• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các cơ sở giáo dục thường xuyên

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Các cơ sở giáo dục thường xuyên"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: /SGDĐT-TCCBQLCL V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm

vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2021 - 2022

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Ninh, ngày tháng 10 năm 2021

Kính gửi:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố;

- Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Các cơ sở giáo dục thường xuyên.

Thực hiện Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo; Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 04/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022;

Công văn số 4237/BGDĐT-QLCL ngày 27/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục năm học 2021 - 2022; Quyết định số 2628/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022; Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 22/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:

A. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai về công tác tổ chức thi và đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; quản lý văn bằng chứng chỉ; việc thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục bảo đảm phù hợp, khả thi, hiệu quả, đúng quy định, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện và triển khai tổ chức tốt các kỳ thi trong năm học 2021- 2022 đảm bảo: nghiêm túc, công bằng, chính xác, khách quan và đúng quy chế; gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh, người tổ chức thi và xã hội; cải tiến quy trình, khắc phục tồn tại trong công tác tổ chức thi của những năm trước; an toàn, thích ứng với tình hình dịch bệnh.

3. Tiếp tục triển khai các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia, quốc tế theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3093 27

(2)

4. Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo hướng đảm bảo ngày càng tốt hơn các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường, nhất là việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ, quy mô trường lớp theo quy định, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Nâng cao chất lượng công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

5. Tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng làm giả văn bằng, chứng chỉ và mua bán văn bằng, chứng chỉ. Chú trọng việc quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với việc sát hạch và cấp các loại chứng chỉ của các cơ sở giáo dục.

6. Chú trọng quán triệt ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia thực hiện các nhiệm vụ trong công tác quản lý chất lượng giáo dục các cấp. Tiếp tục chuyên môn hóa, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý thi, đánh giá chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, quản lý văn bằng chứng chỉ tại các đơn vị.

B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục 1. Tổ chức các kỳ thi

a) Triển khai tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022 - 2023 và các kỳ thi chọn học sinh giỏi trong năm học bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa, đáp ứng tốt mục đích đặt ra đối với mỗi kỳ thi; cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học;

b) Tiếp tục điều chỉnh kỹ thuật, cách thức tổ chức thi, nội dung thi theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo thuận lợi cho thí sinh. Theo đó, môn Tin học được xem xét đưa vào làm môn thi chuyên trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (dành 1/3 chỉ tiêu lớp chuyên Tin học của Trường trung học phổ thông Chuyên Hạ Long cho thí sinh dự thi môn chuyên Tin học, 2/3 chỉ tiêu còn lại cho thí sinh dự thi môn Toán chuyên); nghiên cứu cải tiến khâu đăng ký dự thi (bổ sung hình thức đăng ký trực tuyến, đăng ký tại trường trung học cơ sở nơi thí sinh theo học);

c) Tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức thi, nhất là việc đảm bảo chính xác cơ sở dữ liệu ban đầu cho kỳ thi, lựa chọn giới thiệu nhân sự tham gia tổ chức thi,

(3)

ý thức thách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên khi được điều động tham gia tổ chức thi, tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát. Xác định rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân trong công tác tổ chức thi, làm cơ sở để đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên, thi đua khen thưởng;

d) Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến đầy đủ, kịp thời các quy định, hướng dẫn về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, công tác tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông để cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh nắm được, hiểu rõ và tự giác thực hiện. Tổ chức các hình thức phù hợp để xin ý kiến tham gia, góp ý của các tổ chức và người dân đối với việc tổ chức thi để chủ động thực hiện trách nhiệm giải trình và có biện pháp điều chỉnh phù hợp hoặc kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết, góp phần tạo sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân và toàn xã hội đối với việc tổ chức các kỳ thi;

đ) Chú trọng việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo tổ chức thi trên địa bàn; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm huy động các lực lượng tham gia tổ chức thi, xác định rõ trách nhiệm thực hiện của các bên tham gia; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tất cả các khâu của kỳ thi, tại các thời điểm trước, trong và sau mỗi kỳ thi;

e) Tổ chức hiệu quả công tác tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức thi, đảm bảo tổ chức thực hiện đúng theo quy chế, quy định và có kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình tổ chức thi, hạn chế ở mức thấp nhất các sai sót, vi phạm do nguyên nhân chủ quan của người tham gia tổ chức thi;

g) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý, chỉ đạo và triển khai tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời từ tỉnh đến các địa phương và các cơ sở giáo dục;

h) Tiếp tục thực hiện công khai việc phân tích chi tiết, cụ thể kết quả điểm thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông làm cơ sở đánh giá khách quan công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục, chất lượng dạy và học của từng đơn vị, địa phương; thực hiện đối sánh giữa điểm trung bình từng môn thi tuyển sinh, tốt nghiệp với điểm trung bình môn học tương ứng của lớp 9, lớp 12 để nhận định độ tin cậy của kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học, từ đó có các biện pháp kịp thời điều chỉnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy vai trò kiểm tra, đánh giá, đồng thời tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2. Thực hiện các chương trình quốc gia và đánh giá quốc tế

a) Tiếp tục thực hiện khảo sát chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)

(4)

theo Kế hoạch tổng thể tổ chức triển khai PISA chu kỳ 2021 ban hành kèm theo Quyết định số 459/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

khảo sát chính thức kết quả học tập của học sinh lớp 9 và lớp 11 theo Kế hoạch tổng thể tổ chức triển khai chương trình Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 9 và lớp 11 giai đoạn 2021 - 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 4376/QĐ-BGDĐT ngày 16/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; khảo sát thử nghiệm Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước khu vực Đông Nam Á (SEA PLM) giai đoạn 2 theo kế hoạch (Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn cụ thể ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

b) Các phòng giáo dục và đào tạo (chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý), các trường phổ thông trực thuộc Sở thực hiện tốt công tác chuẩn bị để tham gia các chương trình quốc gia và đánh giá quốc tế nêu trên, bao gồm: chuẩn bị về dữ liệu hiệu trưởng, giáo viên và học sinh; chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực để tham gia khảo sát chính thức theo các yêu cầu kỹ thuật của quốc tế và của Việt Nam; chủ động xây dựng kế hoạch, có phương án cụ thể ứng phó với tác động của dịch COVID-19 trong quá trình triển khai.

II. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia

1. Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đảm bảo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường hướng dẫn, tư vấn, giám sát, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài; chú trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục; nâng cao hiệu quả tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục; khuyến khích việc trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia giữa các cơ sở giáo dục, địa phương; thực hiện tốt chế độ báo cáo về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quy định.

2. Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông

a) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2021 - 2025 và năm học 2021 - 2022 của đơn vị phù hợp với điều kiện thực tế, đồng thời đảm bảo các quy định tại các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo;

(5)

b) Chủ động kiểm tra, rà soát việc đảm bảo một số các điều kiện, tiêu chuẩn đang còn khó khăn, vướng mắc trong đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia tại đơn vị như: quy mô số lớp/trường, số học sinh/lớp; các quy định về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và đạt trên chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019. Tích cực tham mưu với cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo đội ngũ theo quy định, đáp ứng lộ trình công nhận mới, công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới tại địa phương;

c) Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới chương trình giáo dục; tăng cường tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên về công tác tự đánh giá;

nâng cao chất lượng công tác tự đánh giá, đặc biệt là việc xây dựng, triển khai, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng hằng năm; triển khai nghiêm túc cam kết thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng trong báo cáo tự đánh giá, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài; chủ động xây dựng dự toán, bố trí kinh phí trong nguồn kinh phí được giao thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;

d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài, quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Các cơ sở giáo dục chủ động lựa chọn đơn vị cung ứng phần mềm hỗ trợ quản lý công tác kiểm định chất lượng giáo dục để tiết kiệm thời gian, nhân lực, quản lý tốt hơn các minh chứng và đảm bảo việc kết nối hoạt động tự đánh giá, đánh giá ngoài thông suốt, thống nhất giữa cơ sở giáo dục với Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo; phấn đấu từ năm học 2021 - 2022 có 100% số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia qua phần mềm kiểm định.

đ) Thực hiện báo cáo kết quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2021 - 2022 và đăng kí kế hoạch đánh giá ngoài năm 2023 về cơ quan quản lý trực tiếp trước ngày 20/6/2022 (Các trường có cấp THPT gửi báo cáo về Sở Giáo dục và đào tạo; các trường mầm non, trường phổ thông các cấp học còn lại báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo).

3. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo

a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2021 - 2025 và năm học 2021 - 2022. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát về quy mô số lớp/trường, số học sinh/lớp; việc

(6)

đảm bảo các quy định về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT và Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và đạt trên chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 đối với các cơ sở giáo dục đã đạt chuẩn quốc gia, đang trong lộ trình công nhận mới, công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia;

Trên cơ sở đó tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của địa phương giai đoạn 2021 - 2025 để chủ động bố trí nguồn lực đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo các quy định về trường đạt chuẩn quốc gia;

b) Tăng cường tổ chức tập huấn, hội thảo về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực triển khai công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và cơ sở giáo dục; tổ chức tham quan, khảo sát nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia giữa các cơ sở giáo dục, địa phương; chỉ đạo tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm định;

c) Tăng cường hiệu quả công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện công tác tự đánh giá theo quy định, nhất là giám sát việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng của các nhà trường, đảm bảo gắn với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tránh việc xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng hình thức, không hiệu quả;

d) Thực hiện tổng hợp, báo cáo kết quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2021 - 2022 và đăng kí kế hoạch đánh giá ngoài năm 2023 của các cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý, nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 25/6/2022.

III. Công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ 1. Quản lý văn bằng

a) Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, cấp phát văn bằng theo quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 21/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 1258/QĐ-SGDĐT ngày 13/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

b) Thực hiện nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý văn bằng chứng chỉ ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh” nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bằng chứng chỉ, từng bước chuyển đổi số trong giáo dục.

(7)

c) Các phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở tại đơn vị theo phân cấp; thực hiện ký bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đúng thẩm quyền; lập và quản lý số gốc, sổ cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đúng quy định;

d) Các cơ sở giáo dục thực hiện bảo quản, cấp phát bằng tốt nghiệp đúng định; Rà soát, đối chiếu thông tin để đảm bảo tính chính xác của văn bằng trong quá trình nhận và phát bằng tốt nghiệp.

2. Quản lý chứng chỉ

a) Thực hiện quản lý và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin; Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm sát hạch theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Quản lý chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số theo Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24/10/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số; Quyết định số 03/2006/QĐ-BGDĐT ngày 24/01/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình dạy tiếng của một số dân tộc thiểu số, trong đó lưu ý điều kiện, thẩm quyền và đối tượng được bồi dưỡng theo quy định;

c) Tăng cường rà soát, kiểm tra, thẩm định lại chương trình bồi dưỡng, công tác tổ chức và quản lý các khóa bồi dưỡng, các điều kiện bảo đảm chất lượng để bồi dưỡng, sát hạch và cấp các loại chứng chỉ theo thẩm quyền, xử lý theo quy định các trường hợp vi phạm;

d) Các đơn vị được giao trách nhiệm tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, chứng chỉ tiếng Dân tộc thực hiện đầy đủ các quy trình tổ chức thi, chú trọng việc quản lý cấp phát chứng chỉ, nhất là việc lập hồ sơ cấp phát, quản lý và lưu trữ chứng chỉ.

IV. Thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục

1. Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung, hình thức, thời điểm công khai theo quy định tại Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số

(8)

36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Báo cáo kết quả thực hiện quy chế công khai của năm học 2021 - 2022 và kế hoạch triển khai quy chế công khai của năm học 2022 - 2023 về cơ quan quản lý trực tiếp (Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo) trước ngày 30/9/2022.

2. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo

a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong phạm vi quản lý và các cơ sở giáo dục do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hoặc cho phép thành lập thực hiện quy chế công khai năm học 2021 - 2022 theo quy định tại Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý; chủ trì phối hợp với cơ quan chủ quản (nếu có) tổ chức kiểm tra việc thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hoặc cho phép thành lập;

c) Tổng hợp kết quả thực hiện quy chế công khai và kết quả kiểm tra, báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31/10/2022.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ nội dung hướng dẫn của Công văn này và chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021 - 2022 đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định.

Trong quá trình triển khai, thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Tổ chức cán bộ và Quản lý chất lượng, số điện thoại: 0203.33822754 hoặc 0203.33822837, hộp thư điện tử:

phongtccbqlcl.soquangninh@moet.edu.vn) để được hướng dẫn, phối hợp giải quyết kịp thời./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- UBND tỉnh;

- Cục QLCL - Bộ GDĐT;

- GĐ, các PGĐ Sở;

- Các đơn vị thuộc Sở;

- Cổng TTĐT;

- Lưu: VT, TCCBQLCL.

KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Đinh Ngọc Sơn

Ký bởi: Phạm Đức Hiển Thời gian ký: 27.10.2021 08:25:52 +07:00

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Về thực tiễn, các công trình nghiên cứu tại TCT Sông Đà tập trung vào một số vấn đề như: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị, Kiểm soát nội bộ; Tái cấu

- Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu lý luận KSNB; Phân tích, đánh giá thực trạng KSNB tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc

SERVQUAL và trong quá trình nghiên cứu định tính để có thể kết luận chính xác hơn về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện của Công ty cổ phần

Những quan niệm về chất lượng lại thay đồi theo thời gian và theo sự phát ừiển kinh tế xã hội của từng quốc gia, chính vì vậy sẽ tồn tại ừong xã hội những cách

tâm Bảo đảm chất lượng đào tạo và các khoa chuyên môn; công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ giữa Khoa Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Kiểm sát với các khoa chuyên

Thứ hai, các công trình nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng từ đó đưa ra giải pháp đề hoàn thiện quản lý tài chính và tổ chức công tác

Tóm lại, tổ chức công tác kế toán được hiểu là việc tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán và tổ chức nhân sự kế toán theo từng phần hành kế toán tại một đơn vị cụ

Việc gửi phiếu câu hỏi khảo sát được thực hiện qua email hoặc qua bưu điện hoặc phỏng vấn trực tiếp với mục đích tìm hiểu các thông tin liên quan đến đặc điểm, hình