• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/03/2021 Tiết: 58 BÀI THỰC HÀNH 6

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS củng cố nắm vững được tính chất hoá học của H2O: tác dụng với một số kim loại, oxit bazơ và oxit axit.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.

- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.

3. Thái độ

- Say mê, hứng thú với môn học, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng.

4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

-Phẩm chất : Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Chuẩn bị bộ dụng cụ thí nghiệm cho 4 nhóm.

a/ Dụng cụ: b/ Hoá chất:

- Chậu thủy tinh.

- Cốc thủy tinh.

- Bát sứ.

- Lọ thuỷ tinh.

- Muỗng sắt.

- Đũa thuỷ tinh.

- Na - CaO - P

- Quì tím - Đèn cồn.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài thực hành

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

2. Kỹ thuật dạy học

(2)

- Kỹ thuật đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 21/4/2021

8B 21/4/2021

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Khởi động(2’)

a. Mục tiêu: Giúp học sinh có hứng thú với bài học.

b. Phương thức dạy học: Trực quan, cả lớp .

Hôm nay thầy và các em sẽ thực hành về một số tính chất hoá học của nước.

Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức(30’) Hoạt động 2.1: Tiến hành thí nghiệm

a.Mục tiêu: HS tiến hành được các thí nghiệm trong bài b.Phương thức dạy học: Trực quan, cả lớp

c. Sản phẩm dự kiến: Thí nghiệm của học sinh

d. Năng lực hướng tới: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

1. Thí nghiệm 1

Nước tác dụng với Na:

GV hướng dẫn HS tiến hành TN.

GV: theo dõi hoạt động của từng nhóm để có nhận xét sau buổi TH.

2. Thí nghiệm 2

Nước tác dụng với vôi sống:

GV lưu ý HS các thao tác TN.

3. Thí nghiệm 3

Nước tác dụng với P2O5:

- HS nghe GV hướng dẫn và làm thí nghiệm.

- Mỗi nhóm tiến hành thí nghiệm độc lập với nhau.

- Quan sát hiện tượng , nhận xét, viêt PTPỨ

1.Thí nghiệm 1

- Hiện tượng: mẩu natri chảy ra và tự bốc cháy.

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

2. Thí nghiệm 2

H2O + CaO→ Ca(OH)2

3. Thí nghiệm 3

3H2O + P2O5→ 2H3PO4

(3)

Hoạt động 2.1: Nhận xét, đánh giá giờ thực hành(10’) a.Mục tiêu: HS biết các ưu, nhược điểm của mình trong giờ thực hành b.Phương thức dạy học: Trực quan, cả lớp

c. Sản phẩm dự kiến: Thí nghiệm của học sinh

d. Năng lực hướng tới: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- GV nhận xét, đánh giá giờ thí nghiệm - Cho HS dọn vệ sinh, rửa dụng cụ 4. Hướng dẫn về nhà(2’)

- HS về nhà làm tường trình và nộp lại trong tiết sau.

(4)

Ngày soạn: 16/03/2021 Tiết: 59 Bài 40: DUNG DỊCH

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hoà.

- Biết được những biện pháp thúc đẩy sự hòa tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiền nhỏ chất rắn.

2. Kỹ năng

- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch chưa bão hòa với dung dịch bão hòa

3. Tư duy

- Rèn tư duy khái quát hóa 4. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin của nhóm.

5. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

-Phẩm chất : Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

luận.

II. CHUẨN BỊ

- Dụng cụ : 4 cốc thủy tinh 100 ml, đũa khuấy, bình nước, thìa lấy hóa chẩt rắn, ống hút lấy hóa chất lỏng, cốc nhựa.

- Hóa chất : muối ăn, dầu thực vật, xăng.

III. PHƯƠNG PHÁP –KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thực hành, trực quan, nêu vấn đề, gợi mở.

2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trả lời tích cực, làm việc độc lập…

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 22/4/2021

8B 22/4/2021

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Tổ chức các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động(2’)

(5)

- GV nêu vấn đề: Trong thí nghiệm hóa học hoặc trong đời sống hàng ngày, các em thường hòa tan nhiều chất như đường, muối trong nước, ta có dung dịch đường, dung dịch muối. Vậy dung dịch là gì ? Các em hãy tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 2.1. Tìm hiểu khái niệm dung môi - chất tan - dung dịch ( 13p) - Mục tiêu: HS nêu được các khái niệm về chất tan, dung môi, dung dịch.

- Hình thức: hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân - Phương pháp: trực quan, thực hành

- Kĩ thuật: làm việc độc lập với sgk, - Tài liệu tham khảo: SGK, SGV

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm 1

(sgk).

- Gv yêu cầu Hs của một nhóm phát biểu, sau đó một Hs nhóm khác đọc phần nhận xét trong sgk.

+ Hs làm thí nghiệm theo nhóm.

*Dùng một cốc thủy tinh cho nước vào khoảng 2ml.

*Cho một thìa nhỏ muối ăn vào cốc, khuẩy nhẹ. →Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra.

- Gv thông báo: Đường tan trong nước hay người ta còn nói đường là chất bị hòa tan trong nước, đường là chất tan.

? Chất tan có bắt buộc là chất rắn không?

Hãy cho ví dụ chất tan là chất lỏng, chất khí ?

* Cồn tan được trong nước.

* Khí amoniac tan được trong nước.

? Trong các ví dụ trên, nước có khả năng hoà tan các chất đường, cồn 90o,…Nước là dung môi của rất nhiều chất nhưng có là dung môi của tất cả các chất ?

- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 (sgk).

- Yêu cầu hs HĐ nhóm nêu nhận xét về thí nghiệm ?

+Hs đọc phần nhận xét trong sgk.

+Hs khác lần lượt đọc phần kết luận về dung môi, chất tan, dung dịch (sgk) trong lúc Hs cả lớp ghi vào vở phần này.

I. DUNG MÔI- CHẤT TAN- DUNG DỊCH

- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

(6)

+ Hs làm theo nhóm. Dùng hai cốc thủy tinh, một cốc cho nước vào khoảng 2ml, một cốc cho dầu ăn.

+ Cho một thìa nhỏ muối ăn vào 2 cốc, khuấy nhẹ. Quan sát, nhận xét, so sánh hiện tượng xảy ra ?

HOẠT ĐỘNG 2.2 : Tìm hiểu Dung dịch chưa bão hòa – Dung dịch bão hòa(

8 p)

- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa.

- Hình thức: hoạt động cá nhân - Phương pháp: thực hành, trực quan - Kĩ thuật: đặt câu hỏi

- Tài liệu tham khảo: SGK, SGV

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Y/c hs làm TN như SGK Sau khi HS nêu nx

+ HĐ nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.

- Dùng lại cốc đựng dung dịch nước đường trong thí nghiệm 1, cho dần dần và liên tục đường vào, khuấy nhẹ, nhận xét.

? Thế nào là dung dịch chưa bão hòa ? Dung dịch bão hòa ?

+ Hs nêu dung dịch này vẫn hoà tan thêm đường.

+ Hs tiếp tục cho thêm đường khuấy nhẹ cho đến khi đường không tan thêm nữa.

* Lưu ý khi tìm hiểu về dd chưa bão hòa, dd bão hòa thì phải nói đến ở một nhiệt độ xác định.

II- DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

HOẠT ĐỘNG 3.3: Tìm hiểu cách làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ( 10 p)

- Mục tiêu: HS chỉ ra được các biện pháp hòa tân chất rắn trong dung dịch.

- Hình thức: hoạt động cá nhân - Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trả lời tích cực - Tài liệu tham khảo: SGK, SGV

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

(7)

? Thực tế muốn quá trình hoà tan xảy ra nhanh hơn, ta thực hiện các biện pháp nào?

+ Hs : Nêu biện pháp

- Để chứng minh cho các biện pháp các em vừa nêu, chúng ta làm thí nghiệm.

-Y/c làm thí nghiệm chứng minh biện pháp đun nóng, nghiền chất rắn.

+ HĐ nhóm làm thí nghiệm

+ Dùng hai cốc thủy tinh chứa cùng một thể tích nước (khoảng 2ml) cho một thìa muối vào mỗi cốc: 1 cốc khuấy, 1 cốc không khuấy. Quan sát lượng muối còn lại trong mỗi cốc. Nêu nhận xét.

+ Hs cả lớp quan sát và nhận xét khi Gv làm xong một thí nghiệm.

- Gọi một HS đọc sgk phần III, yêu cầu Hs gạch dưới những phần cần chú ý

III- LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẢY RA NHANH HƠN ?

*Muốn chất rắn tan nhanh trong nước ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp : - Khuấy dung dịch.

- Đun nóng dung dịch.

- Nghiền nhỏ chất rắn.

Hoạt động 4: Hoạt động luyện tập(5’) - Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Nội dung:

*Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Chọn câu đúng

A. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của dung môi và chất tan B. Nước đừơng không phải là dung dịch

C. Dầu ăn tan được trong nước

D. Có 2 cách để chất rắn hòa tan trong nước Câu 2: Xăng có thể hòa tan

A. Nước B. Dầu ăn C. Muối biển D. Đường

Câu 3: Biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước nhanh hơn là A. Cho đá vào chất rắn

B. Nghiền nhỏ chất rắn C. Khuấy dung dịch D. Cả B&C

Câu 4: Chọn đáp án sai

A. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của dung môi và chất tan B. Xăng là dung môi của dầu ăn

(8)

C. Nước là dung môi của dầu ăn

D. Chất tan là chất bị tan trong dung môi

Câu 5: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là A. Dung môi

B. Dung dich bão hòa C. Dung dich chưa bão hòa D. Cả A&B

Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng(3’) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.

- Nội dung:

*GV yêu cầu HS tập pha chế một số loại rượu.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm tòi mở rộng kiến thức, khái quát nội dung bài học.

- Nội dung:

*Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

- Hướng dẫn HS giải bài tập 4/sgk:

Lấy tùy ý các giá trị khối lượng:

Nếu > khối lượng hòa tan tối đa thì:

Nếu < khối lượng hòa tan tối đa thì:

4. Hướng dẫn về nhà ( 1p)

- HS về nhà làm bài tập 1,2,3,4,6 trang 138 SGK - Tìm hiểu trước bài “Độ tan của một chất trong nước”

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán.. - Năng lực suy luận,

Định hướng phát triển năng lực: - Nlực tự học, hợp tác, t duy sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tự giải quyết vấn đề, mô hình hoá toán học,

Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực

Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực

4.Phát triển được các năng lực: tự học, giải quyết vấn đề (thực nghiệm), giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính

Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hóa học.. Đưa đề bài tập: Hãy cho biết các CT sau đúng hay

Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hóa học, vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sốngd. Mỗi bạn tìm 5

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực vận dụng kiến thức Hoá học vào cuộc