• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 8 Bài 23: Thực hành hô hấp nhân tạo | Giải bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 8 Bài 23: Thực hành hô hấp nhân tạo | Giải bài tập Sinh học 8"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 23: Thực hành hô hấp nhân tạo

Câu hỏi phần kiến thức trang 77 sgk Sinh học 8:

- So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo?

- Trong thực tế cuộc sống, em đã gặp trường hợp nào bị ngừng thở đột ngột và được hô hấp nhân tạo chưa? Thử nhớ lại xem lúc đó nạn nhân ở trạng thái như thế nào?

- So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phương pháp hô hấp nhân tạo?

Lời giải:

* So sánh các trường hợp cần cấp cứu:

- Giống:

+ Thiếu O2, mặt tím tái + Cần hô hấp nhân tạo - Khác nhau:

Chết đuối Môi trường khí độc Tình trạng nạn nhân Da nhợt nhạt, phổi ngập

nước.

Ngất hay ngạt thở do môi trường thiếu CO2.

Bước cấp cứu Loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân vừa chạy.

Khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó.

* Trong thực tế, em từng gặp nạn nhân bị đuối nước, bị bất tỉnh, da nhợt nhạt do ngạt thở.

* So sánh hai phương pháp hô hấp nhân tạo:

- Giống nhau:

+ Mục đích: phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân.

+ Cách tiến hành:

• Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12 – 20 lần/phút.

• Lượng khí được thông trong mỗi nhịp ít nhất là 200 ml.

- Khác nhau:

Phương pháp hà hơi thổi ngạt Phương pháp ấn lồng ngực Cách tiến hành Dùng miệng thổi không khí trực

tiếp vào phổi thông qua đường dẫn khí.

Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực của nạn nhân.

(2)

Hiệu quả • Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi.

• Không làm tổn thương lồng ngực (như làm gãy xương sườn).

• Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi.

• Không hiệu quả bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt.

Câu hỏi phần kĩ năng trang 77 sgk Sinh học 8: Điền vào ô trống trong bảng 23 bằng những câu thích hợp

Bảng 23. Các thao tác câp cứu hô hấp

Các kĩ năng Các thao tác Thời gian

Hà hơi thổi ngạt Ấn lồng ngực

Lời giải:

Các kĩ năng Các thao tác Thời gian

Hà hơi thổi ngạt 1. Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.

2. Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.

3. Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân.

4. Lặp lại thao tác 2 và 3: 12-20 lần/phút cho đến khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.

Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.

12-20 lần/ phút

Ấn lồng ngực 1. Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.

2. Cầm hai cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân.

3. Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.

4. Thực hiện liên tục như thế với 12-20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.

12-20 lần/ phút

(3)

Hình 1. Kĩ năng hà hơi thổi ngạt

Hình 2. Kĩ năng ấn lồng ngực

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Bước 2: Dùng kim mũi nhọn rạch bao cơ theo chiều dọc bắp cơ, dùng ngón cái và ngón trỏ đặt hai bên mép rạch, ấn nhẹ, lúc này nhìn thấy các tế bào cơ.. + Bước 3:

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí

- Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn ở độ tuổi phát triển (ở người trưởng thành xương không phát triển nữa)

Bài tập 1 (trang 61 VBT Sinh học 8): So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình huống chủ yếu khi cần được hô hấp nhân tạo..

- Phương tiện giao thông: không đảm bảo an toàn như thiếu đèn, phanh không tốt,…?. - Con đường: không đảm bảo an toàn: không có đèn tín hiệu, nhiều

Bài tập 1 trang 94-95 VBT Sinh học 9: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của

Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì trong nhân chứa chất nhiễm sắc chứa DNA, những thông tin trên DNA sẽ được phiên mã thành các phân tử RNA