• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân | Giải bài tập Giáo dục công dân 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân | Giải bài tập Giáo dục công dân 10"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

Phần 1: Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 113-114 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung thế nào là tự nhận thức về bản thân: Em hãy suy nghĩ về đặc tính của bản thân, ví dụ?

- Người mà em yêu quý nhất?

- Điều quan trọng nhất mà em mong ước sẽ đạt được trong cuộc đời?

- Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm?

- Em hãy kể một vài sở thích của em?

- Môn học mà em ưa thích nhất?

- Một năng khiếu, sở trường của em?

- Những điểm em thấy tự hào, hài lòng về mình?

- Những điểm em thấy mình còn hạn chế, cần phải cố gắng hơn?

Trả lời:

* Em suy nghĩ về đặc tính của bản thân: (gợi ý, tùy theo từng học sinh…) - Người mà em yêu quý nhất là mẹ em.

- Điều quan trọng nhất mà em mong ước sẽ đạt được trong cuộc đời này là được hạnh phúc.

(2)

- Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm là không bao giờ làm điều xấu.

- Vài sở thích của em như: cùng bố mẹ đi du lịch - Môn học mà em ưa thích nhất là môn Văn

- Một năng khiếu, sở trường của em là bóng truyền

- Những điểm em thấy tự hào, hài lòng về mình là lễ phép, có hiếu với bố mẹ.

- Những điểm em thấy mình còn hạn chế, cần phải cố gắng hơn như: chưa tự tin nói trước đám đông,..

-….

Câu hỏi (trang 114 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung thế nào là tự nhận thức về bản thân: Em hãy so sánh những đặc tính của mình có hoàn toàn giống với các bạn không? Giống điểm nào? Khác điểm nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em thấy đặc tính của mình có điểm giống có điểm khác các bạn.

- Điểm giống các bạn như:

+ Có lòng yêu nước, yêu gia đình,…

+ Đều muốn trở thành con ngoan trò giỏi, biết xác định được mục tiêu học tập rõ ràng.

+ Thích tụ tập bạn bè đi chơi

(3)

+ Đã biết suy nghĩ cho người khác.

+ Biết thể hiện quan điểm của mình trước người khác…

+…

Câu hỏi (trang 114 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung thế nào là tự nhận thức về bản thân: Thế nào là tự nhận thức về bản thân?

Trả lời:

- Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, điểm mạnh, yếu …của bản thân.

Câu hỏi (trang 114 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung thế nào là tự nhận thức về bản thân: Tự nhận thức đúng về bản thân có phải là điều dễ dàng không?

Trả lời:

(4)

Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải qua rèn luyện….

Câu hỏi (trang 115 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung thế nào là tự hoàn thiện bản thân như thế nào: Em hãy liệt kê những yêu cầu đạo đức của xã hội đối với người công dân trong giai đoạn hiện nay, ví dụ: yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung, khiêm tốn, trung thực,….…Từ đó em hãy đối chiếu những yêu cầu trên với bản thân mình và tự đánh giá xem mình đã thực hiện tốt những yêu cầu nào, những yêu cầu nào mình cần cố gắng hơn. Hãy suy nghĩ xem để tự hoàn thiện bản thân theo yêu cầu đạo đức của xã hội, em cần phải làm gì?

Trả lời:

- Những yêu cầu đạo đức của xã hội đối với người công dân trong giai đoạn hiện nay như:

+ Yêu nước.

+ Nhân nghĩa.

+ Khoan dung.

+ Khiêm tốn.

+ Trung thực.

+….…

(5)

- Đối chiếu những yêu cầu trên với bản thân em và tự đánh giá về bản thân em đã thực hiện tốt những yêu cầu như: yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung, khiêm tốn.., những yêu cầu mình cần cố gắng hơn như trung thực, hợp tác…

Phần 2: Bài tập cuối bài

Bài 1 (trang 114 sgk Giáo dục công dân 10): Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?

Trả lời:

- Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn.

- Ai cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân vì:

+ Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, chẳng có ai hoàn thiện, hoàn mĩ.

+ Mặt khác xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới cao hơn đối với mỗi thành viên, vì vậy cần hoàn thiện mình để phát triển, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

+ Người không tự hoàn thiện bản thân sẽ dần lạc hậu và tự đào thải mình.

(6)

+ Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng ngày càng phát triển hơn.

+….

Bài 2 (trang 114 sgk Giáo dục công dân 10): Em có suy nghĩ gì sau khi đọc mẩu chuyện dưới đây:

Thủa đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một lần có bà cụ hàng xóm gặp một việc oan uổng nhờ Cao Bá Quát viết giúp cho lá đơn kêu quan. Cao Bá Quát vui vẻ nhận lời.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên chí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ.

Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.

Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi tiếng khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Trả lời:

(7)

- Sau khi đọc câu chuyện trên em thấy:

+ Cụ Cao Bá Quát là người biết nhận ra điểm yếu của mình nên đã tìm cách khắc phục.

+ Cao Bá Quát là một tấm gương sáng đã nỗ lực luyện chữ, kiên trì vươn lên để tự hoàn thiện bản thân mình.

+ Sự cố gắng của ông đã mang đến thành công cho bản thân ông và mang đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm quý giá.

+….

=> Từ tấm gương cụ Cao Bá Quát chúng ta cần phải biết nhìn nhận điểm yếu, điểm mạnh của mình để phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế của bản thân, tự giác học hỏi và rèn luyện để vươn lên hoàn thiện bản thân mình.

Bài 3 (trang 115 sgk Giáo dục công dân 10): Em tán thành hay không tán thành các ý kiến sau? Tại sao?

a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

(8)

Trả lời:

a. Em không đồng ý với quan điểm: Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân, vì:

+ Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, chẳng có ai hoàn thiện, hoàn mĩ.

+ Mặt khác xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới cao hơn đối với mỗi thành viên, vì vậy cần hoàn thiện mình để phát triển, đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

+ Người không tự hoàn thiện bản thân sẽ dần lạc hậu và tự đào thải mình.

+ Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại

+ Bất cứ ai cũng đều cần tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, nếu không sẽ dần lạc hậu và tự đào thải mình.

+….

b. Em đồng ý với quan điểm: Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng vì:

+ Đầu tiên để hoàn thiện bản thân, họ phải tìm thấy được điểm yếu của mình, có người sẽ quá tự tin nhưng có trường hợp lại quá tự ti nên không đánh giá đúng

(9)

bản thân mình…, nên đó cũng là một khó khăn ban đầu trong việc hoàn thiện bản thân.

+ Tự hoàn thiện bản thân đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập tu dưỡng, khắc phục những điểm yếu của bản thân.

+….

=> Vì vậy, nó không dễ dàng, nhưng khi làm được sẽ đạt được những thành quả to lớn.

c. Em đồng ý với quan điểm: Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình vì:

+ Tự hoàn thiện bản thân là sự khắc phục, sửa chữa những điểm yếu của bản thân.

+ Học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân tiến bộ, hoàn thiện chứ không mất đi bản sắc của mình.

+…

d. Em không đồng ý với quan điểm: Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh vì:

+ Để tự hoàn thiện bản thân, sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh là rất tốt.

+ Nhưng để tự hoàn thiện bản thân, quan trọng nhất phải là sự nỗ lực của bản thân mình.

+….

Bài 4 (trang 117 sgk Giáo dục công dân 10): Em hãy lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các mục sau:

- Mục tiêu phấn đấu, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân của em.

- Thời gian thực hiện mục tiêu.

- Những thuận lợi em đã có.

- Những khó khăn em có thể gặp phải và cách khắc phục, vượt qua những khó khăn đó.

(10)

- Những biện pháp em cần làm để thực hiện mục tiêu.

- Em có thể tìm được sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai để hoàn thành mục tiêu.

Trả lời:

*Kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân của em như sau:

- Mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của em là trở thành học sinh giỏi toàn diện trong năm học này.

- Thời gian thực hiện : Bắt đầu từ lúc bước vào năm học và kết thúc vào cuối năm học.

- Thuận lợi em đã có:

+ Được bố mẹ trang bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập, sách nâng cao…

+ Có vốn kiến thức chắc chắn từ các lớp dưới, nền tảng kiến thức các môn Toán, Văn, Sử, Địa, GDCD khá tốt.

+ Chăm chỉ học tập.

- Những khó khăn em gặp phải là:

+ Môn Lý và Anh em còn khá yếu, kiến thức không thực sự vững + Em hay bị ốm vặt

- Để khắc phục và vượt qua những khó khăn này, em sẽ:

(11)

+ Nhờ cô hoặc bạn học tốt Lý và Anh kèm cặp thêm để học khá toàn diện các môn hơn.

+ Ăn uống đủ chất, để nâng cao sức khỏe bản thân

+ Chịu khó dành một ít thời gian để tập luyện thể dục thể thao để thể lực và sức khỏe được đảm bảo hơn.

- Người giúp đỡ: Bố mẹ, chị gái, thầy cô giáo và bạn bè…

+….

=> Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện để đạt được mục tiêu mình đưa ra.

Bài 5 (trang 118 sgk Giáo dục công dân 10): Hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về các câu chuyện, tấm gương biết phấn đấu, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân.

Trả lời:

- Em đã sưu tầm về một tấm gương biết phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân đó là Đê-mốt-xten là nhà hùng biện tài ba nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại.

Ông sinh ra bản chất ốm yếu, nhút nhát, lại mắc chứng cà lăm, nói năng lắp bắp.

Để luyện cái lưỡi đừng lắp bắp, ông ngậm sỏi trong miệng, ông nói trước sóng biển. Hàng ngày, ông cứ như thế, ngậm sỏi diễn thuyết trước ầm ầm tiếng sóng.

Ông ngày ngày tập chạy lên dốc, vừa chạy vừa đọc thật to, đọc thuộc lòng, những

(12)

đoạn văn dài. Ông tự giam mình suốt hai ba tháng trong hầm nhà để diễn thuyết một mình, như thử nói trước công chúng. Ông tập nói đi đôi với tập viết. Lúc đầu, nói chưa được, ông viết thuê cho các nhà hùng biện. Cách ông tập viết cũng ly kỳ. Ông chép tay tám lần cả quyển sử trứ danh, đọc thuộc lòng không vấp một chữ trong tác phẩm “Lịch sử chiến tranh ở Péloponnèse”. Văn chương, triết lý, quân sự, chiến lược... tất cả tinh hoa của Hy Lạp nằm cả trong tác phẩm này…

Với sự cố gắng vượt lên chính mình, khắc phục những nhược điểm để bây giờ lịch sử đã ghi lại Đê-mốt-xten là một nhà hùng biện, nhà chính trị, nhà lãnh tụ tài ba.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Lập kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết, phù hợp với năng lực bản thân. + Tự đặt ra phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu học tập và hình phạt khi không đạt

- Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ. - Tự mình làm bài tập, tự

Câu hỏi (trang 65 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội: Em hãy nêu thêm một vài biểu hiện về vi

+ Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.. - Người nghiện ma

Câu hỏi (trang 82 sgk Giáo dục công dân 10) thuộc nội dung gia đình, các chức năng của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Gia đình em có

Khi bạn tin vào khả năng của bản thân cũng như sự hiểu biết của mình ở một lĩnh vực nào đó thì có phải rằng thành công sẽ đến nhanh hơn.. Ngược lại nếu như bạn không

- Bài học từ việc làm trên em nhận được là: Chủ động, tự lập làm việc của mình sẽ giúp bản thân rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và sẽ giúp bản thân sống tích cực

Quân sinh ra trong gia đình có nhiều khó khăn. Ba em mất sớm, mẹ thì ốm không thể lao động được. Quân bị suy dinh dưỡng, nên dù đã học lớp 8 mà nhìn em vẫn nhỏ như học sinh