• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 14/12/2020

Ngày dạy: 29/12/2020

Tiết 34 KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra hệ thống kiến thức đã học.

2. Kĩ năng :

- Đọc kĩ yêu cầu của đề, suy nghĩ chín chắn, trình bày rõ ràng khoa học.

3. Thái độ :

- Rèn ý thức làm bài nghiêm túc, tự lực suy nghĩ để làm bài, tận dụng thời gian để đạt kết quả cao nhất.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực.

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý thời gian - Năng lực đánh giá, nhận xét

II. Chuẩn bị :

- GV: Đề bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

- HS: Giấy kiểm tra III. Phương pháp:

- PP: Nêu vấn đề, phân tích

- KT: Động não, kĩ thuật hoàn tất nhiệm vụ IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Sự chẩn bị của HS 3. Bài mới :

4. Hình thức kiểm tra - Trác nghiệm, tự luận

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên chủ

đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TN TL TN TL Thấp Cao

Trung Quốc thời phong kiến

- Biết được bốn phát minh quan trong mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới.

Số câu 1 1

(2)

Số điểm 0,5 0,5

Tỉ lệ 5% 5 %

Buổi đầu độc lập thời Ngô, Đinh- Tiền Lê

- Biết được tên nước sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi.

- Biết được năm chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô

Quyền.

- Biết được thời gian diễn ra cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.

Số câu 1(2/4) 1(2/4)

Số điểm 1 1

Tỉ lệ 10% 10%

Nhà Lý - Thời gian

thành lập nhà Lý.

- Biện pháp nhà Tống đã thực hiện để tiến hành xâm lược Đại Việt.

- Biết

- Kể tên được 3 công trình kiến thúc tiêu biểu.

- Giải thích được cuộc tiến công sang nước Tống vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích

(3)

được trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt?

tự vệ?

Số câu 2(1/4) 1 1 4 (1/4)

Số điểm 1,25 1 2 3,25

Tỉ lệ 12,5% 10% 20% 32,5%

Nhà Trần.

- Biết được thái độ của triều đình nhà Trần trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược.

- Biết được chủ trương đánh giặc của nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

- Biết được thời gian nhà Lý thành lập.

- Trình bày

nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược

Mông – Nguyên.

Số câu 2(1/4) 1 3(1/4)

Số điểm 1,25 3 4,25

Tỉ lệ 12,5% 30% 42,5%

T. số câu 7 1 1 1 10

T số điểm 4 1 3 2 10

Tỉ lệ 40% 10% 30% 20 100%

(4)

ĐỀ

BÀI:

I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất ghi ra giấy kiểm tra (mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Bốn phát minh quan trong mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là:

A.Giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt. B. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.

C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, đại bác.

Câu 2: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.

C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.

D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

Câu 3: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?

A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.

B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.

C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.

D. Gây hấn ở biên giới Việt - Trung.

Câu 4: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?

A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.

B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta.

C. Thực hiện “vườn không nhà trống”.

D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc.

Câu 5: Nơi nào được coi là trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt?

A. Quốc Tử Giám. B. Văn Miếu.

C. Chùa Trấn Quốc. D. Chùa Một Cột.

Câu 6. (Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống)

Năm 968, công cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế ( Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là……, đóng đô ở Hoa Lư.

A. Văn Lang B. Đại Cồ Việt

C. Âu Lạc D. Đại Việt

Câu 7. Nối thời gian cột (A) với sự kiện ở cột (B) sao cho đúng (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

A (Thời gian) B (Sự kiện)

(5)

1.Năm 938 a. Trần Cảnh lên ngôi vua, nhà Trần thành lập.

2. Năm 981 b. Nhà Lý thành lập.

3. Năm 1009 c. Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.

4. Năm 1226 d. Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.

II. Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm)

Kể tên 3 công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý?

Câu 2: (2.0 điểm)

Tại sao nói: Cuộc tiến công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ?

Câu 3: (3.0 điểm)

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Hướng dẫn chấm:

I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7

ĐA C A C C A B 1-d 2-c 3-b 4-a

II. Tự luận (6,0 điểm)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1 (1 điểm)

- 3 công trình tiêu biểu:

+ Chùa Một Cột.

+ Văn Miếu + Tháp Báo Thiên

1.0

Câu 2 (2 diểm)

* Cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt là cuộc tiến công tự vệ vì:

- Ta chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta.

1,0

- Trong quá trình tấn công ta cho yết bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công.

0,5 - Sau khi thực hiện được mục đích của mình, quân ta

nhanh chóng rút về nước.

0,5

Câu 3 (3 điểm)

* Nguyên nhân :

- Tinh thần đoàn kết đồng lòng, đồng sức của nhân dân tham gia kháng chiến.

0,5 - Chiến lược chiến thuật độc đáo của người chỉ huy cách

đánh sáng tạo phù hợp từng giai đoạn.

0,5 - Tinh thần hy sinh quyết chiến quyết thắng của toàn dân

ta.

- Tinh thần yêu nước, lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn.

0,5

* Ý nghĩa:

- Đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược và tham vọng của đế

0,5

(6)

chế Nguyên bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

- Góp phần xây đắp thêm truyền thống chống giặc giữ nước của dân tộc ta.

0,5 - Để lại bài học lịch sử quý giá, đoàn kết dân tộc, lấy dân

làm gốc.

- Ngăn chặn cuộc xâm lăng vào Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thát bại âm mưu thôn tính các miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

0,5

5. Hướng đẫn về nhà - Làm lại bài kiểm tra.

- Chuẩn bị bài mới: Lịch sử dịa phương: Hoàng đế Trần Nhân Tông.

V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 1 trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Câu 3: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặcB. A.Phòng tuyến sông

Vận dụng 3 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ

- Nhân tố tạo nên chiến thắng trông các cuộc kháng chiến chông quân Mông - Nguyên đó là: lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân, cùng với sự chỉ huy tài ba của người lãnh

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

Lần thứ 3 : Quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt trên sông Bạch Đằng. Quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng

- Bài học về sự đoàn kết vua tôi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có thể được vận dụng trong việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân