• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
40
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 25 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2022

TOÁN

ÔN TẬP, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:Giúp HS kiểm tra lại các nội dung kiến thức sau:

- Phép nhân, chia và tên các thành phần trong phép nhân, phép chia.

- Nhận dạng khối trụ, khối cầu.

- Khái niệm về thời gian.

- Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Đề kiểm tra 2. HS: Giấy nháp, bút,…

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Phát đề kiểm tra (40')

-Giới thiệu và ghi bảng đầu bài.

- Phát đề bài cho HS.

ĐỀ BÀI:

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm).

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Khoanh vào kết quả đúng của các phép nhân sau:

2 x 6 = ...;5 x 4 = ...;10:2 = ...;40:5 = ...

A. 18; 7; 13; 13 B. 12; 20; 5; 8 C. 11; 13; 35; 41

Câu 2. Có 15 cái kẹo chia đều cho 5 bạn.

Hỏi mỗi bạn có mấy cái kẹo? Em hãy khoanh vào kết quả đúng dưới đây:

A. 3 cái kẹo B. 6 cái kẹo C. 7 cái kẹo Câu 3. Trong phép tính 8 : 2 = 4 thì 4 được gọi là gì?

A. số bị chia B. số chia C. thương Câu 4. Câu nào đúng, câu nào sai:

a, 1 ngày = 12 giờ

A. Đúng B. Sai b, 1 giờ = 60 phút

A. Đúng B. Sai

Câu 5: Điền số thích hợp vào dấu … Số 246 gồm… trăm, …chục, ….đơn vị.

- Nghe - Thực hiện - Làm bài.

(2)

Câu 6. Cho các số: 994, 571, 383, 997.

Số lớn nhất là:

A. 994B. 571 C. 997 D. 383 II. TỰ LUẬN (4 điểm).

Bài 1. (1 điểm):Hoàn thành tia số sau:

904 905 ? 907 ? 909 ?

Bài 2. (2 điểm)

Lớp 2C có 20 học sinh. Các bạn dự kiến phân công nhau dọn vệ sinh lớp học. Hỏi nếu chia thành 2 nhóm thì mỗi nhóm có mấy bạn?

Có ……. nhóm.

Phép tính tương ứng là:………..

Bài 3. (1 điểm) Cho hình sau:

Hình bên có:…….…..khối trụ

……….. khối cầu 2. Củng cố, dặn dò.(2') - Thu bài.

- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS

- Nộp bài - Nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II :TIẾT 9 – 10 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(3)

- Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện Mây đen và mây trắng. Hiểu nội dung bài đọc và ý nghĩa của câu chuyện.

-Viết được đoạn văn kể lại một việc em thích làm trong ngày nghỉ.Tìm được các từ chỉ đặc điểm. Biết sử dụng dấu phẩy phù hợp.

- Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’)

Khởi động : Cho HS hát bài Mưa bóng mây.

- GV hỏi HS: Lời bài hát có nói tới những sự vật nào?

- Cho HS quan sát tranh:

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Để tìm hiểu nội dung câu chuyện đầy thú vị giữa hai bạn mây đen và mây trắng, hôm nay chúng ta cùng nhau học tiết ôn tập 9-10.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30’)

* Hoạt động 1: Bài tập 12:

- Đọc thầm và nêu yêu cầu của bài tập 12.

- Bài yêu cầu gì ?

-Bài có mấy yêu cầu, nêu rõ từng yêu cầu.

-HD:

+ B1: Đọc thầm bài Mây đen và mây

- HS hát: Mưa bóng mây.

- HS trả lời.

- HS đọc thầm.

- Đọc bài Mây đen và mây trắng và trả lời câu hỏi.

- Bài có hai yêu cầu. 1. Đọc bài Mây đen và mây trắng 2. trả lời câu hỏi.

- HS tự đọc bài cá nhân.

(4)

trắng.

+ B2: Thành lập các nhóm 2 và luyện đọc trong nhóm trao đổi thảo luận từng câu hỏi trong bài.

+ Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.

* Tổ chức hái hoa dân chủ để chữa các câu hỏi.

- GV hướng dẫn trò chơi Hái hoa dân chủ.

Lần lượt các bạn lên bảng hái hoa, trong mỗi bông hoa có 1 câu hỏi, Ai hái bông hoa nào trả lời câu hỏi trong bông hoa đó.

Nếu không trả lời được sẽ được 1 lần nhờ sự trợ giúp của bạn mình. Nếu trả lời đúng được thưởng một tràng vỗ tay và được quyền mời bạn khác lên hái hoa.

-Hỗ trợ nhận xét bổ sung câu trả lời của HS.

* Trình chiếu các đáp án:

+ Câu a (mây đen và mây trắng) + Câu b {bay lên cao)

+ Câu с (Vỉ hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người.)

+ Câu d (Con người và vạn vật reo hò đón mưa.)

+ Câu e (xốp, nhẹ, xinh xắn)

+ Câu g (Trên hầu trời cao rộng, mây đen, mây trắng đang rong ruổi theo gió.)

- Chốt: Câu chuyện Mây đen và mây trắng muốn ca ngợi những người biết quan tâm đến người khác, biết mang lại niềm vui, cuộc sống an lành cho mọi ngưòi, mọi vật.

Tiết 10

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (30’)

- Đọc nhóm 2 và luyện đọc trong nhóm trao đổi thảo luận từng câu hỏi trong bài.

- 1 HS đọc lại toàn bài.

-HS trò chơi Hái hoa dân chủ.

- Dưới lớp nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

-1 HS đọc câu hỏi – 1 h nêu đáp án.

(5)

* Hoạt động 2: Bài tập 13.

- Bài yêu cầu gì ?

Viết 4-5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ.

-Bài yêu cầu kể về một việc làm của ai, vào thời gian nào ?

-YC HS đọc gợi ý SGK/75.

- Trình chiếu gợi ý lên bảng.

- Cho HS quan sát tranh.

- Bức tranh vẽ gì ?

- Trong ngày nghỉ các bạn đã cùng nhau đạp xe vui chơi trong công viên, Còn em có những hoạt động nào trong những ngày nghỉ ? Em thích nhất việc làm nào trong những ngày được nghỉ ? Em sẽ kể về việc làm nào ?

-Hướng dẫn: Dựa vào các gợi ý để kể. Chú ý viết các câu thành một đoạn văn.

-Gv quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.

- YC HS HĐ theo nhóm 2. Từng HS đọc bài làm của mình để các bạn NX, góp ý.

- Gọi một số bạn đọc bài trước lớp.

- GV theo dõi, NX, tuyên dương những HS có bài làm tiến bộ.

-HS nêu yêu cầu: Viết 4-5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ.

-Bài yêu cầu kể về một việc làm của em, vào thời gian ngày nghỉ.

- 1 HS đọc gợi ý SGK/75.

- HS quan sát tranh, trả lời.

- Các bạn nhỏ cùng nhau đạp xe chơi trong công viên,…..

- HS tự kể: Đọc sách, xem phim, vẽ tranh, thả diều, đi thăm người thân,……

-HS làm bài vào vở ô ly.

-HS trao đổi nhóm 2. Từng HS đọc bài làm của mình để bạn nhận xét, góp ý.

-Một số bạn đọc bài trước lớp.

(6)

Chốt: Trong những ngày nghỉ, cả nhà được quây quần vui vẻ bên nhau. Mỗi bạn đều làm được những việc làm bổ ích.

* Củng cố, dặn dò:((5’)

- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào ? Buổi học hôm nay em có cảm nhận gì ?

- CBBS: Những cách chào độc đáo.

- GV nhận xét giờ học.

-HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 08 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tên phiên âm nước ngoài; đọc rõ ràng một VB thông tin ngắn.

- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được cách chào của người dân một sổ nước trên thế giới.

Nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

- Biết thể hiện tình cảm đối vơi mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, phiếu học tập...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

1. HĐ mở đầu: (5’)

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV hỏi:

+ Hàng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào?

+ Em có biết đáp lời chào bằng các ngôn ngữ khác với Tiếng Việt không?

+ Ngoài việc nói lời chào, em còn chào bằng các hành động nào?

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS trả lời

- Em có thể chào bằng tiếng Anh

- Em còn chào bạn bè bằng cách vẫy

(7)

- Cho HS quan sát thêm tranh và GV dẫn dắt, giới thiệu bài : Trên thế giới có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay để biết được cách chào của người dân một số nước trên thế giới :Những cách chào độc đáo

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(30’)

*HOẠT ĐỘNG 1: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nghe giới thiệu nêu nội dung bài đọc.

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dùng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, HS đọc thầm theo.

- GV cho HS nêu một số từ khó có trong bài.

- GV hướng dẫn cho HS đọc kĩ từ khó - GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc các tên phiên âm nưóc ngoài

- GV cho HS tìm câu dài

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài

- Bài này được chia làm mấy đoạn ?

- GV nhận xét, chốt

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

- GV cho HS tìm từ khó hiểu ngoài chú thích

- GV có thể đưa thêm những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS.

tay, cúi đầu,….

- HS quan sát tranh và lắng nghe

- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nghe giới thiệu nêu nội dung bài đọc:

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc thầm theo.

- HS trả lời: Niu Di - lân, Ma - ô - ri, Dim - ba - bu -ê, nét riêng, phổ biến,….

- HS đọc từ khó

- HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- Ma-ô-ri, Niu Di-lân, Dim-ba-bu-ê - Trên thế giới có những cách chào phổ biến như bắt tay, vẫy tay và cúi chào.;…

- Trên thế giới/ có những cách chào phổ biến/ như bắt tay,/ vẫy tay/ và cúi chào.;...

- Chia thành đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến rất đặc biệt.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến từng bước.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- 3 HS đọc nối tiếp bài đọc

- HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

- HS tìm từ khó hiểu ngoài chú thích:

(8)

- GV cho HS luyện đọc theo nhóm. Từng nhóm HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài - GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

truyền thống,…

- HS giải thích từ theo vốn hiểu biết của bản thân.

- HS luyện đọc theo nhóm - HS góp ý cho nhau.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe TIẾT 2

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’)

*HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 của bài để tìm câu trả lời

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV hỏi: Câu 1: Theo bài đọc, trên thế giới có những cách chào phổ biến nào?

- GV cho HS làm việc nhóm đôi, thảo luận câu hỏi:

+ Câu 2: Người dân ở một số nước có cách chào độc đáo nào ?

- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

- GV nêu câu hỏi 3: Cách chào nào dưới đây không được nói đến trong bài ?

- GV cho HS đọc thầm các phương án trả lời trắc nghiệm , gọi HS trả lời tại chỗ - GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, chốt

- GV cho HS đọc thầm các phương án trả lời trắc nghiệm

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và đọc câu hỏi 4: Ngoài các cách chào trong bài

-HS đọc lại toàn bài.

- HS đọc thầm đoạn 1 của bài để tìm câu trả lời

- HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời: Trên thế giới có những cách chào phổ biến: Bắt tay, vẫy tay và cúi chào

- HS làm việc nhóm, thảo luận câu hỏi và nối vào phiếu học tập: Người dân một số nước có những cách chào đặc biệt: Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào chà mũi vào trán; người Ấn Độ chào chắp hai tay, cúi đầu; Nhiều người ở Mỹ chào đấm nhẹ vào nắm tay của nhau….

- HS nhận xét - HS lắng nghe

-HS trả lời: C: Nói lời chào.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm đôi và đọc câu hỏi 4: Cách chào khác: Khoanh tay chào, cười chào hỏi, vỗ vai…

(9)

học, em còn biết cách chào nào khác ? - GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

*Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm cả bài. Lưu ý đọc các tên phiên âm nước ngoài.

- GV cho HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

- GV cho HS đọc câu hỏi 1.

Bài 1: Trong bài những câu nào là câu hỏi ?

- GV gọi HS trả lời tại chỗ

-Dấu hiệu nào cho em biết đó là câu hỏi?

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

Bài 2. Cùng bạn hỏi đáp về những cách chào được nói tới trong bài?

- GV cho HS đọc thầm lại bài đọc.

- GV cho HS trao đổi theo nhóm 2 (5 phút) 1 bạn hỏi và mộ bạn đáp những cách chào có trong bài.

- GV cho đại diện từng nhóm trình bày

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt

*Củng cố:

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS tập đọc lại các đoạn dựa theo cách đọc của GV

-

HS nhận xét - HS lắng nghe

-HS đọc câu hỏi 1.

-HS trả lời : Còn em,em chào bạn bằng cách nào ?

- Cuối câu có dấu ? - HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS đọc thầm các từ ngữ cho trước:

vui sướng, ngạc nhiên, nổi tiếng.

- HS trao đổi theo nhóm 2 (5 phút) - HS 1 : Người Ma-ô-ri chào thế nào ? HS 2 : Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào chà mũi vào trán;

- HS 1 : người Ấn Độ chào thế nào ? HS 2 : Người Ấn Độ chào chắp hai tay, cúi đầu

- HS 1 : Người ở Mỹ chào thế nào ? HS 2: Người ở Mỹ chào đấm nhẹ vào nắm tay của nhau….

- HS nhận xét - HS lắng nghe -HS nêu cảm nhận

(10)

cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Toán

BÀI 78: LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đếm,đọc,viết,so sánh các số trong phạm vi 1000.Phân tích một số có ba chữ số thành các trăm ,chục ,đơn vị

-Biểu diễn số có ba chữ số trên tia số.

- Thực hành vận dụng đọc,viết,so sánh các số đã học trong tình huống thực tiễn

- Thông qua việc thực hành các bài tập, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Một số tình huống thực tế có sử dụng các số trong phạm vi 1000 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5')

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Con số bí mật” theo lớp

+Cho 1HS viết vào bảng con 1 số có ba chữ số rồi quay ngược lại cho các bạn không nhìn thấy.

+Mời các bạn trong lớp đặt câu hỏi để đoán xem bạn đã viết số gì?

+Ai giải mã được con số bí mật trước ,người đó thắng cuộc.

-GV nhận xét,chuyển vào bài mới.

-GV ghi bảng tên bài

- HS chơi

-HS ghi vở

(11)

2. Hoạt động thực hành, luyện tập(22') Bài 1:

a)Số ?

-Gọi HS nêu yêu cầu phần a

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đếm số lượng các khối lập phương nêu số tương ứng cho ô,đọc cho bạn nghe các số tương ứng .

GV đưa đáp án

-GV chỉ vào bảng và hỏi:3(ở cột trăm) có giá trị bao nhiêu?;6(ở cột chục )có giá trị bao nhiêu?

b)Trả lời các câu hỏi

- Gọi HS nêu yêu cầu phần b

-Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi -Gọi 3 hs lần lượt trả lời

Bài 2.Số ?

Bài 2 yêu cầu các con làm gì?

-Yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi:

+Đếm,đọc,và nêu số còn thiếu ở trong ô trống trên tia số

+Chia sẻ với bạn cách làm

-Gọi 3 HS đọc lần lượt từng dãy số

-GV bật đáp án

-GV chỉ và hỏi:Ở dãy số thứ nhất,hai số liền kề nhau hơn kém nhau mấy đơn vị?

-Ở dãy số thứ 3,hai số liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

-GV chốt :để điền số còn thiếu vào ô

-HSnêu

-HS thảo luận nhóm đôi

-1 nhóm viết vào bảng nhóm và gắn lên bảng

- HS quan sát và nhận xét -HS trả lời

-HSnêu

-HS suy nghĩ trả lời nhẩm -Hs trả lời

-HS khác nhận xét

-HS trả lời(điền số vào ô trống) -HS thực hiện

-3 HS lần lượt đọc -HS khác nhận xét

-HS trả lời(hơn kém nhau 1 đơn vị)

-HS trả lờihơn kém nhau 10 đơn vị) -HS nghe

(12)

trống,các con cần tìm đặc điểm của dãy số,rồi mới điền số

Bài 3:Điền dấu >,< ,=

-Bài 3 yêu cầu các con làm gì?

-Yêu cầu HS làm bài vào vở -GV chiếu bài làm của 1HS

-Yêu vầu hs đổi chéo vở ,chữa bài

-GV đặt câu hỏi để hs giải thích cách điền dấu của các em

Bài 4:cho các số 219,608,437,500 a)Tìm số lớn nhất b)Tìm số bé nhất

c)Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn

-Gọi HS đọc yêu cầu

-Yêu cầu HS làm bài vào vở -GV chiếu bài làm của 1 hs

-Yêu cầu hs đổi chéo vở ,chữa bài

-GV đặt câu hỏi để hs giải thích cách làm -GV chốt :để so sánh nhiều số,các con cũng dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng của các số

3. Hoạt động vận dụng(5')

-Nêu vấn đề:Hà cao 121 cm,Lan cao 98 cm,Nga cao 127 cm.Hãy sắp xếp chiều cao của các bạn theo thứ tự từ bé đến lớn.

-HS thảo luận nhóm 4 -Gọi 2 nhóm lên sắp xếp -Yêu cầu HS giải thích

-HS trả lời

-HS làm bài vào vở -HS quan sát,nhận xét -Hs thực hiện

Hs trả lời

-HS đọc -HS làm bài

-HS quan sát,nhận xét -HS thực hiện

-HS trả lời

-HS khác nhận xét

-HS thảo luận -Hai nhóm làm việc -HS nhận xét

HS nêu -HS nghe

(13)

-GV nhận xét,chốt ý

* Củng cố- dặn dò(3')

-Bài học hôm nay,em đã học thêm được điều gì?

-Để có thể đếm đúng số lượng,so sánh chính xác 2 số,em nhắn bạn điều gì?

-HS trả lời -HS trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 25: NHỮNG NGƯỜI BẠN HÀNG XÓM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết được những người bạn trạc tuổi mình ở nơi mình sinh sống. Đóng góp ý kiến về những việc mà những người bạn hàng xóm có thể làm cùng nhau.

- HS có khả năng quan sát, lắng nghe về người bạn hàng xóm nhà mình.

- HS biết cách bày tỏ tình cảm quý mến của mình với bạn qua các việc làm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: 4 sợi ruy băng nhiều màu, dài khoảng 1m.

- HS: Sách giáo khoa; thẻ chữ: hàng xóm, thân thiện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Mở đầu (5p): Trò chơi Hàng xóm của tôi là …

− GV mời HS nào, HS đó kể tên “hàng xóm” trong chỗ ngồi lớp học của mình:

“Hàng xóm ở phía trước, phía sau, bên phải, bên trái … của tôi là …” .

-GV phát 4 sợi ruy băng , dài khoảng 1m cho HS được lên bảng

- GV nhận xét

2. Hình thành kiến thức (15p):

Kể về một bạn hàng xóm mà em biết.

-GV yêu cầu HS nhớ lại và kể tên bạn hàng xóm trạc tuổi mình.

- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.

- HS trên bảng sẽ đưa sợi ruy băng cho hàng xóm của mình để kết nối các hàng xóm trên, dưới, trái, phải của một HS.

- HS chia sẻ sau khi tham gia trò chơi

-HS tham gia họa động theo hình thức

(14)

-GV nhận xét.

− GV giới thiệu câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”

− GV kể cho HS nghe về một người bạn hàng xóm mình đã kết bạn khi còn nhỏ và một kỉ niệm đáng nhớ của mình với bạn

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

Nêu những việc em có thể làm cùng các bạn hàng xóm.

- YCHS thảo luận tất cả những việc có thể thực hiện cùng các bạn hàng xóm

- GV nhận xét và khen ngợi 4. Cam kết, hành động: (3p)

- Về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về hàng xóm của mình

Ví dụ: Hỏi bác tổ trưởng dân phố; hỏi bác phụ trách chi hội khuyến học để có được thông tin về các bạn hàng xóm cùng học Tiểu học.

- Mạnh dạn làm quen với một hoặc nhiều bạn. Lựa chọn một việc làm đã chia sẻ ở mục trên và thực hiện cùng các bạn hàng xóm.

nhóm đôi.

- HS nói tên, tưởng tượng ra gương mặt người bạn ấy. Mô tả hình dáng bề ngoài và tính cách, sở thích của bạn

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

-HS thảo luận và viết ra giấy dự định của mình và thời gian làm những việc đó.

(cùng chơi bi, chơi đánh cầu lông; tạo một góc riêng để gặp gỡ; cho nhau mượn sách; phát hiện những hiện tượng cần cảnh giác ở khu phố, thôn xóm của mình; giúp đỡ người già, người neo đơn;

cùng dọn vệ sinh; cùng chăm cây cối, cùng tổ chức liên hoan, cùng chạy tập thể dục buổi sáng,…).

- Chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

(15)

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 14: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ

- Dự đoán được điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- GV tổ chức cho HS vừa múa, vừa hát bài Thể dục buổi sáng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để múa, hát?

- GV dẫn dắt vấn đề: Để múa, hát, một số bộ phận của cơ thể chúng ta phải cử động. Cơ quan giúp cơ thể của chúng ta thực hiện các cử động được gọi là cơ quan vận động. Vậy các em có biết các bộ phận chính của cơ quan vận động là gì? Chức năng của cơ quan vận động là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 14: Cơ quan vận động.

2. Hình thành kiến thức (15p)

Hoạt động 1: Khám phá vị trí các bộ phận của cơ quan vận động trên cơ thể

Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát và làm theo gợi ý hình SGK trang 82, nói với bạn những gì em cảm thấy khi dùng tay nắn vào các vị trí trên cơ thể như trong hình vẽ.

- GV đặt câu hỏi: Các em hãy dự đoán bộ phận

- HS múa, hát.

- HS trả lời: Em đã sử dụng tay, chân để múa; miệng để hát.

- HS quan sát hình, làm theo gợi ý và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

(16)

cơ thể em nắn vào đó thấy mềm là gì?; bộ phận cơ thể em nắn vào thấy cứng là gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét.

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Khi nắn vào những vị trí khác nhau trên cơ thể, nếu em cảm thấy có chỗ mềm, đó là cơ, nếu em cảm thấy cứng, đó là xương.

+ Cơ thể của chúng ta được bao phủ bởi một lớp da, dưới lớp da là cơ (khi nắn vào em thấy mềm, ví dụ ở bắp tay, đùi mông), dưới cơ là xương (vì vậy, cần nắn sâu xuống em mới thấy phần cứng, đó là xương) hoặc ở một số chỗ da gắn liền với xương (khi nắn vào em thấy cứng, ví dụ như ở đầu).

3. Luyện tập, thực hành(10p)

Hoạt động 2: Xác định tên, vị trí một số xương chính và một số khớp xương

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV hướng dẫn HS nói tên và cách chỉ vào vị trí của một số xương (Hình 1, SGK trang 83), khớp xương (Hình 2, SGK trang 83):

Bước 2: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu hai HS lần lượt thay nhau chỉ và nói tên một số nhóm xương chính trên hình 1 và khớp xương trên hình 2.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trước lớp chỉ và nói tên các xương chính trên Hình 1.

- GV yêu cầu các HS khác theo dõi, nhận xét.

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.

+ Xương cột sống được tạo nên bởi nhiều đốt sống.

+ Nhiều xương sườn gắn với nhau tại thành xương lồng ngực.

- GV mời 1 số cặp khác lên chỉ và nói tên một số khớp xương trên Hình 2.

+ Nắn vào ngón tay thấy cứng.

+ Nắn vào lòng bàn tay và thấy bàn tay mình mềm.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trình bày: Một số tên xương trong hình 1: xương đầu, xương vai, xương đòn, xương sườn, xương cột sống, xương tay, xương chậu, xương chân.

(17)

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, theo dõi.

- GV giới thiệu kiến thức: Nơi hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau được gọi là khớp xương. Ở lớp 2, chúng ta chỉ học về các khớp cử động được.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chỉ và nói tên xương, khớp xương trên cơ thể mỗi em”.

Mỗi nhóm cử một bạn lần lượt lên chơi.

+ Cách chơi: Trong vòng 1 phút, đại diện nhóm nào nói được nhiều tên xương, khớp xương và chỉ đúng vị trí trên cơ thể của mình là thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS làm câu 1 Bài 14 vào Vở bài tập.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nói và chỉ tên các cơ quan vận động.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS trình bày: Một số khớp xương trong hình 2: khớp sống cổ, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp háng, khớp đầu gối.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chơi trò chơi.

- HS làm bài.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 09 tháng 3 năm 2022 Sáng

TOÁN

Bài 78: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000. Phân tích một số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị.

- Biểu diễn số có ba chữ số trên tia số.

- Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học(NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

(18)

- Phát triển phẩm chấtchăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động(5')

- Chơi trò chơi “Con số bí mật”.

- Khen lớp, GV giới thiệu bài.

2.Thực hành, luyện tập(25') Bài 3 (trang 57)

- Đọc bài 3.

- Bài toán y/c gì?

- Y/c HS suy nghĩ , làm bài vào vở.

- Mời HS nêu miệng kết quả trước lớp.

- Đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của mình.

- GV chốt đáp án đúng, khen HS.

Bài 4 (trang 57) - Đọc bài 4.

- Bài toán y/c gì?

- Mời HS đọc lại các số bài toán cho.

-Y/c HS quan sát và làm bài trên thẻ số.

- GV mời lớp phó học tập điều hành các bạn chia sẻ bài làm.

- Chốt đáp án, có thể đưa thêm các thẻ số khác để đố HS.

Bài 5 (trang 57)

- Mời HS đọc to đề bài.

- Bài toán y/c gì?

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và ghi lại kết quả thảo luận.

- GV khích lệ HS đặt câu hỏi cho bạn về cách đếm , cách ước lượng .

- GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả - GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- Mỗi HS viết ra 1 số có ba chữ số. Mời các bạn trong lớp đặt câu hỏi để đoán xem bạn viết số gì.

- HS làm việc cá nhân, sử dụng các dấu >,

<, = và ghi lại kết quả.

- HS đổi vở kiểm tra, đọc kết quả, chia sẻ cách làm với bạn.

- HS chia sẻ cách làm với các bạn trong lớp.

- HS đọc - HS nêu

- HS quan sát các số, suy nghĩ và tìm số lớn nhất, bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số theo đúng thứ tự.

- HS suy nghĩ, thực hiện theo Y/c.

- HS đọc - HS nêu

HS ước lượng số chấm tròn và nói cho bạn nghe cách ước lượng của mình.

- HS chú ý quan sát, so sánh với kết quả của nhóm mình.

(19)

3. Vận dụng(6') Bài 6 (trang 57)

- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’

- Đại diện nhóm lên chỉ và nêu….

- NX,đánh giá,khen,….chốt bài.

*Củng cố - dặn dò(4;)

? Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS đọc yêu cầu.

-HS thảo luận: qs tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.

-HS chia sẻ thông tin thực tiễn về những tình huống sử dụng các số đến 1000 trong cuộc sống.

-Lớp lắng nghe, nhận xét.

-HS nêu ý kiến -HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

... ………..

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 17: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (TIẾT 3) VIẾT: CHỮ HOA A

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa A (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Anh em bốn biển cùng chung một nhà.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu (5’)

*KHỞI ĐỘNG:

- Các em đã học và viết được chữ viết hoa Y, tiết học hôm nay cô giới thiệu và HD các em viết chữ A hoa.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15’)

*HOẠT ĐỘNG 1. VIẾT CHỮ HOA

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa A và hướng dẫn HS:

- GV cho HS quan sát chữ viết hoa A và hỏi độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS quan sát.

(20)

hoa A.

- Độ cao chữ Y mấy ô li?

- Chữ viết hoa Y gồm mấy nét ?

- GV viết mẫu trên bảng lớp.

* GV viết mẫu:

- GV hướng dẫn quy trình viết:

Nét 1 (như viết chữ hoa О): đặt bút ở đường kẻ 6, viết nét cong kin, phấn cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.

+ Nét 2: Từ điểm kết thúc nét 1, lia bút thẳng lên đường kẻ 6, rổi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống đưỏi, dừng bút ở đường kẻ 2.

- GV yêu cầu HS luyện viết bảng con chữ hoa A.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét bài của bạn

GV cho HS viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở

*HOẠT ĐỘNG 2. VIẾT ỨNG DỤNG “ANH EM BỐN BIỂN CÙNG CHUNG MỘT NHÀ”

- GV cho HS đọc câu ứng dụng “Anh em bốn biển cùng chung một nhà ”.

- GV cho HS quan sát cách viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS viết chữ viết hoa Y đầu

+ Chữ Y cỡ vừa cao 5 li; chữ Y cỡ nhỏ cao 2,5 li.

- -Gồm 2 nét :Nét 1 (như viết chữ hoa О): đặt bút ở đường kẻ 6, viết nét cong kin, phấn cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.

+ Nét 2: Từ điểm kết thúc nét 1, lia bút thẳng lên đường kẻ 6, rổi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống đưỏi, dừng bút ở đường kẻ 2.

- HS quan sát và lắng nghe cách viết chữ viết hoa A.

- HS luyện viết bảng con chữ hoa A.

- HS tự nhận xét và nhận xét bài của bạn

- HS viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở.

- HS đọc câu ứng dụng

- HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình.

(21)

câu.

- GV gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa A đầu câu.

+ Cách nối từ A sang n.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15’)

* HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT.

- GV cho HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá bài HS.

*Củng cố - dặn dò

-Hôm nay, chúng ta luyện viết chữ hoa gì?

- Nêu cách viết chữ hoa A - Nhận xét tiết học

-Xem lại bài

- HS lắng nghe

- HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- HS lắng nghe

- HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

-HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

-HS lắng nghe -HS trả lời

-HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 15: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (TIẾT 4) NÓI VÀ NGHE: LỚP HỌC VIẾT THƯ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các chi tiết trong câu chuyện Lớp học viết thư qua tranh minh họa.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(22)

22

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HĐ mở đầu (5’)

*KHỞI ĐỘNG:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 15’

* HOẠT ĐỘNG 1: NGHE VÀ KỂ CHUYỆN

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể về một lớp học viết thư của thầy giáo sẻ. Hãy lắng nghe câu chuyện để biết các bạn đã được học những gì về cách viết thư, gửi thư và gửi thư cho ai.

- GV kể 2 lần kết hợp hỏi các câu hỏi dưới tranh để HS ghi nhớ câu chuyện.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

*HOẠT ĐỘNG 2 : KỂ LẠI TỪNG ĐOẠN CUẢ CÂU CHUYỆN THEO TRANH

- GV cho HS quan sát lại tranh

- HS thảo luận theo nhóm 4 kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- Gọi HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- HS quan sát tranh, trả lời - HS lắng nghe

- Tranh 1: Tranh vẽ cảnh lớp học, trong tranh có thầy giáo và các bạn học sinh đang ngồi học

- Tranh 2 : Thầy giáo đang hướng dẫn các bạn học sinh gửi thư

- Tranh 3: Thầy giáo nhận được thư từ các bạn nhỏ

- Tranh 4 : Thầy giáo viết thư cảm ơn học trò của mình

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thảo luận theo nhóm, sau đó chia sẻ trước lớp.

- 1-2 nhóm kể

- 1-2 HS kể

(23)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………...

.

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: THƯ VIỆN BIẾT ĐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.

- Trả lời được các câu hỏi của bài. Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người.

- Biết yêu quý sách, ham đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 1. Hoạt động khởi động (7')

* Khởi động

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SHS, và hướng dẫn HS thảo luận dựa vào các gợi ý:

+ Em nhìn thấy những hình ảnh nào trong bức tranh?

+ Em thường đên thư viện để làm gì?

+ Trong thư viện thường có những gì?

+ Vậy thư viện có di chuyển được không và làm thế nào thư viện có thể di chuyển được?

Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

- HS hát và vận động theo bài hát

- Các bạn nhỏ đang đọc sách trong thư viện

- Em tới thư viện để đọc sách - Trong thư viện có rất nhiều sách - HS lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (28’)

*HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC BÀI “THƯ VIỆN BIẾT ĐI”

- GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ khoá chứa đựng những thông tin quan trọng nhất trong VB như thư viện biết đi, thư viện nổi, thư viện dì động, thủ thư,... Đọc chậm và rõ ràng những từ ngữ

-HS lắng nghe và đọc thầm theo cô -HS lắng nghe

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu

(24)

khó phát âm như thư viện Lô-gô-xơ + Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ.

Nó nằm trên mật con tàu biển khổng ỈÔJ có thể chở được 500 hành khách/ và đã từng đi qua 45 nước/ trên thế giới.//

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB. Nếu HS k giải thích được thì GV giải thích

- GV cho HS chia VB thành các đoạn : + Đoạn 1: Từ đầu đến thư viện biết đi.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm.

*Luyện đọc theo nhóm:

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như thư viện Lô-gô-xơ.

- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- GV cho HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS tiến bộ.

- HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB

- HS chia VB thành các đoạn

- HS đọc nối tiếp từng đoạn

-3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm

- HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn - HS đọc đoạn trong nhóm

- HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

-HS lắng nghe TIẾT 2

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’)

*HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Mọi người đến thư viện làm gì ? - GV cho HS đọc câu hỏi

- GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời.

- GV cho HS liên hệ, mở rộng vấn đề: Em đã tới thư viện để đọc sách chưa? Em đã đọc những cuốn sách nào ở thư viện?

Câu 2. Những thư viện sau được đặt ở đâu ?

- HS đọc câu hỏi

- HS trả lời:Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.

- HS liên hệ, mở rộng vấn đề

(25)

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để trả lời ( thời gian 3p)

- GV gọi các nhóm trình bày

- GV gọi HS nhận xét, chốt

Câu 3. Vì sao các thư viện trên được gọi là thư viện biết đi?

- GV cho HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án.

Câu 4. Theo em thư viện biết đi có tác dụng gì ?

-GV nêu câu hỏi, HS trả lời câu hỏi.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV có thể chiếu hình ảnh một số “thư viện biết đi” độc đáo trên thể giới, VD: thư viện trên lưng lừa ở Cô-lôm-bi-a; thư viện lưu động bằng xe máy ở Mai Châu, Ho à Bình;...

GV cũng có thể khuyển khích HS vẽ vể thư viện mà em mơ ước.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p

*Luyện đọc lại:

- GV đọc lại toàn VB trước lớp.

- Một HS đọc lại toàn VB. Cả lớp đọc thầm theo.

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Câu 1. Xếp những từ ngữ dưới đây vào nhóm

- HS thảo luận

- Các nhóm trình bày

+ Thư viện Lỗ-gò-xớ của Đức - đặt trên một con tàu biển

+ Nhiểu thư viện ỏ Phấn Lan - đặt trên những chiếc xe buýt cũ

+ Một thư viện ỏ châu Phi- nằm trên lưng con lạc đà

- HS trả lời câu hỏi: Vì chúng có khả năng di chuyển để mang sách cho người đọc.

- HS thống nhất câu trả lời.

-HS lắng nghe, trả lời

- HS trả lời và thống nhất đáp án: Giúp mọi người không cần phải đi xa mà vẫn đọc được sách

- HS quan sát

(26)

thích hợp

- GV cho HS đọc to câu hỏi.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm 2

- GV gọi đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV và HS thống nhất đáp án.

Câu 2. Em sẽ nói gì với cô phụ trách thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện ?

- GV gọi HS đọc to câu hỏi.

- GV làm mẫu: một bạn đóng vai cô phụ trách thư viện, GV đóng vai HS ở thư viện.

HS: - Thưa cô, em muốn mượn sách ạ.

Cô phụ trách thư viện: - Em muốn mượn quyển gì thế?

HS: - Cô ơi, cô cho em mượn cuốn Góc sân và khoảng trời ạ!

Cô phụ trách thư viện: - Sách của em đây.

HS: - Em cảm ơn cô ạ!

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi đóng vai cảnh mượn sách.

- GV nhận xét, khen ngợi

*Củng cố:

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

-HS đọc câu hỏi

- HS thảo luận theo nhóm 2 -HS trả lời

+ Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, tàu biển, xe buýt, lạc đà.

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc, nằm im, băng qua.

-HS lắng nghe

- HS đọc to câu hỏi

- HS thảo luận nhóm đôi, cùng đóng vai để mượn sách.

-1 – 2 nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

……….………

……….………

Toán

BÀI 79: PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 1)

(27)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT;

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

-Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SGK, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. khởi động (5')

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi : “Truyền điện” củng cố kĩ năng cộng nhẩm trong phạm vi 10, cộng nhẩm các số tròn chục

!SGK/58

2.Hoạt động hình thành kiến thức(15')

! HS quan sát tranh . -Hoạt động nhóm bàn:

? Bức tranh vẽ gì?

? Nói với bạn về vấn đề liên quan đến tình huống trong tranh?

-Nêu đề toán: Khối lớp Một ủng hộ 243 quyển sách, khối lớp Hai ủng hộ 325 quyển sách. Vậy cả hai khối lớp ủng hộ được bao nhiêu quyển sách?

? Khối lớp Một ủng hộ bao nhiêu quyển sách ?

? Khối lớp Hai ủng hộ bao nhiêu quyển sách ?

? Vậy muốn biết cả hai khối lớp ủng hộ bao nhiêu quyển sách ta làm phép tính gì?

- HS chơi trò chơi

-Quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi

-HS nêu.

-Khối lớp Một ủng hộ 243 quyển sách.

-Khối lớp Hai ủng hộ 325 quyển sách.

(28)

- Cho HS nêu phép tính thích hợp.

- HS tính 243 + 325 = ?

- Thảo luận cách đặt tính và tính - Đại diện nhóm nêu cách làm.

- Chốt lại các bước thực hiện tính 243 + 325= ?

- Đặt tính theo cột dọc.

- Thực hiện từ phải sang trái:

+ Cộng đơn vị với đơn vị (3 cộng 5 bằng 8, viết 8)

+ Cộng chục với chục.(4 cộng 2 bằng 6, viết 6)

+ Cộng trăm với trăm.(2 cộng 3 bằng 5, viết 5)

Vậy 243 + 325 = 568 - GV giới thiệu bài.

- Gv nêu một phép tính cho HS thực hiện trên bảng con : 161 + 427= ?

- HS thực hiện một số phép tính để củng cố cách thực hiện.

3. Hoạt động thực hành, luyệntập(15') Bài 1: Tính

- Đọc BT1 ? Bài 1 yêu cầu gì?

- HS làm bảng tay, lên bảng.

- Nhận xét.

- Nói cách làm cho bạn nghe

- HS nhắc lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột

Bài 2: Đặt tính rồi tính 153 + 426

-HS nêu: 243 + 325

-Thảo luận N2.

- Đại diện nêu kết quả.

-Lắng nghe.

-Nhắc tên bài.

HS thực hiện để củng cố cách làm tính cộng.

-Mở sách.

-Đọc bài, nêu yêu cầu.

-Cả lớp làm bảng tay, 2HS lên bảng.

-2HS -HS nêu - Đọc nối tiếp

(29)

582 + 207 450 + 125 666 + 300

- Đọc yêu cầu bài 2.

? Bài có mấy yêu cầu?

- HS làm vở - Đổi vở kiểm tra

- Chữa bài, Chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS

3. Hoạt động vận dụng.(5')

? Tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng đã học rồi chia sẻ với cả lớp.

*Củngcố- dặndò(3')

? Hôm nay các em biết thêm được điều gì?

? Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?

- Nêu yêu cầu - Cả lớp

- Đổi vở, nhận xét.

-HS nêu

-Trả lời

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

...

………...

………...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022 TOÁN

BÀI 79: PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù toán học.

- Phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV: Máy tính, máy chiếu

2. HS: SGK, vở ô li, VBT, nháp, ...

(30)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. khởi động(5')

- Tổ chức cho HS hát tập thể bài : “Lớp chúng ta đoàn kết”.

!SGK/59

2. Hoạt động thực hành, luyệntập( 25') Bài 3/59: Tính (theo mẫu)

- Đọc BT3.

? Bài 3 yêu cầu gì?

- Quan sát mẫu, nêu cách đặt tính rồi tính của phép tính 124 + 35

- Đại diện chia sẻ cách làm.

- GV chốt lại cách thực hiện và lưu ý cách đặt tính.

- HS làm vở.

- Đổi vở kiểm tra chéo.

Bài 4/59: Tính (theo mẫu) -Nêu yêu cầu bài 4

- Quan sát mẫu: Nhắc lại cách đặt tính rồi tính của phép tính 261 + 4

- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách tính.

- GV chốt và lưu ý cách đặt tính.

- HS làm vở.

- Đổi vở kiểm tra chéo.

Bài 5/59: Đặt tính rồi tính 803 + 55

246 + 31 510 + 9 694 +4

! Nêu yêu cầu bài 5.

- Lớp hát và kết hợp động tác

-HS đọc.

4 cộng 5 bằng 9,viết 9.

2 cộng 3 bằng 5,viết 5.

Hạ 1, viết 1.

Vậy 124 + 35 =159

1 cộng 4 bằng 5,viết 5.

Hạ 6, viết 6.

Hạ 2, viết 2.

Vậy 261 + 4 = 265

(31)

- HS làm bài.

- Đổi vở kiểm tra chéo.

- Nêu cách làm.

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

- Đặt câu hỏi để HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính trong từng trường hợp.

3. Hoạt động vận dụng.(5') Bài 6/59:

! Đọc bài 6.

- N2 phân tích bài toán (bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì)

-HS trình bày vào vở, 1 HS làm bảng nhóm

-Nhận xét đánh giá, chốt bài làm đúng

*Củngcố- dặndò (5')

? Qua các bài tập, em được củng cố kiến thức gì?

?Khi đặt tính và tính em cần lưu ý những gì?

-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-Nêu yêu cầu -Làm bài cá nhân -Kiểm tra chéo

-HS nêu

-Đọc bài

Bài giải:

Hai lớp sưu tầm được tất cả số bức ảnh là:

145 +154 = 299 (bức ảnh) Đáp số: 299 bức ảnh -Nêu ý kiến

-Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (TIẾT 3) NGHE - VIẾT: THƯ VIỆN BIẾT ĐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả. Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

(32)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(33)

33

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’)

*Khởi động:

- GV cho lớp hát

- GV giới thiệu bài mới: Nghe - viết: thư 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15’)

*Hoạt động 1: Nghe - viết chính tả.

- GV gọi HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc cho HS viết bảng con những từ dễ viết sai.

- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở - GV đọc từng câu cho HS viết.

- GV lưu ý: Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi phù hợp tốc độ viết của HS.

- GV đọc lại một lần cả đoạn - GV cho HS tự soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi giúp bạn.

- GV kiểm tra bài viết của HS, sửa một số bài và nhận xét chung cả lớp

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15’)

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

Bài tập 2: Tìm từ ngữ

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d

b) Chứa tiếng bắt đầu bằng gi

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 ( thời gian 4 phút)

- Gọi các nhóm trả lời

- GV gọi các nhóm khác nhận xét, chốt.

- Lớp hát tập thể - HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: di động , lạc đà, sa mạc

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS lắng nghe - HS tự soát lỗi

- HS đổi chép theo cặp.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 4

- Các từ ngữ chứa tiếng bắt đẩu bằng d:

dìu dẳt, dắt díu, du dương, dạy bảo, du lịch, dặn dò,…

- Các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng gi: giảng giải, giảng dạy, giúp đỡ, giặt giũ, giữ gìn,...

(34)

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

...

……….…………...

……….………...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 16: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (TIẾT 4)

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIAO TIẾP, KẾT NỐI.

DẤU CHẤM, DÂU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm than, dấu phẩy.

- Đặt được câu có sử dụng dấu phẩy.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, yêu quý trường, lớp, bạn bè trong trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

+ Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa, … 2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HĐ mở đầu: (5’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: ( 15P)

Hoạt động 1: Chọn dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu phẩy cho mỗi câu

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

- GV cho 1 nhóm lên trình bày kết quả

- GV cho HS đọc to các từ ngữ chỉ loài vật trong bài vè.

- GV thống nhất câu trả lời đúng, nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p) Hoạt động 2. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích

- Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

-HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

-1 nhóm lên trình bày kết quả:

+ Đèn sáng quá!

+ Ôi, thư viện rộng thật!

+ Các bạn nhỏ rủ nhau đến thư viện.

(35)

hợp trong câu.

- GV viết các câu cần điền dấu phẩy lên bảng phụ.

- GV gọi HS đọc to yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4

- GV gọi một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV cho các HS khác nhận xét và nếu đáp án của mình.

- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thảo luận với HS cách tìm ra đáp án đúng.

- GV và HS thống nhất đáp án, nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p Hoạt động 3:Đặt câu có sử dụng dấu phẩy.

- GV gọi HS đọc to yêu cầu của BT.

- GV cho học sinh viết câu có dấu phẩy - GV cho HS đọc nối tiếp câu của mình

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét

* Củng cố:

- Hôm nay, chúng ta học bài gì?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ chỉ sự vật mà em biết?

- GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài mới

- HS đọc to yêu cầu bài - HS làm việc nhóm 4.

-HS trình bày kết quả thảo luận

a) Sách, báo, tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.

b) Bạn Mai, bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.

c) Học sinh lớp 1, lớp 2 đến thư viện đọc sách vào chiều thứ Năm hằng tuần - Các HS khác nhận xét và nếu đáp án của mình.

- HS lắng nghe

- HS đọc to yêu cầu của BT -HS trả lời nối tiếp

+ Mùa xuân, câycối đâm chồi nảy lộc.

+ Bạn Lan, bạn Hoa là bạn thân của em.

+ Quả táo, quả cam , quả dưa hấu đều là loại quả em yêu thích

- HS nhận xét - HS lắng nghe -HS trả lời

-HS lắng nghe -HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

_______________________________________

Buổi chiều

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 14: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG ( tiết 2)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.. - Phát triển 3

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế2. - Qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế.. - Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi