• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2

Thực hiện từ ngày 13/9 đến ngày 17/9/2021 Ngày soạn: 10/9/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 13 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 3: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số.

Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước. Biết xếp thứ tự các số.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về tia số, số liền trước, số liền sau;

HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến tia số, số liền trước, số liền sau, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học - Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: Mô hình tia số (độ dài 20 số).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bức tranh nói cho bạn nghe những thông tin em biết được từ bức tranh.

- Sau khi HS trả lời, GV giới thiệu:

+ Có một bạn Voi, bạn Voi đang chỉ vào một hình vẽ nói: Đây là một tia số.

+ Số 6 là số liền trước của số 7, số 8 là số liền sau của số 7.

- GV dẫn dắt vào bài học mới

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 10p

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Nhận biết tia số

- GV chỉ tay vào mô hình tia số giới thiệu: Đây là

- HS quan sát, trả lời

- HS nêu một vài nhận

Quan sát tranh

Lắng nghe

(2)

tia số. GV gọi một số HS đọc lại.

- GV yêu cầu HS nêu một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số.

- Yêu cầu HS nhắm mắt 30 giây nghĩ về hình ảnh tia số trong đầu

- GV đưa ra một số ví dụ khác để HS nhận dạng tia số

Chẳng hạn: Đây là tia số

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 93 94 95 96 97 98 99 100 Hoạt động 2. Số liền trước, số liền sau

- GV gọi 1 HS chỉ tay vào từng số dưới mỗi vạch của tia số trong SGK đếm: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8;

9; 10.

- GV đánh dấu vào số 7, HS đếm 6, 7, 8,

- GV chỉ tay vào hình vẽ SGK giới thiệu: 6 là số liền trước của số 7, 8 là số liền sau của số 7.

- GV chỉ tay vào một số cụ thể trên mô hình tia số, yêu cầu HS chỉ ra số liền trước, số liền sau của số đã cho.

3. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 15p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 3

- Bài tập giúp HS thực hành củng cố kĩ năng nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.

- GV chữa bài, chốt lại cách nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.

Bài tập 4

xét về đặc điểm nhận dạng tia số.

Chẳng hạn: Tia số có các vạch cách đều nhau, vạch đầu tiên là số 0, phía cuối của tia số là mũi tên.

- HS đếm - HS đọc lại

- HS thực hiện theo cặp chỉ vào một số trong SGK đổ bạn số liền trước và số liền sau của số đó.

- HS thực hiện theo cặp đôi

- HS chú ý lắng nghe nhận xét

Theo dõi GV hướng dẫn

Đếm theo sự hướng dẫn của cô

Làm BT 3 SGK

Thảo luận cặp cùng bạn

(3)

- Yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tranh, xem bạn Voi gợi ý cho chúng ta điều gì?

- Nếu cách so sánh hai số trong phạm vi 100 dựa vào gợi ý của bạn Voi.

4. VẬN DỤNG 5p

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 5

- HV yêu cầu HS đọc bài toán, thực hiện thao tác so sánh trực tiếp từng cặp số (từng đội một) để lấy ra số bé hơn, từ đó xếp thứ tự các số từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Biết thêm từ ngữ toán học nào?

- Tia số giúp ích gì cho các em trong học toán?

- Nhắc nhở HS đọc trước bài 4

- HS làm bài tập, trao đổi đáp án với bạn

- HS thực hiện so sánh hai số rồi chia sẻ với bạn.

- HS có thể nêu hai số bắt kì, đố bạn so sánh hai số đó dựa vào tia số.

- HS làm bài tập cá nhân

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

_______________________________________

Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 3: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc các lời nói, lời đối thoại của các nhân vật.

tiếng trong bài Niềm vui của Bi và Bống. Hiểu nội dung bài: Hiểu được nội dung câu chuyện và tình cảm giữa hai anh em Bi và Bống.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện

- Có tình cảm yêu thương đối với người than, biết quan tâm đến người thân biết ước mơ và luôn lạc quan; có khả năng làm việc nhóm.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn Tiết 1 – 2: Đọc

1. Hoạt động mở đầu 5p

* Khởi động Cách tiến hành:

(4)

- GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Bức tranh dưới đây vẽ những gì? Em hãy đoán xem hai bạn nhỏ nói gì với nhau.

- GV giới thiệu bài học: Hai bạn nhỏ trong tranh là hai anh em Bi và Bống.

Câu chuyện kể về niềm vui mà mơ ước của Bi và Bống khi nhìn thấy cầu vồng.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc đúng lời kể và lời nhân vật. Lời thoại của hai anh em được đọc theo giọng điệu trẻ con, thể hiện được sự vui mừng, trong sáng và vô tư. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn kỹ cách đọc theo lời thoại của từng nhân vật.

- GV gọi 3 HS đọc theo đoạn hoặc đọc phân vai: Bố cục: 3 phần:

+ Đoạn 1: Từ đầu… Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô: Bi và Bống nhìn cầu vồng và mơ ước

+ Đoạn 2: Tiếp… đủ các màu sắc: Tình cảm hai anh em Bi và Bống dành cho nhau kể cả khi không có cầu vồng

+ Đoạn 3: Còn lại: Lời người kể chuyện.

+ Hũ: bình sành sứ (thủy tinh,…) loại nhỏ, ở giữa phình ra, nhỏ dần về đáy, dùng để đựng.

- GV giải thích nghĩa của từ ngữ trong VB: hũ.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3

- Một số (3 – 4) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS đọc phân vai. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo nhóm

Tham gia thảo luận cùng bạn

Lắng nghe

Đọc

(5)

(GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài).

- GV nhận xét, đánh giá (tuyên dương HS đọc tiến bộ).

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và hoàn thành lần lượt các câu hỏi trong SGK trang 18.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Với câu 1:

- Xem lại đoạn văn 1, tìm câu có chứa đáp án;

- Nhìn tranh minh họa (Tranh vẽ những gì? Tranh vẽ ô tô, quần áo, búp bê, ngựa);

- Tách ý trả lời câu hỏi: Bi sẽ làm gì?

Bống sẽ làm gì?

+ Với câu 2:

Xem lại đoạn văn 2, tìm câu có chứa đáp án;

Tách ý, trả lời câu hỏi: Bi sẽ làm gì?

Bống sẽ làm gì?

+ Với câu 3: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và gọi đại diện nhóm trả lời.

- GV hỏi thêm: Vì sao những câu nói này lại thể hiện sự yêu thương của hai anh em dành cho nhau?

- GV mời một số HS báo cáo kết quả.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

* Luyện đọc lại Cách tiến hành:

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GV yêu cầu HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.

- GV yêu cầu HS đọc VB trước lớp.

3.

- HS lắng nghe.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS làm việc nhóm:

Câu 1: Nếu có bảy hũ vàng, Bi và Bống sẽ mua những món đồ mà hai anh em thích. Bi sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô. Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp.

Câu 2:

- Bống sẽ lấy bút màu ở nhà để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.

- Bi sẽ vẽ búp bê và quần áo đủ các màu sắc.

Câu 3:

- Câu nói của Bi và câu nói của Bống như đã trả lời ở câu 2.

- Những câu nói đó thể hiện sự yêu thương của hai anh em dành cho nhau vì cả hai hiểu được mong muốn của nhau, luôn nghĩ đến nhau, muốn làm cho nhau vui.

- Một số HS báo cáo kết quả trước lớp.

- 1 HS nhận xét, các bạn khác lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS tập đọc lời đối thoại.

- HS đọc VB trước lớp.

nhóm cùng bạn

Trả lời 1 câu hỏi của bài

Đọc lại

(6)

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

* Luyện tập theo văn bản Cách thực hiện

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành bài tập trong phần Luyện tập theo văn bản trong SGK trang 18.

- GV phân tích mẫu, hướng dẫn HS cách làm.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

- HS nhận xét, góp ý. Các bạn khác lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS trình bày kết quả trước lớp:

Câu 1:

a. Từ chỉ người: Bi, Bống, anh, em.

b. Từ chỉ vật: hũ vàng, búp bê, quần áo, ô tô.

Câu 2: Những câu trong bài cho thấy sự ngạc nhiên của Bi khi nhìn thấy cầu vồng:

Câu Bi nói với Bống: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem!

Đẹp quá!

- HS nhận xét, các bạn khác lắng nghe.

bài

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

____________________________________

Buổi chiều Tập viết (Tiết 3) CHỮ HOA Ă, Â I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa Ă, Â cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Có tình cảm thương yêu đối với người thân, biết quan tâm đến người thân; biết ước mơ và luôn lạc quan.

* HS Tấn: Viết 1 dòng chữ hoa Ă, Â. 1 dòng câu ứng dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Ă, Â - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

* Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.Hình thành kiến thức mới, thực

- 1-2 HS chia sẻ. Lắng nghe

(7)

hành luyện tập 30p Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa Ă, Â và hướng dẫn HS:

+ Quan sát mẫu chữ: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa;

+ Quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp (hoặc HS quan sát cách viết chữ hoa trên màn hình, nếu có). GV nhắc lại quy trình viết chữ Ă, Â tương tự quy trình viết hoa chữ A ở bài Tôi là học sinh lớp 2, sau đó viết thêm dấu á (viết nét cong dưới nhỏ trên đỉnh đầu chữ A) hoặc dấu mũ (viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải trên đầu chữ A).

- GV viết mẫu trên bảng để HS dễ quan sát và để HS viết theo

- GV yêu cầu HS viết vào vở.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SGK: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ “Quả” là thứ quý giá và thơm ngon nhất của cây. Để có được nó, người trồng cây phải bỏ thời gian, công sức chăm bón cho cây. Chính vì thế, khi ăn quả, ta phải biết ơn công lao của người trồng.

 Nghĩa bóng: câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta nhớ ơn những người giúp đỡ, chăm sóc, bỏ công sức để cho ta có được những điều tốt đẹp.

- HS lắng nghe và quan sát mẫu chữ cô giới thiệu.

- HS tập viết chữ hoa (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS viết chữ Ă, Â (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở tập viết.

- HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe

Quan sát cô giới thiệu chữ hoa

Viết 1 dòng chữ hoa vào vở

(8)

- GV hướng dẫn viết chữ hoa Ă đầu câu, cách nối chữ, khoảng cách giữ các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.

- GV yêu cầu HS viết vào vở.

- GV để HS đổi vở vể nhận xét lẫn nhau theo cặp hoặc nhóm.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp.

- HS viết vào vở tập viết.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

Viết 1 dòng câu ứng dụng

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

______________________________________________________________

Ngày soạn: 10/9/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 14 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 4: ĐỀ-XI-MÉT (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm. Cảm nhận được độ dài thực tế 1 dm. Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về đề-xi-mét, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến đề-xi-mét, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Làm được 1 bài tập của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng-ti-mét. Một số băng giấy, sợi dây với độ dài xăng-ti-mét định trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

HS Tấn 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

* Cách thức tiến hành:

- HS thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm đo một số bằng giấy được chuẩn bị trước (số đo của các băng giấy là 10 cm, 12 cm, 9 cm). Ghi các số đo lên băng giấy.

- Các nhóm thảo luận chọn ra một băng giây để đo độ dài sợi dây sao

cho thuận tiện nhất. Giải Lắng

(9)

- GV phát cho mỗi nhóm một sợi dây được chuẩn bị trước (có độ dài khoảng 30 - 50 cm)

- GV nhận xét giới thiệu bài mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 15p

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Giới thiệu dm

- GV giới thiệu: Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là dm. 1 dm = 10 cm ; 10 cm = 1 dm - Yêu cầu đọc kĩ và giải thích cho bạn nghe nội dung trên.

- GV yêu cầu HS giơ sợi dây của nhóm đã đo trong phần khởi động. Hỏi sợi dây dài bao nhiêu đề-xi-mét?

Hoạt động 2. Cùng nhau nhắm mắt nghĩ về độ dài 1 dm.

Chia sẻ:

+ Gang tay của em dài hơn hay ngắn hơn 1 dm?

+ Bút chì của em dài hơn hay ngắn hơn 1 dm?

+ Hộp bút của em dài khoảng bao nhiêu đề-xi- mét?

3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 15p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

thích cách chọn của nhóm

- HS nhận xét: Dùng băng giấy có số đo 10 cm để đo độ dài sợi dây là thuận tiện và dễ dàng nhất.

- HS cầm băng giấy 10 cm (đã đo ở phần khởi động) đưa cho bạn cùng bàn, nói: “Băng giấy dài một đề-xi-mét”.

- HS trả lời

- HS thực hiện theo cặp

nghe

Tham gia cùng các bạn

(10)

* Thực hiện theo cặp

- Mỗi cá nhân GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, chọn số đo thích hợp với mỗi đồ vật rồi chia sẻ với bạn cách chọn của mình.

- Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho in để nói về số đo mỗi đổ vật trong hình vẽ.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Để nắm vững kiến thức về đề-xi-mét em nhắc bạn điều gì?

+ Em muốn tìm hiểu thêm điều gì?

- Liên hệ về nhà, em tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti- mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa

- HS thống nhất y kiến chung của cả nhóm - HS trả lời, củng cố bài học

- HS chú y GV dặn dò

Thảo luận cặp cùng bạn

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

____________________________________

Tiếng việt Nói và nghe (Tiết 4)

NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa và trao đổi về nội dung của văn bản và các chi tiết trong tranh, đặc biệt ở mục nói và nghe học sinh kể lại câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống. Dựa vào tranh và lời gợi ý dưới tranh để kể lại 1 – 2 đoạn câu chuyện.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Biết quan tâm đến người thân và luôn biết ước mơ và lạc quan.

* HS Tấn: Kể lại được đoạn 1 câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

* Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức mới, thực hành luyện tập 20p

* Hoạt động 1: Nói tiếp để hoàn thành câu dưới tranh

Cách tiến hành:

- HS quan sát và đọc thầm các gợi ý.

Lắng nghe

(11)

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành bài tập 1 SGK trang 19.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh theo thứ tự (từ tranh 1 đến tranh 4). Đọc thầm các gợi ý dưới tranh.

- GV đặt câu hỏi: Các nhân vật trong tranh là ai? Nét mặt hai anh em như thế nào?, yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

* Hoạt động 2: Chọn kể lại 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập 2 SGK trang 19, yêu cầu HS trao đổi nhóm, tập kể cho nhau nghe.

- GV nhấn mạnh ý nghĩa của câu chuyện: Hai bạn nhỏ luôn vui vẻ và hồn nhiên; hai anh em rất quan tâm và yêu thương nhau.

- GV để HS chọn kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV cho HS đóng vai Bi và Bống, kể lại toàn bộ câu chuyện (tùy vào khả năng của HS từng lớp).

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cho

- HS thảo luận, trả lời:

+ Các nhân vật trong tranh là Bi và Bống. Nét mặt hai anh em vui vẻ, hào hứng.

Câu chuyện diễn ra từ lúc cầu vồng xuất hiện cho đến khi cầu vồng kết thúc.

+ Nói tiếp để hoàn thành câu dưới tranh:

- Tranh 1: Khi cầu vồng hiện ra, Bi nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng;

- Tranh 2: Có bảy hũ vàng, Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp; Bi sẽ mua ngựa hồng và ô tô;

- Tranh 3: Khi cầu vồng biến mất, Bống nói sẽ vẽ tặng Bi ngựa hồng và ô tô;

Bi nói sẽ vẽ tặng Bống búp bê và quần áo đẹp;

- Tranh 4: Không có bảy hũ vàng, hai anh em vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

- HS khác nhận xét, bổ sung. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và thực hiện yêu cầu bài tập, trao đổi nhóm, tập kể cho nhau nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chọn kể 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

- HS đóng vai, kể chuyện trước lớp.

Thảo luận nhóm cùng bạn

Trả lời tranh 4

Kể lại đoạn 1 câu

chuyện

(12)

bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

3. Hoạt động vận dụng 10p Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS:

+ Đọc lại bài Niềm vui của Bi và Bống.

+ Quan sát các tranh minh họa và câu hỏi dưới mỗi tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn câu chuyện.

+ Tập kể lại câu chuyện (GV lưu ý:

không cần kể đúng từng chữ, từng lời của câu chuyện).

- GV yêu cầu HS thực hành kể lại câu chuyện cho người thân (trên lớp và ở nhà).

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn.

- HS kể lại câu chuyện trên lớp và cho người thân nghe.

- HS nhắc lại nội dung.

- HS lắng nghe GV.

Lắng nghe

Theo dõi bạn trả lời

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

__________________________________________

Buổi chiều

BÀI 4: ĐỀ-XI-MÉT (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm. Cảm nhận được độ dài thực tế 1 dm. Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về đề-xi-mét, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến đề-xi-mét, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Làm được 1 bài tập của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng-ti-mét. Một số băng giấy, sợi dây với độ dài xăng-ti-mét định trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS

HS Tấn 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

* Cách thức tiến hành:

- HS thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm đo một số - Các nhóm thảo luận

(13)

bằng giấy được chuẩn bị trước (số đo của các băng giấy là 10 cm, 12 cm, 9 cm). Ghi các số đo lên băng giấy.

- GV phát cho mỗi nhóm một sợi dây được chuẩn bị trước (có độ dài khoảng 30 - 50 cm)

- GV nhận xét giới thiệu bài mới.

2. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 20p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 2

a) GV yêu cầu HS lấy thước, quan sát thước, chỉ cho bạn xem vạch ứng với 1 dm, 2 dm trên thước.

b) GV gọi 1 HS trả lời

- GV chữa bài: cho HS đến 1 cm, 2 cm... 9 cm, 1 dm... tiếp tục đếm để tìm được vạch chỉ 2 dm.

Bài tập 3

- HS đổi các số đo độ dài từ đề-xi-mét sang xăng- ti-mét và ngược lại.

- Đổi vở cùng kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, nói cho bạn nghe những lưu ý khi thực hiện số đo độ dài từ đề-xi-mét sang xăng-ti-mét và ngược lại.

Bài tập 4

- Quan sát mẫu và nói cách thực hiện phép tính có số đo độ dài đề-xi-mét.

- Thực hiện phép tính có số đo độ dài đề-xi-mét (theo mẫu).

- Đổi vở cùng kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm, rút ra những lưu ý khi thực hiện phép tính với số đo độ dài để-xi-mét.

3. VẬN DỤNG 10p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 5

chọn ra một băng giây để đo độ dài sợi dây sao cho thuận tiện nhất. Giải thích cách chọn của nhóm

Lắng nghe

Hoàn thành BT2

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe

(14)

- GV hướng dẫn HS: Cắt các băng giấy (hoặc sợi dây) có độ dài 1 dm, 2 dm, 3 dm. Dán băng giấy 1 dm vào vở.

- Cầm các băng giấy (hoặc sợi dây) đã cắt được nói cho bạn nghe về độ dài của chúng. Chẳng hạn:

“Băng giấy này dài 2 dm.”

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn tổ chức hoạt động sau:

Nhóm 1: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 1 dm.

Nhóm 2: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 2 dm.

Nhóm 3: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 3 dm.

Nhóm 4: Kể tên những vật trong thực tế có độ dài 5 dm.

Các nhóm thảo luận rồi tổng hợp ý kiến chung của cả nhóm. Chia sẻ trước lớp ý kiến của nhóm mình.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Để nắm vững kiến thức về đề-xi-mét em nhắc bạn điều gì?

+ Em muốn tìm hiểu thêm điều gì?

- Liên hệ về nhà, em tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti- mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa

- HS cầm băng giấy 10 cm (đã đo ở phần khởi động) đưa cho bạn cùng bàn, nói: “Băng giấy dài một đề-xi-mét

- HS suy nghĩ và trả lời 2 dm = 20 cm.

- HS dưới lớp kiểm tra, nhận

- HS thống nhất y kiến chung của cả nhóm

- HS trả lời, củng cố bài học

- HS chú ý GV dặn dò

Làm theo hướng dẫn của GV

Kể tên 1 đồ vật đã thảo luận

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

________________________________________

Tiếng việt Tập đọc (Tiết 5 + 6)

BÀI 2: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI

(15)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS đọc đúng, rõ ràng bài đọc Làm việc thật là vui, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp; HS trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. Tự tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi; trao đổi, chia sẻ với các bạn về bài đã đọc: tên tác giả, tên bài đọc và những hình ảnh, chi tiết, nhân vật em thích.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật, phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mình yêu thích.

- Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn Tiết 1 – 2: Đọc

1. Hoạt động mở đầu 5p Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động khởi động (làm việc nhóm), yêu cầu HS quan sát tranh và nói được mỗi vật, mỗi người trong tranh đang làm gì.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Mỗi người, mỗi vật đều có công việc riêng của mình nhưng có điểm giống nhau là mọi người, mọi vật đều thấy rất vui. Bài đọc Làm việc thật là vui của nhà văn Tô Hoài cũng nói về điều này.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 25p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc bài, chú ý ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của một số từ khó trong bài:

+ Sắc xuân: cảnh vật, màu sắc của mùa xuân;

+ Tưng bừng: (quang cảnh, không khí) nhộn nhịp, tươi vui;

+ Rúc: kêu lên một hồi dài.

- GV chia đoạn (chia tương đối để thuận lợi cho HS luyện đọc):

- HS trả lời câu hỏi (HS được nói, kể lại tự nhiên về những công việc trong tranh. Nội dung trao đổi này có tác dụng giúp cho HS tự ý thức được mọi vật, mọi người đều hăng say làm việc và làm việc với tinh thần vui vẻ; phát triển năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm).

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV.

Theo dõi bạn trả lời

Lắng nghe

Lắng nghe

(16)

+ Đoạn 1: Từ đầu… thức dậy;

+ Đoạn 2: Tiếp… tưng bừng;

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ dễ bị lẫn theo từng vùng phương ngữ: làm việc, tích tắc, thức dậy, nở hoa, có ích, mọi vật, nhặt rau, luôn luôn, lúc nào,…

- GV hướng dẫn HS kết hợp cách ngắt, nghỉ khi đọc câu dài. VD: Con gà trống gáy vang ò ó o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy.; Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/

ngày xuân thêm tưng bừng.

- GV để HS tự luyện tập theo nhóm nhỏ.

- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trước cả lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng lại cả bài.

* Trả lời câu hỏi và luyện đọc lại Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc to từng câu hỏi trong SGK.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để trao đổi và trả lời các câu hỏi.

- GV hướng dẫn và yêu cầu:

+ Đối với câu 2, các em tự chọn con vật mình thích để nói về công việc của mình với các bạn trong nhóm.

+ Đối với câu 4, GV đặt thêm câu hỏi: Vì sao mọi người lại thấy vui khi làm việc?

Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình.

- HS đọc nối tiếp từng câu theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, thầm đọc theo GV.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ.

- HS đọc từng đoạn trước cả lớp.

- HS khác nhận xét, góp ý.

Cả lớp lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng lại cả bài.

- HS đọc câu hỏi trong SGK.

- HS làm việc nhóm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

Câu 1: Những con vật được nói đến trong bài:

Gà trống, tu hú, chim, chim cú mèo.

Câu 2: Đóng vai một con

Đọc nối tiếp câu

Đọc nhóm cùng bạn

Trả lời 1 câu hỏi của bài

(17)

- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả cho nhóm bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại cả bài.

3. Hoạt động vận dụng 5p Cách tiến hành:

- GV lần lượt yêu cầu HS đọc bài tập 1 và 2 SGK trang 21.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. GV có thể làm mẫu (nếu cần).

- GV tổ chức chơi trò Ai nhanh nhất để xem bạn nào hoàn thành đúng và nhanh nhất bài tập.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

vật trong bài, nói về công việc của mình

VD: Tôi là gà trống, tôi như chiếc đồng hồ báo thức, báo cho mọi người mau mau thức dậy.

Câu 3: Những việc bạn nhỏ đã làm trong bài:

Làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.

Câu 4: Theo em, mọi người, mọi vật làm việc như thế nào?

- Mọi người mọi vật luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng vui.

 Ý nghĩa của lao động.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS đọc bài tập theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe hướng dẫn.

- HS tham gia trò chơi, hoàn thành BT:

BT 1:

- Con gà trống – gáy vang báo trời sắp sáng;

- Cành đào – nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ;

- Cái đồng hồ - tích tắc, tích tắc, báo phút, báo giờ.

BT 2: VD: Em đọc sách.

- HS nhận xét, góp ý câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

Lắng nghe

Tham gia trò chơi cùng bạn

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

(18)

Ngày soạn: 10/9/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 15 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 5: SỐ HẠNG – TỔNG (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về số hạng - tổng, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến số hạng - tổng, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh

* HS Tấn: Gọi tên được kết quả của phép cộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Các thẻ số; thẻ dấu và thể ghi các chữ chỉ thành phần, kết quả phép cộng: Số hàng, Tổng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS lấy ra các thẻ số và thẻ dấu, đố nhau thành lập các phép cộng và tính kết quả

- HS thực hiện theo nhóm đôi, GV nhận xét, quan sát HS

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 12p

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc kĩ từng phép tính, ví dụ 4 + 2 = 6, chỉ tay vào từng số, ví dụ số 4, số 2 và nghĩ ra một tên gọi cho từng số rồi nói cho bạn nghe. Ví dụ: HS có thể tự mình xây dựng nên cách gọi tên đổi tượng mới của riêng

- HS thực hiện theo GV hướng dẫn

- HS làm theo hướng dẫn của GV

Lắng nghe

Theo dõi cô hướng dẫn

(19)

mình như: 4 – số cộng, 2 – số cộng, 6 – số bằng.

- GV cung cấp thuật ngữ: 4 số hạng, 2 – số hạng, 6 – tổng và yêu cầu HS nhận biết các thuật ngữ đó.

3. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 12p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác:

- Nhận biết phép tính và kết quả đã cho (quan sát tổng hợp).

- Nhận biết tổng đã cho. Phân tích thành phần và kết quả trong tổng đã cho.

- Chỉ ra số hạng và tổng trong mỗi phép tính đã cho

Bài tập 2

- GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác sau: nhận biết các số hạng đã cho, thành lập tổng, thực hiện phép cộng, nêu tổng tìm được.

4. VẬN DỤNG 5p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 3

* HS thực hiện theo nhóm.

- GV tổ chức thành trò chơi "Lập tổng". HS thực hiện theo nhóm.

Cách chơi:

- HS lần lượt thực hiện các thao tác

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS chú y GV hướng dẫn cách chơi

Làm BT1 vào vở

Lắng nghe

Tham gia trò chơi cùng bạn

(20)

- HS rút ra hai thẻ số bất kì trong bộ đồ dùng học Toán (hoặc thẻ số do GV chuẩn bị phát cho HS). Từ hai thẻ số đó lập tổng, ghi lại kết quả và chia sẻ với các bạn trong nhóm.

Trong thời gian 3 phút, nhóm nào lập được nhiều tổng nhất nhóm đó thắng cuộc.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì - Từ ngữ toán học nào con thấy mới

- Về nhà, em hãy nói cho người thân nghe từ ngữ toán học mới hôm nay được học, nhớ lấy ví dụ để người nghe hiểu rõ từ ngữ đó.

- HS chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV

- HS chú y nghe GV dặn dò Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

_______________________________________

Chính tả (Tiết 7)

NGHE – VIẾT: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết chính tả một đoạn ngắn theo hình thức nghe – viết và hoàn thành bài tập chính tả; ghi nhớ được chữ cái và tên chữ cái trong bảng chữ cái; Biết vận dụng trong cuộc sống những kiến thức đã học. Viết được 2 – 3 câu kể về một việc em đã làm ở nhà.

- Phát triển vốn từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật (những từ ngữ chỉ đồ vật trong nhà);

phát triển kỹ năng đặt câu giới thiệu việc làm mình yêu thích.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Biết chia sẻ, hòa đồng với mọi người.

* HS Tấn: Tập chép được 2 câu bài chính tả và làm 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

- GV đọc cho HS viết bảng con 2 từ khó tiết trước.

- Gv tuyên dương.

2. Hình thành kiến thức mới 20p

* Nghe – viết Cách tiến hành:

Hoạt động 1:

- GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai;

- HS viết

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và trả lời câu hỏi:

+ Những chữ dễ viết sai: làm

Lắng nghe

(21)

HS nghe và quan sát đoạn viết trong SGK).

+ GV hướng dẫn HS nhận biết các hiện tượng chính tả: Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

Khi viết một đoạn văn cần viết như thế nào?

- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng Hoạt động 2: Viết bài

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần để HS nghe – viết.

- GV yêu cầu HS tự soát lỗi chính tả và đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi chính tả.

- GV gọi HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- GV chốt đọc soát lỗi chính tả.

- GV nhận xét bài viết của HS.

* Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 SGK trang 21.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. GV có thể làm mẫu (nếu cần).

- GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bài tập theo cặp.

việc, báo giờ, sắp sáng, sắc xuân, rực rỡ,…

+ Lưu ý trong quá trình viết:

- Những chữ đầu câu viết hoa.

- Cách trình bày một đoạn văn:

thụt đầu dòng một chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS viết lại chữ dễ viết sai ra nháp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS tự soát lỗi chính tả và soát lẫn nhau.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc BT, lắng nghe GV làm mẫu.

- HS th o lu n và hoàn thành bài t p theo c p:

Số thứ tự

Chữ cái Tên chữ cái

10 g giê

11 h hát

12 i i

13 k ca

14 l e-lờ

15 m em-mờ

Theo dõi GV hướng dẫn

Viết ra nháp từ hay viết sai

Tập chép bài vào vở

Thảo luận cặp cùng bạn

(22)

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại bảng chữ cái và tên chữ

 Ghi lên bảng.

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng (cả lớp/cá nhân).

* Dựa vào chữ cái đầu tiên, sắp xếp tên các cuốn sách theo thứ tự trong bảng chữ cái

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 SGK trang 22.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập.

- GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

16 n en-nờ

17 o o

18 ô ô

19 ơ ơ

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng.

- HS đọc BT 3 SGK trang 22.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp và hoàn thành BT: Gà trống nhanh trí, Hoa mào gà, Kiến và chim bồ câu, Nàng tiên Ốc, Ông Cản Ngũ.

- HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

HS chia sẻ.

Lắng nghe

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

__________________________________________

Luyện tập (Tiết 8)

TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT. HOẠT ĐỘNG. CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ chỉ hoạt động, chỉ sự vật. Đặt được câu giới thiệu việc làm mình yêu thích.

(23)

- Phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; phát triển kỹ năng đặt câu giới thiệu. về bản thân.

- Biết quý trọng thời gian, yêu lao động, hình ảnh năng lực tự chủ trong học tập và sinh hoạt. Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc; phát triển năng lực quan sát: tranh, ảnh.

* HS Tấn: Biết đặt được 1 câu giới thiệu về bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Phiếu học tập: phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

- Gọi HS nêu 1 số từ chỉ hoạt động ở tiết trước.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Hoạt động 1: Tìm và gọi tên các vật trong tranh

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh và thảo luận nhóm nêu: Tên các sự vật

- Yêu cầu các nhóm trình bày - YC HS làm bài vào VBT/ tr.11.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Tìm 3 - 5 từ chỉ hoạt động gắn với các vật trong tranh.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ có thể gắn

- HS nêu

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

- HS thảo luận theo cặp và hoàn thành BT:

a. Chỉ sự vật

- Chỉ người: cô giáo, bác sĩ.

- Chỉ vật: khăn mặt, quần áo, mũ, cặp sách.

b. Chỉ hoạt động: đi học, chải đầu.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- HS nhận xét. Cả lớp lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu - HS trả lời

- HS thảo luận theo cặp và

Lắng nghe

Thảo luận cặp với bạn

Lên chỉ hoạt

(24)

với các vật vừa nêu ở bài tập 1

- GV tổ chức HS gắn từ chỉ hoạt động với các vật trong tranh.

- YC làm vào VBT tr.11.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HDHS nói về việc em làm ở nhà.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

hoàn thành BT:

Bài tập 2 SGK trang 15: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ của cột B để tạo câu:

- Bạn Hà là học sinh lớp 2A.

- Bố em là bác sĩ

- Trường em là Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn.

Bài tập 3 SGK trang 15: Đặt một câu giới thiệu theo mẫu ở bài tập 2

- Tôi là HS lớp 2B.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi bài về nhà.

động gắn liền với tranh

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 10/9/2021

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 16 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 6: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ.

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về số bị trừ, số trừ và hiệu, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến số bị trừ, số trừ và hiệu, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Biết gọi tên thành phần và kết quả của phép trừ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Các thẻ số; thể dấu và thẻ ghi tên các chữ chỉ thành phần kết quả phép trừ. Số bị trừ, Số trừ, Hiệu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

* Cách thức tiến hành:

(25)

- HS lấy ra các thẻ số và thẻ dấu. Đố nhau thành lập các phép trừ và tính kết quả.

- HS thực hiện theo cặp đôi

- GV quan sát, hướng dẫn HS thực hành 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 12p

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS đọc kĩ từng phép tính, ví dụ 6 – 2

= 4, chỉ tay vào từng số, ví dụ số 6, số 2 và nghĩ ra một tên gọi cho từng số rồi nói cho bạn nghe.

Ví dụ: HS có thể tự mình xây dựng nên" cách gọi tên đối tượng mới của riêng mình.

- GV cung cấp thuật ngữ: 6 – số bị trừ, 2 – số trừ, 4 – hiệu và yêu cầu HS nhận biết các thuật ngữ đó.

3. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 15p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác sau:

- Nhận biết phép tính và kết quả đã cho (quan sát tổng hợp).

- Nhận biết hiệu đã cho. Phân tích thành phần và kết quả trong hiệu đã cho.

- Chỉ ra số bị trừ, số trừ và hiệu trong mỗi phép tính đã cho

Bài tập 2

- GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác sau nhận biết các thành phần của phép tính, thành lập hiệu, thực hiện phép trừ, nêu hiệu tìm được.

4. VẬN DỤNG 3p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 3

- GV yêu cầu HS quan sát và lắng nghe GV giới thiệu cách chơi

- HS đọc kĩ từng phép tính

- HS làm theo GV hướng dẫn

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS chỉ ra số bị trừ, số trừ và hiệu

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

Lắng nghe

Theo dõi GV hướng dẫn

Làm BT 1 vào vở

Lắng nghe

(26)

GV tổ chức thành trò chơi “Tìm bạn”. Thực hiện theo nhóm.

- Mỗi nhóm được phát hai bộ thể như SGK (có thể thay bằng các phép tính khác nhưng đơn giản dễ nhầm).

- HS di chuyển tìm bạn của mình sao cho 3 bạn tìm được nhau có thể tạo nên một phép tính đúng với tên gọi thành phần và kết quả phù hợp.

- Nhóm nào tìm nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.

- GV gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm giải thích trong trò chơi trên, lí do để các bạn tìm được nhau là gì, trò chơi rèn cho chúng ta kĩ năng gì.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em thấy mới

- Về nhà, em hãy nói cho người thân nghe từ ngữ toán học mới hôm nay được học, nhớ lấy ví dụ để người nghe hiểu rõ từ ngữ đó.

- HS chú ý quan sát GV hướng dẫn

- Đại diện HS giải thích

- HS chú ý lắng nghe

Tham gia chơi cùng bạn

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

_________________________________

Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 9)

VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ VIỆC LÀM Ở NHÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 2-3 kể một việc em đã làm ở nhà. Tự tìm đọc các bài viết về những hoạt động của thiếu nhi; trao đổi chia sẻ với các bạn về bài đã đọc, tên tác giả, tên bài đọc và những hình ảnh chi tiết nhân vật em thích.

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mà mình yêu thích. Phát triển năng lực quan sát.

- Biết chia sẻ hòa đồng với mọi người.

* HS Tấn: Kể được 1 số việc đã làm ở nhà, đặt được 1 câu giới thiệu việc làm mình thích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

(27)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

- Chơi trò chơi: Kể các công việc em đã làm ở nhà?

- Kết nối vào bài.

2. Hình thành kiến thức, thực hành, luyện tập 30p

* Luyện viết đoạn Cách tiến hành:

Bài 1:

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 (bao gồm cả phần chào hỏi của các nhân vật trong tranh) SGK trang 16.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận và hoàn thành bài tập.

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

Bài 2:

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK trang 16.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập và thực hiện chào hỏi với bạn khác theo cặp.

Hs tham gia kể

- HS đọc yêu cầu BT 1 SGK trang 16.

- HS lắng nghe, nắm yêu cầu BT: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Các nhóm thảo luận và hoàn thành BT:

a. Bình và Khang gặp và chào nhau ở sân đá bóng.

b. Khang giới thiệu:

- Là cầu thủ chung đội bóng với Bình.

- Tên.

- Lớp.

- Sở thích.

- Một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu BT 2 SGK trang 16.

- HS hoàn thành BT: Bài tập 2 SGK trang 16:

- Tớ tên là Nguyễn Minh Long, học sinh lớp 2B, trường Tiểu học Lê Qúy Đôn. Tớ thích chơi đá bóng.

- Tớ tên là Nguyễn Tuấn Khang, học sinh lớp 2B,

Lắng nghe

Thảo luận nhóm cùng bạn

Theo dõi bạn đọc bài

(28)

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

trường Tiểu học Lê Qúy Đôn. Tớ thích học Toán và chơi trượt patin.

- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

______________________________________________________________

Ngày soạn: 10/9/2021

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng Tiếng việt

Đọc mở rộng (tiết 10) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS tự chủ, tự giác trong học tập. Bước đầu có những cảm nhận về vẻ đẹp của văn học.

- Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với văn bản.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn văn bản đã sưu tầm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm bài đọc, máy tính, tivi…

- HS: Sưu tầm bài văn, thơ…..

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

- Chơi trò chơi: Nói tên các bài thơ, bài văn mà mình sưu tầm được.

2. Thực hành, luyện đọc 30p Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt: Trong buổi học trước, thầy/cô đã giao nhiệm vụ cho các em tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện về thiếu nhi. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể cho nhau về những bài thơ và câu chuyện đó.

- GV lần lượt gọi các HS nói về tên bài thơ, câu chuyện và tác giả.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý cho bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

* Củng cố

- HS trả lời

- HS nói tên bài thơ, đọc thơ, kể chuyện.

- HS nhận xét, bổ sung, các bạn khác lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Lắng nghe

Nói tên bài mình sưu tầm được

(29)

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt những nội dung chính:

+ Đọc hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?.

+ Nhận biết từ ngữ chỉ người, chỉ vật;

+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả. Viết lại được tên chữ cái theo bảng chữ cái. Viết đoạn văn 2 – 3 câu tự giới thiệu về mình.

- GV mời HS nêu ý kiến về bài học Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nhắc lại nội dung đã học.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe, chia sẻ.

Nhắc lại nội dung bài học

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………

_______________________________

SINH HOẠT - HĐTN SƠ KẾT TUẦN 2

TRANG TRÍ LỚP THEO CHỦ ĐỀ “NGÀY HỘI NỤ CƯỜI”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- Giúp HS được trải nghiệm khi được tiếp nhận cảm xúc tích cực, vui tươi, dí dỏm từ người xung quanh và tự mình trao niềm vui cho người khác; HS kể được các sắc thái khác nhau của nụ cười trong cuộc sống xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 2:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 2.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

(30)

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………

b. Phương hướng tuần 3:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- Em đã từng nói gì khiến bố mẹ bật cười chưa?

- Em có vừa làm việc nhà vừa hát không?

- Điều gì làm em vui cười?

b. Hoạt động nhóm:

- HDHS trang trí lớp theo chủ đề “ Ngày hội nụ cười”.

- HDHS thảo luận theo nhóm về việc tổ chức “Ngày hội nụ cười”.

+ Nêu ý tưởng sẽ làm gì trong ngày hội.

+ Thực hiện ý tưởng ấy như thế nào? (chơi trò chơi, múa hát theo điệu nhạc,…)

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

- Em hãy thảo luận cùng người thân:

+ Thế nào là cười đúng lúc đúng chỗ?

+ Vì sao nên cười đúng lúc đúng chỗ?

- Em hãy thể hiện nụ cười ở nhà và ở lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 3.

- HS chia sẻ.

- HS cùng nhau vẽ các biểu hiện cảm xúc vui cười để trang trí lớp.

- HS thảo luận theo tổ, sau đó chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện.

__________________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kính chào quý thầy cô cùng các em học sinh... Tính nhẩm

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực

Vậy tổng thời gian cô công nhân để đi từ nhà đến trường không quá 57 phút và muốn có mặt ở trường trước 5h30, cô phải ra khỏi nhà muộn nhất lúc 4 giờ 33 phút...

Hỏi sau ba lần giao dịch như trên, trong tài khoản của ông X còn lại bao nhiêu tiền.

Đối với bài tính một cách hợp lí của biểu thức là tổng của các phân số, ta thường áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để nhóm các phân số có cùng mẫu số

Ta quy ước chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm).. Sau

Quy tắc trừ hai phân số có cùng mẫu (cả tử và mẫu đều dương) ta lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.. Tìm số phần