• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4

Thực hiện từ ngày 27/9 đến ngày 01/10/2021 Ngày soạn: 25/9/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 11: LUYỆN TẬP ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”. Vận dụng giải quyết một số vấn đề thực tế.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và

“làm cho tròn 10”.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh. Có trách nhiệm khi làm việc nhóm, cặp.

* HS Tấn: Vận dụng làm được 1 bài tập của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, giáo án III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo cặp. Bạn A viết một phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 ra nháp hoặc ra bảng con đố bạn B tìm kết quả và nói cách tính. Đổi vai cùng thực hiện.

- GV dẫn dắt vào bài mới

2. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 30p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 4

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì - HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm

Tham gia trò chơi Đố bạn số gì?

- HS quan sát, thực hiện các phép tính

Tham gia trò chơi cùng bạn

Quan sát tranh

(2)

câu trả lời cho bài toán đặt ra.

3. VẬN DỤNG

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 5

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS thảo luận về hai cách tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “đếm tiếp và làm cho tròn 10". Nói cho bạn nghe cách mà mình thích và lí do GV có thể đưa thêm một vài ví dụ khuyến khích HS thực hiện theo cả hai cách từ đó rút ra nhận xét. Khi thực hiện cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 chúng ta làm cách nào cũng được, cách “đếm thêm”

thường dùng trong trường hợp cộng với số bé như 9 + 2; 9 + 3 ; 8 + 4

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS trao đổi, thảo luận tìm ra đáp án

Hs thực hiện theo cặp

Lắng ngh

- HS làm bài tập cá nhân, thảo luận với bạn bên cạnh

- HS nêu thêm các ví dụ - Lắng nghe

Hs trả lời

- HS chú ý lắng nghe

Trao đổi cùng bạn Làm theo cặp

Theo dõi bạn làm bài.

Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

_______________________________________

Tiếng việt Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (VD: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương…), bước đầu biết cách đọc lời đối thoại của các nhân vật trong bài Em có xinh không?; Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được các nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện (chuyện voi em đi tìm và tìm thấy sự tự tin ở chính bản thân mình).

Nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc;

(3)

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm; có sự tự tin vào chính bản thân mình.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Giáo án. Một số tranh ảnh về loài vật. Máy tính, máy chiếu.

- Học sinh: SGK. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS trả lời tích cực):

+ Các bức tranh thể hiện điều gì?

+ Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không?

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Cũng như các em, có một bạn voi cũng rất thích được mọi người khen. Bạn ấy thích được khen điều gì và điều gì đã xảy đến với bạn ấy? Để biết điều này, chúng ta cùng đi vào bài đọc Em có xinh không?.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

a. Đọc văn bản:

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc, nêu nội dung tranh (VD:

Tranh minh họa voi em đang đứng cùng hươu với cặp sừng bằng cành cây khô trên đầu).

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng sâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV nêu một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của phát âm địa phương để HS đọc, yêu cầu HS đọc lại: xinh,

- HS quan sát tranh minh họa, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:

- Tranh gợi ý về vẻ đẹp hay năng lực của con người: bạn gái có mái tóc dài hay má lúm đồng tiền, một bạn nam đá bóng giỏi hoặc bơi giỏi.

- HS chia sẻ điều mà mình thích được khen.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc, nêu nội dung tranh

- HS đọc thầm theo.

- HS đọc theo GV hướng dẫn.

Quan sát tranh

Lắng nghe

Theo dõi GV đọc mẫu

(4)

hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương,…

- GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê).

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp để các bạn biết cách luyện đọc theo cặp:

+ HS1 đọc từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi;

+ HS2 đọc phần còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

(GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài).

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

b. Tìm hiểu bài:

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi SGK trang 25 (GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết):

+ Câu 1: Voi em đã hỏi voi anh, hươu và dê điều gì?

+ Câu 2: Sau khi nghe hươu và dê nói, voi em đã làm gì cho mình xinh hơn?

+ Câu 3: Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói gì?

+ Câu 4: Em học được điều gì từ câu chuyện của voi em?

- GV gọi đại diện các nhóm đứng lên trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung,

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc mẫu để cả lớp luyện đọc.

- HS luyện đọc theo cặp, góp ý cho nhau.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Voi em đã hỏi voi anh, hươu và dê cùng một câu hỏi: “Em có xinh không?”.

+ Câu 2: Sau khi nghe hươu, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.

+ Câu 3: Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói:

“Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!”.

+ Câu 4: Điều em học được từ câu chuyện của voi em:

Em chỉ đẹp khi là chính mình; Phải có chính kiến;

Phải tự tin vào vẻ đẹp của chính mình.

- Đại diện các nhóm đứng lên trả lời.

- HS lắng nghe.

Đọc bài theo cặp

Thảo luận nhóm trả lời

Trả lời câu hỏi 4

Lắng

(5)

chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1:

- GV yêu cầu HS:

+ Lắng nghe GV đọc diễn cảm cả bài.

+ Tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.

- GV gọi HS đọc phân vai.

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Hoạt động 2:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời các câu hỏi trong phần Luyện đọc theo văn bản:

+ Câu 1: Voi em đã hỏi voi anh, hươu và dê cùng một câu hỏi: “Em có xinh không?”.

+ Câu 2: Sau khi nghe hươu, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.

+ Câu 3: Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!”.

+ Câu 4: Điều em học được từ câu chuyện của voi em: Em chỉ đẹp khi là chính mình; Phải có chính kiến; Phải tự tin vào vẻ đẹp của chính mình.

- GV để HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

- Đối với câu 1:

+ GV gọi HS trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- Đối với câu 2:

+ GV gọi các HS trả lời theo ý kiến của mình

+ GV tổ chức cho cả lớp bình chọn câu trả lời hay nhất.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS tập đọc lời đối thoại.

- HS đọc phân vai.

- HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo cặp và trả lời các câu hỏi trong phần Luyện đọc theo văn bản.

- HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Ba từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân. VD: Nếu là voi anh, sau khi voi em bỏ sừng và râu, em sẽ nói: “Trông em khi là chính em rất xinh đẹp!” hoặc: “Mỗi người đều có vẻ đẹp riêng, hươu và dê có vẻ đẹp của riêng họ, voi chúng ta cũng thế. Nếu em nghe theo lời của tất cả mọi người, em sẽ chẳng còn vẻ đẹp riêng nữa, thậm chí là xấu xí. Vì vậy hãy cứ tự tin với vẻ đẹp mà chỉ họ nhà voi chúng ta và chỉ em mới có được nhé!”.

- Cả lớp bình chọn câu trả lời hay nhất.

nghe

Theo dõi GV đọc

Đọc phân vai cùng bạn

Theo dõi bạn trả lời

(6)

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

* Củng cố dặn dò

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại nội dung chính:

+ Đọc – hiểu bài Em có xinh không?;

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

Buổi chiều Tập viết (Tiết 3)

CHỮ HOA B I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ hoa B cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng: Bạn bè chia ngọt sẻ bùi.

- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Có tình cảm thương yêu, biết quan tâm đối với người thân, bạn bè.

* HS Tấn: Viết 1 dòng chữ hoa B. 1 dòng câu ứng dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa B - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

* Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức 12p a. Viết chữ hoa

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu mẫu chữ B, yêu cầu HS quan sát: độ cao, độ rộng các nét, quy trình viết chữ B.

+ Độ cao: 5 li.

+ Độ rộng: 4,5 li.

+ Chữ B gồm 2 nét: nét 1 là nét móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc hơi cong; nét 2 là nét cong lượn thắt.

- 1-2 HS chia sẻ.

- HS quan sát mẫu chữ.

Lắng nghe

Quan sát cô giới thiệu chữ hoa

(7)

- GV viết mẫu lên bảng:

- Nét 1 (móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc hơi cong): Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 đưa bút xuống vị trí giao điểm đường kẻ ngang 2 và kẻ dọc 3 thì lượn sang trái tạo thành nét cong. Điểm kết thúc ở giao điểm đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 2.

- Nét 2 (nét cong lượn thắt): Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 5 và khoảng giữa đường kẻ dọc 2, 3 rồi viết nét cong vòng lần 1, tạo nét thắt bên dưới dòng kẻ ngang 4, tiếp tục viết nét cong phải. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ dọc 4 và quãng giữa hai đường kẻ ngang 2, 3.

- GV yêu cầu HS tập viết chữ B vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết.

- GV gọi một số HS trình bày bài viết.

- GV hướng dẫn, chữa một số bài trên lớp.

- GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi các em, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

b. Viết ứng dụng Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Bạn bè chia ngọt sẻ bùi.

- GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng, sau đó hướng dẫn HS:

+ Viết chữ B hoa đầu câu;

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường;

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o;

- HS quan sát GV viết mẫu.

- HS tập viết chữ B vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết.

- HS trình bày bài viết.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc to.

- HS quan sát.

Quan sát cô giới thiệu chữ hoa

Viết 1 dòng chữ hoa vào vở

(8)

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ i trong tiếng bùi;

- GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết.

- GV hướng dẫn, chữa một số bài trên lớp.

- GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi HS.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS thực hành viết dòng chữ ứng dụng vào vở tập viết.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Viết 1 dòng câu ứng dụng

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

___________________________

SINH HOẠT DƯỚI CỜ - HĐTN BÀI 3: LUYỆN TAY CHO KHÉO I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Tự làm được một món đồ thủ công.

II. ĐỒ DÙNG

1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: sản phẩm thủ công.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia hoạt động phong trào” Khéo tay hay làm” (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

(9)

- Tổ chức cho HS chia sẻ những sản phẩm thủ công mà tự tay mình làm.

+ Thông qua những sản phẩm đó em cảm thấy như thế nào khi thực hành? => 1 số HS trả lời.

- GV nhận xét hoạt động.

- GV tổ chức cho HS thi đua trình diễn kỹ năng khéo tay hay làm.

- TPT Đội hướng dẫn trò chơi, nêu luật chơi.

- GV cho một số HS lên tham gia.

+ HS nhận xét, Nêu điều em ấn tượng nhất sau hoạt động này?

- TPT Đội nhận xét, tuyên dương, khen thưởng.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS theo dõi

-HS chia sẻ những sản phẩm thủ công mà tự tay mình làm.

-HS trả lời: vui, thích, hứng thú,

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời - HS lên tham gia.

-HS nêu cảm xúc -HS lắng nghe

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 18/9/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 8: LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (1 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập về “cộng hai số có tổng là 10” và “10 cộng với một số” trong phạm vi 20, chuẩn bị cho việc học về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có

(10)

nhớ) trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Biết cộng 2 số có tổng là 10. Làm 1 bài tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, giáo án

III. TIẾN TRÌNH D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

* Cách thức tiến hành:

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”.

- Lượt 1: HS nêu một phép cộng trong phạm vi 10 đố bạn thực hiện. VD: 3 + 7

- Lượt 2: HS nêu một phép cộng trong phạm vi 20 đố bạn thực hiện. VD: 10 + 5

2. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 20p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

a)

- GV yêu cầu HS thực hiện phép cộng để tìm kết quả của từng phép tính được ghi trên mỗi tấm thẻ

- GV cho HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

b) - Bài tập giúp HS dựa vào Bảng công trong phạm vi 10 để tìm số thích hợp cho ô [?]

- HS chữa bài, GV đặt câu hỏi để HS nhận ra khi thực hiện các phép tính ở câu bị này chính là “làm cho tròn 10", khi nhìn vào một số trong phạm vi 10 chúng ta có thể “làm cho tròn 10” bằng cách dựa vào Bảng cộng.

HS tự nêu thêm ví dụ để đối bạn “làm cho

HS tham gia trò chơi “Đố bạn”

- HS thực hiện phép cộng

- Cá nhân HS thực hiện và nói cho bạn nghe cách làm.

- HS chơi theo nhóm

Tham gia chơi cùng bạn

Làm bài tập 1 vào vở

Thảo luận nhóm

(11)

tròn 10”. Chẳng hạn: 6 + 1 = 10 ; 5 + ? = 10 - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm, chuẩn bị sẵn các thẻ phép tính, một bạn lấy ra một thế phép tính để bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại.

Bài tập 2

- GV cho HS tự làm bài 2, thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- GV gọi 3 HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp làm vào vở

- GV nhận xét, cho điểm HS Bài tập 3

- GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật tính

“cộng hai số có tổng là 10” và “10 cộng với một số” vừa được ôn luyện qua bài 2 để thực hiện tính nhẩm.

- HS làm các bài có hai phép cộng liên tiếp thì thực hiện lần lượt từ trái qua phải. Ví dụ:

9 +1 + 4 = 10 + 4 = 14 3. VẬN DỤNG 10p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 4

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nhận dạng bài toán dạng “10 cộng với một số”

- GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ nêu cách nhẩm nhanh cho các nhép tính dạng “10 cộng với một số". HS tự nêu thêm ví dụ để nắm chắc cách tính.

- HS thảo luận, tính ra đáp án

- HS tính tổng các phép tính

- HS thực hiện và nói cho bạn nghe cách làm

- HS chữa bài.

- HS chú ý lắng nghe

Hs quan sát mẫu

cùng bạn

Làm bài cặp cùng bạn

Theo dõi bạn làm bài

Hs quan sát mẫu

(12)

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì

- Lấy một ví dụ “làm cho tròn 10” và “10 cộng với một số”.

Hs trả lời.

Hs lấy thêm ví dụ.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

____________________________________

Tiếng việt Nói và nghe (Tiết 4)

KỂ CHUYỆN “EM CÓ XINH KHÔNG?”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết dựa vào tranh và những gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh.

Biết chọn và kể lại 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn mỗi đoạn của câu chuyện trong bài đọc) và kể với người thân về nhân vật voi em trong câu chuyện;

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Biết quan tâm, yêu thương người thân và bạn bè.

* HS Tấn: Kể lại được đoạn 1 câu chuyện theo tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

* Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức mới, thực hành luyện tập 20p

a. Quan sát tranh, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc câu 1 phần Nói và nghe SGK trang 26.

- GV chia lớp thành 2 – 3 nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong mỗi tranh.

- HS quan sát và đọc thầm các gợi ý.

- HS đọc câu 1 phần Nói và nghe SGK trang 26.

- Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Quan sát tranh, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh Tranh 1: nhân vật là voi anh và voi em, sự việc là voi em

Lắng nghe

Thảo luận nhóm cùng bạn

(13)

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV khen ngợi các em nhớ nội dung câu chuyện.

b. Chọn kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm về nội dung mỗi bức tranh.

- GV gọi 1 – 2 HS kể lại một vài đoạn câu chuyện dựa theo tranh hoặc yêu cầu HS đóng vai để kể chuyện.

hỏi voi anh Em có xinh không?;

Tranh 2: nhân vật là voi em và hươu, sự việc là sau khi nói chuyện với hươu, voi em bẻ vài cành cây, gài lên đầu để có sừng giống hươu;

Tranh 3: nhân vật là voi em và dê, sự việc là sau khi nói chuyện với dê, voi em nhổ một khóm cỏ dại bên đường, dính vào cằm mình cho giống dê;

Tranh 4: nhân vật là voi em và voi anh, sự việc là voi em (với sừng và râu giả) đang nói chuyện với voi anh ở nhà, voi anh rất ngỡ ngàng trước sự việc voi em có sừng và râu.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, trao đổi nhóm về nội dung mỗi bức tranh.

- HS kể lại một vài đoạn câu chuyện:

+ Tranh 1: Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi voi anh: “Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”.

+ Tranh 2: Một hôm, voi em gặp hươu con, hỏi: “Tớ có xinh không?”. Hươi trả lời: “Chưa xinh lắm vì cậu không có đôi sừng giống

Trả lời tranh 4

Kể lại đoạn 1 câu

chuyện

(14)

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý cho câu chuyện kể của bạn.

- GV mời HS xung phong kể lại 1 – 2 đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi các em có nhiều cố gắng.

3. Vận dụng 10p Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS:

+ Trước khi kể, em hãy xem lại các tranh minh họa và câu gợi ý dưới mỗi tranh.

+ Em hãy chú ý đến tâm lý của voi em, voi em thường hỏi người khác câu gì, khi mọi người nói voi em chưa xinh, voi em đã làm những gì? Em hãy kể cho người thân nghe cả việc sau khi nghe voi anh nói, voi em đã nhận thức được điều gì và thay đổi như thế nào.

+ Em cũng có thể kể thêm về bài học mà em rút ra sau khi học xong câu chuyện này.

+ Sau khi kể xong, em hãy lắng nghe nhận xét của người thân để có thể kể chuyện được tốt hơn.

- GV để HS thực hiện nhiệm vụ.

tớ”.

+ Tranh 3: Gặp dê, voi hỏi:

“Em có xinh không?”, dê trả lời: “Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi”. Nghe vậy, voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà.

+ Tranh 4: Có đôi sừng và bộ râu giả, về nhà, voi em hớn hở hỏi anh: “Anh, em có xinh hơn không?”. Voi anh chê voi em xấu khi có thêm sừng và râu. Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Thế là voi em liền bỏ đôi sừng và chòm râu đi và thấy mình xinh đẹp hẳn lên.

- HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý cho câu chuyện kể của bạn.

- HS xung phong kể lại câu chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

Về nhà kể lại cho người thân nghe

Lắng nghe

Theo dõi bạn trả lời

(15)

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi các em có nhiều cố gắng.

- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

Lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

__________________________________________

Buổi chiều Toán

BÀI 9: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “đếm thêm”

(đếm tiếp). Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh. Có trách nhiệm trong khi làm việc nhóm.

* HS Tấn: Biết cộng có nhớ trong phạm vi 20. Làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: ƯDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

* Cách thức tiến hành:

- “GV yêu cầu HS quan sát bức tranh, thảo luận nhóm, nếu phép tính 8 + 3 =?

- GV nêu: Làm thế nào để tìm được kết quả phép tính 8 + 3 = ? Hãy thảo luận cách tìm kết quả phép tính 8 + 3 = ?

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 12p

* Cách tiến hành:

Quan sát tranh trả lời phép tính.

Theo dõi bạn trả lời

(16)

Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS cách tìm kết quả phép cộng 8 + 3 = ? bằng cách

“đếm thêm”

- GV đọc phép tính, đồng thời gắn 8 chấm tròn lên bảng. HS lấy ra 8 chấm tròn

- GV tay lần lượt chỉ vào các chấm tròn, miệng đếm (miệng nêu kết quả có được sau khi đếm): 9, 10, 11, 2.

Hoạt động 2. HS thao tác trên các chấm tròn của mình, tay chỉ, miệng đếm 9, 10, 11.

- GV hướng dẫn HS thực hiện tính với phép tính khác: 8+5=13.

Hoạt động 3. HS thực hiện một số phép tính khác, viết kết quả vào bảng con, chẳng hạn:

9 + 4 = 13; 7 + 5 = 12

3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 13p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1 – Bài tập 2

- GV yêu cầu HS thực hành theo cách tính như đã nêu trên.

- GV chốt lại cách thực hiện phép cộng bằng cách đếm tiếp".

- Ở bài tập 2, GV cho HS thực hiện tương tự như bài 1: đọc phép tính, đếm tiếp để tìm kết quả phép tính, viết kết quả vào vở.

- HS khác nhận xét, Gv nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3

- GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện phép tính - HS cả lớp thực hành tính “đếm tiếp" (trong đầu) để tìm kết quả

- GV chữa bài, chốt lại cách thực hiện phép công (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách

Hs theo dõi cô hướng dẫn

Hs đếm, nêu kết quả.

HS chỉ và đếm 9,10,11 Hs thực hiện đếm 8+5

Hs viết kết quả vào bảng con

- HS làm theo hướng dẫn của GV

- HS chú y nghe GV giảng bài

Lắng nghe

- HS thực hiện một số phép tính khác

Theo dõi GV hướng dẫn

Viết kết quả 1 phép tính vào bảng

Làm bài tập 1 vào vở

Theo dõi bạn làm bài

(17)

“đếm tiếp

- HS khác nhận xét, Gv nhận xét, tuyên dương.

4. VẬN DỤNG 5p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 4

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- HS khác nhận xét, Gv nhận xét, tuyên dương.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì.

- Về nhà, em hãy tìm hỏi ông bà, cha mẹ, người thân xem có còn cách nào khác để thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 hay không. Tiết sau chia sẽ với cả lớp.

- HS trả lời.

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 9 +5 = 14.

Trả lời: Sau khi nối, đoàn tàu đó có tất cả 14 toa.

- HS trả lời, chú ý GV dặn dò

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

________________________________________

Tiếng việt Tập đọc (Tiết 5 + 6) BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học; bước đầu biết đọc lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp. Chú ý cách đọc ngắt hơi, nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang (VD: À… ờ… Em ngủ dậy.). Hiểu nội dung bài đọc: Từ câu chuyện và tranh minh họa, nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè, xấu hổ đến tự tin.

- Viết được 3 – 4 câu kể về những việc em thường làm trước khi đi học.

- Có ý thức rèn luyện phẩm chất tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.

(18)

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: ƯDCNTT

- HS: SGK. VBT TV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

* Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hàng ngày, em đã làm những việc gì được bố mẹ, thầy cô và mọi người khen ngợi?

- GV dẫn dắt: Cũng như các em, bạn Quang trong bài học chúng ta sắp học sau đây đã cố gắng vượt qua sự ngại ngùng, tự ti. Cuối cùng bạn đã trở nên tự tin, được thầy giáo và các bạn khen ngợi, cổ vũ. Cụ thể câu chuyện như thế nào, chúng ta sẽ cùng đi vào bài học hôm nay.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

a. Đọc VB

* Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài đọc kể về nhân vật Quang trong một giờ học. Quang được thầy giáo mời lên nói trước lớp.

Lúc đầu bạn ấy lúng túng, rụt rừ. Sau đó, nhờ sự động viên, khích lệ của thầy giáo, bạn bè và sự cố gắng của bản thân, Quang đã nói năng lưu loát, trở nên tự tin. Trong bài đoc, có lời đối thoại của thầy giáo và Quang. Khi đọc bài, các em chú ý cách đọc lời nhân vật.

- GV đọc mẫu toàn bài đọc.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em như: lúng túng, kiên nhẫn,…

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài (VD: Quang thở mạnh một hơi/ rồi nói tiếp:/ “Mẹ… ờ… bảo:/

“Con đánh răng đi”./ Thế là con đánh răng.).

- GV mời 1 – 2 HS đọc lời giải thích

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn.

- HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn.

- HS đọc lời giải thích.

Thảo luận câu hỏi cùng bạn

Lắng nghe

Theo dõi GV đọc mẫu

(19)

nghĩa của một số từ ngữ trong VB.

- GV chia VB thành 4 đoạn, hướng dẫn HS quan sát 4 đoạn văn được chia trong SGK:

- Đoạn 1: từ đầu đến mình thích;

- Đoạn 2: tiếp theo đến thế là được rồi đấy!;

- Đoạn 3: tiếp theo đến em đi học;

- Đoạn 4: còn lại.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc lời nhân vật thầy giáo và lời nhân vật Quang.

GV đọc rõ ràng, lời người kể chuyện có giọng điệu tươi vui; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. (Chú ý ngữ điệu khi đọc Em…; À… ờ; Rồi sau đó…

ờ… à…; Mẹ… ờ… bảo.). GV lưu ý HS cách đọc: Trong bài đọc, có lời đối thoại của thầy giáo và nhân vật Quang. Khi đọc bài, các em chú ý đọc đúng, rõ ràng lời các nhân vật. Chú ý ngữ điệu khi đọc “Em…”; “À… ờ…”;

“Rồi… ờ…”; “Rồi sau đó… ờ… à”;

“Mẹ… ờ… bảo”.

- GV mời 4 HS đọc 4 đoạn đã được hướng dẫn.

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV chú ý sửa lỗi cho HS.

- GV mời một số HS đọc lại toàn bài.

Cả lớp đọc thầm theo.

- GV tuyên dương HS đọc tiến bộ.

b. Trả lời câu hỏi

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời 4 câu hỏi SGK trang 28:

+ Câu 1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì?

(GV đặt thêm câu hỏi:

 Ai là người được thầy giáo mời lên nói đầu tiên?

 Khi được mời lên nói, biểu hiện của Quang như thế nào?).

+ Câu 2: Vì sao lúc đầu Quang lúng túng?

- HS quan sát 4 đoạn văn được chia.

- HS lắng nghe.

- HS lần lượt đọc nối tiếp từng đoạn cho đến hết bài.

- HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS sửa lỗi.

- Một số HS đọc lại toàn bài.

Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi SGK:

+ Câu 1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì?

Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích.

+ Câu 2: Vì sao lúc đầu Quang lúng túng?

Theo dõi GV chia đoạn bài

Đọc nối tiếp đoạn 1

Thảo luận nhóm trả lời

(20)

+ Câu 3: Theo em, điều gì khiến Quang trở nên tự tin?

(GV đặt thêm câu hỏi: Khi thấy người khác gặp khó khăn, chúng ta nên làm gì?).

+ Câu 4: Khi nói trước lớp, em cảm thấy thế nào? (GV khuyến khích HS mạnh dạn nói suy nghĩ của mình. GV đặt câu hỏi: Em thấy ý kiến nào phù hợp với suy nghĩ của em?).

- GV cho HS thời gian thảo luận để trả lời câu hỏi. Sau đó gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt câu trả lời.

c. Luyện đọc lại và luyện tập đọc theo VB

* Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt: Trong phần luyện tập này, các em hãy đọc yêu cầu của phần Luyện tập theo VB trong SGK; sau đó chú ý các chi tiết trong VB khi nghe đọc lại cả bài.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của phần Luyện tập theo VB.

- GV mời 1 HS đọc lại cả bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV tổ chức thi trò chơi Ai nhanh hơn: GV đọc lần lượt các câu hỏi:

? Hãy nêu những câu hỏi có trong bài đọc.

? Đó là câu hỏi của ai dành cho ai?

? Cuối câu hỏi có dấu gì?

- GV yêu cầu HS các HS thực hiện

Vì Quang cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì dễ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao mà khó thế.

+ Câu 3: Theo em, điều gì khiến Quang trở nên tự tin?

Thầy giáo và các bạn động viên, cổ vũ Quang; Quang rất cố gắng.

+ Câu 4: Khi nói trước lớp, em cảm thấy thế nào?

HS trả lời theo ý kiến cá nhân.

- HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

- 1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn:

Câu 1: Tìm những câu hỏi có trong bài đọc. Đó là câu hỏi của ai dành cho ai?

- Trả lời: Những câu hỏi có trong bài đọc:

- Sáng nay ngủ dậy em làm gì?

- Rồi gì nữa?

 Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang.

- HS đóng vai các nhân vật và

Trả lời câu hỏi 3.

Lắng nghe

Theo dõi bạn đọc lại bài

Tham gia trò chơi cùng bạn

(21)

yêu cầu câu 2, đóng vai thầy giáo, Quang và các bạn diễn lại câu chuyện, và các bạn nói lời khen khi Quang trở nên tự tin. (GV hướng dẫn HS làm mẫu: Để khen bạn, chúng ta có thể khen: “Bạn giỏi quá!”, “Bạn đã rất cố gắng và trông bạn thật tự tin”. Để đáp lại lời khen của bạn, chúng ta có thể nói: “Cảm ơn lời khen của bạn! Lời khen của bạn khiến mình cảm thấy tự tin rất nhiều!”).

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt câu trả lời.

thực hiện yêu cầu câu 2 theo sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV.

- HS lắng nghe.

Theo dõi bạn đóng vai

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 18/9/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 22 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 10: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (TIẾP THEO) (1 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh. Có trách nhiệm khi làm việc nhóm.

* HS Tấn: Biết cộng các số trong phạm vi 20 bằng cách làm tròn 10.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: 20 chấm tròn (trong bộ đồ dùng học Toán). Một khung 10 ô (có thể in trên giấy A4 cho HS, hoặc sử dụng bằng con kẻ sẵn 106 để thả các chấm tròn, nên làm gọn mỗi khung nửa tờ giấy A4).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” ôn lại các phép tính có kết quả bằng 10 và 10 cộng với một số

Hs tham gia trò chơi. Tham gia chơi cùng

(22)

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bức tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì. HS chia sẻ tình huống và phép tính 9 + 4 = ? - GV dẫn dắt vào bài mới

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 15p

* Cách tiến hành:

1. GV hướng dẫn cách tm kết quả phép cộng 9 + 4 = 2 bằng cách “làm cho tròn 10".

GV đặt vấn đề: Làm thế nào để tìm được kết quả phép tính 9 + 4 =?

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các cách tìm kết quả phép tính 9 + 4 = ?

- HS nói theo suy nghĩ của mình, trên cơ sở đó GV dẫn vào bài mới, chẳng hạn: "Vừa rồi thầy/cô thấy rất nhiều bạn đã tìm được kết quả phép tính 9 + 4 (bằng cách đếm liên tiếp từ đầu, đếm tiếp...), bài hôm nay thầy/cô sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách tính nữa.

- GV giới thiệu clip hoạt hình (trong bộ học liệu điện tử sách Toán 2 - Cách Diều) tìm kết quả phép cộng 9+4=? bằng cách

“làm cho tròn 10” thông qua các thao tác sau:

+ HS xem clip và nhận xét cách tính của bạn Voi

+ Thao tác trên chấm tròn giống như cách của bạn Voi: GV đọc phép tính 9+4, đồng thời gắn 9 chấm tròn lên bảng. HS lấy ra 9 chấm tròn.

- HS thao tác trên các chấm tròn, thực hiện phép cộng 9 + 4 (tay chỉ vào 1chấm tròn bên phải, miệng nói: 9 thêm 1 bằng 10).

Sau đó, gộp tiếp với 3. Nói: Vậy 9+4=13.

- GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự với phép tính khác, chẳng hạn 8+4.

- HS nói theo suy nghĩ của mình

- HS chia sẻ cách tìm kết quả của nhóm.

- HS xem clip GV cung cấp

- HS làm theo GV hướng dẫn

Hs làm tương tự với ví dụ 8+4

các bạn

Nói theo suy nghĩ của mình

Thảo luận nhóm cùng bạn

Xem video clip

(23)

2. HS thực hành theo cặp, tự viết phép tính ra bảng con và tìm kết quả phép tính heo cách vừa học.

3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 10p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bài tập

- GV gọi 2 HS thực hiện theo cách tính như trên.

- GV chốt lại cách thực hiện phép cộng bằng cách “làm cho tròn 10”.

- GV nhận xét, tuyên dương HS Bài tập 2

- GV yêu cầu HS thực hiện tương tự như bài 1: đọc phép tính, thực hiện thao tác

“làm cho tròn 10” để tìm kết quả phép tính rồi viết kết quả vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương HS Bài tập 3

- Yêu cầu HS thực hành tính làm cho tròn 10” (trong đầu) để tìm kết quả.

- GV chữa bài, chốt lại cách thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, bằng cách

“làm cho tròn 10”.

- GV nhận xét, cho điểm HS 4. VẬN DỤNG 5p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 4

Thực hành theo cặp

- HS thực hành theo cách tính như đã nêu trên.

- HS thực hiện phép tính

- HS thực hiện phép tính

Hs thực hiện phép tính vào vở

Làm theo cặp cùng bạn

Làm bài tập 1 vào vở

Theo dõi bạn làm bài

(24)

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- GV nhận xét, chốt đáp án

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm một tình huống trong thực tiễn có sử dụng phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 rồi đố bạn nêu phép tính thích hợp.

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 9+3=12.

Trả lời: Có tất cả 12 chậu hoa

- HS chú ý lắng nghe GV dặn dò

Trả lời 1 câu hỏi

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

_______________________________________

Tiếng việt Chính tả (Tiết 7)

NGHE – VIẾT: MỘT GIỜ HỌC. BẢNG CHỮ CÁI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS nghe – viết đúng chính tả một đoạn bài Một giờ học; biết trình bày tên bài và đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu tên truyện, đầu câu. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt chữ cái và tên chữ cái từ số thứ tự 20 đến 29; thuộc tên các chữ cái và biết sắp xếp chúng theo thứ tự bảng chữ cái (từ: p, q,… đến x, y).

- Phát triển vốn từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật (những từ ngữ chỉ đồ vật trong nhà);

phát triển kỹ năng đặt câu giới thiệu việc làm mình yêu thích.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Biết chia sẻ, hòa đồng với mọi người.

* HS Tấn: Tập chép được 2 câu bài chính tả và làm 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

- GV đọc cho HS viết bảng con 2 từ khó tiết trước.

- Gv tuyên dương.

- HS viết Lắng nghe

(25)

2. Hình thành kiến thức mới 20p

a. Nghe – viết

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Trước khi viết - GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả và nêu yêu cầu khi nghe – viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu tên bài.

+ Cách trình bày một đoạn văn:

thụt đầu dòng một chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

+ Viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm.

+ Những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: Quang, ngượng nghịu, lưu loát.

+ Chú ý những dấu câu có trong đoạn văn sẽ viết: dấu chấm (xuất hiện 3 lần), dấu phẩy (xuất hiện 2 lần),…

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai;

HS nghe và quan sát đoạn viết trong SGK).

- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- GV mời 1 – 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

* Hoạt động 2: Viết

- GV đọc tên bài, đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV chú ý đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên, khen ngợi các em.

- GV yêu cầu HS đổi vở chéo cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- HS viết nháp những chữ dễ viết sai.

- HS đọc lại đoạn văn trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS lắng nghe.

- HS đổi vở chéo cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau

Theo dõi GV hướng dẫn

Viết ra nháp từ hay viết sai

Tập chép bài vào vở

(26)

nhau theo cặp.

- GV chốt, đọc lại bài văn cho HS soát lại bài viết.

- GV nhận xét bài viết của HS.

b. Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái

* Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của BT: Đọc tên chữ cái ở cột 3, viết vào vở bài tập những chữ cái tương ứng.

- GV gọi 1 – 2 HS làm bài tập lên bảng, các HS khác làm bài tập vào vở.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV chữa bài trên bảng, nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức.

- GV tổ chức trò chơi để HS ghi nhớ các chữ cái đã học.

c. Sắp xếp tên các bạn theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.

Viết lại tên các bạn theo thứ tự đã sắp xếp.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 SGK trang 29.

- GV hướng dẫn cách làm bài tập:

Đối chiếu tên các bạn với bảng chữ cái ở bài tập 2 để sắp xếp theo đúng thứ tự;

- GV làm mẫu: mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Đối chiếu với bảng

theo cặp.

- HS soát lại bài viết.

- HS chăm chú lắng nghe.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS làm bài t p lên b ng và vào v :

STT Chữ cái Tên chữ cái

20 p pê

21 q quy

22 r e-rờ

23 s ét-sì

24 t tê

25 u u

26 ư ư

27 v vê

28 x ích-xì

29 y i dài

- HS nhận xét góp ý bài của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS chơi trò chơi GV tổ chức.

- HS đọc bài tập 3 SGK trang 29.

- HS lắng nghe.

Thảo luận cặp cùng bạn

Lắng nghe

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe

(27)

chữ cái, tên bạn Quân nên xếp ở vị trí nào? Tại sao lại xếp tên bạn vào vị trí thứ nhất? (Vì trong số 5 bạn không có bạn nào có tên bắt đầu “quy” hay “pê”).

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập, viết vào vở kết quả tìm được.

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS hoàn thành bài tập, viết vào vở kết quả tìm được.

- HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

HS chia sẻ. Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

__________________________________________

Tiếng việt Luyện tập (Tiết 8)

TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ chỉ đặc điểm. Đặt được câu nêu đặc điểm của sự vật.

- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm; phát triển kỹ năng đặt câu nêu đặc điểm về sự vật, con người.

- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm; bước đầu biết đặt câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp.

- Có ý thức rèn luyện phẩm chất tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.

* HS Tấn: Biết đặt được 1 câu nêu đặc điểm ngoại hình của bạn trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

- Gọi HS nêu 1 số từ chỉ hoạt động ở tiết trước.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 1 SGK trang 29.

- GV gợi ý: Từ chỉ đặc điểm là những từ nêu lên tính chất của một sự vật, hiện

- HS nêu

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1 SGK trang 29: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm.

Lắng nghe

(28)

tượng. Ví dụ, từ khuôn mặt chỉ cho chúng ta biết có một sự vật là khuôn mặt người mà không cho chúng ta biết khuôn mặt ấy trông như thế nào, tròn, bầu bĩnh, trắng hay đen, v.v… Nhưng từ bầu bĩnh lại cho chúng ta thấy được đặc điểm, tính chất của khuôn mặt, đây là khuôn mặt tròn, trông đáng yêu.

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập.

- GV gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả hoạt động.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

- GV khen ngợi các nhóm tìm từ ngữ đúng, nhanh.

- GV chốt lại câu trả lời đúng.

a. Ghép các từ ngữ ở bài tập 1 để tạo câu nêu đặc điểm.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 SGK trang 29.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập: Em hãy lần lượt ghép các từ ngữ chỉ đặc điểm vừa tìm được ở bài tập 1 với các từ ngữ còn lại trong mỗi đám mây chỉ bộ phận cơ thể người cho đến khi thấy hợp lí.

- GV tổ chức trò chơi tung bóng: một HS nói từ chỉ đặc điểm, một HS khác tìm từ ngữ phù hợp và nói câu hoàn chỉnh.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại câu đúng.

b. Đặt một câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp em

* Cách tiến hành:

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi, thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.

- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả hoạt động: Mượt mà, bầu bĩnh, sáng, cao, đen láy.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Ghép các từ ngữ ở BT 1 để tạo câu nêu đặc điểm.

- HS lắng nghe.

- HS chơi trò tung bóng để tìm từ ngữ phù hợp và nối câu hoàn chỉnh:

Mái tóc mượt mà.

Mái tóc đen nhánh.

Đôi mắt đen láy.

Đôi mắt sáng.

Khuôn mặt sáng.

Khuôn mặt bầu bĩnh.

Vầng trán cao.

- HS lắng nghe.

Thảo luận nhóm với bạn

Theo dõi bạn làm bài

Tham gia trò chơi cùng bạn

(29)

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 SGK trang 29.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi em tự đặt một câu và trao đổi với bạn theo nhóm 2, nhóm 3.

- GV gọi HS báo cáo kết quả. GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cho câu của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

Hướng dẫn về nhà: GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ hoặc một câu chuyện viết về trẻ em làm việc nhà.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc bài tập 3 SGK trang 29.

- HS nói cho bạn nghe câu đặt được. VD:

- Bạn Hà có đôi mắt đen láy.

- Khuôn mặt của Châu Anh bầu bĩnh.

- Dương có vầng trán cao.

- HS trình bày kết quả trước lớp. Các bạn nhận xét, góp ý câu đặt được cho nhau.

- HS lắng nghe.

Đặt 1 câu nêu đặc điểm

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 18/9/2021

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 11: LUYỆN TẬP ( TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”. Vận dụng giải quyết một số vấn đề thực tế.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và

“làm cho tròn 10”.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh. Có trách nhiệm khi làm việc nhóm, cặp.

* HS Tấn: Vận dụng làm được 1 bài tập của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, giáo án III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

(30)

* Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo cặp. Bạn A viết một phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 ra nháp hoặc ra bảng con đố bạn B tìm kết quả và nói cách tính. Đổi vai cùng thực hiện.

- GV dẫn dắt vào bài mới

2. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 30p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát phép cộng ghi trên mỗi tấm thẻ (các con vật đang cầm trên tay) và lựa chọn số thích hợp với kết quả của từng phép tính (ghi trên mỗi cánh diều)

- Yêu cầu HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính

- GV tổ chức cho HS chơi theo cặp, chuẩn bị sẵn các thẻ phép tính, một bạn lấy ra một thế phép tính để bạn khác nếu kết quả phép tính và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thể trắng để HS tự viết phép tính rồi đó bạn viết kết quả thích hợp.

- Hs nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 2

- Cá nhân HS tự làm bài 2, thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

Tham gia trò chơi Đố bạn số gì?

- HS quan sát, thực hiện các phép tính

- HS trao đổi, thảo luận tìm ra đáp án

Hs thực hiện theo cặp

Lắng nghe

- HS làm bài tập cá nhân, thảo luận với bạn bên cạnh

Tham gia trò chơi cùng bạn

Quan sát tranh

Trao đổi cùng bạn Làm theo cặp

Theo dõi

(31)

- GV hướng dẫn HS cách làm các bài có hai phép cộng liên tiếp thì thực hiện lần lượt từ trái qua phải. Ví dụ: 9 + 1 + 7 = 10 + 7 = 17.

- Hs nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3

- Cá nhân HS tự làm bài 3; thảo luận với bạn về kết quả các phép tính. Từ đó, nêu nhận xét trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”

- GV hướng dẫn HS sử dụng nhận xét vừa rút ra được để thực hiện tính nhẩm các phép tính.

- HS tự nêu thêm các ví dụ vận dụng tính chất: trong phép cộng khi đôi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi. GV đặt câu hỏi để HS nhận ra khi sử dụng tính chất này chúng tính nhẩm dễ dàng hơn trong một số trường hợp.

- Hs nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

Hs làm tương tự.

- HS làm bài 3 theo hình thức cá nhân

- HS nêu thêm các ví dụ

- Lắng nghe

Hs trả lời

- HS chú ý lắng nghe

bạn làm bài.

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

_________________________________

Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 9)

VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ VIỆC THƯỜNG LÀM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 3 – 4 câu kể về những việc em thường làm trước khi đi học.

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mà mình thường làm. Phát triển năng lực quan sát.

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ và văn học trong việc kể về một hoạt

(32)

động gắn với trải nghiệm của HS.

* HS Tấn: Kể được 1 số việc đã làm ở nhà, đặt được 1 câu giới thiệu việc làm mình thích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

- Chơi trò chơi: Kể các công việc em đã làm ở nhà?

- Kết nối vào bài.

2. Hình thành kiến thức, thực hành, luyện tập 30p

a. Nói về các hoạt động của bạn nhỏ trong tranh

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 SGK trang 30.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập. GV đặt câu hỏi cho từng bức tranh :

+ Tranh 1: Tranh vẽ bạn nhỏ đang làm gì? Vào lúc nào? Trông bạn nhỏ lúc đó như thế nào?

+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn nhỏ làm việc đó vào lúc nào? Theo em, việc làm đó cho thấy bạn nhỏ là người thế nào?

+ Tranh 3: Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn nhỏ làm việc đó vào lúc nào? Theo em, bạn nhỏ ăn sáng có ngon miệng không?

Vì sao em biết?

+ Tranh 4: Bạn nhỏ đang làm gì? Vì

Hs tham gia kể

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS trao đổi, thảo luận nhóm để hoàn thành từng câu hỏi dựa vào tranh:

+ Tranh 1:Tranh vẽ bạn nhỏ ngủ dậy. Bạn nhỏ ngồi trên giường, hai tay vươn cao, vẻ mặt tươi cười. Em đoán đây là cảnh thức dậy buổi sáng của bạn nhỏ.

+ Tranh 2: Em nghĩ là bạn nhỏ thức dậy cà cảm thấy rất vui vẻ, thoải mái, vì nét mặt bạn rất tươi tỉnh.

+ Tranh 3:

Bạn nhỏ đang đánh răng.

Bạn nhỏ làm việc đó vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy.Theo em, việc làm đó cho thấy bạn nhỏ là người biết chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng.

+ Tranh 4: Bạn nhỏ đang ăn sáng. Bạn nhỏ làm việc

Kể việc làm ở

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

- Thông qua việc thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”, nhận biết trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”, vận

- Thông qua việc thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”, nhận biết trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”, vận

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế.. - Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về số bị trừ, số trừ và hiệu, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến số bị trừ, số trừ và hiệu, HS

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi