• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài Tiết 99

TÊN BÀI DẠY : KHỞI NGỮ

Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức

- Đặc điểm của khởi ngữ

- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

- Công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (trả lời câu hỏi: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này).

2. Năng lực:

- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (rèn kĩ năng đọc, viết nói nghe câu văn, đoạn văn có sử dụng khởi ngữ; cảm nhận cái đẹp của khởi ngữ

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm: Góp phần bồi dưỡng tinh thần học tập bộ môn 4. Các nội dung tích hợp

*Tích hợp GD đạo đức:

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.

- Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. Biết giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Xác định các thành phần của 2 câu c. Sản phẩm: HS xác định đúng

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Cách tiến hành: GV chiếu ngữ liệu.

Cho 2 câu sau: “Tôi đọc quyển sách này rồi”.

“Tôi yêu mến các bạn”.

? Hãy xác định các thành phần câu?

? Các cụm từ: “quyển sách này”; “ các bạn” là bộ phận gì của câu?

(2)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs thảo luận cặp đôi chia sẻ, 3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- Bổ ngữ bổ sung làm rõ nghĩa cho động từ “đọc” và tính từ “yêu mến”.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV: Để phân biệt giữa bổ ngữ với khởi ngữ chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: giúp học sinh hiểu đặc điểm của khởi ngữ. Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó

b. Nội dung: đặc điểm, công dụng KN

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi và lấy được ví dụ d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: chiếu ngữ liệu SGK -> HS đọc và quan sát PHIẾU HỌC TẬP

1) Xác định chủ ngữ trong những câu có chứa từ in đậm.

...

2) Những từ in đậm có vị trí như thế nào đối với CN?

...

3) Nêu nội dung của các câu trên?

a, ...

b, ...

c, ...

4) Cho biết mối quan hệ giữa từ in đậm với nội dung của câu chứa nó?

...

5) Từ đó, em hãy rút ra đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.

Đặc điểm Công dụng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận cặp đôi chia sẻ, 3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

1) Xác định chủ ngữ trong những câu có chứa từ in đậm:

I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ

1. Phân tích ngữ liệu

(3)

a, Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động CN

b, Giàu, tôi cũng giàu rồi.

CN

c, …,chúng ta có thể..

CN

2) Các từ in đậm đều đứng trước chủ ngữ 3) Nội dung của các câu trên:

a, Nói đến tâm trạng xúc động của nhân vật anh trước thái độ của con bé (Đối tượng)

b, Khẳng định sự giàu có của nhân vật tôi (tính chất) c, Khẳng định sự giàu có của tiếng Việt trong lĩnh vực văn nghệ.

4) Mối quan hệ giữa từ in đậm với nội dung của câu chứa nó:

- Các từ in đậm nêu lên đề tài của câu chứa nó.

5)

Đặc điểm Công dụng

+ Những từ đứng trước CN

+ Thường đi kèm với quan hệ từ: còn, về, đối với…

- Công dụng: Nêu lên đề tài trong câu chứa nó

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Những từ đứng trước CN, nêu lên đề tài trong câu chứa nó và thường đi kèm với quan hệ từ: còn, về, đối với…người ta gọi đó là khởi ngữ.

- GV: Gọi HS đọc ghi nhớ -> HS đọc ghi nhớ.

GV bổ sung: Khởi ngữ hay còn gọi là đề ngữ, thành phần khởi ý. để xác định khởi ngữ trong câu người ta thường trả lời câu hỏi: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu?

GV: chiếu ngữ liệu

a, Nghèo, tôi cũng nghèo rồi

b, Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được

? Xác định KN trong các câu trên?

? Em nhận xét gì về các mqh giữa KN với câu chứa nó?

- Các từ in đậm đều đứng trước chủ ngữ.

- Các từ in đậm nêu lên đề tài của câu chứa nó.

- Trước những từ in đậm có những từ chỉ quan hệ: về, còn…

=> Khởi ngữ

2. Ghi nhớ (SGK –Tr8)

(4)

G: Thông qua ND , ý nghĩa ta mới xác định được mqh

? Qua ví dụ này em rút ra được mqh gì?

Lưu ý:KN có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phần câu còn lại

3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập b. Nội dung: các bài tập sgk

c. Sản phẩm: hs làm và trình bày được bài tập d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài tập 1+ 2 hs làm việc cá nhân Bài tập 3+ 4: Nhóm 1

Bài tập 5+6: nhóm 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs nhận nhiệm vụ thực hiện suy nghĩ, thảo luận theo nhóm làm bài tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Bài tập 1+ 2 hs làm việc cá nhân

Bài 1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích.

a. Điều này

b. Đối với chúng mình c. Một mình

d. Làm khí tượng e. Đối với cháu

Bài 2. Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ

"

thì").

a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

Bài tập 3+ 4: Nhóm 1

Bài 3. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích:

a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

b. Kiến thức phổ thông không chỉ những công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.

bài 4. Thêm khởi ngữ cho câu sau:

..., tôi đã viết xong rồi.

Bài tập 5+6: nhóm 2

Bài 5. Chuyển các câu sau sang câu có chủ ngữ:

a. Bạn ấy rất mê bóng đá.

-> Về bóng đá thì bạn ấy rất mê.

II. Luyện tập

1. Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích

a. Điều này

b. Đối với chúng mình c. Một mình

d. Làm khí tượng e. Đối với cháu 2. Bài tập 2:

a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

3. Bài tập 3:

a. Đọc sách

b. Kiến thức phổ thông

4. Bài tập 4:

Bài báo ấy...

5. Bài tập 5: Câu có khởi ngữ

a. Về bóng đá thì bạn ấy rất

(5)

b. Tôi không có gì để nói về việc đó.

-> Về việc đó, tôi không có gì để nói.

Bài 6. Chuyển các câu sau sao cho không có khởi ngữ

a. Làm khí tượng ở được độ cao mới là lí tưởng chứ.

-> Ở độ cao làm khí tượng mới là lí tưởng.

b. Đối với cháu thật là đột ngột.

-> Thật là đột ngột đối với cháu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

mê.

b. Về việc đó, tôi không có gì để nói.

6. Bài tập 6: Câu không có khởi ngữ:

a. Ở độ cao làm khí tượng mới là lí tưởng.

b. Thật là đột ngột đối với cháu

4. HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức vào thực tế viết văn (đoạn văn) b. Nội dung: viết đoạn văn

c. Sản phẩm: viết được đoạn văn có sử dụng KN d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Bài tập :1) Viết đoạn văn chủ đề tự chọn, trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ( gạch chân dưới thành phần khởi ngữ).

2) Chọn một văn bản và thử tìm, xác định các thành phần khởi ngữ trong bài.

Hướng dẫn viết đoạn văn:

- Hình thức: Đoạn văn 8-10 câu, đảm bảo đúng thể thức một đoạn văn, không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, logic

- Nội dung: thể hiện rõ chủ đề và có sự thống nhất về chủ đề trong các câu văn.

Có sử dụng thành phần khởi ngữ, gạch chân chỉ rõ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS nhận nhiệm vụ, viết cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

1 Hs viết đoạn văn lên bảng -> hs nhận xét sửa bài Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chấm bài của hs: dùng máy chiếu hắt chấm chữa cho 1-2 hs.

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên

(6)

Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài

Tiết 100,101 TÊN BÀI DẠY :

PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP Môn học/Hoạt động giáo dục: NGỮ VĂN; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và biết phân tích các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận.

- Hiểu đặc điểm của phép phân tích, tổng hợp. Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Tác dụng của hai phép LLPT và TH khi tạo lập văn bản nghị luận.

2. Năng lực:

- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết vận dụng 2 phép lập luận này để rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; cảm nhận nghệ thuật của lập luận )

3. Phẩm chất:

Học sinh có ý thúc chăm chỉ học tập, xác định đúng mục đích học tập, trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

4. Các nội dung tích hợp

* Tích hợp GD đạo đức : Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả.

Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao => giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

* Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, nam châm

* Học liệu: Sách giáo khoa; sách giáo viên; Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 9, các tài liệu khác.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Gv đặt câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trả lời theo suy nghĩ d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Khi viết văn nghị luận ngoài lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận, ta cần có thêm kĩ năng nào khác?

(7)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs thảo luận cặp đôi chia sẻ, 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- Kĩ năng phân tích và kĩ năng tổng hợp trong lập luận.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Trong khi nói và viết, kĩ năng PT và tổng hợp vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Vậy thế nào là phép PT? Thế nào là phép tổng hợp? Chúng ta cùng tìm hiểu bài: Phép PT và tổng hợp

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: - Hiểu và biết phân tích các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận. Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.

b. Nội dung: phép phân tích và phép tổng hợp c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Hs đọc văn bản: Trang phục

- GV chuyển giao các nhiệm vụ sau:

Công việc 1: thảo luận nhóm bàn PHIẾU HỌC TẬP 1) VĐNL trong VB là gì?

...

2) Hãy XĐ bố cục của VB?

...

...

3) Nhận xét phần MB ?

...

4) Phần TB gồm mấy luận điểm?

Công việc 2: Thảo luận nhóm bàn 2 phút

Nhóm 1+2: Tác giả lập luận như thế nào ở luận điểm:“Ăn cho mình, mặc cho người”.

Nhóm 3+4: Tác giả lập luận như thế nào ở luận điểm:

“Y phục xứng kì đức”.

Công việc 3: làm việc cá nhân

? Khi đưa ra những luận cứ, tác giả đã trình bày theo cách nào? (Chung, khái quát hay tách riêng từng bộ phận ).

? Các bpháp nào được sử dụng trong cách lập luận của tg?

Công việc 4: thảo luận nhóm bàn 2 phút

I. Tìm hiểu phép lập luận PT và tổng hợp:

1.Phân tích ngữ liệu:sgk

*Văn bản: Trang phục

(8)

? Để chốt lại VĐ, TG dùng phép lập luận nào? Hãy chỉ ra câu đó?

? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong VB?

? Phép lập luận tổng hợp có vai trò ntn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nhận nhiệm vụ, thảo luận - GV quan sát hỗ trợ hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Công việc 1:

1) VĐNL : Văn hoá trong trang phục.

2) Bố cục của VB:

- P1: Từ đầu -> “trước mặt mọi người”

- P2: tiếp -> “Chí lí thay!”

- P3: phần còn lại.

3) Nhận xét phần MB : Tg đưa ra một loạt d/chứng về cách ăn mặc để rút ra NX: ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ giữa quần áo , giày, tất…

4) Phần TB gồm 2 luận điểm:

+ “Ăn cho mình, mặc cho người”

+ “Y phục xứng kỳ đức”

Công việc 2: Thảo luận nhóm bàn 2 phút

Nhóm 1+2: Luận điểm 1:“Ăn cho mình, mặc cho người”. Chủ yếu dùng dẫn chứng

+ “Cô gái 1 mình trong hang sâu chắc không váy xoè, váy ngắn, không mắt môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay.”

+ “Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt = sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp.”

+ “Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn.”

+ “Đi dự đám tang không được mặc quần áo loè loẹt, nói cười oang oang.”

Nhóm 3+4: Luận điểm 2: “Y phục xứng kì đức”.

Dùng lý lẽ

+ “Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ là trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi.”

+ “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.”

Công việc 3: làm việc cá nhân

-VĐNL: Văn hoá trong trang phục.

a. MB : Tg đưa ra một loạt d.chứng về cách ăn mặc ->

rút ra NX: ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ .

b.TB : 2 luận điểm:

+ “Ăn cho mình, mặc cho người” -> Chủ yếu dùng dẫn chứng

+ “Y phục xứng kỳ đức”

- Dùng lý lẽ +d/c

-> Cách lập luận:

(9)

? Khi đưa ra những luận cứ, tác giả đã trình bày theo cách : Vđề được tách ra trình bày, p/tích từng bộ phận, phương diện

? Các bpháp được sử dụng trong cách lập luận của tg: Nêu g/định, g/thiết, so sánh, đối chiếu giải thích, c/

minh, suy luận

Công việc 4: thảo luận nhóm bàn 2 phút

- Để chốt lại VĐ, TG dùng: Phép lập luận tổng hợp,

= 1 kết luận ở cuối VB: “Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp ĐĐ, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.”

- Phép lập luận này thường đứng ở vị trí cuối cùng trong VB.

- Phép lập luận tổng hợp có vai trò: Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta hiểu YN văn hóa và ĐĐ của cách ăn mặc: nghĩa là không thể ăn mặc 1 cách tuỳ tiện, cẩu thả như 1 số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và

“quyền bất khả xâm phạm của mình”.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: ở đây chúng ta còn thấy 1 lời khuyên rất hay.

Không kể HT mà còn đi với ND, tức là CN cần phải có trình độ, có hiểu biết -“Nếu 1 cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện.”. Như chúng ta biết, ăn mặc cũng thể hiện tư chất thông minh, bản chất CN (Qua trang phục ta có thể đánh giá được phần nào CN).

GV: Theo F. ăng ghen thì: “Không có PT thì không có tổng hợp”.

HS Đọc ghi nhớ

+ Vđề được tách ra trình bày, p/tích từng bộ phận, phương diện

+ Nêu g/định, g/thiết, so sánh, đối chiếu giải thích, c/minh, suy luận

=>Phép phân tích c. KL: Chốt lại v.đề:

- Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức là trang phục đẹp.

=>Phép tổng hợp

2. Ghi nhớ/SGK:

3. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập b. Nội dung: các bài tập sgk

c. Sản phẩm: hs làm và trình bày được bài tập d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.

Nhóm 1: bài 1 Nhóm 2: bài 2

II. Luyện tập:

1. Bài 1:sgk/10

(10)

Nhóm 3: bài 3 Nhóm 4: bài 4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs thực hiện thảo luận nhóm bàn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Nhóm 1: bài 1

* Thứ tự p. tích: K.quát -> cụ thể, từ chung -> riêng, từ hệ quả ->nguyên nhân.

* Cách p.tích: Dùng lý lẽ, đưa ra lời khẳng định, những giả thiết: có tính thực tế, xác đáng để làm rõ vấn đề.

+ Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân.

+ Các thành quả sở dĩ không bị vùi lấp đều do sách vở

=> Lý lẽ

+ Sách là kho tàng...

+ Nếu chúng ta...

+ Nếu xoá bỏ...

=> Nêu giả thiết

-> Làm rõ cho luận điểm đã nêu ở C1 (câu chốt của đoạn văn)

Nhóm 2: bài 2

-Những lý do để chọn sách khi đọc:

- Sách nhiều , chất lượng khác nhau-> người đọc dễ dẫn đến cách đọc sai lệch:

+ Đọc không chuyên sâu -> liếc qua nhiều -> đọng lại ít.

+ Đọc lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực.

- Sách có nhiều loại: chuyên môn, thường thức -> có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau -> đọc cả hai loại : biết rộng mới nắm chắc

-> Để khẳng định lý do để chọn sách khi đọc , tg đưa ra nhiều d/chứng; những so sánh đối chiếu, những h/ảnh ẩn dụ tượng trưng thú vị ->Tạo sự thuyết phục, gần gũi, sinh động, thú vị.

Nhóm 3: bài 3

P.tích tầm quan trọng của cách đọc sách:

- Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức:

đem kinh nghiệm tư tưởng của nhân loại mấy nghìn năm mà ôn lại.

* Thứ tự p. tích: K.quát ->

cụ thể, từ chung -> riêng, từ hệ quả -> nguyên nhân.

* Cách p.tích: Dùng lý lẽ, đưa ra lời khẳng định, những giả thiết: có tính thực tế, xác đáng để làm rõ vấn đề.

=> Lý lẽ

=> Nêu giả thiết

=> Làm rõ cho luận điểm đã nêu ở C1 (câu chốt của đoạn văn)

Bài 2:sgk/10

-Những lý do để chọn sách khi đọc:

- Sách nhiều , chất lượng khác nhau-> người đọc dễ dẫn đến cách đọc sai lệch:

+ Đọc không chuyên sâu -> liếc qua nhiều -> đọng lại ít.

+ Đọc lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực.

- Sách có nhiều loại: chuyên môn, thường thức -> có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau -> đọc cả hai loại : biết rộng mới nắm chắc

-> Để khẳng định lý do để chọn sách khi đọc , tg đưa ra nhiều d/chứng; những so sánh đối chiếu, những

(11)

- Đọc sách là quá trình chuẩn bị cho sự kế thừa cái cũ, phát hiện thêm những tri thức mới.

- Đọc sách không chọn lọc ->lợi ít, hại nhiều.

- Đọc ít mà kỹ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa không lợi ích gì.

=>Tgiả đã p.tích tầm quan trọng của cách đọc sách bằng biện pháp lập luận chặt chẽ, dùng d/chứng và lý lẽ xác đáng, đưa ra những h/ảnh, thú vị, xác thực ; dùng bpháp ss, đối chiếu, giả thiết, chứng minh, suy luận từ những kinh nghiệm nhiều năm trong thực tế:

+ Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ

+ Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ + Giống như con chuột

Nhóm 4: bài 4

Vai trò của phân tích trong lập luận:

Phương pháp p.tích rất cần thiết trong lập luận. Vì có p. tích để thấy được đúng sai; lợi hại; tốt xấu thì mới rút ra được ý nghĩa, mới hiểu được SV- HT muốn tìm hiểu -> KL mới có sức thuyết phục

Bước 4: Kết luận, nhận định Gv nhận xét và chốt

h/ảnh ẩn dụ tượng trưng thú vị ->Tạo sự thuyết phục, gần gũi, sinh động, thú vị.

Bài 3:sgk/10

-Tầm quan trọng của cách đọc sách:

=>Tgiả đã p.tích tầm quan trọng của cách đọc sách bằng biện pháp lập luận chặt chẽ, dùng d/chứng và lý lẽ xác đáng, đưa ra những h/ảnh, thú vị, xác thực ; dùng bpháp ss, đối chiếu, giả thiết, chứng minh, suy luận từ những kinh nghiệm nhiều năm trong thực tế Bài 4:sgk/10

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài tập 1:

* Nhóm 1+2: câu a

? TG đã SD phép lập luận nào trong đoạn văn a?

? Hãy tìm luận điểm của đoạn văn?

? Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn?

* Nhóm 3+4: câu b

? TG đã SD phép lập luận nào trong đoạn b?

? Hãy tìm luận điểm của đoạn văn?

? Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn?

Bài tập 2: Nhóm 1+2 Bài tập 3: Nhóm 3+4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs thảo luận theo nhóm bàn làm bài tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Bài tập 1:

Nhóm 1+2: câu a

- TG đã SD phép lập luận :TG đã SD phép lập luận PT.

Bài 1/12

- TG đã SD phép lập luận nào và vận dụng ntn?

+ Đoạn a:

- Câu chủ đề: đầu đoạn văn - TG đã SD phép lập luận PT.

- Luận điểm: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.”

- Trình tự PT: Tgiả chỉ ra từng cái hay của bài thơ để hợp thành cái hay cả hồn lẫn xác:

+ Cái thú vị của bài “Thu

(12)

- Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.

- Trình tự PT:

+ Cái thú vị của bài “Thu điếu” ở cái điệu xanh.

+ Ở những cử động.

+ Ở các vần thơ.

+ Cả bài thơ không non ép 1 chữ nào.

G Từ cái “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”, TG chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài.

Nhóm 3+4: câu b

- TG đã SD phép lập luận PT.

- Luận điểm: “Mấu chốt của thành đạt là ở đâu?”

- Trình tự PT:

+ Đv1: Nêu những quan niệm khác nhau về mấu chốt của sự thành đạt: Do nguyên nhân khách quan: gặp thời, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời cho.

+ Đv2: lần lượt p.tích từng quan niệm đã nêu ra ở đv1 (cái đúng, sai).

-> KL lại vấn đề đặt ra: mấu chốt của sự thành đạt là ở bản thân chủ quan của mỗi người ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất ĐĐ tốt đẹp.

Phép p.tích tổng hợp.

Bài tập 2: Nhóm 1+2

- PT bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

a, B/c của lối học đối phó:

- Học mà không lấy việc học là mục đích, xem việc học chỉ là phụ.

- Học không có sự chủ động mà luôn bị động, học cốt đối phó với y/c của thầy cô, đối phó với việc k tra, thi cử.

- Học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bàI học; không nắm được b/c của kiến thức; chỉ học gạo, học lệch, học thuộc lòng một cách máy móc.

- qua loa, đại khái đầu óc không tập trung…

b, Tác hại của học đối phó:

- Do bị động -> không có hứng thú -> chán học -> hiệu quả thấp.

- Học đối phó mất thời gian một cách vô bổ; dù có bằng cấp nhưng không có kiến thức -> không thể vận dụng làm việc -> hiệu quả thấp.

điếu” ở cái điệu xanh.

+ Ở những cử động.

+ Ở các vần thơ.

+ Cả bài thơ không non ép 1 chữ nào.

+ Đoạn b:

*ND đv: Mấu chốt của sự thành đạt.

- Luận điểm: Mấu chốt của thành đạt là ở đâu?

- Câu chủ đề: đầu đoạn văn 1.

- Phép lập luận: p/tích

- Đv1: Nêu những quan niệm khác nhau về mấu chốt của sự thành đạt.

- Đv2: lần lượt p.tích từng quan niệm đã nêu ra ở đv1 (cái đúng, sai)

+) KL lại vấn đề đặt ra: mấu chốt của sự thành đạt.

Phép p.tích tổng hợp.

Bài 2/12

- PT bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

a, B/c của lối học đối phó:

- Học mà không lấy việc học là mục đích, xem việc học chỉ là phụ.

- Học không có sự chủ động mà luôn bị động, học cốt đối phó với y/c của thầy cô,

(13)

- Làm cho con người mệt mỏi, làm thui chột tài năng, khả năng tự giác, tư duy mất dần -> tạo cho con người nhân cách xấu.

- Người học đối phó không bao giờ tạo được sự tôn trọng, nể phục, yêu mến của bạn bè và mọi người xung quanh.

Bài tập 3: Nhóm 3+4

P.tích lý do khiến mọi người phải đọc sách:

- Sách có tầm q.trọng và ý nghĩa to lớn đối với c/n:

+ Đọc sách là c.đường q.tr của h.vấn.

+ Sách vở đã đúc kết tri thức của n.loại đã tích luỹ, tìm tòi từ xưa ->nay.

+ Sách là k.tàng quí báu cất giữ di sản t.thần của n.loại.

+ Đ.sách là ôn lại k/n, tư tưởng; h.thụ những KT, lời dạy của cha ông trong QK.

+ Đ/sách mới có t.thức, mới tiến bộ, mới phát triển TD về mọi mặt cho mỗi c.ng (tri thức, SK, tâm hồn, dd….) + Tạo sự hiểu biết sâu rộng, thông thái mọi l.vực, nắm chắc bất cứ học vấn nào-> vd những điều sách đã dạy vào t.tế.

+ Biết đúng –sai, yêu – ghét; đẹp – xấu -> GD c.ng h.thành n.cách…

=>Sách không thể thiếu trong c.s c.ng. Đó là món ăn t.thần; là người bạn tốt g.đỡ c.ng trong mọi l.vực của c/s -> mọi ng cần phải đ. sách.

Bước 4: Kết luận, nhận định

*Tích hợp giáo dục đạo đức: Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả.

GV chữa bài, kết luận.

đối phó với việc k tra, thi cử.

- Học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bàI học; không nắm được b/c của kiến thức; chỉ học gạo, học lệch, học thuộc lòng một cách máy móc.

- qua loa, đại khái đầu óc không tập trung…

b, Tác hại của học đối phó:

- Do bị động -> không có hứng thú -> chán học ->

hiệu quả thấp.

- Học đối phó mất thời gian một cách vô bổ; dù có bằng cấp nhưng không có kiến thức -> không thể vận dụng làm việc -> hiệu quả thấp.

- Làm cho con người mệt mỏi, làm thui chột tài năng, khả năng tự giác, tư duy mất dần -> tạo cho con người nhân cách xấu.

- Người học đối phó không bao giờ tạo được sự tôn trọng, nể phục, yêu mến của bạn bè và mọi người xung quanh.

Bài 3/ 12

4. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức vào thực tế viết văn (đoạn văn) b. Nội dung: viết đoạn văn

c.Sản phẩm: viết được đoạn văn có sử dụng KN d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(14)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Bài tập : Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã p.tích trong bài“Bàn về đọc sách”

- Chu Quang Tiềm.

* Hướng dẫn viết đoạn văn :

- Hình thức : Đoạn văn 8-10 câu, không mắc các lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt, logic, đảm bảo mạch lạc và có tính liên kết.

- Nội dung : + viết đúng chủ đề

+ đoạn văn có sử dụng phép phân tích và phép tổng hợp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs nhận nhiệm vụ và thực hiện viết bài, 1 bạn lên bảng viết Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

Hs trình bày trên bảng, bạn nhận xét và sửa lỗi, gv dùng máy chiếu hắt sửa bài cho 1 vài em

Bước 4: Kết luận, nhận định GV Chiếu đoạn văn mẫu , HS đọc:

Ngạn ngữ phương đông có câu: “Hãy để lại cho con cái một ngôi nhà, một cái nghề và một quyển sách!”. Một ngôi nhà vừa là tài sản vật chất, vừa là nơi để ở theo tinh thần “ an cư lập nghiệp”. Một cái nghề vừa là phương tiện kiếm sống, vừa là phần đóng góp nhỏ bé của 1 công dân cho XH. Còn một quyển sách là tài sản tinh thần vô giá. Trong quyển sách ấy có tri thức, có kinh nghiệm sống, có hoài bão, có ước mơ…của tiền nhân truyền đạt và gửi gắm cho muôn đời con cháu.

Trong rất nhiều lời răn dạy của tiền nhân, chắc chắn có rất nhiều lời răn bổ ích, thấm thía về học hành. Như vậy việc học tập có vai trò q.định trong việc lập thân của mỗi con người. Vì vậy muốn thành tài phải khổ công tập luyện; phải học có đầu, có đuôi, học đến nơi đến chốn, tuyệt đối không được học qua loa, đối phó theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” cốt chỉ kiếm lấy bằng mà thực chất chỉ là hành vi lừa người, dối mình. Trong quá trình học tập, tất nhiên phải đọc sách, cho nên phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc để tiếp thu hiệu quả những tri thức và kinh nghiệm của tiền nhân; đó chính là hành trang quan trọng để làm cuộc

“trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn” của mỗi người.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Triển khai dạy học tích hợp các nội dung giáo dục 36 ở tiểu học linh hoạt theo các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng học sinh, địa phương

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đó là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, trong khóa luận “ Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc thực hiện hợp đồng

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

- Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học

Tiếp tục tăng cường công tác triển khai về việc thực hiện Luật an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên theo kế hoạch số 113/KH-BGDĐT ngày 9 tháng 3 năm 2015

Quân sinh ra trong gia đình có nhiều khó khăn. Ba em mất sớm, mẹ thì ốm không thể lao động được. Quân bị suy dinh dưỡng, nên dù đã học lớp 8 mà nhìn em vẫn nhỏ như học sinh