• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/02/2022 Tiết: 22, 23, 24 TÊN BÀI DẠY: ĐOẠN THẲNG

Môn học: Hình học ; Lớp 6 Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, hai đoạn thẳng bằng nhau, trung điểm của đoạn thẳng, biết so sánh hai đoạn thẳng.

- Nhận biết được một số hình ảnh trong thực tiễn có liên quan đến đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, hai đoạn thẳng bằng nhau.

2. Năng lực

- Góp phần tạo cơ hội để học sinh phát triển một số năn lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Thước kẻ, compa, hình ảnh liên quan đến đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng để để minh họa cho bài học. Một thanh gỗ nhỏ

2 - HS : Thước thẳng, compa. Giấy kẻ ô vuông nội dung H46 (sgk) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

MỞ ĐẦU BÀI HỌC

a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng về nội dung chính của bài học

b) Nội dung: Học sinh quan sát H38 (SGK), thực hiện yêu cầu của giáo viên.

c) Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên . d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

NỘI DUNG 1: KHÁI NIỆM ĐOẠN THẲNG

a) Mục tiêu: Tạo bước đệm cho việc học khái niệm đoạn thẳng, từ đó nắm được khái niệm đoạn thẳng, vận dụng được kiến thức nhận biết điểm thuộc đoạn thẳng, điểm không thuộc đoạn thẳng.

b) Nội dung: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm cho trước, đọc và ghi nhớ được nội dung

“Khái niệm đoạn thẳng”.

c) Sản phẩm: Học sinh vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm cho trước bằng thước thẳng, trả lời được câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động trải nghiệm

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chiếu lên màn hình Hình 39, yêu cầu học sinh vẽ hình 39 vào vở.

(2)

- Học sinh trả lời một số câu hỏi

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đặt cạnh thước thẳng đi qua hai điểm cho trước và vẽ đường nối hai điểm đó.

- Một học sinh lên bảng thực hiện * Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh dưới lớp quan sát, nhận xét, báo cáo sản phẩm * Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên quan sát, nhận xét sản phẩm của học sinh.

Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi nội dung khung kiến thức trọng tâm

- Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đọc nội dung khung kiến thức trọng tâm “ Khái niệm đoạn thẳng”

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh vẽ hình và ghi khái niệm vào vở * Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Nét vẽ trên trang giấy là hình ảnh của đoạn thẳng AB.

- Giáo viên chốt kiến thức

- Giáo viên nhắc học sinh cách gọi thứ hai của đoạn thẳng.

1. Khái niệm đoạn thẳng

* Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả những điểm nằm giữa A và B.

A B

- Đoạn thẳng AB cũng gọi là đoạn thẳng BA.

Hoạt động củng cố, luyện tập

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chiếu VD1(H40) lên màn hình.

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh quan sát hình 40 và trả lời câu hỏi.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh trao đổi, thảo luận cặp đôi và báo cáo kết quả thảo luận.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chốt kiến thức, khẳng định điểm thuộc và không thuộc đoạn thẳng.

Ví dụ 1:

A C B D

- Hai điểm A, B thuộc đoạn thẳng AB. Điểm C nằm giữa hai điểm A, B nên điểm C cũng thuộc đoạn thẳng AB. Điểm D khác điểm A, B và không nằm giữa hai điểm A, B nên điểm D không thuộc đoạn thẳng AB.

Hoạt động vận dụng, thực hành

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chiếu LT1(H41) lên màn hình.

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh quan sát hình 41 và trả lời câu hỏi.

Luyện tập 1:

I P

T Q K R

(3)

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh trao đổi, thảo luận cặp đôi và báo cáo kết quả thảo luận.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chốt kiến thức, khẳng định điểm thuộc và không thuộc đoạn thẳng.

- Hai điểm I, K thuộc đoạn thẳng IK.

Điểm P, Q nằm giữa hai điểm I, K nên điểm P, Q cũng thuộc đoạn thẳng IK. Điểm R, T khác điểm I, K và không nằm giữa hai điểm I, K nên điểm R, T không thuộc đoạn thẳng IK.

NỘI DUNG 2: HAI ĐOẠN THẲNG BẰNG NHAU a) Mục tiêu: Học sinh nhận ra khái niệm hai đoạn thẳng bằng nhau.

b) Nội dung: Vẽ hai đoạn thẳng theo yêu cầu, đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

c) Sản phẩm: Học sinh nhận biết và vẽ được hai đoạn thẳng bằng nhau.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động trải nghiệm

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chiếu lên màn hình Hình 42, yêu cầu học sinh sử dụng thước và compa vẽ hình 42 vào vở.

- Học sinh trả lời một số câu hỏi

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thực hiện vẽ hình 42 vào vở theo 3 bước hướng dẫn trong sgk.

- 1 học sinh thực hiện trên bảng.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh dưới lớp quan sát, nhận xét, báo cáo sản phẩm * Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên quan sát, nhận xét sản phẩm của học sinh.

Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi nội dung khung kiến thức trọng tâm

- Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đọc nội dung khung kiến thức trọng tâm “ Hai đoạn thẳng bằng nhau”

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh vẽ hình và ghi khái niệm vào vở * Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên chốt kiến thức

2. Hai đoạn thẳng bằng nhau:

Ta nói rằng hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau

Kí hiệu: AB = CD.

NỘI DUNG 3: ĐO ĐOẠN THẲNG

a) Mục tiêu: Tạo bước đệm cho việc học khái niệm về độ dài đoạn thẳng, biết cách đo độ dài đoạn thẳng.

b) Nội dung: Học sinh thực hành đo độ dài đoạn thẳng, đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

(4)

c) Sản phẩm: Học sinh đo được độ dài đoạn thẳng, ghi nhớ được khái niệm về độ dài đoạn thẳng.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động trải nghiệm

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng thước đo độ dài, đo độ dài các đoạn thẳng trên Hình 43 (Sgk) .

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thực hiện đo độ dài các đoạn thẳng trên hình 43 trong sgk theo hướng dẫn

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Một số học sinh báo cáo kết quả, học sinh khác lắng nghe và phát biểu ý kiến.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét sản phẩm của học sinh.

Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi nội dung khung kiến thức trọng tâm - Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ.

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đọc nội dung khung kiến thức trọng tâm “ Đo đoạn thẳng”

- Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh ghi khái niệm vào vở * Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên chốt kiến thức

3. Đo đoạn thẳng:

A B

Ta nói: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 8cm Kí hiệu: AB = 8cm hoặc BA = 8cm.

 Mỗi đoạn thẳng có độ dài là một số dương.

 Hai đoạn thẳng bằng nhau thì có độ dài bằng nhau.

Độ dài đoạn thẳng AB cũng được gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B

NỘI DUNG 4: SO SÁNH HAI ĐOẠN THẲNG

a) Mục tiêu: Học sinh so sánh được độ dài của hai đoạn thẳng, từ đó biết so sánh hai đoạn thẳng thông qua độ dài.

b) Nội dung: Học sinh thực hành đo độ dài đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng, đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

c) Sản phẩm: Học sinh đo được độ dài đoạn thẳng, so sánh được các đoạn thẳng cho trước, ghi nhớ được cách so sánh các đoạn thẳng

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động trải nghiệm

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh đo độ dài đoạn thẳng trên Hình 44 (Sgk) . - Yêu cầu so sánh các kết quả.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thực hiện đo độ dài các đoạn thẳng trên hình 44 trong sgk.

- So sánh kết quả.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Một số học sinh báo cáo kết quả, học sinh khác lắng nghe và phát biểu ý kiến.

(5)

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên thực hiện đo trên màn hình, nhận xét sản phẩm của học sinh.

Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ nội dung so sánh hai đoạn thẳng.

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đọc nội dung “ So sánh hai đoạn thẳng”

- Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh ghi vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên chốt kiến thức

4. So sánh hai đoạn thẳng:

A

B E

C D G

AB = 4cm; CD = 3cm; EG = 4cm

+ Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD

+ Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng EG

Kết luận:

- Nếu độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD thì ta có AB = CD.

- Nếu độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB lớn hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB > CD.

- Nếu độ dài đoạn thẳng AB nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB nhỏ hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB <

CD.

Hoạt động luyện tập, củng cố

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chiếu VD2 lên màn hình.

- Yêu cầu học sinh thực hiện

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thực hiện VD2

- Một học sinh lên bảng trình bày

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh báo cáo kết quả, ghi bài vào vở * Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên chốt kiến thức

Ví dụ 2:

AB = 3cm; CD = 3cm; MN = 4cm AB = CD

AB < MN MN > CD

Hoạt động thực hành, vận dụng

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chiếu LT2 lên màn hình.

- Yêu cầu học sinh thực hiện

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thực hiện LT2

Luyện tập 2:

(6)

- Một học sinh lên bảng trình bày

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh báo cáo kết quả, ghi bài vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên chốt kiến thức

C

A B

AB < AC < BC

NỘI DUNG 5: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

a) Mục tiêu: Tạo bước đệm cho học khái niệm trung điểm đoạn thẳng. Nhận biết được trung điểm đoạn thẳng trong một số trường hợp đơn giản. Vận dụng được kiến thức giải quyết được một số tình huống thực tế.

b) Nội dung: Học sinh thực hành gấp giấy, ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm. Thực hiện VD3, VD4 và LT3.

c) Sản phẩm: Học sinh gấp giấy xác định trung điểm, tìm được trung điểm của đoạn thẳng, tìm được điểm chính giữa của thanh gỗ.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động trải nghiệm

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành gấp giấy ô vuông đã chuẩn bị sẳn ở nhà như Hình 46 (Sgk) .

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thực hiện gấp giấy như trên hình 46 trong sgk.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Một số học sinh báo cáo kết quả, học sinh khác lắng nghe và phát biểu ý kiến.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên giới thiệu hình ảnh nếp gấp trên đoạn thẳng AB vẽ trên giấy là trung điểm của đoạn thẳng AB

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ nội dung so sánh hai đoạn thẳng.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đọc nội dung “ Trung điểm đoạn thẳng”

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh ghi vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên chốt kiến thức

5. Trung điểm đoạn thẳng:

A M B

AM = 3(ô vuông); MB = 3 (ô vuông)

Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B sao cho MA = MB.

A M B

* Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó.

Hoạt động luyện tập, củng cố

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(7)

- Giáo viên chiếu ví dụ 3, ví dụ 4 lên màn hình, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi trong VD3

* Ví dụ 3

M N C

D K

H S

T O

E I

V

* Ví dụ 4:

A 6 cm B

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh chỉ ra trung điểm của các đoạn thẳng trên hình 47.

- Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB có độ dài 6cm

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Một số học sinh báo cáo kết quả, học sinh khác lắng nghe và phát biểu ý kiến.

- Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB

M

A B

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét.

- Kết luận: Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì độ dài mỗi đoạn thẳng MA và MB đều bằng một nửa độ dài đoạn AB

Hoạt động vận dụng, thực hành

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chiếu lên màn hình nội dung luyện tập 3

- Đưa thanh gỗ đã chuẩn bị sẵn để học sinh thực hiện yêu cầu

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thực hiện

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh trình bày cách làm, học sinh còn lại lắng nghe và phát biểu ý kiến.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên chốt kiến thức

Luyện tập 3:

- Dùng sợi dây k co giãn có độ dài đúng bằng độ dài thanh gỗ, sau đó gấp đôi sợi dây lại để xác định điểm chính giữa của thanh gỗ

M

IV. TÌM TÒI – MỞ RỘNG:

(8)

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Học và ghi nhớ khái niệm đoạn thẳng, nhận biết được đoạn thẳng, điểm thuộc và không thuộc đoạn thẳng, hai đoạn thẳng bằng nhau, trung điểm của đoạn thẳng; biết so sánh hai đoạn thẳng.

- Tìm thêm ví dụ liên quan đến hai đoạn thẳng bằng nhau, trung điểm của đoạn thẳng.

- Hoàn thành các bài tập 1 – 6 (SGK/ 87, 88).

***********************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kỹ năng: * KN của bài:- HS biết dùng thước để đo độ dài đọan thẳng và biết so sánh hai đoạn thẳng?.

TOÁN THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI.. b) Đo độ dài mép bàn học của em và nêu kết quả đo. TOÁN THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI.. c) Đo chiều cao chân bàn

3.Bước đầu biết so sánh độ dài của một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài của đoạn thẳng khác.. 2.Củng cố quan hệ giữa phép chia số tự

Dạy biểu tượng “dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng - Giáo viên giơ 2 chiếc thước kẻ: làm sao để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn..

a) Mục tiêu: Học sinh so sánh được độ dài của hai đoạn thẳng, từ đó biết so sánh hai đoạn thẳng thông qua độ dài. b) Nội dung: Học sinh thực hành đo độ dài đoạn thẳng,

Đặt thước sao cho mép thước dọc theo cạnh ID. Chẳng hạn: cho điểm I trùng với vạch 0, điểm D trùng với vạch bao nhiêu thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng ID.. Nếu

ít nhất bao nhiêu cây cầu nữa để có thể đi lại giữa 5 hòn đảo đó qua những cây cầu (mỗi cây cầu chỉ nối hai đảo với nhau)?.. Lời giải. +) Bắt đầu từ A hoặc B mỗi lần

- Nối điểm A với điểm B, ta được đoạn thẳng AB. - Nối điểm A với điểm B, kéo dài về hai phía, ta được đường thẳng AB. Ta có hình vẽ:.. Bài 2 trang 93 SBT Toán 6 Tập 2: