Cách phối hợp trang phục V. Rút kinh nghiệm

(5)

...

...

...

Ngày soạn: 18/09/2020 Tiết 6

(6)

Bài 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T.1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Biết cách sử dụng trang phục hợp lí phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc

2. Kĩ năng:

-Biết ăn mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẫm mỹ.

3. Thái độ:

- Biết cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý.

- Có ý thức sử dụng bảo và quản trang phục.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Tranh hình 1.9, 1.10(SGK) và sưu tầm tranh..

- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…

2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…

- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : (1p’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 26/9/2020

6B 25/9/2020

2. Kiểm tra bài cũ: (3p’)

HS1: Em đi học, lao động mặc trang phục như thế nào?

HS2: Vì sao sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người?

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

(7)

Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.

- GV giao nhiệm vụ :

Hãy vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết thực tế của bản thân để trao đổi với các bạn trong nhóm về tác dụng, cách sử dụng, bảo quản trang phục theo các câu hỏi gợi ý dưới đây:

+ Em đã sử dụng trang phục của mình như thế nào? Theo em, việc sử dụng trang phục của em như vậy có hợp lí không? Vì sao?

+ Em hãy cho biết sử dụng, bảo quản trang phục hợp lí có tác dụng gì? Em đã bảo quản trang phục của mình bằng những cách nào?

Học sinh báo cáo kết quả đã đạt được..

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: sử dụng trang phục hợp lí phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng trang phục ( 10p’)

- GV nêu tình huống trên bảng phụ cho HS quan sát, cho HS thảo luận cặp đôi 2 phút :

+ Khi đi lao động cát bẩn em lại mặc áo trắng.

+ Khi đi dự một đám tang người thân mà em lại mặc áo mayo hoặc một chiếc váy ngắn, hoa văn màu sắc lòe loẹt

? Theo em có hợp lí không?

- GV chốt ý: quần áo mặc không phù hợp với hoàn cảnh sẽ gây phản cảm cho người khác

? Em hãy kể những hoạt động thường ngày của em?

- GV cho HS quan sát H1.9 SGK

? Khi đi học em thường mặc

- HS quan sát và thảo luận, trả lời

- HS kể các hoạt động thường ngày: đi học, đi lao động, nấu cơm…

I. Sử dụng trang phục

1. Cách sử dụng trang phục

a) Trang phục phù hợp với hoạt động

(8)

những trang phục như thế nào?

- GV kết luận

? Khi đi lao động em sẽ mặc ntn? Tại sao?

? Quê hương em thường có những lễ hội không? Em thường mặc ntn khi đi hội?

? Mô tả trang phục lễ hội của dân tộc mà em biết?

- GV cho HS quan sát H1.10 và giới thiệu: các trang phục này được dùng trong các lễ hội, lễ nghi mang tính chất trọng thể

? Khi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ em thường mặc nhu thế nào?

- GV kết luận

- GV gọi HS đọc SGK và cho HS thảo luận 3 phút.

? Khi đi đến thăm đền Đô năm 1946 Bác mặc như thế nào?

? Vì sao khi tiếp các vị khách quốc tế Bác lại “bắt các đồng chí cùng đi phải mặc comle, cà vạt nghiêm chỉnh”?

? Khi đón Bác về thăm đền Đô bác Ngô Từ Vân mặc như thế nào?

? Vì sao Bác nhắc nhở Ngô Từ Vân?

- Mặc áo đồng phục, đeo khăn quàng, đi giày, mặc quần tối màu

- Ghi bài

- HS trả lời: mặc thoải mái, màu tối

- HS làm bài tập SGK yêu cầu

HS liên hệ thực tế và trả lời

HS mô tả trang phục lễ hội của dân tộc Thái, Mông…

HS liên hệ thực tế và trả lời

- Ghi bài HS đọc SGK

- Áo kaki nhạt màu, dép cao su con hổ

- Vì đại diện cho đất nước Việt Nam đi gặp khách quốc tế.

- Cổ hồ bóng lộn, cà vạt đỏ chói, giày da bóng lộn…

- Đất nước vừa trải qua nạn đói năm 1945 còn rất nghèo nàn, đói kém. Phục sức của bác Ngô Từ Vân là không hợp thời

* Trang phục đi học thường được may bằng vải pha, màu sắc nhã nhặn (trắng, xanh tím than…), kiểu may đơn giản, dễ mặc, dễ hoạt động

* Tham gia hoạt động lao động chọn quần áo mặc thoải mái, màu sẫm để khi làm việc không sợ bẩn. Ngoài ra còn có các vật dụng khác đi kèm

* Trang phục lễ hội, lễ tân: là trang phục được mặc trong các buổi nghi lễ, các cuộc họp trọng thể b) Trang phục phù hợp với môi trường và công việc

(9)

- GV kết luận

- Ghi bảng

- Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phối hợp trang phục ( 10p’) - GV nêu tình huống

+ Tình huống 1: Em có 5 bộ quần áo để mặc. Lúc em sử dụng em hay móc là bộ nào phải đi với bộ đó

+ Tình huống 2: Tương tự nhưng mọi người vẫn thấy trang phục của em đẹp và phong phú.

- Cho hs thảo luận nhóm, (5’), với câu hỏi sau:

? Vậy qua 2 trường hợp trên em có nhận xét gì về sự khác nhau của 2 bạn trong cách sử dụng trang phục. Tại sao trang phục của bạn thứ 2 lại phong phú?

- GV giảng giải, đánh giá.

+ Do bạn đã biết cách phối hợp áo của bộ trang phục này với quần của bộ trang phục kia một cách hợp lý có tính thẩm mĩ

+ Phối hợp có tính thẩm mĩ là quan tâm đến sự hợp lí, hài hòa của màu sắc, hoa văn.

- Chốt kiến thức.

- Hoạt động nhóm (5’).

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Tình huống thứ 2 biết cách phối hợp trang phục.

Bạn ấy biết phối hợp áo của bộ trang phục này với quần của bộ trang phục kia.

- Ghi bài

2. Cách phối hợp trang phục

- Khi mặc cần quan tâm đến việc phối hợp hoa văn, phối hợp vải hoa với vải trơn và phối hợp màu sắc một cách hợp lí.

(10)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Giải quyết tình huống, đặt câu hỏi

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập

- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

- Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.

- Vì sao sử dụng trang phục phải phù hợp với môi trường và công việc?

- GV đưa ra 1 tình huống sau:

Chuẩn bị đến ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, nhà trường tổ chức cho học sinh lao động trồng cây, quét dọn vệ sinh ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Các bạn lao động nên sử dụng trang phục nào trong những trang phục sau đây là phù hợp nhất?

a. Trang phục có chất liệu là vải sợi bông, màu sáng, kiểu may đơn giản, giày đế cao.

b. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi hóa học, màu sáng, kiểu may cầu kì, bó sát người, dép thấp.

c. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi pha, màu tối, kiểu may đơn giản, rộng rãi, dép thấp hoặc giày ba ta.

d. Trang phục có chất liệu bằng vải nilon, màu tối, kiểu may - Các nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày , nhóm khác nhận xét, bổ xung - GV hưởng dẫn Hs tổng hợp để đưa ra câu trả lời đúng nhất.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (3’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo Liên hệ:

Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình về cách sử dụng trang phục đã được học ở lớp.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Em hãy tìm hiểu cách sử dụng trang phục của những người xung quanh và

(11)

ghi lại những gì em quan sát được.

4. Hướng dẫn về nhà: (1p’) - Về học bài câu 1 SGK19-20

- Xem bài mới phần 2: Cách phối hợp trang phục SGK/21.

- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan1. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao

Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan?. Định hướng phát triển năng lực: Năng

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan?. Định hướng phát triển năng lực:

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực: