• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử vào THPT môn Ngữ văn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử vào THPT môn Ngữ văn"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN ĐỀ THI THỬ VÀO THPT Môn: Ngữ văn 9 Năm học 2018-2019

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Lựa chọn phương án đúng.

Câu 1. Nội dung chính được thể hiện qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) là gì?

A. Vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường.

B. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn những năm chống Mỹ.

C. Vẻ đẹp của những người lính lái xe trên đường Trường Sơn.

D. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên đường Trường Sơn.

Câu 2. Thành ngữ Dây cà ra dây muống liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm quan hệ. B. Phương châm cách thức.

C. Phương châm về chất. D. Phương châm về lượng.

Câu 3. Câu văn sau có chứa thành phần biệt lập nào?

... Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm...

( Lão Hạc- Nam Cao)

A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.

C. Thành phần gọi – đáp. D. Thành phần phụ chú.

Câu 4. Đoạn văn sau đã sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

Cây hoa đào có nhiều loại, phổ biến nhất là đào bích có màu hồng, sai hoa; đào phai màu hồng nhạt; hồng bạch ít hoa hơn, giống hoa màu trắng. Các giống đào này đều có cánh kép, cho quả bé hoặc không có quả. (Hoàng Đức Huy)

A. Miêu tả. B. Thuyết minh. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong cuộc sống. Trong đoạn văn có một câu văn có chứa thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân thành phần đó) và một câu cầu khiến (gạch chân câu đó).

Câu 6. (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương (Ngữ văn 9, tập hai, NXBGDVN 2010, tr 72-73).

————Hết————

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:………; Số báo danh………

(2)

1

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN HD CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO THPT Môn: Ngữ văn 9

Năm học 2018-2019

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4

Đáp án A B D B

Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức của một đoạn văn. Nếu thí sinh không viết đúng đoạn văn thì tối đa chỉ cho 0,5 điểm.

* Yêu cầu về nội dung: Thí sinh cần hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. Có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:

Ý Nội dung Điểm

1 Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ước mơ trong cuộc sống. 1,5 - Ước mơ là những dự định, khát khao về những điều tốt đẹp mà mỗi chúng

ta mong đạt được trong cuộc sống.

0,25 - Ước mơ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống:

+ Ước mơ là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta, giúp ta biết sống có mục đích, lí tưởng và hướng tới những điều tốt đẹp.

+ Ước mơ chính là khởi điểm của niềm tin và là động lực để chúng ta vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

+ Ước mơ cho cuộc sống của mỗi người trở nên tràn đầy ý nghĩa, được sống với khát vọng, đam mê, khẳng định được năng lực, giá trị của bản thân.

0,5

- Muốn hiện thực hóa ước mơ cần có lòng quyết tâm, sự kiên trì, tính nhẫn nại.

0,25 - Phê phán bạn trẻ sống không có ước mơ, sống hoài, sống phí tuổi thanh xuân

của mình. Mặt khác, những ước mơ tầm thường, vị kỉ cũng không đáng trân trọng.

0,25

- Là một học sinh, chúng ta cần phải có ước mơ, mục đích sống cho riêng mình; cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng, hoàn thiện trí tuệ và tâm hồn để biến ước mơ thành hiện thực.

0,25

2 Thực hiện đúng những yêu cầu về kiến thức tiếng Việt của đề bài. 0,5 - Viết một câu có thành phần biệt lập cảm thán và gạch chân thành phần đó.

- Viết một câu cầu khiến và gạch chân câu cầu khiến đó.

0,25 0,25

Câu 6 (6,0 điểm).

* Yêu cầu về kỹ năng

Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.

ĐỀ CHÍNH THỨC

(3)

2

* Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm

I Giới thiệu chung 0,5

Giới thiệu về tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con.

II Giải quyết vấn đề 5,0

1 * Tình yêu thương, sự che chở đùm bọc của gia đình và quê hương với đứa con

1,5 - Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng, cha muốn nhắc nhở đứa con

nhớ và hướng tới tình cảm gia đình, cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

+ Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ + Nhiều từ láy, kết hợp với nhịp thơ 2/3 tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt bằng những hình ảnh cụ thể: chân phải- chân trái; tiếng nói - tiếng cười; một bước - hai bước...

→ Tác giả tạo ra được không khí ấm áp, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười đều được cha mẹ chăm chút, đón nhận

- Người cha cho con biết niềm vui của lao động và tình nghĩa của quê hương + Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình:

cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”

+ Tác giả diễn tả những động tác cụ thể trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, vừa hòa quyện niềm vui

+ Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống

+ Người cha nhắc tới ngày cưới - ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời - đó là điểm tựa của hạnh phúc

→ Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và nghĩa tình

2 * Phẩm chất đáng quý, tốt đẹp và truyền thống văn hóa của người đồng mình 1,5 - Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển

+ Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần khẳng định phẩm chất của người đồng mình, những người có lời nói giản dị, mộc mạc gợi sự yêu thương, gần gũi

- Phẩm chất của những người đồng mình hiện dần qua lời nói tâm tình của người cha:

+ Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan

Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh

+ Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi tuy có nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên cường, sống mạnh mẽ, thiết tha với quê hương

(4)

3

3 Ước muốn của cha 1,5

+ Mong con thủy chung với quê hương

+ Biết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình

+ Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí và niềm tin, họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé, yếu đuối về ý chí

+ Người đồng mình biết cách nâng cao quê hương, xây dựng và duy trì truyền thống phong tục tập quán của mình

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục

+ Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình

+ Cha mong mỏi đứa con sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người đồng mình

+ Con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.

4 4

Nghệ thuật: Thể thơ tự do mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh, mộc mạc, giàu chất thơ, cụ thể và giàu sức khái quát; giọng điệu tha thiết, trìu mến, bay bổng nhẹ nhàng, khúc triết, rành rọt... tạo ra sự cộng hưởng hài hòa; ngôn từ bình dị, mộc mạc như lời nói thường ngày.

0 0,5

III Tổng kết, đánh giá 0,5

Bài thơ nhắc nhở về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, 1 sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua đó gửi gắm những bài học giản dị, mộc mạc đầy ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gứn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Lưu ý:

- Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại, cho điểm từ 0 đến 10.

- Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm.

--- Hết ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Các câu tục ngữ về thiên nhiên lao động đã phản ánh kinh nghiệm nhìn trời đất để dự báo thời tiết, cũng như những kinh nghiệm của người nông dân trong trồng trọt

Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa thực tiễn với đời sống con người: Với những câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sẽ giúp chúng ta quan sát được những

• Nước ta có lực lượng lao động đông đảo.Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc..

[r]

•Khí thế lao động khẩn trương vui tươi , sôi nổi , phấn trấn của những con người mới những con người làm chủ thiên nhiên biển cả , làm chủ cuộc sống. •Tác giả bày tỏ

Hai người con đã hiểu được ý nghĩa trong lời dặn dò của cha: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống

™Nöôùc laø moät thaønh phaàn raát quan troïng vaø khoâng theå thieáu ñöôïc trong heä sinh thaùi moâi tröôøng ñeå duy trì söï soáng, söï trao ñoåi chaát, caân

Câu hỏi: Dòng nào nêu đúng vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai..”.. A.Tình yêu gắn với sự độ