• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021 Đạo đức: (Lớp 4D3, 4D2)

Tiết 7: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Có kĩ năng sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,… trong cuộc sống hằng ngày.

- Có ý thức tiết kiệm tiền của, nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. Hình thành phát triển: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* KNS: - Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của - Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân

* BVMT:- Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.

* SDNLTK:- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu, gas,… chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.

- Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.

* TT HCM: Cần kiệm liêm chính II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV: SGK Đạo đức 4, thẻ xanh đỏ.

- HS: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: 5p

- Gv đặt vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?

- Nêu bài học

- HS nối tiếp trả lời: Mọi người sẽ có thể không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, …

- HS nêu bài học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 20p Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.

- GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK/11 và thảo luận câu hỏi SGK (t 12)

Thông tin:

- Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.

- Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.

- Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm

- 1 HS đọc thông tin

- Thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi:

(2)

trong sinh hoạt hằng ngày.

+ Qua xem tranh và các thông tin trên theo em cần phải tiết kiệm những gì?

+ Theo em có phải do nghèo nên cần phải tiết kiệm của công?

* GV: Sử dụng tiết kiệm như quần áo, sách vở, điện nước….trong cuộc sống hằng ngày là bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần vào bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: 15p BT1- SGK/12:

- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, YC HS cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến đã cho (Tán thành, không tán thành) - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.

* Kết luận:

+ Các ý kiến c, d là đúng.

+ Các ý kiến a, b là sai.

4. Hoạt động vận dụng. 5p

- Sưu tầm những mẩu chuyện về tính tiết kiệm của BH

- Liên hệ giáo dục BVMT: Tiết kiệm tiền của là bảo vệ môi trường

- Liên hệ giáo dục TKNL: Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu, gas,… chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.

- Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà.

+...tiết kiệm các nguồn năng lượng như điện, nước, xăng, dầu, ga….; thức ăn, sách vở, đồ chơi…

+ Không vì tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước, chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước

- HS liên hệ theo câu hỏi của GV.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

(3)

...

...

...

Đạo đức ( Lớp 5E3))

TIẾT 7: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. Biết tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.

- Đồng tình với những ai biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng, không đồng tình với những ai thờ ơ, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

- Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác. Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn. Khi được giúp đỡ, khó khăn của họ được giải quyết và vơi nhẹ đi, do vậy tình cảm, tình hàng xóm láng giềng sẽ gắn bó hơn.

*Tích hợp: TNXH, Bài 20 ( Các thế hệ trong một gia đình) II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Giáo viên: Tranh một số tấm gương, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi về tình làng nghĩa xóm. Thiết bị phòng học thông minh

- Học sinh: VBT Đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRÒ

1. HĐ Mở đầu (3 phút):

- Hát bài: Cả nhà thương nhau.

+ Bài hát nói lên điều gì?

- Nhận xét – kết nối bài học - Giới thiệu bài mới – ghi bài

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:

(5 phút)

? Hãy nhớ và kể lại cho các bạn nghe về việc mình được bố mẹ, ông bà yêu thương, quan tâm, chăm sóc? (KN lắng nghe ý kiến của người thân.)

- Em nghĩ gì về tình cảm chăm sóc mọi người trong gia đình dành cho em?

- Em nghĩ gì về bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?

- HS làm việc nhóm đôi

- Hs thực hiện

(4)

-Hs trình bày ý kiến

- GV kết luận: Mỗi người chúng ta đều có gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương quan tâm chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng còn những bạn nhỏ thiệt thòi, sống không có tình thương và sự chăm sóc của gia đình Vì vậy chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn đó. Các bạn đó cần được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ. (KN được cảm thông trước suy nghĩ,cảm xúc của người thân.)

- Giáo viên kể chuyện Bó hoa đẹp nhất

? Chị em Ly đã làm gì nhân ngày sinh nhật mẹ?

? Vì sao mẹ Ly lại nói bó hoa của chị em Ly là bó hoa đẹp nhất?

- GV: Con cái có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình Sự quan tâm chăm sóc của các em mang lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình (KN đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân)

3. HĐ Luyện tập - Thực hành (10 phút) - Nội dung hành vi VBT đạo đức.

- Hs nhóm trình bày - Lớp nhận xét

+ Các em có làm được việc như Hương, Lan, Hồng ?

+ Ngoài ra các bạn còn làm được việc gì?

*Kết luận: Chúng ta làm những việc thiết thực để thể hình sự quan tâm đến người thân

4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: (7 phút) - Yêu cầu HS viết ra giấy những việc thể hiện quan tâm đến người thân

- HS phát biểu,

- Khen ngợi – nhắc nhở.

* Kể chuyện: Bó hoa đẹp nhất - Tặng mẹ

- Con cái biết quan tâm đến mẹ

*Đánh giá hành vi

- Việc làm của các bạn thể hiện sự yêu thương và quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

- Việc làm của bạn Linh, Sâm là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.

- Thực hiện nội dung bài học: quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.

- Tuyền truyền mọi người cùng nhau quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ,

(5)

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, bài hát... về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa người thân trong gia đình.

anh chị em.

- Nêu món quà mà em muốn tặng ông, bà, cha mẹ, nhân ngày sinh nhật.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

………

Đaọ đức: (Lớp 3C5)

TIẾT 3: SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được việc sử dụng tiền hơp lí.

- Thực hiện được những việc sử dụng tiền hợp lí.

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Lớp trưởng tổ chức trò chơi : Tổ chức HS thành 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 6 HS

+ N1: Viết đồ dùng học tập

+ N2: Ước lượng giá tiền hợp lí mỗi đồ dùng học tập đó.

- Nhóm nào viết đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng.

- GV nhận xét trò chơi

- Giới thiệu bài.- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài

- HS hát - HS ghi vở

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (27 phút)

Bài tập: Xử lí tình huống

- GV chia nhóm, cho HS bốc thăm các tình huống.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, lựa chọn cách xử lí trong các tình huống đã

- HS thực hiện.

(6)

cho.

+ Tình huống 1: Tuy mới học lớp 5 nhưng Nam đã đòi cha mẹ mua sắm cho nhiều đồ đắt tiền như máy nghe nhạc MP3, máy ảnh kĩ thuật số và cả điện thoại di động để mong mình trở thành sành điệu trước mắt bạn bè.

Từ khi có những đồ dùng đó, Nam chỉ ham mê nghe nhạc, nhắn tin … mà sao nhãng học tập.

- Em nhận xét như thế nào về biểu hiện của Nam? Nếu em là bạn của Nam em sẽ khuyên bạn điều gì?

+ Tình huống 2: Hôm nay mẹ đi vắng, mẹ cho Lan 100.000 đồng để mua thức ăn chuẩn bị cho cả ngày. Nếu là Lan em sẽ chi tiêu như thế nào?

- GV nhận xét, kết luận.

*Chơi trò chơi: “ Đi chợ”

- GV sẽ cho học sinh một số tiền và một số đồ dùng học tập với giá cả nhất định.

- Thời gian 5 phút.

- Luật chơi: Hãy đi chợ mua một số l số đồ dùng cần thiết phục vụ cho học tập bản thân.

Với số tiền đó HS phải mua đầy đủ được đồ dùng học tập và phù hợp nhất với mình. Đội nào mua hợp lí nhất trong thời gian nhanh nhất sẽ chiến thắng.

4.Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Lập kế hoạch sử dụng tiền tiết kiệm tiền của bản thân trong năm học này:

+ Mua những đồ dùng cần thiết nào.

+ Mua ở đâu.

+ Giá thành mua hợp lí mỗi đồ dùng đó là bao nhiêu?

- Mu đồ dùng cần thiết phù hợp với bản thân có lợi ích gì đối với bản thân mỗi người?

- Nếu mua đồ dùng không cần thiết hoặc mua theo sở thích hoặc mua theo bạn mà mình không cần dùng đến có được không? Vì sao?

* Củng cố dặn dò:

- HS nghe và thực hiện

(7)

- Nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh xem lại bài cũ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………

………...

………...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

=> Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng gia đình, cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo.. - Cần cảm thông chia sẻ với những

Qua câu chuyện trên ,các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?. Thảo luận nhóm đôi Thảo luận

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường về thực trạng chất lượng luận văn cao học và bác sĩ nội

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GiỜ THI GiẢNG.. MÔN: ĐẠO ĐỨC LỚP

Chúng ta cần cảm thông ,chia sẻ với các bạn thiệt thòi không được sống cùng

phổ biến ở người bệnh ĐTĐ với biểu hiện tăng nồng độ và hoạt tính của nhiều yếu tố đông cầm máu như fibrinogen, yếu tố VII, VIII, XI, XII, kallikrein, von

Trước một đề bài, dựa vào thông tin và những số liệu cùng với yêu cầu của nó thì các bạn sẽ biết được mình cần vẽ biểu đồ nào để thể hiện điều đó.. Dưới đây là những

Câu 1/ Hành vi nào sau đây thể hiện lối sống chưa chan hòa với mọi người a.. Vui vẻ, cởi mở với