• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 23/9 /2020 Tiết 10

LUYỆN TẬP 1

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết ôn tập về phép trừ, phép chia, biết phép chia hết, phép chia có dư.

2. Kĩ năng:

- Làm được các phép tính trừ, và phép chia hết, phép chia có dư, các bài toán tìm x.

Sử dụng được máy tính bỏ túi để tính toán.

3. Thái độ:

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành trong toán học

+ NL chuyên biệt: Tư duy logic, tính toán.

5. Định hướng phát triển phẩm chất: Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy, kiên trì.

II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức, thiết bị dạy học

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ.

- Hình thức tổ chức:Cá nhân, luyện tập và thực hành - Tương tự - Thiết bị dạy học: Thước kẻ, máy chiếu, máy tính xách tay.

III. Chuẩn bị:

GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập.

HS:SGK, SBT, MTBT, Chuẩn bị bài trước ở nhà.

IV. Tiến trình dạy học- GD:

1. Ổn định tổ chức: (1phút) 2. HĐ1: Khởi động: (10 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức và vận dụng các kiến thức đã học hiệu quả.

- Phương pháp: Thực hành

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

HS1: Cho 2 số tự nhiên a và b. Khi nào ta có phép trừ a – b = x Chữa bài tập 42b (SGK – 23)

Đáp án:Bài 42b

Hành trình Luônđôn – Bombay giảm 7300 km

(2)

Hành trình Macxay – Bombay giảm 8600 km Hành trình Ôđetxa – Bom bay giảm 12 200 km HS2 : - Điều kiện để có phép chia a: b?

- Làm bài tập 63/10 SBT.

Đáp án:

- Điều kiện để có phép chia a: b là: b ≠ 0

* Bài tập 63/10 SBT

a) Trong phép chia 1 stn cho 6 , số dư có thể bằng 0 ;1;2;3;4;5 b) 4k ; 4k + 1 với k∈N

3. HĐ 2:Hình thành kiến thức mới

HĐ 2.1. Dạng tìm x - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu : + HS được củng cố về vai trò của các số trong các phép toán +, - + Rèn cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Nhắc lại quan hệ giữa các số trong phép trừ và phép chia

GV cho HS làm bài 47 SGK GV: Gọi 3 HS lên bảng thực hiện.

? Phép trừ x – 35 thì x có quan hệ gì trong phép trừ?

HS: Là số bị trừ.

? Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?

HS: Ta lấy hiệu cộng với số trừ.

? 118 – x thì x có quan hệ gì trong phép trừ ?

HS: Là số hạng chưa biết.

GV: Câu c, Tương tự các bước như các câu trên.

* Dạng 1: Tìm x.

Bài 47/24 Sgk:

a ) (x - 35) - 120 = 0

x - 35 = 0 + 120 x - 35 = 120 x = 120 + 35 x = 155 b ) 124 + (118 -x) = 217

118 - x = 217 - 124 118 - x = 93

x = 118 - 93

x = 25 c ) 156 - (x + 61) = 82

x + 61 = 156 - 82 x + 61 = 74 x = 74 - 61 x = 13

HĐ 2.2. Dạng tính nhẩm - Thời gian: 12 phút

- Mục tiêu : + HS được củng cố T/c của phép trừ và chia.

+ HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

(3)

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành, phát hiện và giải quyết vấn đề.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Ghi đề bài 48 SGK vào bảng phụ và yêu cầu HS đọc.

? Để tính nhẩm bài 48 ta làm như thế nào?

2 HS lên bảng trình bày.

GV yều cầu HS làm bài 49

GV: Thực hiện các bước như bài 48/24 SGK.

GV yều cầu HS làm bài 70 SBT

? Hãy nêu quan hệ giữa các số trong phép cộng: 1538 + 3425 = S

HS: Trả lời

GV: Không tính xét xem S – 1538; S – 3425, ta tìm số hạng nào trong phép cộng trên?

HS: Trả lời tại chỗ.

GV: Tương tự câu b.

* Dạng 2: tính nhẩm.

Bài 48/ 22 Sgk:

a) 35 + 98 = ( 35 - 2 ) + (98+2 )

= 33 + 100 = 133

b) 46 + 29 = ( 46 -1 ) +( 2 +1 )

= 45 + 30 = 75 Bài 49/24 Sgk:

a) 321 - 96

= (321+ 4) - (96 + 4)

= 325 - 100 = 225 b) 1354 – 997

= (1354 + 3) – ( 997 + 3)

= 1357 – 1000 = 357 Bài 70/11 Sbt:

Không làm phép tính. Tìm giá trị của :

a) Cho 1538 + 3425 = S S – 1538 = 3425

S – 3425 = 1538 b) Cho 5341 – 2198 = D D + 2198 = 5341 5341 – D = 2198 HĐ 2.3: Dạng sử dụng máy tính bỏ túi

- Thời gian: 7 phút

- Mục tiêu : + HS biết cách sử dụng những phím cơ bản.

+ HS rèn kĩ năng bấm máy và sử dụng máy tính.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn bài 50/SGK.

- Hướng dẫn HS cách sử dụng máy tính bỏ túi. Tính các biểu thức như SGK. Sử dụng máy tính bỏ túi cho phép trừ tương tự như phép cộng, chỉ thay dấu “ : ” thành dấu “ ÷ ”.

HS: Sử dụng máy tính để tính kết quả bài 50/

SGK và đứng tại chỗ trả lời.

bày của bạn.

Dạng 3: sử dụng máy tính bỏ túi.

Bài 50/25 Sgk:

Sử dụng máy tính bỏ túi tính:

a/ 425 – 257 = 168 b/ 91- 56 = 35 c/ 82 – 56 = 26 d/ 73 – 56 = 17

(4)

GV Hướng dẫn HS tìm thương và số dư của phép chia:

Phương pháp: Thực hiện 2 bước:

B1: Nhập biểu thức a: b và kết thúc bằng cách ấn =. Từ đây ghi nhận được thương số nguyên c

B2: Dùng phím di chuyển sửa thành: - c = x b

=, từ đây ta nhận được số dư.

GV làm mẫu – HS quan sát ghi nhớ cách làm rồi tự thực hành.

GV : yêu cầu HS làm bài 51 SGK

GV: Hướng dẫn cho HS điền số thích hợp vào ô vuông.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

HS: Lên bảng

HS: nhận xét và bổ sung thêm vào cách trình GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập 71 SBT:

Việt và Nam cùng đi từ Hà Nội đến Vinh.

Tính xem ai đi hành trình đó lâu hơn và lâu hơn mấy giờ, biết

a) Việt khởi hành trước Nam 2 giờ và đến nơi trước Nam 3 giờ?

b) Việt khởi hành trước Nam 2 giờ và đến nơi trước Nam 1 giờ?

Lên bảng thực hiện.

e/ 652 – 46 – 46 – 46 = 514

Bài tập: Tìm thương và số dư trong phép chia

Phương pháp: Thực hiện 2 bước:

B1: Nhập biểu thức a: b và kết thúc bằng cách ấn =. Từ đây ghi nhận được thương số nguyên c B2: Dùng phím di chuyển sửa thành: - c = x b =, từ đây ta nhận được số dư.

Ví dụ: Tìm thương và số dư trong phép

a) 99 : 12

b) 20132014 : 2013

Ta thực hiện ấn phím như sau:

a) 99 : 12 = 8, 25 thương là 8 8 = x 12 = 3. Số dư là 3.

Bài 51/25 Sgk:

4 9 2

3 5 7

8 1 6

Bài tập 71 (SBT/ 11) a) Nam đi lâu hơn Việt.

3 – 2 = 1 (giờ)

b) Việt đi lâu hơn Nam.

2 + 1 = 3 (giờ)

HĐ 3. Củng cố: ( 2 phút)

? Trong tập hợp số tự nhiên khi nào phép trừ thực hiện được?

HS: Khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

? Nêu cách tìm các thành phần (số trừ, số bị trừ) trong phép trừ?

HS: Số trừ = số bị trừ - hiệu.

Số bị trừ = Hiệu + số trừ.

HĐ 4. Hướng dẫn về nhà: (3 phút) - Xem lại toàn bộ phần lý thuyết đã học.

- Làm bài tập 68, 69/11 sách BT toán 6; bài 52, 53, 54, 55/25 SGK.

- Đọc trước phần “ Có thể em chưa biết”/26 SGK.

V. Rút kinh nghiệm:

(5)

Ngày soạn: 24/09/2020 Tiết 11

LUYỆN TẬP 2

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết ôn tập về phép trừ, phép chia, biết phép chia hết, phép chia có dư.

2. Kĩ năng:

- Làm được các phép tính trừ, và phép chia hết, phép chia có dư, các bài toán tìm x.

Sử dụng được máy tính bỏ túi để tính toán.

3. Thái độ:

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực thực hành trong toán học

+ NL chuyên biệt: Tư duy logic, tính toán.

5. Định hướng phát triển phẩm chất: Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy, kiên trì.

II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức, thiết bị dạy học

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ.

- Hình thức tổ chức:Cá nhân, luyện tập và thực hành - Tương tự

- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, máy chiếu, máy tính xách tay, máy tính bỏ túi . III. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ ghi sẵn đề bài.

HS: Máy tính bỏ túi

III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan.

- Phương pháp học tập và hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập thực hành.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình dạy học - GD : 1. Ổn định : (1phút)

2. HĐ1: Khởi động: (7 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức về vẽ hình theo cách diễn đạt.

- Phương pháp: Vấn đáp, thực hành - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân

2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)

(6)

HS1: - Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0?

- Tìm x ¿ N biết: a) 6x – 5 = 613; b) 12 . (x - 1) = 0 Đáp án:

- Nếu có số tự nhiên q sao cho a = bq

- Tìm x ¿ N biết: a) 5x – 2 = 613; b) 12 . (x - 1) = 0

x = 123 x = 1

HS2: - Khi nào ta nói phép chia số tự nhiên a cho số tự nhiên b (b  0) là phép chia có dư

- Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3, cho 4, cho 5 số dư có thể là bao nhiêu?

Đáp án: - Số bị chia = số chia . thương + số dư) a = bq + r (r < b)

- Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3 số dư có thể bằng 0 hoặc 1 hoặc 2, cho 4 số dư có thể bằng 0 hoặc 1 hoặc 2, hoặc 3; cho 5 số dư có thể bằng 0 hoặc 1 hoặc 2 , hoặc 3 ,hoặc 4.

3. HĐ 2:Hình thành kiến thức mới

HĐ 2.1. Dạng tính nhẩm - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu : + HS được củng cố T/c của phép trừ và chia.

+ HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa.

- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Ghi sẵn đề bài 51 SGK vào bảng phụ.

Yêu cầu HS đọc đề và hoạt động theo nhóm HS: Thảo luận nhóm

GV: - Kiểm trên đèn chiếu - Cho lớp nhận xét

- Đánh giá, ghi điểm cho các nhóm.

Dạng 1: tính nhẩm Bài 52/25 Sgk:

a)14.50 = (14 : 2) . (50 . 2) = 7.100 = 700 16 . 25 = (16 : 4) .(25 . 4) = 4.100 = 400

b) 2100: 50 = (2100.2) : (50.2) = 4200 : 100 = 42 . 1400: 25 = (1400.4) : (25 .4) = 5600 : 100 = 56.

c) 132 : 12 = (120 + 12) : 12

= 120 : 12 + 12 : 12

= 10 + 1 = 11 96 : 8 = (80 + 16) : 8

= 80 : 8 + 16 : 8

= 10 + 2 = 12

(7)

HĐ 2.2: Dạng toán có lời văn - Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu : + HS được củng cố T/c của phép trừ và chia.

+ HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài toán có lời văn.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: - Ghi đề bài 53 SGK trên bảng phụ, cho HS đọc đề.

- Tóm tắt đề trên bảng.

+ Tâm có: 21.000đ.

+ Giá vở loại 1: 2000đ/1 quyển + Giá vở loại 2: 1500đ/1 quyển

GV: Mua nhiều nhất bao nhiêu quyển loại 1?

loại 2?

HS: Thảo luận theo nhóm

GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày.

HS: Chỉ mua loại 1

Ta có: 21000đ: 2000 = 10 dư 1 Thương chính là số vở cần tìm.

- Tương tự: chỉ mua loại 2

21000đ : 1500 = 14 => Số vở cần tìm.

GV: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề bài 54 SGK.

HS: Tóm tắt: Số khách 1000 người.

Mỗi toa: 12 khoang Mỗi khoang: 8 người.

Tính số toa ít nhất?

? Muốn tính số toa ít nhất em làm như thế nào?

HS: Lấy 1000 chia cho số chỗ mỗi toa. Ta tìm được số toa.

GV: Cho HS hoạt động nhóm.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

GV: Cho cả lớp nhận xét - Đánh giá, ghi điểm

Dạng 2: Toán có lời văn.

Bài 53/25 Sgk

a) Số quyển vở loại 1 Tâm mua được nhiều nhất là:

21000: 2000 = 10 (quyển) dư 1000

b) Số quyển vở loại 2 Tâm mua được nhiều nhất là :

21000 : 1500 = 14 (quyển) .

Bài 54/25 Sgk : Số người ở mỗi toa : 8 . 12 = 96 (người).

Ta có: 1000 : 96 = 10 dư 40 . Vậy: Cần ít nhất 11 toa để chở hết số khách .

HĐ 2.3: Dạng sử dụng máy tính bỏ túi - Thời gian: 6 phút

- Mục tiêu : + HS biết cách sử dụng những phím cơ bản.

(8)

+ HS rèn kĩ năng bấm máy và sử dụng máy tính.

- Hình thức dạy học: Dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Hướng dẫn HS cách sử dụng máy tính bỏ túi đối với phép chia giống như cách sử dụng đối với phép cộng, trừ, nhân.

Bài tập:

Hãy tính kết quả của phép chia sau:

a/ 1633 : 11 = 153 b/ 1530 : 34 = 45 c/ 3348 : 12 = 279

GV: Yêu cầu HS tính kết quả của các phép chia.

HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

GV: Cho cả lớp nhận xét- Đánh giá, ghi điểm.

GV: Gọi HS lên bảng trình bày bài 55 SGK.

HS: Lên bảng trình bày.

GV: Cho cả lớp nhận xét- Đánh giá, ghi điểm.

GV: Giới thiệu phép toán đồng dư a chia m dư r

b chia m dư r

Ta nói a đồng dư với b modul m Kí hiệu: a b (mod m)

Giới thiệu chức năng tìm số dư của máy tính VINACAL 570 ES – PLUS, minh họa bằng phần a)

Tìm thương của:

aaa: a = ? abab : ab = ? abcabc : abc = ?

? Viết dạng tổng quát của a?

HS: a = 15.3 + r

? Số dư r có thể là bao nhiêu?

HS: Số dư: 0; 1; 2

? Từ các trường hợp của số dư, tìm a.

HS: Thực hiện yêu cầu.

Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi.

Bài tập: Hãy tính kết quả của phép chia sau:

a/ 1633 : 11 = 153 b/ 1530 : 34 = 45 c/ 3348 : 12 = 279

Bài 55/25. Sgk - Vận tốc của ô tô : 288 : 6 = 48 (km/h)

- Chiều dài miếng đất hình chữ nhật :

1530 : 34 = 45 m BT đồng dư:

a chia m dư r b chia m dư r a b (mod m)

a)Tìm số dư của 2013 cho 54 b) Tìm số dư của 1234 cho 43 Bài 78 (SBT / 12): Tìm thương của:

a, aaa: a =11 b, abab : ab = 101 c, abcabc : abc = 1001 Bài 83 (SBT / 12):

Chia a cho 3 thì thương là 15, vậy a có dạng tổng quát là:

a = 15.3 + r

Nếu r = 0  a = 45 Nếu r = 1  a = 46 Nếu r = 2  a = 47 HĐ 3. Củng cố: ( 3 phút)

- Nêu dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 2? cho 3? cho 5

(9)

- Nêu dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho 3 dư 2? chia cho 5 dư 3...

HĐ 4. Hướng dẫn về nhà: ( 3 phút) - Ôn kỹ phần đóng khung ở trang 22 SGK.

- Xem trước bài “ Luỹ thừa với số mũ tự nhiên ....”

- Làm các bài tập 75, 76, 77, 79, 83, 84 (SBT – 12) BT*. Không tính, hãy so sánh:

a) A = 1998 . 1998 và B = 1996 . 2000 b) A = 2000 . 2000 và B = 1990 . 2010 V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT và

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực sử dụng

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng, năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT và

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT và

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT và

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT và