• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10- trực tuyến Ngày soạn: 01/11/2021

Ngày giảng: Thứ hai 08/11/2021

Toán

BÀI 31: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:

- Thực hành cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Vận dụng trong tính toán và giải quyết các vấn đề thực tế.

Thông qua hoạt động thực hành tính toán các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi, Thẻ phép tính và thẻ số (BT3) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Phần mở đầu 5’

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS làm nháp Câu 1. Kết quả của phép tính 37 + 24 là:

A.51 B. 61 C. 52 D. 62 Câu 2. Phép tính nào đúng?

A.

+ 45 7

52 B.

+ 45 7 42

C.

+ 45 7

51 D.

+ 45 7 52 Vì sao con chọn đáp án D?

Khi đặt tính cần đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính từ phải qua trái.

* Kết nối: GV dẫn dắt, giới thiệu bài Luyện tập (tiết 1)

- HS nối tiếp nêu đáp án B

- HS nêu: Vì phép tính D đặt tính và tính đúng.

- HS nêu lại tên bài, ghi bài vào vở 2. Hoạt động thực hành - luyện tập 10’

* Slide 1 : Bài 1(tr. 62) (cá nhân-lớp) -Yêu cầu cả lớp đọc yêu cầu đề bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn HS làm bài vào VBT - Gọi HS chữa bài nối tiếp

- GV nhận xét

* GV gọi 2 HS nêu cách thực hiện 2 phép

- 2 HS đọc y/c - HS nêu (Tính)

- HS làm bài vào VBT - HS chữa bài nối tiếp - 2HS nêu cách tính

(2)

tính

37 + 28 và 78 + 6

- Con có nhận xét gì về dãy tính phần a và dãy tính phần b?

- GV chốt

- HS nêu: Dãy tính phần a là phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng số có 2 chữ số cộng với số có 2 chữ số.

- Dãy tính phần b là phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng số có 2 chữ số cộng với số có 1 chữ số.

* Slide2-Bài 2 (tr. 62) (cá nhân-lớp) - Yêu cầu HS đọc y/c.

- Bài có mấy yêu cầu? Đó là gì?

- Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính - Gọi một số HS lên TB cách đặt tính và tính

- Yêu cầu HS chụp bài làm gửi bài

-GV chiếu bài +Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Gv chốt đáp án rồi nhận xét.

-2HS đoc. Lớp đọc thầm.

- HS nêu: (Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính và tính)

- HS làm bài vào VBT

- HS chia sẻ trước lớp. Lớp nghe + n/

xét

- 2HS gửi bài -Lớp nhận xét - HS q/sát và nghe.

3. Hoạt động vận dụng 10’

* Slide3 :Bài 3 (tr. 62) (cá nhân) - Gọi HS đọc y/c .

? Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nxét.

- GV đánh giá HS làm bài.

4. Củng cố - Dặn dò( 2’)

+ Sau tiết học em còn điều gì muốn hỏi?

-GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ôn luyện

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS trả lời: Nối

- HS suy nghĩ và thực hiện bài giải.

- HS nhận xét bài của bạn.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

ĐẠO ĐỨC

CHỦ ĐỀ 3: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN BÀI 5 : QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, Bài PP; Bài thơ “Đồng hồ quả lắc”;..

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(3)

HĐ của GV HĐ của HS 1. HĐ mở đầu

*Khởi động:

* Slide1:- GV tổ chức cho HS nghe/đọc bài thơ “Đồng hồ quả lắc” (tác giả:

Đinh Xuân Tửu).

- GV chiếu tranh minh hoạ.

+ Trong bài thơ, đồng hồ nhắc chúng ta điều gì?

- GV kết luận : Thời gian quý hơn vàng bạc …

*Kết nối:

GV giới thiệu bài: quý trọng thời gian.

- HS nghe GV đọc thơ.

- HS quan sát tranh minh họa

- Đồng hồ quả lắc nhắc chúng ta: học, chơi, ăn, ngủ có giờ có giấc, thời gian quý hơn vàng bạc, ….

- HS nhắc lại.

2. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc quý trọng thời gian

* Slide 2:- GV chiếu tranh trong SGK - GV kể câu chuyện “Bức tranh dang dở”.

- GV yêu cầu: Quan sát kĩ 4 bức tranh, nêu nội dung tranh.

- GV gọi hs kể tóm tắt nội dung câu chuyện.

+ Lan và Hà tham gia cuộc thi gì?

+ Vì sao Lan kịp hoàn thành bức tranh còn Hà bỏ lỡ cơ hội tham gia cuộc thi?

+ Theo em, vì sao cần quý trọng thời gian?

- GV khen ngợi những bạn có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu.

*Kết luận: Khi đã làm việc gì, chúng ta cần đề ra kế hoạch, dành thời gian, tập trung vào công việc không nên mải chơi, không chú tâm như bạn Hà trong câu chuyện. Quý trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết

- Hs nêu nội dung tranh.

- Cuộc thi vẽ tranh do nhà trường tổ chức.

- Vì Lan bắt tay ngay vào việc …. Còn Hà mải chơi …

- Vì quý trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc.

- HS lắng nghe.

- Hs k ể tóm tắt nội dung câu chuyện.

(4)

quả tốt nhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của việc quý trọng thời gian

*Slide3:- GV chiếu tranh trong SGK yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.

- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của các bạn trong tranh?

+ Theo em, thế nào là biết quý trọng thời gian?

- GV đưa tranh 1

+ Bạn Hải đang làm gì?

+ Nêu nhận xét của em về việc sử dụng thời gian của bạn Hải?

- GV đưa tiếp tranh 2 + Bạn Liên đang làm gì?

+ Em học tập được điều gì từ bạn Liên?

- Tương tự với các tranh 3,4 - GV gọi hs trình bày

- GV khen ngợi các ý kiến đúng của HS

*Kết luận: Quý trọng thời gian là biết sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hợp lí như: thực hiện các công việc hằng ngày theo thời gian biểu; phấn đấu thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra; giờ nào việc nấy;...

3. Củng cố:

- Theo em, vì sao cần quý trọng thời gian?

- GV nhận xét giờ học 4. Dặn dò

- Về nhà tự lập thời gian biểu của mình _ Ôn và chuẩn bị bài sau

- HS quan sát tranh

- Bạn đang xem thời gian biểu ….

- Bạn Hải đã biết sử dụng thời gian hợp lý, khoa học ……

- HS quan sát.

- Bạn chuẩn bị sách vở ngày hôm sau … - Em học tập ….

- HS trình bày ý kiến - HS lắng nghe

- Vì giúp chúng ta làm việc một cách khoa học, …

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

Tiếng việt

BÀI 18: ĐỌC-TỚ NHỚ CẬU ĐỌC (Tiết 1 + 2)

(5)

ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Tớ nhớ cậu, ngữ điệu đọc phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của sóc và kiến dành cho nhau.

- Hiểu được nội dung bài đọc, nhận biết được tình bạn thân thiết và cách duy trì tình bạn.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Tìm và đọc được một bài thơ viết về tình bạn. Chia sẻ được một số thông tin về câu chuyện đã đọc.

- Hình thành ba năng lực chung (Năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.) và phát triển năng lực đặc thù (Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học): trong việc kể về hoạt động của con người gần gũi với trải nghiệm của học sinh.

- Hình thành và phát triển phẩm chất: Nhân ái, Trách nhiệm (Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè.).

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:

-GV: Máy tính, Bài PP, 1 số bài thơ về tình bạn.

-HS: Đọc và TLCH; sưu tầm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TIẾT 1

HĐ của GV HĐ của HS

1. Phần mở đầu: ( 5’)

* Khởi động:

- Cho hs xem clip về sinh hoạt giữa giờ trên sân trường và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy thế nào?

+ Khi xa bạn, em cảm thấy thế nào?

- Yêu cầu các nhóm trả lời

* Gv nhận xét kết nối: Hôm nay cô và các em sẽ cùng đọc bài: Tớ nhớ cậu để xem trong bài đọc có những nhân vật nào và tình bạn của họ ra sao. Gv ghi đề bài: Tớ nhớ cậu

2. Hình thành kiến thức mới: (40’) - GV đọc mẫu, hướng dẫn hs cách đọc:

hướng dẫn hs cách đọc: Chú ý đọc đúng lời người kể chuyện bằng ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và kiến gửi sóc được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết; ngắt giọng, nhấn

- Hs theo dõi clip và trả lời câu hỏi:

+ rất vui, rất thích, cảm thấy thoải mái, ...

+ rất buồn, không muốn xa bạn, rất nhớ bạn, mong được gặp lại bạn, ...

- Đại diện một số nhóm trả lời - Lắng nghe, nhắc lại đề

- Hs lắng nghe và đọc thầm theo

(6)

giọng đúng chỗ.

& Slide1:- HDHS chia đoạn : (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến … gật đầu nhận lời.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến thư của sóc.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến nhiều giờ liền + Đoạn 4: còn lại

Gv hỏi: Theo em, kiến nói gì với sóc lúc chia tay?

 Sóc đáp lại kiến thế nào?

 Chúng ta cùng xem sóc có giữ lời hứa không nhé.

- Bài đọc có mấy câu?

- Yc Hs đọc nối tiếp câu lần 1

- Luyện đọc từ khó nắn nót, cặm cụi + Gv phân biệt, hướng dẫn, đọc mẫu + Yêu cầu hs đọc từ

+ Gọi hs đọc toàn bộ từ khó.

- Hướng dẫn đọc câu dài:

Kiến không biết làm sao/ cho sóc biết/

mình rất nhớ bạn.//

Cứ thế,/ cậu cặm cụi viết đi viết lại/ trong nhiều giờ liền.//

Không lâu sau,/ sóc nhận được một lá thư/

do kiến gửi đến.//

- GV gọi HS đọc theo đoạn lần 2

- GV gọi HS đọc chú giải một số từ ngữ trong VB. (Có thể kết hợp khi trả lời câu hỏi, có liên hệ đặt câu)

+ Như thế nào là nắn nót?

+ Cặm cụi là gì?

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.

+ GV giúp đỡ̃ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV cùng HS nxét, đánh giá thi đua.

- Gọi HS đọc lại toàn bộ bài thơ

- Gv theo dõi, quan sát giúp đỡ hs đọc yếu, nhận xét, tuyên dương.

Tiết 2

* Trả lời câu hỏi 8-10’

+ Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.

 Sóc gật đầu nhận lời.

- 21 câu - 1 em/ 1 câu

+ Cá nhân, đồng thanh + 1 hs đọc

- 1 em/ 1 câu - Theo dõi - Lắng nghe - Cá nhân

- Theo dõi, đánh dấu

+ nắn nót: viết rất cẩn thận cho đẹp.

+ cặm cụi: chăm chú, tập trung vào việc đang làm.

- 1 em/ 1 đoạn

- Luyện đọc theo nhóm - 2 nhóm thi đọc

- Nhóm khác nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.

- 1 hs đọc

(7)

- Gv yêu cầu học sinh đọc thầm từng đoạn và nêu câu hỏi:

+ Khi chia tay sóc, kiến cảm thấy thế nào?

+ Sóc đồng ý với kiến điều gì?

+ Sóc đã làm gì để giữ lời hứa với kiến?

+ Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi sóc?

+ Kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thế nào?

+ Còn các em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết?

+ Theo em, hai bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu không nhận được thư của nhau?

- Hs hát, chơi 1 trò chơi

+ Khi chia tay sóc, kiến rất buồn.

+ Sóc thường xuyên nhớ kiến.

+ Sóc viết thư cho kiến.

+ Kiến phải viết lại nhiếu lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết làm sao cho sóc biết nó rất nhớ bạn.

+ Kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thân thiết, gắn bó.

+ Em thường rủ bạn di học cùng, em thường gọi điện trao đổi bài với bạn, em tặng quà cho bạn vào dịp sinh nhật, em cho bạn mượn những quyển truyện hay,...

+ Hs trả lời

Vd: Em nghĩ là nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn/ rát nhớ nhau./ Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa.

+ Hãy tưởng tượng một năm sau, kiến và sóc gặp lại nhau. Theo em, hai bạn sẽ nói gì với nhau?

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- Gv nhận xét, giáo dục hs: phải biết quý trọng tình bạn.

3. Luyện tập, thực hành. (Luyện đọc lại) (Hđ chung cả lớp) 10-12’

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng (Luyện tập theo văn bản đọc). 8-10’ (Đóng vai-nhóm 4) Câu 1: Đóng vai sóc và kiến để nói và đáp lời chào lúc chia tay.

- Bài yêu cầu gì?

- Gv phân vai cho HS 4 (sóc và kiến) goi các con nói và đáp lời chào lúc chia tay.

+ Hs trả lời

Vd: Tớ không nhận ra bạn nữa vì bạn lớn quá. Bạn còn giữ những lá thư tớ gửi cho bạn không?...

- Phải biết quý trọng tình bạn, quan tâm bạn.

- Lắng nghe

- 1 hs đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo

- Đóng vai sóc và kiến để nói và đáp lời chào lúc chia tay.

- Hoạt động nhóm 4 thực hiện yêu cầu Vd: a. Sóc: - Tạm biệt cậu nhé.

Kiến: - Tạm biệt cậu. Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.

(8)

- Gv nhận xét, tuyên dương

*Slide3 Câu 2: Em sẽ nói với bạn thế nào khi: HĐ cá nhân

* Tình huống 1: Bạn chuyển đến một ngôi trường khác.

- Bạn chuyển đến một ngôi trường khác, em sẽ nói gì với bạn trước lúc chia tay?

- Gv nhận xét, tuyên dương

Tình huống 2: Tan học, em về trước còn bạn ở lại cho bố mẹ đón.

- Tan học, em về trước còn bạn ở lại cho bố mẹ đón, em sẽ nói gì với bạn?

- Gv nhận xét, tuyên dương 5. Đọc mở rộng (25’)

HĐ1:Tìm đọc một bài thơ về tình bạn Cá nhân

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu hs chia sẻ bài thơ mình đã tìm đọc theo nội dung sau:

+ Tên của bài thơ + Tên của tác giả

+ Nội dung bài thơ viết về ai, về việc gì?

- Gv nhận xét, tuyên dương

HĐ2: Nói về những điều em thích trong bài thơ đó. Nhóm 4

- Bài yêu cầu gì?

*Slide4 Gv chiếu tranh, yêu cầu hs quan sát tranh và cho biết:

+ Tranh vẽ gì?

+ Các bạn nói gì?

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm 4 trao đổi với nhau về: điều em thích trong bài

b. Sóc: - Chào cậu nhé. Tớ mong được gặp lại cậu.

Kiến: - Tạm biệt cậu. Nhớ viết thư cho tớ nhé.

- 3 lượt HS nói ( 6 em) - Lắng nghe

- 2 – 3 hs nêu ý kiến

- 2 – 3 hs nêu - Lắng nghe - 1 – 2 hs đọc

- Tìm đọc một bài thơ về tình bạn - Một số hs chia sẻ

VD:

+ Tình bạn

+ Trần Thị Hương

+ Viết về các bạn gấu, mèo, hươu, nai bàn việc đi thăm thỏ nâu bị ốm.

- Lắng nghe

- Nói về những điều em thích trong bài thơ đó.

- Hs quan sát tranh và trả lời:

+ Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang nói cho nhau nghe về bài thơ mình thích.

+ Bạn Dương thích bài Chú bò tìm bạn của nhà thơ Phạm Hổ. Còn bạn

(9)

thơ/ khổ thơ

- Gọi một số hs trình bày kết quả trước lớp.

- Gv nhận xét, tuyên dương

* Thực hành vận dụng : cá nhân - Hôm nay học bài gì?

- Yêu cầu hs chia sẻ những nội dung đã được học trong bài: Tớ nhớ cậu

- Yêu cầu hs nêu ý kiến về bài học

- Gv nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Khuyên khích hs thực hành giao tiếp ở nhà.

* Slide 5: GV chiếu 1 số đôạn văn HS tham khảo

- Gọi Hs đọc.

*Củng cố, dặn dò 2’

- Gọi hs nhắc lại nội dung bài học.

- Qua câu chuyện, em hiểu được điều gì?

- Dặn hs về đọc lại cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài: Tớ nhớ cậu (Hoạt động:

Nghe – viết)

4. Củng cố - Dặn dò( 2’)

+ Sau tiết học em còn điều gì muốn hỏi?

-GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ôn luyện

Châu Anh lại thích bài Ngỗng và vịt.

- Hoạt động nhóm trao đổi về điều em thích trong bài thơ/ khổ thơ.

- 2 – 3 hs chia sẻ. Cả lớp góp ý, bổ sung.

- Tớ nhớ cậu - Hs chia sẻ

- Hs nêu ý kiến phản hồi về bài học - Lắng nghe

-HSđọc - 1 – 2 hs

- Tình bạn rất đáng quý và đáng tran trọng.

- Hs lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

Ngày soạn: 02/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba 09/11/2021

Toán

BÀI 31: LUYỆN TẬP (tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện tính và so sánh các phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

(10)

- có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-GV: Máy tính; ; clip, slide minh họa, phiếu bài tập -HS: VBT, nháp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Hoạt động mở đầu( 3’)

* Khởi động

-Gọi HS nêu ND bài học thứ 2

*Kết nối- Gv kết hợp giới thiệu bài

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

2. Thực hành, luyện tập

Slide1: Bài 4: a, Tính (trang 63) HĐ cá nhân

23 + 9 + 40 = ? 51 + 9 + 10 = ? - Gọi hs nêu yêu cầu a.

- Khi tính phải chú ý điều gì?

- Yêu cầu 2 hs làm bài trên bảng. Lớp làm bài vào vở.

- Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách tính.

- Gv chiếu đáp án đúng.- -HS đối chiếu và báo cáo

Slide 2: b, >, <, = (trang 63) –HĐ cá nhân

b, - Đọc yêu cầu b.

- Hướng dẫn hs thực hành tính rồi so sánh kết quả.

* Lưu ý: hs có thể tự sáng tạo phát hiện kết quả rồi so sánh không cần thực hiện phép tính mà vẫn điền đúng dấu.

- Yêu cầu hs làm bài,+ 2HS chụp và gửi bài -GV Chiếu bài và gọi HSchữa bài của bạn.

- Gv kết luận ra đáp án đúng.

*Gv chốt lại cách tính phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

* Slide3: Bài 4: Giải toán ( trang 63) HĐ cá nhân

- Gọi hs đọc bài toán + Trong tranh vẽ gì?

- Hs nêu yêu cầu a

- Phải chú ý tính từ trái sang phải.

2Hs làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.

23 + 9 + 40 = 32 + 40 = 72 51 + 9 + 10 = 60 + 10

= 70 -4 Hs nêu cách tính

- Hs đọc yêu cầu của b

- Hs tính nhẩm rồi ss điền dấu đúng.

- 1 Hs làm lớp vào vở BT 12 12+18 = 18 + 12

37 + 24 < 37 + 42 65 + 7 > 56 + 7 76 + 4 = 74 + 6

- Hs đổi chéo vở, nhận xét bài bạn.

- 2 Hs đọc BT

+ Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan.

(11)

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Vậy muốn biết hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch ta làm như thế nào ?

- Y/c lớp làm vào vở và chụp bài gửi cô.

- GV chia sẻ và gọi HS nhận xét - Gv nhật xét, chốt bài làm đúng.

3. HĐ Vận dụng

- GV tự lấy ví dụ biểu thức và trình bày cách làm

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Đoàn khách thứ nhất có 35 người, đoàn khách thứ hai có 25 người.

- Hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch?

- Ta lấy số người có trong đoàn khách thứ nhất cộng với số người có trong đoàn khách thứ hai.

Bài giải:

Hai đoàn khách tham quan có tất cả số người đi du lịch là:

35 + 25 = 60 ( người) Đáp số: 60 người -

Lớp nhận xét bài bạn.

- HS làm vở nháp - HS lắng nghe 4. Củng cố - Dặn dò( 2’)

+ Sau tiết học em còn điều gì muốn hỏi?

-GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ôn luyện Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

Tiếng việt

BÀI 18: VIẾT: TỚ NHỚ CẬU- CHỮ HOA K (Tiết 3) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn trong bài Tớ nhớ cậu; biết viết hoa chữ cái đầu tên truyện, đầu dòng, sau dấu chấm.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/ k; iêu/ ươu; en/ eng.

- Biết viết chữ viết hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dựng: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Hình thành, phát triển 3 năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Hình thành, phát triển năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ):

- Viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả Tớ nhớ cậu qua hình thức nghe - viết.

- Hoàn thành các bài tập chính tả âm - vần và biết trình bày đúng vào VBT - Biết chú ý nghe cô giáo đọc để viết đúng bài chính tả và xác định đúng yêu cầu phần bài tập chính tả.

(12)

- Hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm (có ý thức viết bài cẩn thận, sạch sẽ. Tự hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của gv).

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Máy tính, ; PP để chiếu hình ảnh của bài học, video.

-HS: Vở tập viết

III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Phần mở đầu

* Khởi động:

- Y,c Bạn chuyển trường, em sẽ nói gì với bạn trước lúc chia tay?

* Kết nối: Gv dẫn dắt … ghi tên bài: Tớ nhớ cậu ( Hoạt động: Nghe – viết)

2. Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1: Viết ( 22’)

*Phát hiện các hiện tượng chính tả ( 7’) HĐ cá nhân

- Gv đọc mẫu - Gọi hs đọc bài

- Yêu cầu hs đọc thầm và tìm từ khó viết + Đoạn văn có mấy câu?

+ Chữ đầu đoạn, đầu câu viết như thế nào?

+ Cuối mỗi câu có dấu gì?

+ Trong bài còn có từ nào được viết hoa?

+ Gv hướng dẫn viết từ khó: rủ nhau, chuyển, sang, rừng, buồn.

 Từ rủ nhau em thường viết nhầm lẫn ở tiếng nào?

 Tiếng rủ thường viết thành tiếng gì?

 Tiếng rủ và rũ khác nhau ở bộ phận nào?

 Tiếng rũ có trong từ nào?

 Hãy nêu cách viết tiếng chuyển

 Các từ còn lại tương tự

*Nghe – viết( 15’)

+ Gọi hs đọc lại toàn bộ từ khó + Cho hs luyện viết từ khó + Gọi hs đọc lại toàn bộ từ khó - Gv hướng dẫn cách trình bày - Gv đọc cho hs viết

- Gv đọc yêu cầu hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs đổi chéo vở soát lỗi.

- Thu vở nhận xét

- Hs tham gia chơi

- Lắng nghe, nhắc lại đề

- Theo dõi bài ở SGK.

- 1 hs đọc lại bài thơ.

- Hs thực hiện + 5 câu

+ Viết hoa + Dấu chấm

+ Kiến, Hằng, Một, Sóc, Hai

 rủ

 rũ

 thanh

 rũ xuống

 chuyển = ch + uyên + thanh hỏi + 1 hs đọc

+ 1 hs lên bảng, lớp viết bảng con + 1 hs đọc

- Lắng nghe

- Lắng nghe, viết vào vở - Soát lỗi

- Đổi vở soát lỗi - Nộp vở

(13)

- Thống kê lỗi - Gv nhận xét vở

3.HĐ Luyện tập, thực hành (7-8’)

Slide1: Bài 2: Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k gọi tên mỗi con vật trong hình - Bài yêu cầu gì?

- Gv treo tranh yêu cầu hs quan sát tranh và nêu tên các con vật trong tranh

- Gv nhận xét, chốt kết quả

- Ycầu hs đọc kết quả đúng và viết vào vở.

Bài 3:

a) Chọn tiếng chứa iêu hoặc ươu thay cho ô vuông. (hươu, nhiều, khướu)

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu hs đọc các tiếng trong ngoặc đơn - Yêu cầu hs làm việc theo cặp: chọn tiếng có vần iêu hoặc ươu trong ngoặc đơn thay cho ô vuông.

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Gv nhận xét, chốt đáp án: Sóc hái rất nhiều hoa để tặng bạn bè. Nó tặng huơu cao cổ một bó hoa thiên điểm rực rỡ, Còn chim khướu và chim liếu điếu được sóc tặng một bó hoa bồ công anh nhẹ như bông.

- Yêu cầu hs đọc lại đoạn văn.

* Slide2:4.Hướng dẫn viết chữ hoa J-K. 7’

(HĐ chung cả lớp)

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa I, K.

- Giơ tay - Lắng nghe - Hs nêu

- Hs quan sát tranh và nêu tên các con vật:

+ Tranh 1: cua + Tranh 2: công + Tranh 3: cá sấu + Tranh 4: kiến

- 1 hs đọc

- Chọn tiếng chứa iêu hoặc ươu thay cho ô vuông.

- Hs đọc: hươu, nhiều, khướu

- Hs thảo luận nhóm đôi làm bài vào PBT

- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm khác góp ý, bổ sung.

- Quan sát

- 1 hs đọc

- 2-3 HS chia sẻ.

(14)

+ Chữ hoa I, K gồm mấy nét?

Cấu tạo : Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang. Nét 2 là nét móc ngược trái (đầu nét hơi lượn, đuôi nét lượn hẳn vào trong gần giống nét một ở chữ B.

Cách viết :

+Nét 1 đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét cong trái rồi lượn ngang giống nét đầu ở chữ H.

+Nét 2 từ điểm dừng bút của nét1,hơi lượn xuống để viết nét móc ngược trái khi chạm ĐK1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong, dừng bút trên ĐK2 (chân nét móc rộng hơn nét cong ở đầu chữ).

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa I, K.

*Hướng dẫn viết câu ứng dụng. 6-8’ (HĐ chung cả lớp)

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa K đầu câu.

+ Cách nối từ K sang i.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

3. Luyện tập, thực hành.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa I, K và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- Y/c 3 HS chụp gửi bài

- Chiếu và nhận xét, đánh giá bài HS.

4.HĐ vận dụng, trải nghiệm (3’) - Hôm nay viết chính tả bài gì?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về luyện viết lại bài .

- HS quan sát.

- HS quan sát và trả lời

- HS quan sát, lắng nghe.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

-3 HS chụp và gửi - HS thực hiện.

- Tớ nhớ cậu; Viếtchữ hoa K - Lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

(15)

Tiếng việt

BÀI 18: TỚ NHỚ CẬU (Tiết 4)

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ TÌNH CẢM BẠN BÈ DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết các từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè

- Biết được tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong câu.

Hình thành, phát triển 3 năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Hình thành, phát triển năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ): Phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè. Nêu được cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

- Hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm (Tự hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của gv). Chăm chỉ (Chăm học, chăm làm)

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính,, phiếu học tập; PP III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Phần mở đầu

* Khởi động (5p)

- Cho hs chơi trò chơi “truyền lửa” nói tên của các con vật bắt đầu bằng c hoặc k nối tiếp

- Gv nhận xét, tuyên dương

*Kết nối GV giới thiệu bài học. Tớ nhớ cậu ( Hoạt động: Luyện tập)

2. Khám phá (8p)

Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.

(nhóm 4)

- Bài yêu cầu gì?

- Gv cho hs thảo luận nhóm 4 làm bài vào PBT.

- Gọi một số hs trình bày kết quả trước lớp.

- Gv nhận xét và chốt kết quả: Gắn bó, chia sẻ, hồn nhiên, trong sáng, thân thiết, giận dỗi, quý mến, ...

3. Luyện tập (17-18p)

Bài 2: Chọn từ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông- Cá nhân

- Gv nêu yêu cầu bài

- Yêu cầu hs đọc các tiếng trong ngoặc đơn - Gv giới thiệu đoạn văn cần hoàn thiện. Gv treo tranh về con nòng nọc, yêu cầu hs giới thiệu về con nòng nọc.

- Yêu cầu hs làm VBT - Yêu cầu HS trình bày.

- Hs tham gia chơi

- Lắng nghe

- Lắng nghe, nhắc lại đề

- Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.

- Hs thực hiện

- 2 HStrình bày. Nhóm khác góp ý, bổ sung.

- 1 hs đọc to kết quả đúng. Hs khác theo dõi. Sửa sai nếu có.

- Lắng nghe - 1 hs đọc

- Quan sát, giới thiệu về nòng nọc

- Làm cá nhân vào vở

- 2HS trình bày, LỚP nhận xét, góp

(16)

- Gv nhận xét, chốt đáp án: Cá nhỏ và nòng nọc là đôi bạn thân thiết. Hằng ngày, chúng cùng nhau bơi lội. Thế rồi nòng nọc trở thành ếch. Nó phải lên bờ để sinh sống.

Những nó vẫn nhớ cá nhỏ. Thỉnh thoảng, nó nhảy xuống ao vui đùa cùng cá nhỏ.

- Yêu cầu hs đọc lại đoạn văn

Bài 3: Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B. Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu.

- Bài yêu cầu gì?

+ Bài có mấy yêu cầu? Đó là yêu cầu nào?

+ Yêu cầu hs đọc cột A và cột B

+ Gv hướng dẫn hs làm bài: Các em cần hiểu được nội dung của mỗi câu trong cột A dùng để làm gì? Sau đó em nối với ý ở cột B sao cho phù hợp. Cuối cùng xác định tên dấu câu đặt ở mỗi câu.

- Yêu cầu hs làm bài vào VBT - Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Gv chiếu đáp án

Các dấu cuối câu lần lượt là: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than

- Gv hỏi:

+ Để hỏi điều chưa biết, cuối câu dùng dấu câu gì?

+ Để kể lại sự việc, cuối câu dùng dấu câu gì?

+ Để bọc lộ cảm xúc, cuối câu dùng dấu câu gì?

4. Vận dụng (5p) - Hôm nay học bài gì?

- TC Thi đặt câu nói về t/cảm của em và bạn.

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau - Gv nhận xét giờ học.

ý.

- Quan sát

- 1 hs đọc

- Hs nêu

+ Có 2 yêu cầu:

 Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B.

 Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu.

+ Hs đọc - Lắng nghe - Hs làm cá nhân

- Đại diện HS trình bày, Lớp nhận xét, góp ý.

- Quan sát, lắng nghe

+ Dấu hỏi + Dấu chấm + Dấu chấm than

- Tớ nhớ cậu (Hoạt động: Luyện tập)

- Hs tham gia thi - Lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

(17)

Tự nhiên và xã hội

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học: Một số sự kiện được tổ chức ở trường; giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.

-Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

+Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.

-Biết cách nhắc nhở các bạn giữ an toàn khi tham gia hoạt động ở trường.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Giáo viên : Máy tính ; PP b. Học sinh : Ôn kiến thức , SGK III. CÁC HĐ DẠY DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

I. HĐ MỞ ĐẦU( 4’)

* Khởi động

-Hát bài Em yêu trường em

*Kết nối

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (tiết 1)

II. HĐ KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Thi “Hái hoa dân chủ”

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu mỗi nhóm lên rút một phiếu, bên trong có ghi một sự

kiện được tổ chức ở trường.

Bước 2: Làm cá nhân -Slide1: GV hướng dẫn nhóm trưởng phân công các bạn, mỗi bạn nói về một nội dung

như gợi ý trong SGK trang 39: tên sự kiện, các hoạt động, sự tham gia của học sinh, ý nghĩa, cảm nhận khi tham gia sự kiện đó.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời HS trình bày mình đã rút ra được. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của mỗi

-Hát tập thể

-Tạo nhóm. Cử bạn rút phiếu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

-3 HS chia sẻ trước lớp. Vídụ:

* Ngày hội đọc sách:

+ Các hoạt động: đọc giới thiệu

(18)

nhóm, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

Hoạt động 2: Trình bày về việc giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường

Bước 1: Làm việc cá nhân ( Chọn 1 trong 2 tình huống)

+Chọn một hoạt động ở trường, nêu các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh trường học khi các em tham gia hoạt động đó.

- Chọn một hoạt động ở trường, đưa ra một tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể gặp khi các em tham gia hoạt động đó và nêu cách phòng tránh Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện chia sẻ trước lớp.

-

khai mạc ngày hội đọc sách, văn nghệ, đọc sách, tặng sách, nêu ý nghĩa ngày hội đọc sách.

+ Ý nghĩa: giúp các bạn trau dồi thêm kiến thức, hiểu được nhiều hơn về lợi ích của việc đọc sách.

+ Sự tham gia của học sinh: đông đảo, nhiệt tình và ý thức cao.

+ Cảm nhận: ngày hội đọc sách vô cùng có ý nghĩa, nó giúp chúng ta hình thành thêm tư duy sáng tạo, học hỏi được nhiều điều thú vị.

*Ngày Nhà giá Việt Nam:

+ Các hoạt động: đọc giới thiệu khai mạc buổi lễ, văn nghệ, tri ân thầy cô.

+ Ý nghĩa: giúp các em học sinh hiểu được sâu sắc hơn ý nghĩa ngày nhà giáo, từ đó cố gắng nhiều hơn trong học tập.

+ Sự tham gia của học sinh: đông đảo và ý thức cao.

+ Cảm nhận: đó là 1 buổi lễ vô cùng có ý nghĩa, giúp học sinh chúng ta nâng cao ý thức trong học tập, cũng như biết ơn thầy cô nhiều hơn, từ đó có sự nỗ lực trong học tập, nâng cao ý thức của bản thân.

- HS làm cá nhân thực hiện yêu cầu.

- HS trình bày:

* Giữ vệ sinh

+ Những việc không nên làm:

Không vứt rác bừa bãi, không viết lên bàn ghế,...

(19)

GV nhận xét, góp ý nội dung và kĩ năng trình bày của HS.

III.CỦNG CỐ-DẶN DÒ( 2’)

- Bài học giúp em củng cố kiến thức gì?

- Em có điều gì cần trao đổi không?

Nhận xét tiết học. Tuyên dương cá nhân học tập tốt.

-Nhắc HS ôn bài và chuẩn bị bài Ôn tập tiếp

+ Những việc nên làm: vứt rác đúng nơi quy định; thường xuyên lau dọn lớp học, dọn vệ sinh sân trường cũng như lớp học....

*Giữ an toàn

+ Tình huống, nguy hiểm, rủi ro:

rượt đuổi nhau, chơi trò kéo co,...

+ Cách phòng tránh: Kiểm tra sân chơi, thực hiện đúng luật chơi, kiểm tra độ bền chắc của dây.

Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có)

...

...

...

Ngày soạn: 03/11/2021

Ngày giảng: Thứ tư 10/11/2021

Toán

BÀI 32: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo)( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: Máy tính, PP

-HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Hoạt động mở đầu

*. Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.

- Y/c HS làm nháp Tính:

43 + 9 + 20 = ?

- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán

- Lớp làm nháp 43 + 9 + 20 = 72

(20)

31 + 7 + 10 = ?

- Gọi Hs tự nêu cách tính, nhận xét.

- Gv khen ngợi hs làm bài đúng.

*Kết nối:Gv kết hợp giới thiệu bài

31 + 7 + 10 = 48

-3-4 Hs nêu cách tính, nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

2. Thực hành, luyện tập

Bài 1/64: Đặt tính rồi tính HĐ cá nhân - Gọi hs nêu yêu cầu.

- Khi đặt tính phải chú ý điều gì?

- Yêu cầu Lớp làm bài vào vở.

- Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau:

12 + 48; 74 + 6

*Gv chốt lại cách đặt tính và thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

* Slide1: Chiếu đáp án

* Slide2:Bài 2/64: Tính (Theo mẫu) Cá nhân

- Hs nêu đề toán

- Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.

- Lớp làm bài vào vở.

- 3-4 Hs nêu cách tính

- Hs nhận xét bài của bạn - Hs đối chiếu bài.

- Gv HS đọc y/c

- GV hdẫn hs thực hành phân tích mẫu : + 2 cộng 8 bằng 10, viết 0, nhớ 1.

+ 7 cộng 2 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.

Vậy: 72 + 28 = 100

- Yêu cầu hs làm bài vào vở

- Y/c 2 HS chụp bài

- GV chiếu và Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính

*Gv chốt lại cách tính phép cộng có nhớ (trong trường hợp số có hai chữ số cộng với số có hai chữ số) có kết quả bằng 100

- Hs đọc Y/c+ Hs đọc bài mẫu - Hs lắng nghe

- Hs thực hiện tính theo mẫu vào vở 63 + 37 = 100

81 + 19 =100 38 + 62 = 100 45 + 55 = 100

-2 Hs nói cách thực hiện phép tính .Hs Lớp nhận xét, bổ sung

Slide3-Bài 3/64:

a, Đặt tính rồi tính: HĐ cá nhân - Yêu cầu Hs đọc y/c.

- Gv hướng dẫn Hs đặt tính và thực hiện tính.

- 1 Hs nêu yêu cầu a.

- 2Hs làm bảng lớp. Lớp làm vở.

(21)

- Chữa bài: hs nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau:

64 + 36; 79 + 21 52 + 48; 34 + 66 - Gv chữa bài, nhận xét.

b,Tính nhẩm - Đọc yêu cầu b.

- Hướng dẫn Hs VD: 60 + 40, nhẩm là 6 chục + 4 chục bằng 10 chục. Vậy 60 + 40

= 100

- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.

- Chữa bài.

- Gv chữa bài, nhận xét.

+ Em có nhận xét gì về các phép tính 30 + 70 và 70 + 30 ?

Củng cố: Kĩ năng thực hiện đặt tính và tính nhẩm cộng các số tròn chục có tổng bằng 100.

- Hs trình bày cách thực hiện của mình.

- Lớp nhận xét và chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu của b

- Hs tính nhẩm cộng các số tròn chục.

- 1 Hs lên làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở ôly.

- 3hs đọc bài làm, nhận xét.

60 + 40 = 100 40 + 60 = 100 20 + 80 = 100 80 + 20 = 100

10 + 90 = 100 90 + 10 =100 30 + 70 = 100 70 + 30 = 100 - Hai phép tính đều có kết quả 100.

Vậy: 30 + 70 = 70 + 30

3. Vận dụng :

- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán: Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan, đoàn khách thứ nhất có 22 người, đoàn khách thứ hai có 23 người. Hỏi hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người ?

-GV HD HS phân tính bài toán + Trong tranh vẽ gì?

+ Đoàn khách thứ nhất có b/nhiêu người ? + Đoàn khách thứ hai có bao nhiêu người?

+ Vậy muốn biết hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch ta làm phép tính gì?

-Y/c HS chia sẻ bài giải trước lớp.

- Gọi lớp nhận xét

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan.

+ Đoàn khách thứ nhất có 22 người.

+ Đoàn khách thứ hai có 23 người.

+ HS nêu: Lấy số người ddkt1 cộng với số người ddkt2.

- HS thảo luận nhóm.

- 2HS T/bày bài giải miệng Bài giải

Hai đoàn khách tham quan có tất cả số người đi du lịch là:

22 + 23 = 45 ( người) Đáp số: 45 người

(22)

4. Củng cố -Dặn dò( 2’)

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

Tiếng việt

BÀI 18: TỚ NHỚ CẬU (Tiết 5)

VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT HOẠT ĐỘNG EM THAM GIA CÙNG BẠN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Viết được 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.

Hình thành, phát triển 3 năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.

Hình thành, phát triển năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ và năng lực văn học): Chia sẻ nội dung tranh minh họa và những trải nghiệm của bản thân để hình thành ý tưởng viết bài. Nghe thầy cô và bạn bè chia sẻ cách viết đoạn để làm bài tập đúng hơn. Viết đúng được 3 - 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn vào vở ô ly.

- Hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm (Tự hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của gv). Chăm chỉ (Chăm học, chăm làm)

II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Máy tính, Phiếu thảo luận nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Phần mở đầu

*Khởi động( 3-4’)- HĐ tập thể

* Slide1:- Gv tổ chức cho hs chơi TC “Hái hoa”

+ Gv nêu cách chơi:

Có bông hoa . Mỗi cánh hoa là 1 màu tương ứng với 1 câu hỏi. HS chọn màu cánh hoa em tích và TL CH

 Nếu trả lời đúng sẽ nhận được quà.

 Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho học sinh nào xung phong.

*Kết nối: Gv dẫn dắt … ghi tên bài: Tớ nhớ cậu ( Hoạt động: Luyện viết)

2. Khám phá kiến thức

* Slide2:Bài 1: Nói về việc làm của các bạn trong mỗi tranh.

- Hs tham gia chơi

-Nghe và nhắc lại tên bài.

- Lắng nghe, nhắc lại đề - Hs nêu

(23)

- Bài yêu cầu gì?

- Gv treo tranh, yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Có những ai trong tranh?

+ Các bạn đang làm gì? Vì sao em biết?

+ Có những ai trong tranh?

+ Các bạn đang làm gì?

+ Tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu?

+ Các bạn đang làm gì?

- Yêu cầu HS bày kết quả trước lớp - Gv nhận xét, sửa lỗi

3. Thực hành vận dụng ( 20’)

Bài 2: Viết 4-5 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.

- Bước 1: HĐ tập thể

+ Gv cho hs xem clip về một số hoạt động mà các em được tham gia cùng nhau và thảo luận nhóm theo từng câu hỏi gợi ý:

 Em đã tham gia hoạt động gì cùng các bạn?

 Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gia?

 Em và các bạn đã làm những việc gì?

- Hs làm cá nhân, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1:

. Hai bạn học sinh; hai mẹ con; phía xa có mấy bạn nhỏ.

 Hai bạn nhỏ đang đi học. Em nghĩ thế, vì hai bạn mặc đồng phục, trên vai khoác cặp.

+ Tranh 2: có 3 bạn học sinh.

 Ba bạn đang trao đổi bài. Bạn ngồi giữa đang chi tay vào quyển sách. Hai bạn ngổi bên chăm chú lắng nghe.

+ Tranh 3: Tranh vẽ cảnh giờ ra chơi trên sân trường.

 Các bạn học sinh đang vui chơi. Có ba bạn đang chơi đá cầu. Ở phía xa, có 2 bạn đang chơi nhảy dây.

- HS nối tiếp trình bày.Lớp nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe, sửa sai

+ Xem clip

 học tập, vui chơi, đi dã ngoại

 Trên sân trường, trong lớp học, ngoài trời, câu lạc bộ, công viên, vườn trường,...

 Đá bóng, vẽ tranh, học múa , biểu diễn văn nghệ, thảo luận nhóm, chăm sóc cây trong vườn trường, trồng cây trong vườn trường, ...

(24)

 Em cảm thấy thê nào khi tham gia hoạt động đó cùng các bạn?

Bước 2: Viết 3 - 4 câu kể về hoạt động em tham gia cùng các bạn.(cá nhân)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài

- Gv nhắc nhở hs: Đoạn văn viết về một hoạt động em tham gia cùng bạn; Đoạn văn viết từ 3 - 4 câu; Đầu câu viết hoa, cuối câu sử dụng dấu câu phù hợp; Câu đầu tiên viết lùi vào một ô; Tư thế ngồi viết,...

* Slide3 chia sẻ 1 số đoạn văn

- Yêu cầu hs viết bài vào vở, Gv hỗ trợ hs khó khăn

- Yêu cầu hs chia sẻ bài viết trước lớp - Gv nhận xét, tuyên dương

* Củng cố - Dặn dò ( 3’)

- Hôm nay, em được học những gì?

- Gv hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau - Gv nhận xét giờ học.

 Vui, hứng thú, thích, thoải mái,...

- 1 hs nêu - Lắng nghe

-hs đọc to

- Hs làm bài vào vở - 2 – 3 hs đọc bài làm

- Hs nêu - Lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

Ngày soạn: 04/11/2021

Ngày giảng: Thứ năm 11/11/2021

Toán

BÀI 32: LUYỆN TẬP (Tiếp theo) (Tiết 2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu như sau:

- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhằm cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100 và giải toán có lời văn.

-Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, được phát triển NL, giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hoá toán học

-Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Máy tính, PP -HS: Sách ; VBT

III. CÁC HĐ DẠY DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

(25)

I. Phần mở đầu

* Khởi động

- GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, cách thực hiện phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- HS tự lây ví dụ và nêu cách tính - GV nhận xét

* Kêt nối

-GV dẫn dắt vào bài. Ghi bảng tên bài II. Hđ luyện tập

* Slide1: Bài 4

a) - GV hướng dẫn HS thực hành phân tích mẫu cộng (có nhớ) có kết quả bằng “0” (trường hợp số có hai chữ số cộng với số có một chữ số).

- HS thực hiện đặt tính rồi tính theo mẫu vào vở.

- GV lưu ý cho HS nhắc lại cách tác hiện tính.

b) - HS thực hành tính nhẩm.

- GV lưu ý cho HS nêu cách tính nhẩm.

- GV nhận xét, kiểm tra đáp án

* Slide2-Bài 5

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát các phép tính, tính kết quả rồi nếu các phép tính có kết quả bằng nhau.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm về đúng nhà”.

- Nhóm nào tìm đáp án đúng và nhanh nhất là nhóm chiến thắng

III. HĐ VẬN DỤNG

* Slide 3-H Đ 1: Bài 6

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- GV hỏi HS bài toán thuộc dạng liên qua tới nhiều hơn hay ít hơn

- HS suy nghĩ xác định phép tính để trả lời cho câu hỏi mà bài toán

- HS giải bài toán:

IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ

- HS nêu được những việc học được qua bài này.

- Nhận xét tiết học

-2 HS

-3 HS. Lớp làm bảng con

- HS chơi trò chơi và tìm ra đáp án

-Lằm việc cặp đôi

- Bài toán liên hệ bài toán thuộc dạng liên quan đến nhiều hơn

-1 Hs làm bảng lớp; 1 HS làm bảng phụ. Lớplàm VBT.

Bài giải

Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được số cây bắp cải là:

65 + 35 = 100 (cây) Đáp số: 100 cây bắp cải

(26)

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

Tiếng việt

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI TUỔI THƠ

BÀI 19: CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

+ Đọc đúng các từ khó; đọc rõ ràng một truyện kể ngắn và đơn giản, biết đọc lời kể chuyện trong bài Chữ A và những người bạn với ngữ điệu phù hợp.

+ Hiểu được nội dung câu chuyện của chữ A và nhận thức của chữ A về việc cần có bạn bè, bước đầu nhận biết được một số yếu tố của một truyện kể như người kể chuyện (xưng “tôi”) và những sự việc liên quan. Quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh. (Bức tranh vẽ chữ A và những người bạn trên trang sách mở và khi chỉ có một mình.).

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (nhận biết được nhân vật, hiểu được diễn biến các sự việc diễn ra trong câu chuyện).

- Biết nói lời Cảm ơn và tìm được từ chỉ cảm xúc; có tinh thẩn hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-GV: Máy tính, clip, slide tranh minh họa, ...

-HS: Sách ; VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Hoạt động mở đầu

*Khởi động:

- GV: Các em hãy đọc tên bài và quan sát tranh minh họa để đoán nội dung bài đọc.

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Em hãy đoán xem nội dung bài đọc hôm nay là gì?

-HS đọc nhẩm

- Bức tranh vẽ hình ảnh các chữ cái đang đứng trên một trang sách mở ra.

- HS trả lời.

-Hs lắng nghe

(27)

* Kết nối: GV chốt lại và dẫn dắt vào bài : Bài đọc đưa chúng ta đi tìm hiểu câu chuyện của chữ A và nhận thức của chữ A về việc cần có bạn bè. Qua đó, bước đầu nhận biết được một số yếu tố của một truyện kể như người kể chuyện (xưng “tôi”) và những sự việc liên quan.

2. Hình thành kiến thức mới:

* Đọc văn bản. 30’(Hđ cả lớp)

- GV đọc mẫu, hướng dẫn hs cách đọc: đọc to, rõ ràng. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

* Slide 1:- HDHS chia đoạn : (2 đoạn) + Đoạn 1: từ đẩu đến với tôi trước tiên + Đoạn 2: Còn lại.

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

* Slide 2- Luyện đọc từ khó+ Câu dài: nổi tiếng, vui sướng, sửng sốt, trân trọng

+ Hằng năm, / cứ đến ngày khai trường, / rất nhiều trẻ em / làm quen với tôi trước tiên. //

+ Nhưng rồi, / tôi nhận ra rằng, / nếu chỉ một mình, / tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. //

- GV gọi HS đọc theo đoạn lần 2

- GV gọi HS đọc chú giải một số từ ngữ trong VB. (Có thể kết hợp khi trả lời câu hỏi, có liên hệ đặt câu)

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn

+ GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi đọc bài, khen ngợi nhưng HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi trước lớp

- GV cùng HS nxét, đánh giá thi đua.

- Gọi HS đọc lại toàn bộ bài thơ

- Gv theo dõi, quan sát giúp đỡ hs đọc yếu, nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động tiếp nối:

- Hôm nay, chúng ta học bài gì?

- Khi đọc bài, giọng đọc của chữ A ta đọc thế nào?

- GV gọi 1 hs đọc toàn bài

- GV nhận xét chung tiết học, dặn dò chuẩn bị

- HS đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc nối tiếp: CN, ĐT

- 2-3 HS luyện đọc trước lớp.

- HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2).

- Hs đọc chú giải

- HS thực hiện cá nhân.

- HS thi đọc

- hs nêu - 3 Hs t -2Hs đọc

(28)

bài sau

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

Toán

BÀI 33: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 52 - 24 dựa vào phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20

+Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã tình huống gắn với thực tế.

-Biết trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; phát triển năng lực tư duy và lập luận, phát triển NL giải quyết vấn đề, NL mô hình hoa toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các khỏi lập phương đơn vị (hoặc que tính trong bộ đồ dùng học Toán).

III. CÁC HĐ DẠY DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

I. Hđ mở đầu (5’)

* Khởi động

- HS nêu phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học và đó bạn tìm kết quả.

* Slide1- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh;

thảo luận nhóm, nêu được phép tính 52 - 24 =

"

* Kết nối

- GV nêu vấn đề: Làm thế nào để tìm được kết quả phép tính 52 - 24 = 2

-Gv h/dẫn Hs và rút ra nội dung bài học ghi bảng - gọi HS nhắc lại.

-Tập thể

- Cá nhân

- Nghe và nhắc lại

(29)

II. Hđ khám phá (10’) Hoạt động 1.

* Slide2- GV hướng dẫn cách tìm kết quả phép tính 52 - 24 bằng cách sử dụng các khối lập phương như sau:

- Lấy 52 khối lập phương, gài thành từng thanh chục để có 5 thanh ở cột chục 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị.

- Để thực hiện việc lấy ra 24 khối lập phương từ 52 khối lập phương đã cho ta làm như sau:

lấy 1 thanh chục ở cột chục, tháo rời ra đưa qua cột đơn vị thì được 12 khối lập phương đơn vị, lấy đi 4 khối lập phương đơn vị thì còn 8 khối lập phương đơn vị; lấy ra tiếp 2 thanh chục ở cột chục; còn lại 2 thanh chục và 8 khối lập phương đơn vị.

Vậy 52 - 24 - 28

Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính, chú ý hướng dẫn kĩ thuật mượn trà. HS thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.

Hoạt động 3. HS thực hiện tính với phép tính khác vào nháp, chẳng hạn: 65 - 17 = ?

-Gọi HS chia sẻ trước lớp II. HĐ LUYỆN TẬP( 12’)

* Slide 3-Bài 1 –Cá nhân

- GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện phép đặt tính

- HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính.

- GV nhận xét

* Slide 4-b ài 2 (cá nhân-lớp)

- HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở, một số HS chụp và gửi bài+ trình bày

- HS nhận xét bài của bạn

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính.

- GV nhận xét.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/

tr.87.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi

- HS chú ý lắng nghe

- HS thực hành vào bảng con rồi tính

- HS thực hiện các phép tính

- HS đặt tính tìm kết quả - 2HS

-Cá nhân

-2-3 HS -Tập thể

-Cả lớp làm VBT -2HS

- HS thực hiện theo nhóm bốn.

C1: Trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ A đúng đầu.

(30)

3. Luyện tập, thực hành. (Luyện đọc lại) (Hđ chung cả lớp) 10-12’

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng (Luyện tập theo văn bản đọc). 8-10’

Bài 1: Cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.87.

- HDHS nói tiếp lời của chữ A để cảm ơn các bạn: Cảm ơn các bạn, nhờ có các bạn, chúng ta đã (…)

- Gọi HS thực hiện chia sẻ - Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: (cá nhân, lớp)

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.87.

- HDHS tìm các từ ngữ chỉ cảm xúc.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

III. VẬN DỤNG( 6’)

- GV yêu cầu HS đặt bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?.

+Hãy trình bày được bài giải.

-GV theo dõi h/dẫn giúp HS hoàn thành . IV. Củng cố dặn dò ( 2’)

- HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì.

-Nhận xét tiết học

-Nhắc HS ôn bài và C/bị tiết 2

C2: Chữ A mơ ước một mình nó làm ra một cuốn sách.

C3: Chữ A nhận ra rằng nếu chỉ có một mình, chữ A chẳng thể nói được vói ai điều gì.

C4: Chữ A muốn nhắn nhủ các bạn là cần chăm chỉ đọc sách.

- HS lần lượt đọc.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS thực hiện

- 1-2 HS đọc.

- HS suy nghĩ và nối tiếp nêu các từ chỉ cảm xúc.

- HS chia sẻ.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………..

……….………

(31)

Tự nhiên và xã hội

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học vớicáchình thứchùng biện, đóng vai về việc giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.

-Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

+Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.

-Biết cách nhắc nhở các bạn giữ an toàn khi tham gia hoạt động ở trường.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- Giáo viên :PP ; Máy tính ; Bộ phiếu ghi tên các sự kiện ở trường ; Bảng nhóm, bút dạ.

- Học sinh : Ôn kiến thức ; III. CÁC HĐ DẠY DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

I. HĐ MỞ ĐẦU(3’)

* Khởi động

-Lớp cùng nghe bài hát

* Kết nối

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (tiết 2)

II. HĐ THỰC HÀNH( 32’)

*Slide1-Hoạt động 3: Thi “Hùng biện”

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV hướng dẫn HS: cùng phân tích lợi ích của việc đã làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường và tập trình bày.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV t/c HS cuộc thi “Hùng biện”.

- GV phổ biến tiêu chí và tổ chức mời các nhóm lên trình bày: sự rõ ràng của lời nói, bày tỏ cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

- HS trình bày: Thực hiện vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường học không chỉ là việc riêng của đội lao công. Bằng cách giữ gìn vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường học, bạn sẽ tự hào về hình ảnh của trường và sẽ có được trải nghiệm quý giá khi quan tâm đến môi trường sống. Chúng tôi đã nhắc nhở nhau cùng giữ vệ sinh, làm sạch giày dép mỗi khi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hình thành ba năng lực chung (Năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.) và phát triển năng lực đặc thù (Năng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng