• Không có kết quả nào được tìm thấy

III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Khái quát:

gồm 10 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, NinhBình, Thái Bình, Nam Định, VĩnhPhúc).

- Diện tích gần 15 nghìn km2(chiếm 4,5% cả nước), dân số 18,2 triệu người (21,6% số dân cả nước - 2006).

I. Các thế mạnh chủ yếu của vùng

1. Vị trí địa lý:Nằm trongvùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,giáp TD&MN Bắc Bộ- giàu tiềm năng, giáp Bắc Trung Bộ- vị trí chuyển tiếp giữa các vùng, giáp Vịnh Bắc Bộthuận lợi giao lưu với các vùng, các nước.

2. Tự nhiên ( Atlat trang 10, 11, 26)

- Đất nông nghiệp: chiếm 51,2% diện tích của đồng bằng, trong đó70% diện tích là đất phù sa

màu mỡ => thuận lợiphát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước phong phú: nước dưới đất, trên mặt, nước nóng, nước khoáng =>

thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.

- Biển: thuận lợi đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, giao thông, du lịch, cảng.

- Khoáng sản: than nâu, đá vôi, đất sét, cao lanh=> thuận lợi phát triển công nghiệp.

3. Kinh tế- xã hội (Atlat trang 15, 23)

- Dân số đông,nguồn lao động dồi dào ,có kinh nghiệm, trình độ cao.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.

- Các thế mạnh khác:thị trường tiêu thụ lớn, lịch sử khai thác lãnh thổ…

II. Các hạn chế của vùng

- Dân đông, mật độ cao nhất nước: 1225 người/km2 (gấp 4,8 lần so với cả nước)=> bình quânđất nông nghiệp và bình quân lương thực theo đầu người thấphơn cả nước.

- Dân đông, kết cấu dân số trẻ, kinh tế chậm phát triển=>khó khăn về việc làm.

- Có nhiềuthiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán...

- Một số loại tài nguyên(đất, nước mặt.) bị xuống cấp do khai thác quá mức.

- Thiếu nguyên liệu cho công nghiệp, phải nhập từ vùng khác.

- Việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng

1. Thực trạng

- Đã có những chuyển dịch tích cực, nhưng diễn ra còn chậm, đã giảmtỷ trọngkhu vực I, tăngtỉ trọngkhu vực II và III( biểu đồ miền trang 151 SGK)

2. Các định hướng

- Tiếp tục giảm tỉ trọng của KVI, tăng tỉ trọng KVII & KVIII trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, gắn liềngiải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

- Phát triểnvà hiện đại hóacông nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

+ Khu vực I:giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản.

Riêng trong ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và thực phẩm.

+ Khu vực II: hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm :chế biến LT-TP, dệt – may, da giày, VLXD, cơ khí – kỹ thuật điện – điện tử nhằm phát huy thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng.

+ Khu vực III: phát triển mạnh ngành du lịch, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo…nhằm mục đíchđẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2000 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ:...

Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình ñể tính toán sẽ cho biết giá trị cụ thể là với diện tích ñất nhất ñịnh, ñể tối ưu hóa chi phí vận chuyển và xử lý thì công

Sử dụng mức độ đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) như là một đại diện cho hội nhập kinh tế, Bende‐Nabende, Ford, and Slater (2001) đã nghiên cứu vấn đề liệu FDI có

+ Đường hàng không: hàng không Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa; tên ba đầu mối chính trong nước và quốc

- Yêu cầu số 1: Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa như túi ni lông, bao bì nhựa,… làm cho lượng rác khó phân hủy ngày càng tăng lên, gây ô nhiễm

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào.. Việc khai thác những tài nguyên giàu có

giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, tăng nhanh tỉ trọng ngành thủy sản.. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi , tỉ trọng ngành

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 19) ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng A.tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôiA.