• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Buổi sáng

TOÁN

GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số với số lần).

- Rèn kĩ năng thực hiện tính toán gấp một số lên nhiều lần.

- Giáo dục học sinh đam mê Toán học, giáo dục tính cẩn thận khi làm bài.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3 (dòng 2).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: SGK, Một số sơ đồ như SGK.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(2)

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Trò chơi: Hái hoa dân chủ: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua nêu bài tập có sử dụng bảng nhân 7 và đưa ra đáp án.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Mục tiêu: Thực hiện gấp một số lên nhiều lần.

* Cách tiến hành:

- Treo bảng phụ ghi sắn bài toán.

- GV gọi HS nêu bài toán.

- GV hướng dẫn HS nêu tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Vẽ đoạn thẳmg AB có độ dài 2 cm vào vở ô li.

- Cho HS trao đổi ý kiến để tìm cách vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. GV yêu cầu HS nêu cách vẽ.

- GV tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để nêu phép tính độ dài của đoạn thẳng CD.

- Cho HS làm vở rồi chữa bài.

- GV hỏi:

+ Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm thế nào?

+ Muốn gấp 4kg lên 2 lần ta làm thế nào?

+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?

*GVKL: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.

- QS và nhẩm bài.

- HS nêu bài toán.

- HS nghe và thực hành vẽ.

- HS nêu cách vẽ và lên bảng vẽ.

- HS giải bài toán vào vở nháp.

- HS trả lời miệng:

+ Ta lấy 2 cm nhân với 3.

+ Ta lấy 4 nhân với 2.

+ … ta lấy số đó nhân với số lần.

3. HĐ thực hành (15 phút)

* Mục tiêu: Thực hiện được gấp một số lên nhiều lần.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Cá nhân – Cặp đôi – Lớp

- HS làm bài cá nhân.

- Chia sẻ kết quả trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Năm nay tuổi của chị là:

6 x 2= 12 ( tuổi)

(3)

...

---

TẬP ĐỌC:

BẬN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bạn rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. (Trả lời được CH 1,2,3).

Học thuộc được một số câu thơ trong bài.

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu,...

- Biết đọc bài văn với giọng vui, sôi nổi.

- Giáo dục học sinh yêu quý và trân trọng việc làm của mỗi người.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mí.

*GDKNS:

- Tự nhận thức.

- Lắng nghe tích cực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(4)

1. HĐ khởi động (3 phút):

- 2 HS đọc lại câu chuyện: Trận bóng dưới lòng đường, nêu lại ý nghĩa câu chuyện.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

- Hát bài: Chị Ong Nâu và em bé.

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.

* Cách tiến hành :

a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý HS đọc với giọng nhẹ nhàng, vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

Trời thu/ bận xanh/

Sông Hồng /bận chảy/

Cái xe/ bận chảy/

Lịch bận /tính ngày/

- GV yêu cầu học sinh đặt câu với từ

“vào mùa, đánh thù”.

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- HS lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1)

=> cả lớp (lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu,...)

- HS chia đoạn (3 khổ như SGK).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

(5)

---

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

ÔN TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. SO SÁNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được 1 kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người.

- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường (BT2).

- Phân biệt từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh.

- Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: 4 băng giấy (mỗi băng viết 1 câu thơ, khổ thơ) ở BT1.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(6)

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Trò chơi: “Chanh= Chua - Cua =Cắp”

- HS lên bảng làm lại BT2 tiết TLV tuần 6.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS tham gia chơi.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ thực hành (30 phút):

*Mục tiêu: Nắm được 1 kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người.

*Cách tiến hành:

Bài 1: Làm việc cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp

- GV nhận xét chốt lại lời đúng.

*GVKL: Các hình ảnh so sánh trong câu thơ này là so sánh giữa các sự vật với con người.

Bài 2: Cặp đôi – Cả lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào?

+ Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tại nạn cho cụ già ở đoạn nào?

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Học sinh làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp:

Đáp án:

a. Trẻ em như búp trên cành b. Ngôi nhà như trẻ thơ

c. Cây pơ mu in như người đứng canh d. Bà như quả ngọt chín rồi

- HS nêu yêu cầu bài tập - Đoạn 1 và gần hết đoạn 2.

- Cuối đoạn 2, 3.

- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp để làm bài – Chia sẻ trước lớp (3- 4 HS lên bảng làm bài).

Đáp án;

a. Chỉ hoạt động: cướp bóng, bấm bong, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng, chúi.

b. Chỉ hoạt động: hoảng sợ, tái cả người.

(7)

...

---

Ngày soạn: 16/10/2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2021 Buổi sáng

: TOÁN:

BẢNG CHIA 7 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Bước đầu thuộc bảng chia 7. Vận dụng phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7).

-Rèn kĩ năng nhẩm tính với bảng chia 7.

-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán và vận dụng vào cuộc sống.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- HS: Sách giáo khoa, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(8)

1. HĐ khởi động (5 phút) : - Trò chơi: Truyền điền: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc thuộc bảng nhân 7.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư. Vận dụng phép chia hết trong giải toán.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Lập bảng chia 7.

- Gắn 7 chấm tròn

+ Lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn, vậy 7 lấy 1 lần được mấy?

- Viết 7x1=7

+ Trên tấm bìa có 7 chấm tròn, có mấy tấm bìa?

+ Nêu phép tính để tìm số tấm bìa?

- Viết 7:7=1

+ Gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, 2 tấm bìa có mấy chấm tròn?

- Viết 7x2=14

+ Tại sao em lập được phép tính này?

+ Có tất cả mấy tấm bìa, lập phép tính để có 2 tấm bìa?

- Viết 14:7=2

- Các phép tính còn lại tiến hành tương tự (dựa vào phép nhân để tìm kết quả phép chia).

Việc 2: HTL bảng chia 7:

+ Nhận xét gì về số bị chia?

- Nhận xét kết quả.

- …7.

- Đọc lại.

- 1 tấm bìa.

- 7:7=1(tấm bìa).

- Đọc lại.

- 14 chấm tròn.

- Đọc lại.

- Vì mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, lấy 2 tấm bìa tất cả, vậy 7 lấy 2 lần là 7 x 2.

- 2 tấm bìa.

- 14 : 7 = 2 (tấm bìa).

- Đọc lại.

- Lập bảng chia 7.

- Đọc ĐT bảng chia 7.

- Đây là dãy số đếm thêm 7, bắt đầu từ 7.

- Lần lượt từ 1-10.

-Thi HTL bảng chia 7.

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Vận dụng phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7).

(9)

---

TẬP VIẾT:

ÔN CHỮ HOA E, Ê I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa E, Ê (1 dòng).

- Viết đúng, đẹp tên riêng Ê - đê (1 dòng) và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:

Em thuận anh hòa là nhà có phúc (1 lần).

-Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

-Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Mẫu chữ hoa E, Ê viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- HS: Bảng con, vở Tập viết 2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(10)

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Năm ngón tay ngoan.

- Lắng nghe.

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

*Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 2 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Ê - đê.

+ Hãy nói những điều em biết về anh dân tộc Ê - đê?

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

-Viết bảng con.

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng.

=> GV giúp HS hiểu câu ứng dụng: Anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận.

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- E, Ê.

- 2 học sinh nêu lại quy trình viết.

- Học sinh quan sát.

- HS viết bảng con: E, Ê.

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

- Học sinh trả lời: Ê - đê là người dân tộc thiểu số, có trên 270.000 người.

- 2 chữ: Ê - đê.

- Chữ Ê cao 2 li rưỡi, chữ đ cao 2 li, chữ ê cao 1 li.

- Bằng 1 con chữ o.

- HS viết bảng con: Ê - đê.

- HS đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

- HS phân tích độ cao các con chữ: Các chữ E, h, l cao 2 li rưỡi, chữ p cao 2 li, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

(11)

...

---

Ngày soạn: 17/10/2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 20 tháng 10 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN TIẾT 36. LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: HS thuộc bảng chia 7. Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: SGK, bảng phụ.

- HS: SGK, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(12)

1. HĐ khởi động (5 phút) : - Trò chơi: “Xì điện”(Bảng chia 7)

- Tổng kết TC – Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi, nối tiếp nhau nêu các phép tính trong bảng chia 7

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài 2. HĐ thực hành (25 phút):

* Mục tiêu: HS thuộc bảng chia 7. Biết vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.

Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

a)

+ Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả 56 chia 7 được không? Vì sao?

- Yêu cầu Hs kiểm chứng với các phép tính còn lại.

b)

Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

- Lưu ý HS khâu trình bày

Bài 3 : (Cá nhân - Lớp

- GV đánh giá - NX 7 – 10 bài.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS.

- Gọi 1 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) 7 x 8 = 56 7 x 9 = 63

56 : 7 = 8 63 : 7 = 9 (...)

- Được, vì lấy tích chia cho thừa số này thì được kết quả là thừa số kia.

- Sau khi HS chia sẻ kết quả xong, 2 em trong cặp đọc lại toàn bộ bảng chia 7 cho nhau nghe (2 phút), sau đó báo cáo kết quả cho GV

- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi

- Chia sẻ kết quả trước lớp (chia sẻ trên bảng con 2 – 3 phép tính):

28 7 35 7 42 7 28 4 35 5 42 6 0 0 0 - HS làm cá nhân

- Chia sẻ kết quả trước lớp Giải :

Số nhóm được chia là : 35 : 7 = 5 ( nhóm )

(13)

...

---

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền được dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn. ( HS trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,5).

- Kể được lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời 1 bạn nhỏ.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (đám trẻ, ông cụ).

- Đọc đúng và hiểu: sếu, sải cánh, ấm áp, bệnh viện, xe buýt...

- Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện;

giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Xác định giá trị

- Thể hiện sự cảm thông II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

(14)
(15)

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài. - Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK 2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc các câu khó:

- GV yêu cầu HS đặt câu với từ mới.

d. Đọc toàn bài:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Sếu, sải cánh, ấm áp, bệnh viện, xe buýt) - HS chia đoạn (5 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- HS luyện đọc:

+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?

+ Chắc là cụ ốm?

+ Hay cụ đánh mất cái gì?

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

+ Đặt câu với từ “nghẹn ngào”

- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc lại toang bài

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

(16)

...

...

---

Buổi chiều

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VỆ SINH THẦN KINH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh - Kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh

2. Kĩ năng: Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác.

*GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.

*GD BVMT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan thần kinh

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng: - GV: Các hình trong SGK.

- HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(17)

- Nhận xét - Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng - Lắng nghe – Mở SGK 2. HĐ khám phá kiến thức (28 phút)

Hoạt động 1: Làm việc với SGK

*Mục tiêu:

- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh.

- GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức.

*Cách tiến hành:

Bước 1 : Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát các hình tr.32 SGK.

- Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ: Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?

Bước 2 : Làm việc cả lớp

- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét kết quả các nhóm, bổ sung và kết luận

+ Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh ?

+Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho CQTK?

=> Kết luận (SGK) Hoạt động 2: Đóng vai

*Mục tiêu:

- Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.

- GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân.

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát các hình vẽ ở tranh 8 tr.33 SGK, thảo luận xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh: Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi.

- GV nhận xét, kết luận

- Học sinh quan sát

- Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi .

- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình cho từng bức tranh.

- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung

- Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.

- Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương…

- Học sinh chia thành các nhóm, thảo luận với nhau vừa trả lời các câu hỏi

(18)

...

...

...

---

Ngày soạn: 18/10/2021

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 21 tháng 10 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 37. GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần.

- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Phấn màu, bảng phụ vẽ đoạn thẳng AB và CD; 2 hàng hình vuông, trên 6 hình, dưới 2 hình.

- HS: Bảng con, bộ đồ dùng toán 3 2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(19)

bảng chia đã học)

- Tổng kết TC - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

phép chia đã học - Lắng nghe

2. HĐ hình thành kiến thức mới (12 phút):

* Mục tiêu: - Biết thực hiện giảm một số đi một số lần.

* Cách tiến hành: (Cả lớp)

*Việc 1: Thực hành trên mô hình hình vuông.

- GV giới thiệu 2 hàng các hình vuông, hướng dẫn HS sắp xếp các hình vuông như hình vẽ rồi hỏi:

+ Số hình vuông ở hàng trên?

+ Số hình vuông ở hàng dưới so với hàng trên:

Số hình vuông ở hàng trên giảm 3 lần thì có số hình vuông ở hàng dưới

- GV ghi bảng:

+ Hàng trên: 6 hình vuông

+ Hàng dưới: 6 : 3= 2 (hình vuông)

*GVKL: Số hình vuông ở hàng trên giảm 3 lần thì được số hình vuông ở hàng dưới.

*Việc 2: Thực hành trên đoạn thẳng:

- GV treo bảng phụ:

+ Độ dài đoạn thẳng AB?

+ Đoạn thẳng CD so với đoạn thẳng AB: Đoạn thẳng AB giảm 4 lần thì được đoạn thẳng CD.- GV ghi bảng như SGK:

+ Độ dài đoạn thẳng AB: 8cm

+ Độ dài đoạn thẳng CD: 8 : 4 = 2 (cm) + Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào?

+ Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào?

+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?

*GVKL: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia

- HS sắp xếp các hình vuông và trả lời:

- 6 hình vuông - Quan sát

- Nghe

- HS nhắc lại

- 8 cm

+Ta chia 8 cm cho 4

+Ta chia lấy số đó chia cho 4 + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần

(20)

...

...

...

--- CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT):

BẬN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ.

- Làm đúng BT điền tiếng có vần en/oen (BT 2).

- Làm đúng BT 3a.

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có vần en/oen.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

(21)

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

- 3 HS viết trên bảng lớp: tròn trĩnh, chảo rán, giò chả, trôi nổi,...

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn viết - GV đọc bài thơ một lượt.

+ Bé bận làm gì?

+ Vì sao tuy bận nhưng ai cũng vui?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?

+ Đoạn thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ + Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

- 1 Học sinh đọc lại.

- …bận bú, bận chơi, bận khóc, bận cười, bận nhìn ánh sáng.

- Vì mỗi việc làm đều làm cho cuộc đời chung vui hơn.

- …thể thơ 4 chữ.

- Đoạn thơ có 2 khổ thơ, có 14 dòng, khổ cuối có 8 dòng.

- Những chữ đầu câu phải viết hoa

- Học sinh nêu các từ: cấy lúa, khóc cười, thổi nấu, ánh sáng,...

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh nghe viết chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh;

ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui

- Lắng nghe.

(22)

...

...

...

--- Ngày soạn: 19/10/2021

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 22 tháng 10 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

TIẾT 39. TÌM SỐ CHIA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.

- Biết tìm số chia chưa biết.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính và giải các bài toán về tìm số chia.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: SGK, bảng phụ vẽ hình như phần 1) Nhận xét, trong phần bài mới trong SGK

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(23)

+ 7 gấp lên 3 lần ? + 42 giảm đi 6 lần?

+ 6 gấp lên 4 lần?

+ 30 giảm đi 5 lần?

- Tổng kết – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên

bảng. - Lắng nghe

- Mở vở ghi bài 2. HĐ hình thành kiến thức mới (14 phút):

* Mục tiêu:

- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.

- Biết tìm số chia chưa biết.

* Cách tiến hành: (HĐ cả lớp) Việc 1: Nhận xét:

- Nêu bài toán 1: Có 6 ô vuông chia thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy ô vuông?

+ Nêu phép tính để tìm số ô vuông mỗi nhóm?

+ Hãy nêu tên gọi của thành phần và kết quả trong phép tính chia 6 : 2 = 3

- Nêu bài toán 2: Có 6 ô vuông chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 ô vuông. Hỏi chia được mấy nhóm như thế?

+ Nêu phép tính tìm số nhóm chia được?

+ 2 là gì trong phép chia?

+ 6,3 là gì trong phép chia?

=>GVKL: 2 = 6 : 3, hay có thể nói,

“số chia bằng SBC chia cho thương”

Việc 2: Tìm số chia chưa biết:

- Ghi bảng: 30 : x = 5

- 1 HS nêu lại bài toán

- 6 : 2 = 3 (ô vuông)

- 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương.

- HS đọc lại

- 6 : 3 = 2 (nhóm) - Số chia

- 6 là số bị chia; 3 là thương

- HS tự làm ra nháp, 1 HS làm bảng lớp

(24)

...

...

...

--- CHÍNH TẢ (Nghe – viết) CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng đoạn 4 của truyện “Các em nhỏ và cụ già”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT 2 a .

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng. Biết trình bày đúng một đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào 1ô. Phân biệt d/gi/r, uôn/uông Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Bảng phụ ghi đáp án cuộc thi phần khởi động, phần BT 2.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

(25)

- GV đọc choa HS ghi ra nháp.

- GV đưa đáp án.

- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương những em viết tốt. Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

trống rỗng, chống chọi.

- Báo cáo kết quả - Lắng nghe - Mở sách 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - GV đọc đoạn văn một lượt.

+ Đoạn này kể chuyện gì?

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?

+ Lời của ông cụ được viết như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

- Theo dõi và chỉnh lỗi cho hs

- 1 Học sinh đọc lại.

- Cụ già nói lí do cụ buồn vì bà ốm nặng phải nằm viện , khó qua khỏi, cụ cảm ơn lòng tốt của các bạn, các bạn làm cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn.

-… 3 câu

- … các chữ đầu câu.

-… sau dấu 2 chấm, xuống dòng, lùi vào 1 ô.

-Viết bảng con: nghẹn ngào, bệnh viện, xe buýt.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính

- Lắng nghe

(26)

...

...

...

---

TẬP LÀM VĂN:

NGHE KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Nghe và kể lại được nội dung câu chuyện: Không nỡ nhìn (BT 1).

- Rèn kỹ năng nghe, nói.

-Trân trọng những kỉ niệm của thời học trò.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

- Đảm nhận trách nhiệm.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh 1 sgk trang 61; bảng phụ.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(27)

Kể lại buổi đầu em đi học.

- Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Mở Sgk.

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*Mục tiêu: Nghe và kể lại được nội dung câu chuyện “Không nỡ nhìn”.

*Cách tiến hành: Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp Kể lại câu chuyện:

- GV kể lần 1.

+ Anh thanh niên làm gì trên tuyến xe buýt?

+ Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?

+ Anh trả lời thế nào?

- GV kể lại câu chuyện lần 2.

- Gọi HS kể.

- Làm việc theo cặp.

- Tổ chức HS thi kể.

+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong truyện trên?

- GV tóm tắt truyện.

*Liên hệ: Nhắc HS cần có nếp sống văn minh nơi công cộng: Bạn trai phải biết nhường chỗ cho bạn gái, nam giới phải biết nhường chỗ cho người già yếu...

Nhắc lại.

- Nghe kết hợp QS tranh.

- Anh ngồi, 2 tay ôm lấy mặt.

-…cháu nhức đầu à?

- Anh nói nhỏ: Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các phụ nữ và cụ già phải đứng.

- Nghe.

- 1 -2 HS kể mẫu, lớp nhận xét.

- 2 HS kể cho nhau nghe.

- Một số Hs kể trước lớp.

- Lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất.

- HS trả lời theo nhiều ý:

+ Anh thanh niên rất ngốc, không hiểu rằng không muốn nhìn... thì phải nhường chỗ.

+ Anh thanh niên ích kỉ, không muốn nhường chỗ cho người khác, lại giả vờ lịch sự...

- Lắng nghe, ghi nhớ thực hiện cho tốt.

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà kể lại chuyện cho gia đình nghe.

Thực hiện theo nội dung bài học: cần có nếp sống văn minh nơi công cộng: Bạn trai phải biết nhường chỗ cho bạn gái, nam giới phải biết nhường chỗ cho người già yếu...

- Sưu tầm những câu chuyện, bài văn, bài

(28)

...

...

--- SINH HOẠT TUẦN 7 I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tổng kết các hoạt động trong tuần 7 .

- Giáo dục học sinh tinh thần phê bình và tự phê bình để tiến bộ.

- Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm..

II/ NỘI DUNG SINH HOẠT

- Tổ trưởng tổ trực nhật nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.

- Lớp trưởng nhận xét bổ sung.

- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét từng mặt, tổng kết điểm thi đua cuối tuần.

1. Học tập:

- Tổ chức truy bài đầu buổi thường xuyên, nhưng chưa hiệu quả.

- Còn một số ít học sinh chưa chuẩn bị kỹ bài cũ trước khi đến lớp như: chưa làm bài tập, chưa thuộc bài, chưa chuẩn bị điều kiện học tập, chưa bao bọc vở cẩn thận: Trung, Bảo....

2. Lao động: Trực nhật thường xuyên khu vực được phân công, giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, bảo vệ tốt môi trường.

3. Văn thể mỹ:.

Tham gia các hoạt động tập thể thường xuyên, đều đặn.

* Công tác phòng chống dịch covid-19 Tồn tạị:

...

...

4. Công tác tuần 8:

- Thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Truy bài tốt, thi đua hoàn thành tốt các hoạt động trong tuần.

- Thi đua học tốt chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.

- Thực hiện đôi bạn cùng tiến

- Tiếp tục thực hiện lịch lao động theo phân công

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch covid-19 --- Buổi chiều

THỦ CÔNG:

CẮT, DÁN CHỮ H, U I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(29)

Chữ dán tương đối phẳng.

- Với học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Mẫu chữ H, U. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Học sinh: Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(30)

1. HĐ khởi động (5 phút)

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét.

- Giới thiệu bài mới.

- Hát bài: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

2. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút)

*Mục tiêu: Nắm được cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.

* Cách tiến hành:

*Việc 1: Quan sát mẫu

- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ H, U.

+ Chữ H, U rộng mấy ô, cao mấy ô?

- Cho học sinh so sánh chữ H, U.

- Giáo viên nhận xét.

*Việc 2: Hướng dẫn học sinh kẻ, cắt, dán chữ H, U

- Giáo viên hướng dẫn quy trình trên hình vẽ:

Bước 1: Kẻ chữ H, U.

+ Kẻ cắt hai hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái của tờ giấy thủ công.

+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H,U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ H,U theo các điểm đã đánh dấu.

*Chú ý: Không yêu cầu học sinh phải cắt lượn như hình 2c, 3b SGV.

Bước 2: Cắt chữ H, U.

+ Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H,U theo dường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H,U bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ H,U như chữ mẫu.

+ Giáo viên cho học sinh tập kẻ, cắt chữ H,U bằng giấy nháp.

Bước 3: Dán chữ H, U.

+ Kẻ một đường chuẩn, đặt ướm 2 chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.

Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Học sinh quan sát.

- Nét chữ rộng1 ô, cao 5 ô.

- Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh quan sát.

(31)

...

--- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM: YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO I ) YÊU CẦU CẦN ĐAT

- Giúp HS nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần và tự đưa ra biện pháp khắc phục.

- Giúp các em học sinh bước đầu nhận thức được công ơn của mẹ và cô giáo nói riêng và của những người phụ nữ nói chung nhân ngày 20/10.

- Rèn cho HS tính tự quản của từng cá nhân học sinh.

- Biết cách thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ và cô giáo ( chăm học, biết vâng lời,)

- Giáo dục HS tính tự giác, tích cực

- Mong muốn trở thành con ngoan trò giỏi để làm vui lòng những người xung quanh.

II ) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Câu hỏi,trò chơi, các câu chuyện, các bài hát theo chủ điểm “Yêu quý mẹ và cô giáo”

- Máy chiếu, đài, băng đĩa nhạc.

- Qùa tặng, phần thưởng.

III) DIỄN BIẾN BUỔI SINH HOẠT

*Ổn định tổ chức. (2- 4 phút) - Lớp trưởng báo cáo sĩ số

- Quản ca cho lớp hát : Lớp chúng ta kết đoàn - GV giới thiệu đại biểu về dự.

*Diễn biến sinh hoạt theo chủ điểm.

a./ Phần mở đầu: Dẫn vào chủ điểm thông qua hoạt động văn nghệ . GV nêu chủ điểm tháng 10:

- Mở đầu là tiết mục múa – hát “ Bông hồng tặng cô và mẹ” Nhạc và lời của

Nguyễn Ngọc Thiện do tốp nữ lớp 3B biểu diễn đề nghị cả lớp nổ một chàng pháo tay chào mừng.

b./Phần phát triển:

+ Kể chuyện , đọc thơ ,hátvà rút ra kết luận về mẹ.

(32)

ngủ cô dạy bảo các con kiến thức và đạo làm người. Những kỷ niệm về mẹ và cô luôn đẹp đẽ khó phai mờ. Chúng mình cùng kể về mẹ và cô nhé .

Ở phần này các con chú ý theo dõi để cuối tiết bình chọn ra tiết mục đặc sắc. Cá nhân, tổ hoạt động sôi nổi.

- Bạn nào xung phong ?

- Giáo viên theo dõi quá trình hoạt động của học sinh ,kết hợp nhận xét, đánh giá và điều hành các hoạt động phù hợp.

- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

- Tuyên dương khen thưởng ..

+Kể chuyện , đọc thơ ,hátvà rút ra kết luận về cô giáo

- GV kết luận: Cám ơn các con các con khiến cô xúc động. Cô rất vui khi các con biết kính yêu mẹ, ghi nhớ những lời cô dạy bảo.

- Tổ chức cho học sinh bình chọn tiết mục hay nhất.

- GV nhận xét, đánh giá. Khen thưởng.

c./Phần kết thúc

*Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhằm khắc hoạ nội dung chủ điểm.

- Ngoài giờ học các con vẫn làm việc ở nhà và ở trường để giúp mẹ và cô. Bây giờ để xem ai yêu quý mẹ và cô nhiều hơn chúng mình cùng chơi trò chơi: “ Ai yêu mẹ và cô nhiều nhất”.

* GV giới thiệu luật chơi :

- Sau tiếng hô “bắt đầu” của cô, bạn đứng đầu chạy lên lấy đồ đem về vị trí tỏ mình rồi trở về đứng cuối hàng . Tiếp theo đền bạn thứ hai và cứ lần lượt như thế cho đến hết giờ .

+/Lưu ý : Đồ dùng nào lấy 2 lần sẽ không được tính . - GV theo dõi, quan sát làm trọng tài trò chơi.

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng,tổng kết trò chơi.

* Mở rộng kiến thức, giáo dục kĩ năng sống .

- Các con ạ tình cảm của các con dành cho mẹ và cô thật nhiều nhưng sẽ thiếu nếu chúng ta không biết rằng bên cạnh mẹ và cô trong gia đình và bạn bè chúng ta còn có những người phụ nữ nào?

- Ngoài ngày PNVN 20-10 Nước ta còn có 1 ngày dành riêng cho phụ nữ Việt Nam đó là ngày nào?

- Vào ngày đó các con hãy kể chuyện đọc thơ làm thiếp và nới những lời chúc mừng đến bà, mẹ,cô giáo, chị, bạn gái và các em gái nhé.

- Thực hành tặng hoa và đọc lời chúc . - GV đánh giá nhận xét.

* Củng cố:

Tiết SH chủ điểm của tuần 7 dừng lại ở đây. Cô nhận thấy :

- Ưu điểm: Tiết sinh hoạt này các con hoạt động rất sôi nổi, hiệu quả.

(33)

GV Tiết sinh hoạt tuần 7 chúng ta sẽ kể về những người phụ nữ Việt Nam nổi tiếng xưa và nay . Về nhà các con tìm hiểu trước trên sách báo ti vi . Tiết SH lớp tuần 7 đến đây là kết thúc .

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... Hoạt động hình thành kiến

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... Hoạt động hình thành kiến

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY