• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết: 1 Bài 1:

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I/ Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng lẽ phải.

- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

- Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải

+ Kĩ năng phân tích so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải

+ Kĩ năng ứng xử giao tiếp: Kĩ năng tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng bảo vệ lẽ phải

3. Thái độ:

- Giáo dục đạo đức: TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

4. Những năng lực cơ bản cần có ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán, đánh giá.

II/ Tài liệu và phương tiện - SGK. SGV. GDCD 8.

- Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải.

- Máy chiếu.

- Trò chơi, tiểu phẩm

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp nêu vấn đề.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải.

- Động não

- Xử lí tình huống

Ngày soạn: 3 / 9 / 2020

(2)

IV/ Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày dạy Sĩ số(Vắng)

8A 8 / 9 / 2020

8B 12 / 9 / 2020

8C 8 / 9 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ: ( 3' )

Kiểm tra sách vở học tập của học sinh 3.Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(2phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề

GV dẫn câu nói của Bác Hồ : Điều gì phải thì dù là điều phải nhỏ cũng cố làm cho bằng được . Điều gì sai thì dù là việc nhỏ cũng hết sức tránh .

Nếu trong cuộc sống hàng ngày , mọi người ai cũng biết cư xử đúng đắn, tôn trọng lẽ phảỉ , thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (11’)

- Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu hành vi, việc làm thể tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải

- Hình thức: dạy học tình huống

- Phương pháp: nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm, tự liên hệ

- Kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV gọi học sinh đọc to, rõ ràng câu chuyện : Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích.

* Giáo dục hợp tác

Tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi tìm hiểu nội dung câu chuyện.

Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề sau.

Câu 1: Những việc làm của tên tri huyện Thanh Ba và với tên nhà giàu và người nông dân?

+ ăn hối lộ của tên nhà giàu

+ ức hiếp dân nghèo, bắt giam và ghép tội + Xử án không công bằng đổi trắng thay đen.

Câu 2 : Nêu những việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích

I. Đặt vấn đề.

1. Truyện đọc:

2. Nhận xét:

(3)

- Phái người về điều tra.

- Xử án lại:

- Bắt tên nhà giàu trả lại ruộng cho dân.

- Phạt tên nhà giàu tội ức hiếp và đút tiền hối lộ.

-Tri huyện Thanh Ba mất chức.

Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên?

Câu 3 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên?

- Là người dũng cảm, trung thực.

- Dám đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận điều sai trái.

Câu 4: Trong cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó là đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?

- Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí

Câu 5: Nếu biết bạn quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?

- Bày tỏ thái độ không đồng tình. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó, khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy.

- Gv mời 1 hs lên chốt ý.

- Hs lên chốt ý

? Theo em, trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội?

GV: Từ việc phân tích, tìm hiểu ở trên chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

* Nhận xét.

- Tôn trọng lẽ phải góp phần mang lại cuộc sống ý nghĩa hơn.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (13’)

(4)

- Mục tiêu: Hs nắm được thế nào là tôn trọng lẽ phải ,biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện tôn trọng lẽ phải chủ ntn

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

? Qua ví dụ trên em hiểu thế nào là lẽ phải ?

?Thế nào là tôn trọng lẽ phải?

? Tìm những biểu hiện của hành vi tôn

trọng lẽ phải ?

- Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ?

GV kẻ bảng làm đôi và tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn”.

Mỗi đội từ 5-7 em: 3p - Tôn trọng lẽ phải.

+ Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc.

+ Phê phán việc làm sai trái.

+ Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích , đánh giá ý kiến hợp lý.

+ Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra . - Không tôn trọng lẽ phải.

+ Làm trái quy định của pháp luật + Vi phạm nội quy trường học + Thích việc gì thì làm

+ Không dám đưa ra ý kiến của mình

+ Không muốn mất lòng ai gió chiều nào che chiều ấy.

GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận

II/ Nội dung bài học.

1. Lẽ phải và tôn trọng lẽ phải

* Khái niệm:

- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn;

biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

* Một số biểu hiện của việc tôn trọng lẽ phải:

Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình sống, học tập và làm việc; không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp luật; biết đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng; có thái độ phê phán đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái;

(5)

Xung quanh chúng ta có nhiều hành vi tôn trọng lẽ phải song cũng có nhiểu hành vi không tôn trọng lẽ phải, chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải, biết bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ và bảo vệ chân lý, lẽ phải .

? Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào? Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?

 Học sinh trả lời.

GV: Cho học sinh liên hệ các hành vi tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.

? Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?

- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

GV chốt ND bài học.

? Có ý kiến cho rằng: Lẽ phải thuộc về những kẻ mạnh và giàu có. Em có đồng ý với quan niệm này không? Vì sao?

- Không đồng ý với quan niệm đó. Vì : + Đó là một quan niệm sai.

+ Lẽ phải thuộc về những người biết tôn trọng những điều đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

+ Lẽ phải không thuộc về những kẻ mạnh và giàu có.

Tình huống (Sắm vai):

Có hai học sinh trong một giờ ra chơi, đang ăn quà vặt và vứt rác bừa bãi ở sân trường.

*Yêu cầu:

Nhóm 1: Sắm vai biết tôn trọng lẽ phải.

Nhóm 2: Sắm vai thể hiện sự không tôn trọng lẽ phải.

*Câu hỏi:

Qua tình huống trên, em hãy cho biết học sinh chúng ta cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?

2. Ý nghĩa:

Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách cư xử phù hợp;

góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.

2. Cách rèn luyện

-Tôn trọng lẽ phải ở mọi lúc, mọi nơi

- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (10’)

(6)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm tôn trọng lẽ phải và thiếu tôn trọng lẽ phải, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

Hướng dẫn làm bài tập Bảng phụ

GV: cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 SGK.

Yêu cầu học sinh cả lớp cùng suy nghĩ

? Em lựa chọn cách giải quyết nào trong 4 cách đó? Vì sao?

GV yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 2 Bảng phụ

? Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào trong các ý trên?

Vì sao?

Yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn: 1,5 p

GV yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 3 Bảng phụ

Gọi hs lên bảng làm.

? Các hành vi nào thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

BT 4:

Kể một vài ví dụ thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, không tôn trọng lẽ phải ở lớp, trường mình

? Tấm gương nào thể hiện sự tôn trọng lẽ phải trong nơi em sống và học tập đáng để noi gương?

III/ Bài tập.

1. Bài tập 1. Lựa chọn cách ứng xử

Chọn đáp án C vì trước đó chúng ta cần tôn trọng bạn là lắng nghe. Nếu ý kiến đó là đúng ta cần đồng tình, ủng hộ và đồng thời phân tích cho các bạn khác cùng hiểu . Đây là hành vi biết tôn trọng lẽ phải.

2. Bài tập 2.

Chọn phương án C , vì một người bạn tốt là người chỉ cho ta thấy những khuyết điểm của mình . Trong tình huống này , nếu ta buông xuôi thì bạn càng lún sâu vào khuyết điểm . Vì vậy ta cần giúp bạn bằng cách góp ý chân thành với bạn để bạn tiến bộ.

3. Bài tập 3.

Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải: a , e , c

4. Bài tập 4:

4. Củng cố: (3’)

(7)

Gv yêu cầu HS đọc nhanh một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải

- Gió chiều nào xoay chiều ấy.

- Dĩ hoà vi quý.

- Nói phải củ cải cũng nghe.

- Vàng thật không sợ lửa.

- Nói phải củ cải cũng nghe.

- Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận.

Danh ngôn: Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận.

HS có thể giải thích câu: Gió chiều nào xoay chiều ấy.

GV tổng kết Nội dung cơ bản của bài học.

5. Hướng dẫn học bài và c huẩn bị bài mới: (2’)

* Hướng dẫn học bài:

- Học các phần nội dung bài học.

- Hoàn thành tất cả các bài tập

- Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải

* Chuẩn bị bài mới:

- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Liêm khiết:

+ Đọc kĩ phần Đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.

+ Sắm vài tiểu phẩm về Liêm khiết và không liêm khiết (Mỗi dãy bàn 1 tiểu phẩm)

+ Tìm hiểu các tấm gương sáng về đức tình liêm khiết V. Rút kinh nghiệm :

... ...

...

...

Tổ trưởng duyệt

Ngày 7 tháng 9 năm 2020

Vũ Thị Nhung.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xung quanh chúng ta có nhiều hành vi tôn trọng lẽ phải song cũng có nhiểu hành vi không tôn trọng lẽ phải, chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải, biết

+ Kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét đánh giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác3. + Kĩ năng phân tích so sánh những biểu hiện

Qua câu chuyện trên ,các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?. Thảo luận nhóm đôi Thảo luận

Câu 14: Ý kiến nào sau đây đúng về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khácC. Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng

Chúng ta cần tôn trọng, không được tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác.. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ

Bieát ôn laø söï baøy toû thaùi ñoä traân troïng vaø nhöõng vieäc laøm ñeàn ôn, ñaùp nghóa ñoái vôùi nhöõng ngöôøi ñaõ giuùp ñôõ mình,.. vôùi nhöõng ngöôøi coù coâng

Tiết học này thảo luận về tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác, bằng cách phân tích hành vi của bốn học sinh có cách ứng xử khác

- Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác và biết phê phán đối với những hành vi không tôn trọng tài sản Nhà nước và những hành vi xâm phạm tài