• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 17/09/2020 Tiết : 07 Ngày giảng : 21/09/2020

§5.NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp) I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-HS nhớ và viết được các hằng đẳng thức: Tổng của hai lập phương, hiệu của hai lập phương .

2. Kỹ năng

-HS hiểu và vận dụng được các hằng đẳng thức: Tổng của hai lập phương, hiệu của hai lập phương để rút gọn các biểu thức dạng đơn giản.

3. Tư duy

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình, hiểu ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng quan sát , dự đoán chính xác, hợp lí.

4. Thái độ

-Rèn luyện tính nhanh nhẹn, cẩn thận và có thái độ học HĐT tốt.

5. Năng lực, phẩm chất

-Thông qua bài học hình thành cho HS năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,

-Phẩm chất: Trung thực, nhân ái II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ, bút dạ, phấn màu.

HS: Bút dạ, bảng nhóm, ôn các HĐT đã học

III. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập và thực hành, vấn đáp, trực quan.

- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY- GIÁO DỤC

1. Ổn định ( 1’) 2. Kiểm tra:

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: HS năm được các hằng đẳng thức đã học, dẫn dắt vào bài mới Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs, theo tình huống cụ thể

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, luyện tập thực hành.

Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật giao nhiệm vụ

+ HS1: Tính a). (3x - 2y)3 = ; b). (2x +

1 3)3 =

+ HS2: Viết các HĐT lập phương cña 1 tổng, lập phương của 1 hiệu.

(2)

Viết biểu thức sau dứơi dạng lập phương của 1 tổng: 8m3 + 12m2 + 6m + 1

*Đáp án :

HS1: a) (3x - 2y)3 = 27x3 - 54x2y + 36xy2 - 8y3 b, (2x +

1

3)3 = 8x3 + 4x2 +

2 3x +

1

27

+ HS2: 8m3 + 12m2 + 6m + 1= (2m)3 + 3(2m)2 .1 + 3.2m.12 = (2m + 1)3

*ĐVĐ: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu nốt hai HĐT cuối cùng 3. Bài mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Tổng hai lập phương Mục tiêu:Hs nắm được hằng đẳng thức tổng hai lập phương

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs, theo tình huống cụ thể

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, luyện tập thực hành.

Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: Từ bài tập trên ta thấy với hai số bất kỳ a và b ta luôn có (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3. Vậy cho hai biểu thức A và B ta rút ra được gì ?

A3 + B3 = ?

HS: Nêu công thức tổng quát.

GV: Từ công thức đó em nào có thể phát biểu thành lời ?

HS: Phát biểu thành lời công thức.

GV: Áp dụng công thức hãy.

a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích.

b) Viết (x + 1)(x2 - x + 1) dưới dạng tổng.

GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện.

HS: 2 lên bảng làm dưới lớp làm vào nháp.

GV: Cùng cả lớp nhận xét và chốt lại công thức.

GV: Nhắc nhở HS phân biệt (A+B)3 và A3+B3

1. Tổng hai lập phương.

Tổng quát:

A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2)

Áp dụng:

a) x3 + 8 = (x + 2)(x2 -2x + 4) b) (x + 1)(x2 - x + 1) = x3 + 1

Hoạt động 2: Hiệu hai lập phương Mục tiêu:Hs nắm được hằng đẳng thức tổng hai lập phương

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs, theo tình huống cụ thể

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật giao nhiệm vụ, thảo luận

(3)

Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Làm ?3

? Tính (a - b)(a2 + ab + b2) HS: Thực hiện

GV: Từ kết quả phép nhân ta có a3 - b3 = (a - b)(a2 + ab + b2)

-Với A, B là các biểu thức tuỳ ý thay a, b bằng A, B thì đẳng thức trên vẫn đúng

GV: Quy ước: (A2 + AB + B2) là bình phương thiếu của một tổng 2 biểu thức

GV: Từ bài tập trên ta thấy với hai số bất kỳ a và b ta luôn có (a - b)(a2 + ab + b2) = a3 - b3. Vậy cho hai biểu thức A và B ta rút ra được gì?.

HS: Nêu công thức tổng quát.

GV: Từ công thức đó em nào có thể phát biểu thành lời ?

HS: Phát biểu thành lời công thức.

GV: Áp dụng( bảng phụ) a, Tính: (x -1)(x2+x+1) = b, Viết 8x3 - y3 dưới dạng tích

c, Đánh dấu x vào ô có đáp án đúng tích:(x+2) (x2-2x + 4)

a, x3 + 8 C,(x+2)3 b, x3 - 8 d,(x- 2)3 HS: Thực hiện.

2. Hiệu hai lập phương:

?3 a, b là các số tuỳ ý:

(a - b)(a2 + ab +b2) = a3 - b3

* A,B là hai biểu thức tuỳ ý

* Áp dụng :

a, (x -1)( x2+x+1) = x3 - 1 b, 8x3-y3=(2x)3 – y3

=(2x - y)(4x2+2xy+y2) c, (x +2)(x2-2x +4) = x3 + 8

………

C. VẬN DỤNG

Mục tiêu: HS áp dụng được hằng đẳng thức vào làm bài tập

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs, theo tình huống cụ thể

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật giao nhiệm vụ, thảo luận

Hoạt động của GV và HS Nội dung

-Nhắc lại 7 HĐT đáng nhớ.GV đưa bảng tóm tắt 7 HĐT đáng nhớ.

-Làm bài tập 30; 32 (SGK - 16)

Bài 32a tr 16 sgk: Điền các đơn thưc thích hợp vào dấu (?):

(3x + y)(? - ? + ?) = 27x3 + y3

Giải:

A = 3x A2 = 9x2 A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2) (7)

(4)

B = y B2 = y2 AB = 3xy

Ta có: (3x + y)(9x2 – 3xy + y2) = 27x3 + y3

Bài 30 a tr 16 sgk: Rút gọn biểu thức:

(x + 3)(x2 – 3x + 9) – (54 + x3)

= x3 + 27 – 54 – x3 = - 27

D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG: Không E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ 7 HĐT theo hai chiều.

- Làm bài tập 30b, 31, 32b, 33/16

*Hướng dẫn Bài 31: Cách c/m đẳng thức: Biến đổi VT thành VP. từ đó rút ra mối quan hệ giữa HĐT 4 và 6, HĐT 5 và 7

V.RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

(5)

Ngày soạn: 17/09/2020 Tiết : 08 Ngày giảng : 22/09/2020

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS được củng cố và ghi nhớ có hệ thống các HĐT đã học.

2. Kỹ năng

-HS có kỹ năng vận dụng các HĐT vào bài tập.

3. Thái độ

- Tích cực, hăng hái, yêu thích môn học.

- Đoàn kết, hợp tác trong học tập.

4. Năng lực cần đạt

-Thông qua bài học hình thành cho HS năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ khi trình bày bài.

-Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ

Giáo dục đạo đức: Giáo dục ý thức đoàn kết, rèn luyện thói quen hợp tác.

II. CHUẨN BỊ

- GV: phấn màu, bút dạ , bảng phụ, BT+ đề kiểm tra 15 phút - HS: Ôn tập bảy HĐT đã học.

III. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, phát hiện và giải quyết vấn đề. luyện tập và thực hành, nhóm.

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY – GIÁO DỤC 1. ổn định (1’)

2. Kiểm tra bài cũ : lồng ghép trong bài học 3. Bài mới :

A. KHỞI ĐỘNG: Không

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu: Vận dụng 7 hằng đẳng thức vào dạng bài tập tính.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs, theo tình huống cụ thể

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật giao nhiệm vụ, thảo luận

Hoạt động của GV và HS Nội dung

*Chữa bài 33 (SGK-16)

- GV cho HS làm bài , nhận xét KQ, sửa chỗ sai.

HS lên bảng điền kết quả đã làm.

1) Vận dụng 7 hđt đáng nhớ vào dạng BT tính toán .

Chữa bài 33/16sgk: Tính a) (2 + xy)2 = 4 + 4xy + x2y2 b) (5 - 3x)2 = 25 - 30x + 9x2

(6)

- Các em có nhận xét gì về KQ phép tính?

*Bài 36 (SGK-17):

GV cho HS tìm hiểu y/c bài.

? em hãy nhận xét các phép tính này có đặc điểm gì. Cách tính nhanh các phép tính này ntn?

-Trình bày thứ tự thực hiện?

HS: áp dụng HĐT để viết gọn về dạng bình phương của 1 tổng hoặc lập phương của 1 tổng, thay giá trị của x vào để tính GT biểu thức.

GV cho HS lên bảng trình bày.

c) ( 2x - y)(4x2 + 2xy + y2) = (2x)3 - y3 = 8x3 - y3

d) (5x - 1)3 = 125x3 - 75x2 + 15x - 1 e) ( 5 - x2) (5 + x2)) = 52 - (x2)2 = 25 - x4

g) (x +3)(x2-3x + 9) = x3 + 33 = x3 + 27

*

Bài 36 (SGK-17 ) : Tính giá trị biểu thức

a) x2 + 4x +4 = (x + 2)2 = (98 + 2)2

= 1002 = 10.000

a) x3 + 3x2 +3x +1 = (x + 1)3

= (99 + 1)3

= 1003 = 1000.000

C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Vận dụng 7 hđt vào dạng bài tập rút gọn biểu thức Mục tiêu: Vận dụng 7 hằng đẳng thức vào dạng bài tập rút gọn biểu thức Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs, theo tình huống cụ thể

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật trả lời, thảo luận

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bài 34 (SGK-17):

- GV treo bảng phụ bài 34.

?Yêu cầu của bài là gì? Cách làm ? (+ coi cả bt đã cho là HĐT(2) + xác định rõ A&B)

? Trình bày các bước.

(chú ý: trước luỹ thừa (a – b)2 dấu - ) HS: 2 em lên bảng trình bày.

Lớp cùng làm và nhận xét bài của bạn.

2) Vận dụng 7 hđt đáng nhớ vào dạng toán rút gọn biểu thức

Bài 34 (SGK-17): Rút gọn các biểu sau

a/ (a + b)2 – (a – b)2

= (a + b + a – b)(a + b – a + b)

= 2a.2b = 4ab

b/ (a + b)3 – (a – b)3 – 2b3

= a3 + 3a2b + 3ab2+ b3- a3+ 3a2b- 3ab2+ b3- 2b3 = 6a2b

c/ (x + y + z)2 -2(x + y+ z)(x+y) + (x+y)2

= (x + y + z – x - y)2 = z2 D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Mục tiêu: HS vận dụng linh hoạt các hằng đẳng thức vào nhiều dạng toán khác Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs, theo tình huống

(7)

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

? Phát biểu HĐT tổng hai lập phương?

Viết dạng TQ?

* Chữa bài 31 (SGK -16)

Gv đưa BT 31 trên bảng phụ yêu cầu HS các nhóm nhận dạng BT và thảo luận cách làm?

- Thông qua hoạt động GDHS tinh thần đoàn kết, sự hợp tác trong học tập.

HS có thể làm theo 2 cách:

*cách 1: áp dụng HĐT (4) để biến đổi VP thành VT.

* cách 2: Đặt thừa số chung như sau VD: (a + b)3 - 3ab (a + b)

= (a + b) [(a + b)2 - 3ab)]

= (a + b) [a2 + 2ab + b2 - 3ab]

= (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3 -Nhận xét?

GV khái quát: mối quan hệ giữa HĐT(4) và HĐT(5) để áp dụng vào các bài tập .

? Phát biểu HĐT hiệu hai lập phương? Viết dạng TQ?

Chữa bài 31b/16 rồi rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa HĐT (5) và (7).

3) Vận dụng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ vào bài toán CM đẳng thức 1. Bài 31 (SGK -16) : Chứng minh rằng

a/ a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b) Giải: Biến đổi VP ta có:

(a + b)3 – 3ab(a + b)

= a3 +3a2b + 3ab2 + b3–3a2b –3ab2 = a3 + b3

VP = VT. Đẳng thức được c/m

b/ a3 – b3 = (a – b)3 + 3ab(a– b) Biến đổi VP ta có

(a - b)3 + 3ab(a – b)

= a3– 3a2b +3ab2 – b3 + 3a2b -3ab2 = a3 - b3

VT = VP. Đẳng thức được c/m

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

-Thuộc 7 HĐT theo chiều từ tổng thành tích. Ôn t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng, trừ.

-BTVN:34; 37 SGK; 14; 16 (SBT - 4+5)

Đọc trước bài 6/SGK trả lời: Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử, khi phân tích đa thức thành nhân tử bằng p2 đặt nhân tử chung ta làm như thế nào?

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

(8)

Ngày soạn: 17/09/2020 Tiết :09 Ngày giảng : 22/9/2020

§6. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử -Biết các bước tìm nhân tử chung, đặt nhân tử chung

-Biết quan sát, phân tích, đánh giá để vận dụng phương pháp đặt nhân tử chung một cách thích hợp.

2. Kĩ năng

- Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung thành thạo.

- Vận dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân bằng phương pháp đặt nhân tử chung vào một số dạng bài tập: Tính, tìm x, chứng minh chia hết.

3. Thái độ

- Rèn luyện thái độ hợp tác, cẩn thận, tỉ mỉ

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác - Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán

4. Năng lực, phẩm chất

- Hình thành cho HS năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; tự quản lí;

giao tiếp; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ; tính toán.

-Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ II. CHUẨN BỊ

- GV: Phấn màu, bảng phụ, bút dạ, PHTM

- HS: Ôn lại qui tắc nhân đơn thức với đa thức, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Đọc trước nội dung bài học.

- Bút dạ, bảng nhóm ?1

III. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, luyện tập thực hành.

- Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ:

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: HS biết sử dụng tích chất phân phối phép nhân và phép cộng từ đó dẫn dắt vào bài mới.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

(9)

Câu hỏi Đáp án 2 HS lên bảng :

HS1: - Nêu t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng, viết công thức tổng quát?

Áp dụng: Tính nhanh giá trị biểu thức :

a) 85. 12,7 + 15 . 12,7.

a) a(b +c) = ab + ac

= 12,7.(85 + 15) = 12,7 . 100

= 1270 HS2: b) 52 . 143 – 52 .39 – 8.26.

( Lớp cùng làm ).

b/ = 52 .(143 - 39) – 8.26

= 52.104 – 4.52

= 52.(104 - 4) = 52.100

= 5200.

*ĐVĐ (1’): Để thực hiện phép tính trên, chúng ta sử dụng t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng khi viết tổng (hoặc hiệu) đã cho thành một tích.

Đối với các đa thức thì sao ? 3. Bài mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử Mục tiêu:Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử. Biết cách tìm nhân tử chung.

Hình thức tổ chức: Dạy học theo lớp.

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp.

Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật động não, kỹ thuật giao nhiệm vụ.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV ghi VD 1 lên bảng

? Y/cầu của bài là gì ?

- Dựa vào gợi ý trong SGK, GV hướng dẫn HS viết từng hạng tử thành tích để xác định nhân tử chung bằng cách :

+ Hệ số : Là ƯCLN của các hệ số

+ Biến: mỗi biến chung lấy với số mũ nhỏ nhất ? - GV hướng dẫn tiếp: Đặt nhân tử chung (NTC) ra ngoài ngoặc, trong ngoặc là tổng của 2 TS còn lại - GV giới thiệu K/n “Phân tích đa thức thành nhân tử”

Phương pháp dùng ở bài này gọi là “Đặt nhân tử chung”

- Liên hệ với bài kiểm tra đầu giờ:

+ NTC là gì?

- GV gửi VD 2 bằng chức năng chia sẻ tập tin cho máy HS, HS quan sát ví dụ.

? Em hãy xác định nhân tử chung của đa thức trên bằng cách:

1.Ví dụ:

a.Ví dụ 1:

Viết 2x 2 - 4x thành tích của những đa thức

Giải:

2x 2 - 4x = 2x.x – 2x.2 = 2x(x – 2)

b.Ví dụ 2: Phân tích đa thức

15x 3 - 5x 2 + 10x thành nhân tử

Giải:

(10)

- Hệ số : Là ƯCLN của các hệ số

- Biến: mỗi biến chung lấy với số mũ nhỏ nhất

* Chú ý: Sau khi đặt NTC thì trong ngoặc không còn NTC nữa.

15x 3 - 5x 2 + 10x = 5x.x 2 - 5x.x + 5x.2 = 5x(x 2 - x + 2)

C. LUYỆN TẬP – ÁP DỤNG

Mục tiêu: HS biết áp dụng phương pháp vào làm bài tập

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs, theo tình huống cụ thể

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV cho HS thực hiện ?1 theo nhóm bàn.

- HS thảo luận theo nhóm.

HS có trách nhiệm với công việc được giao.

- GV kiểm tra KQ của từng nhóm, nhắc nhở HS tính tích cực trong học tập, làm việc nói chung.

- GV lưu ý cách đổi dấu ở phần c:

(y – x) = - (x – y) để làm xuất hiện NTC Yêu cầu HS đọc chú ý.

- GV cho HS làm thêm một số bài tập phải đổi dấu:

Phân tích đa thức sau thành nhân tử a/ 3x(x – 1) + 2(1 – x)

b/ x 2 (y – x) - 5x(x – y) c/ (3 –x)y + x(x – 3)

HS: mỗi dãy làm một phần, 3 em lên bảng làm. Lớp nhận xét bài của bạn.

- GV cho HS làm ?2

? Em hãy nêu cách làm?

- GV gợi ý: Muốn tìm x trong đẳng thức ta phân tích 3x 2 - 6x thành tích.

? Một tích bằng 0 khi nào?

- GV hướng dẫn cách trình bày, HS có trách nhiệm với công việc được giao

2.Áp dụng:

?1. Phân tích đa thức thành nhân tử a/ x 2 - x = x( x-1)

b/ 5x 2 (x – 2y) – 15x(x – 2y) = 5x ( x - 2y)( x - 3) c/ 3(x – y) – 5x(y - x)

= 3( x - y) + 5x( x - y) = (x - y) ( 3 + 5x)

*Chú ý : (SGK-18)

Phân tích đa thức sau thành nhân tử a/ 3x(x – 1) + 2(1 – x)

= 3x(x – 1) - 2(x – 1) = (x - 1)(3x - 2)

b/ x 2 (y – x) - 5x(x – y)

= x 2 (y – x) + 5x(y – x)

= x(y - x)(x + 5) c/ (3 –x)y + x(x – 3)

= -(x –3)y + x(x – 3)

= (x - 3)(x - y)

?2.

Tìm x sao cho 3x 2 - 6x = 0 Giải:

3x 2 - 6x = 0 3x(x – 2) = 0

3x = 0 hoặc x - 2 = 0 Vậy x 1 = 0; x 2 = 2 D. CỦNG CỐ - MỞ RỘNG

(11)

Mục tiêu: HS biết áp dụng kiến thức trong bài vào giải quyết nhiều dạng toán khác nhau

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa cho từng đối tượng hs, theo tình huống cụ thể

Phương pháp dạy học: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Kỹ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

Phân tích đa thức thành nhân tử b/

2

5 x 2 + 5x 3 + x 2 y = x 2 ( 2

5 +5x +y)

c) 10x(x - y) - 8y(y - x) = 10x(x - y) + 8y(x - y) = 2(x - y)(5x + 4y) d/

2

5 x(y – 1) - 2

5 y(y – 1) = 2

5 (y – 1)(x – y)

* Khi nào thì ta có thể dùng cách đặt nhân tử chung để phân tích đa thức thành nhân tử?

+ Hệ số: Là ƯCLN của các hệ số.

+ Phần biến: Luỹ thừa chung với số mũ bé nhất.

(Khi các hạng tử của đa thức có các thừa số chung (nhân tử chung).

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Bài 42: Viết 55 n+1 - 55 n thành tích có chứa 1 TS chia hết cho 54 bằng cách phân tích đa thức thành nhân tử.

- Học bài và làm các bài tập: 40, 41, 42 (SGK-19), và bài 22,23,24,25 (SBT- 5,6).

- Ôn lại 7 HĐTĐN và nghiên cứu trước bài: “Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách dùng HĐT"

- Hướng dẫn tự học:

+ Đọc mục 1/ SGK làm ?1 và ?2.

+ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách dùng hằng đẳng thức được áp dụng để giải loại toán nào?

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

Ngày 18 tháng 09 năm 2020 Kí duyệt giáo án trong tuần TTCM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học sinh nhận biết được cách phân tích đa thức thành nhân tử có nghĩa là biến đổi đa thức đó thành tích của đa thức.. HS biết PTĐTTNT bằng phương

- Học sinh nêu được các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức qua các ví dụ cụ thể..

- Có kĩ năng biết cách phân tích đa thức thành nhân tử và làm được những bài toán không quá khó, các bài toán với hệ số nguyên là chủ yếu, các bài toán phối hợp

- Khi sử dụng phương pháp nhóm hạng tử để phân tích đa thức thành nhân tử, ta cần nhận xét đặc điểm của các hạng tử, nhóm các hạng tử một cách thích hợp nhằm làm xuất

Em hãy chỉ rõ trong cách làm trên, bạn Việt đã sử dụng những phương pháp nào để phân tích đa thức thành

- Giúp học sinh vận dụng được kiến thức để làm được bài tập dạng đặt nhân tử chung, một số bài toán tìm x, chứng minh chia hết... là cơ hội để hình thành năng lực

Dạng 1: Tính tích phân bằng cách sử dụng định nghĩa, tính chất1. Phương

Với một số đa thức không thể sử dụng các phương pháp như đặt nhân tử chung, sử dụng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử cũng như phép tách hạng tử để phân tích thành nhân tử..