• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 8 Bài 21: Hoạt động hô hấp | Giải bài tập Sinh học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 8 Bài 21: Hoạt động hô hấp | Giải bài tập Sinh học 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 21: Hoạt động hô hấp

Câu hỏi trang 69 sgk Sinh học 8:

- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lổng ngực khi thở ra?

- Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc và các yếu tố nào?

Lời giải:

- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra như sau:

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và dãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Chiều cao và cân nặng + Giới tính

+ Tình trạng sức khỏe + Sự tập luyện

(2)

Câu hỏi trang 70 sgk Sinh học 8:

- Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra.

- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.

Lời giải:

* Giải thích sự khác nhau các thành phần khí khi hít vào và thở ra:

- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp hơn so với hít vào là do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào mao mạch máu.

- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao so với hít vào do CO2 đã khuếch tán từ mao mạch máu ra khí phế nang.

- Hơi nước bão hoà trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.

- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn không đáng kể do tỉ lệ O2 bị thấp.

* Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 trong hình 21- 4:

- Trao đổi khí ở phổi:

+ Nồng độ O2 trong phế nang cao hơn trong máu nên O2 khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu.

+ Nồng độ CO2 trong máu cao hơn trong không khí ở phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào:

+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.

+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

(3)

Câu 1 trang 70 sgk Sinh học 8: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người

Lời giải:

Không khí được hít vào qua mũi → họng → thanh quản → khí quản → phổi (phế quản → phế nang). Ở phế nang xảy ra trao đổi khí giàu O2 với máu và đưa khí giàu CO2 từ máu vào phế nang → sau đó thở ra. Không khí được đẩy ngược lại từ phổi ra khí quản → thanh quản → họng→ thở ra qua mũi.

Câu 2 trang 70 sgk Sinh học 8: Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau?

Lời giải:

- Giống:

+ Đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành.

+ Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.

+ Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.

+ Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.

+ Bao bọc phổi có 2 lớp màng: lá ngoài dính vào thành ngực và lá trong dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.

- Khác:

+ Ở thỏ, hô hấp ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên.

+ Ở người, hô hấp nhờ sự phối hợp của cơ hoành và cơ liên sườn.

(4)

Câu 3 trang 70 sgk Sinh học 8: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

Lời giải:

Khi lao động nặng hoặc chơi thể thao thì nhu cầu trao đổi khí tăng cao. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu đó cơ thể thở nhanh hơn (Tăng nhịp hô hấp/ phút), đồng thời hít thở sâu hơn (tăng dung tích hô hấp).

(5)

Câu 4 trang 70 sgk Sinh học 8: Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường (thở nhẹ và chậm) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh và gấp). Nhận xét kết quả và giải thích.

Lời giải:

- Bình thường: 18 nhịp/phút; sau khi chạy: 30 nhịp/phút

- Sau khi chạy tại chỗ 1 phút, nhịp thở tăng lên, thở sâu và mạnh hơn.

- Giải thích: khi hoạt động mạnh và nhiều, nhu cầu O2 của cơ thể tăng lên → hô hấp nhanh và mạnh để kịp cung cấp O2 và thải CO2 ra khỏi cơ thể.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đầu còn lại của khí quản được chia là hai nhánh lớn để dẫn khí vào từng phổi qua vô số các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo (gọi là tiểu phế quản) đến từng

- Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ

- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các

Luyện tập thường xuyên các tác dụng giúp tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ, bên cạnh đó làm tăng cường khả năng hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể dẫn tới tăng

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí

- Em xử sự như vậy vì học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1 Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật