• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 13.

HOÁ TRỊ (Tiết 1) I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức : Biết được:

- Hoá trị biểu hiện khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.

- Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II. Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O.

- Quy tắc hoá trị: trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì: a.x = b.y ( a,b là hoá trị tương ứng của nguyên tố A, B ).

2/ Kĩ năng:

- Tính được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo CTHH cụ thể.

3/ Tư duy

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ Năng lực hướng tới:

- Năng lực tư duy - Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề 5/ Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

II/ Chuẩn bị:

1. GV: - Bảng phụ, bảng ký hiệu hoá học các nguyên tố, hoá trị.

2. HS: - đọc trước bài nhà III/ Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề, học tập hợp tác nhóm, hđ cá nhân.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp: ( 1 phút) - Kiểm tra sĩ số

2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

1.cho biết ý nghĩa của các công thức hóa học sau:

a.Fe(NO3)3 b.Al2O3

3/ Bài mới: ( 35 phút)

* Đặt vấn đề: Khi viết công thức hoá học của đơn chất, hợp chất ta phải biết được số nguyên tử các nguyên tố tạo nên chất. Mà số nguyên tử các nguyên tố nói lên nguyên tử có khả năng liên kết với nhau, mà hoá trị biểu thị khả năng đó.

Hoạt động 1: ( 20 phút) Mục tiêu: biết được hóa trị là gì?

Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân

(2)

Kỹ thuật dạy học: kỹ thuật đặt câu hỏi, động não

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV đặt vấn đề: Muốn so sánh khả năng liên kết phải chọn mốc so sánh.

- GV: Cho biết số p và n trong hạt nhân nguyên tử Hidro?

- HS: Có 1p và 1n nên khả năng liên kết của hiđro là nhỏ nhất nên chọn làm đơn vị và gán cho H hoá trị I.

- HS đọc thông tin Sgk.

- GV: Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.

- HS cho ví dụ phân tích: HCl, H2O, NH3, CH4.Dựa vào đâu để tính hoá trị của:Cl, O, N, C.

-Với hợp chất không có hidro, thì xác định hoá trị như thế nào?.

- HS đọc thông tin sgk.

- HS phân tích ví dụ: K2O, BaO, SO2.

-Xác định hoá trị nhóm nguyên tử như thế nào?.

Ví dụ: HNO3, H2SO4, H3PO4, H2O (HOH).

- GV hướng dẫn HS tra bảng hoá trị.

- Lưu ý: Nguyên tố có nhiều hoá trị.

I/ Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?

* Cách xác định:

+ Quy ước: Gán cho H hoá trị I, chọn làm đơn vị.

+ Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.

Ví du : HCl: Cl hoá trị I.

H2O: O...II NH3: N ...III CH4: C ...IV

+ Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O.(Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị ,oxi có hoá trị II).

Ví dụ: K2O: K có hoá trị I.

BaO: Ba ...II.

SO2 : S ...IV.

- Hoá trị của nhóm nguyên tử:

Ví dụ: HNO3: NO3c ó hoá trị I.

Vì :Liên kết với 1 nguyên tử H.

H2SO4: SO4 có hoá trị II.

HOH : OH ...I H3PO4: PO4...III.

* Kết luận: Coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố bất kỳ.

* Kết luận: (Sgk).

(3)

Hoạt động 2 ( 15 phút)

Mục tiêu: biết được nội dung quy tắc hóa trị.

Phương pháp: nêu vấn đề Kỹ thuật dạy học: kỹ thuật động não

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV phân tích ví dụ dẫn dắt: Đặt dấu bằng: H2O: 2.I = 1.II

SO2: 1.IV = 2.II

- Rút ra công thức tổng quát.

- HS đọc quy tắc.

- GV phân tích ví dụ về nhóm nguyên tử:

H2CO3: 2.I = 1.II; Ca(OH)2: 1.II = 2.I

II. Quy tắc hoá trị:

1.Quy tắc:

*CTTQ: AxBy  ax = by

*Quy tắc: (sgk)

x, y, a, b là số nguyên

- Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.

4/ Củng cố : ( 3 phút) - HS đọc phần ghi nhớ.

- GV cho một số ví dụ để HS căn cứ vào quy tắc hóa trị nhận xét cách viết đúng hay sai: NaSO4, KO2, CO2.

5/ Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút)

- HS học bài, ghi nhớ cách tính hoá trị . - Bài tập về nhà: 3,6,7 (sgk - trang 38).

- Chuẩn bị tiếp mục II.2 V/ Rút kinh nghiệm:

---

(4)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 14.

HÓA TRỊ (tiếp) I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Học sinh hiểu được hoá trị , cách tính hoá trị , quy tắc hoá trị.

2/ Kĩ năng:

- Biết cách vận dụng tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học và hoá trị nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử).

- Xác định được công thức hoá học đúng hay sai, biết cách lập công thức hoá học.

3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ Thái độ:

- Yêu thích môn học II/ Chuẩn bị:

1. GV: - Bảng phụ, bảng ký hiệu hoá học các nguyên tố, hoá trị.

- Một số bài tập lập CTHH.

2. HS: - đọc trước bài ở nhà III/ Phương pháp

- Hỏi đáp, gợi mở, dẫn dắt, vận dụng.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số

2/ Kiểm tra bài cũ: (8 phút)

HS1: Hóa trị là gì? Có những cách nào để xác định hóa trị của một nguyên tố?

HS2: Phát biểu nội dung quy tắc hóa trị? Viết biểu thức tổng quát?

Vận dụng trong những CTHH sau CTHH nào viết đúng: CaCO3 ; BaO2 ; KCl2 ; Na2S 3/ Bài mới : (28 phút)

* Đặt vấn đề: Khi viết hoá trị các nguyên tố thì ta vận dụng trong những trường hợp nào. Vận dụng NTN?

* Phát triển bài:

Hoạt động 1: (14 phút)

Mục tiêu: biết tính hóa trị của một nguyên tố Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa Phương pháp: hoạt động cá nhân, hđ nhóm

Kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi.

Hoạt động của GV và HS Nội dung.

GV: Đưa VD:

- HS viết công thức tổng quát.

2/ Vận dụng

a/ Tính hoá trị của một nguyên tố:

(5)

- HS vận dụng công thức tổng quát để giải: a.x= b.y - Tương tự: Tính hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất sau: FeCl2, MgCl2, CaCO3, Na2CO3, P2O5.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2, HS dựa vào Cl để tính hoá trị các nguyên tố trong hợp chất 3, 4, 5.

- HS rút ra nhận xét về áp dụng quy tắc làm bài tập.

Hoạt động 2:

Mục tiêu: biết lập CTHH khi biết hóa trị Thời gian: 14’

Phương pháp: hoạt động cá nhân

- GV cho HS làm bài tập ở Sgk (Ví dụ 1).

- GV hướng dẫn HS chuyển công thức tổng quát thành dạng tỷ lệ:

a.x = b.y  xy ab

(x, y là số nguyên đơn giản nhất).

- GV hướng dẫn HS cách tính x, y dựa vào BSCNN.

- GV hướng dẫn lập công thức hoá học ở ví dụ 2.

* Lưu ý: Nhóm nguyên tử ở công thức là 1 thì bỏ dấu ngoặc đơn.

GV: hướng dẫn HS cách lập nhanh:

- Nếu a b   x y 1 - Nếu

'

' '

' ;

x b b

a b x b y a

y a a

     

* Ví dụ: Tính hoá trị của Al trong các hợp chất sau: AlCl3 (Cl có hoá trị I).

Giải:

- Gọi hoá trị của nhôm trong hợp chất là a.

Theo quy tắc hóa trị ta có:

1 3 3

1 a    I a I III

Vậy nhôm hóa trị III FeCl : a = II MgCl2: a = II

CaCO3 : a = II (CO3 = II).

Na2SO3 : a = I

P2O5 :2.a = 5.II a = V.

* Nhận xét:

a.x = b.y = BSCNN.

b/ Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:

* VD1: CTTQ: SxOy

Theo quy tắc hóa trị ta có:

x . VI = y. II = 6.

 xy IIIII 13

x = 1; y = 3.

CTHH: SO3

* VD2 : Công thức của hợp chất có dạng:

Nax(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có:

1   x 2 y

1

2

I II y

x .

 x=2; y=1 CTHH : Na2SO4.

Hoat động 2( 14 phút)

Mục tiêu: biết lập CTHH khi biết hóa trị Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa.

Phương pháp: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

(6)

Kĩ thuật dạy học:động não

Hoạt động của GV và HS Nội dung.

GV cho HS làm bài tập ở Sgk (Ví dụ 1).

- GV hướng dẫn HS chuyển công thức tổng quát thành dạng tỷ lệ:

a.x = b.y  yx ab

(x, y là số nguyên đơn giản nhất).

- GV hướng dẫn HS cách tính x, y dựa vào BSCNN.

- GV hướng dẫn lập công thức hoá học ở ví dụ 2.

* Lưu ý: Nhóm nguyên tử ở công thức là 1 thì bỏ dấu ngoặc đơn.

GV: hướng dẫn HS cách lập nhanh:

- Nếu a b   x y 1 - Nếu

'

' '

' ;

x b b

a b x b y a

y a a

     

b/ Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:

* VD1: CTTQ: SxOy

Theo quy tắc hóa trị ta có:

x . VI = y. II = 6.

 xy IIIII 13

x = 1; y = 3.

CTHH: SO3

* VD2 : Công thức của hợp chất có dạng:

Nax(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có:

1   x 2 y

1

2

I II y

x .

 x=2; y=1 CTHH : Na2SO4.

4/ Củng cố: (6 phút)

* Bài luyện tập 5: Lập CTHH của các hợp chất tạo bởi:

a/ P (III) và H  PxHy : PH3.

b/ C (IV) và S (II)  CxSy : yx IVII 21 CS2. c/ Fe (III) và O  FexOy: xy IIIII 32 Fe2O3. 5/ Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Học bài, vận dụng làm bài tập trong Sgk.

- Bài tập về nhà: 7,8 (Sgk), 10.8 (SBT - Trang 13).

- Chuẩn bị Bài luyện tập 2 V/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Hs được hệ thống hóa các kiến thức liên quan để làm bài tập Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,.., Hình thức tổ chức dạy

- Hoạt động cá nhân Mục tiêu: Hs nêu được tính chất giao hoán và vận dụng tính toán Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,.., Hình thức tổ

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,.., - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.. - Phương tiện và thiết bị dạy

- Mục tiêu: Biết các thành phần chính trên trang tính - Hình thức tổ chức: Dạy học theo lớp.. - Phương pháp dạy học: Vấn đáp và thuyết trình - Kĩ thuật dạy học: Kĩ

- Mục tiêu: Nắm được các chức năng và cách khởi động phần mềm - Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm.. - Phương pháp dạy học: Vấn đáp và thuyết trình, hoạt động nhóm -

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, hoạt cá nhân, hoạt động nhóm.. - Hình thức tổ chức:

-Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, trực quan -Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm. - Thiết bị dạy học:Thướckẻ,

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa.. - Phương pháp dạy học: Đàm thoại, hoạt động nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia