• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 1. LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 1. LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ GDQP- AN

BÀI GIẢNG

BÀI 1. LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

KHỐI 11

GV: VŨ VĂN TUYỂN Tổ trưởng: Thầy VÕ KIẾN NHƯỢNG

(2)

I-

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

 Nắm chắc những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự.

 Xác định rõ trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo vê Tổ Quốc, hoàn thành chương trình giáo dục quốc phòng với kết quả tốt.

2. Về thái độ:

 Chấp hành đầy đủ các quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động quốc phòng ở nhà trường, ở địa phương và xây dựng quân đội.

 Xây dựng niềm tự hào và trân trọng truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng phục vụ trong ngạch dự bị động viên.

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

BÀI 1

(3)

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.

2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Đáp ứng

yêu cầu xây

dựng quân đội

trong thời kì

đẩy mạnh

công nghiệp

hóa, hiện đại

hóa đất nước.

(4)

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.

 Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là lịch sử của một dân tộc có truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.

 Lực lượng vũ trang nhân dân làm lòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

 Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.

 Quân đội ta càng chiến đấu càng trưởng thành.

 Quân đội được xây dụng bằng chế độ tình nguyên tòng quân và chế độ nghĩa vụ quân sự.

 Chế độ tình nguyện từ 1944 đến 1960

 Chế độ nghĩa vụ quân sự miền bắc từ 1960, miền Nam

1976 đến nay. Hình ảnh Đại tướng Võ Văn Giáp trao cờ quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(5)

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

 Quyền và nghĩa vụ của công dân được khẳng định tại điều 77 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “ Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”.

 Luật nghĩa vụ quân sự quy định trách

nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ

chức xã hội, nhà trường và gia đình

trong việc tổ chức thực hiện, tạo điều

kiên cho công dân hoàn thành nghĩa

vụ với Tổ quốc.

(6)

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đật nước.

 Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hại nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam.

 Nhiệm vụ hàng đầu của quân đội là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân.

 Ngoài chiến đấu Quân đội còn có chức năng công tác và sản xuất.

 Luật nghĩa vụ quân sự quy định việc tuyển chọn công dân nhập ngũ để xây dựng lực lượng thường trực và tích lũy lực lượng dự bị hùng hậu, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Ảnh kỉ niệm 60 năm thành lập Hải quân Việt Nam năm 2015

(7)

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT

VỀ LUẬT

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

3. TRÁCH NHIỆM CỦA

HỌC SINH

(8)

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1. Giới thiệu khái quát về Luật

Cấu trúc Luật 2015 áp dụng năm 2016 gồm: Lời nói đầu, 9 chương, 62 điều.

Chương I : Những quy định chung, gồm 10 điều.

Chương II :Đăng ký NVQS và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS, gồm 10 Điều.

Chương III :Phục vụ của hạ sĩ quan,binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị, gồm 9 Điều.

Chương IV : Nhập ngũ và xuất ngũ trong thời bình, gồm 16 Điều.

Chương V : Nhập ngũ theo lệnh động viên, xuất ngũ khi bãi bỏ tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng , gồm 3 Điều.

Chương VI :Chế độ chính sách và ngân sách bảo đảm trong việc thực hiện NVQS, gồm 5 Điều.

Chương VII : Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức,gồm 5 Điều.

Chương VIII:Xử lý vi phạm, gồm 2 Điều.

Chương IX :Điều khoản thi hành, gồm 2 Điều.

(9)

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

2. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự a. Những quy định chung

NGHĨA VỤ QUÂN SỰ BAO GỒM

PHỤC VỤ TẠI NGŨ PHỤC VỤ TRONG NGẠCH DỰ BỊ

Tên gọi: Quân nhân tại ngũ.

Thời gian phục vụ: Đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Đóng quân trong các doanh trại QĐ.

Tên gọi: Quân nhân dự bị.

Thời gian phục vụ: Đủ 18 đến hết 45 tuổi.

Sinh sông, làm việc tại địa phương.

Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị đều có những nghĩa vụ sau:

 Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

 Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội.

 Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hóa, kĩ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỉ luật và

thể lực

(10)

a. Những quy định chung

Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện có quyền và nghĩa vụ của công dân được Hiến Pháp và Pháp luật quy định.

Công dân nam giới không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Người vi phạm pháp luật hoặc đang bị giam giữ thì không được làm nghĩa vụ quân sự.

Công dân là nữ tuổi từ 18 đến 40 có chuyên môn kĩ thuật cần cho quân đội trong thời bình, nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến thì theo quy định của Chính phủ.

Ảnh nữ quân nhân tham gia gìn giữ hòa bình

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do đó, bên cạnh việc được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp thi công dân cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của bản thân để thực hiện trách nhiệm làm chủ của mình

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc,

- Các Cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân chia quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn

Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức