• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18A Ngày soạn : 04/1/2019

Ngày dạy: Thứ hai, ngày 7 tháng 1 năm 2019 Tập đọc

TIẾT 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Kiểm tra đọc - hiểu (lấy điểm).

- ND: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.

2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Kĩ năng đọc hiểu: trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

3. Thái độ: - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật chính của các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm “Có chí thì nên và Tiếng sáo diều”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.

- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 2 và bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài (2’)

- Trong tuần này chúng ta sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm học kì I

2. Kiểm tra tập đọc (10’)

- Cho 2 HS lên bảng bốc thăm bài đọc.

(5-7 học sinh)

- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Cho điểm trực tiếp học sinh.

3. Bài tập : Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều vào bảng sau

- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và tiếng sáo diều.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

(?) Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên ?

- Lắng nghe.

- Học sinh bốc thăm (mỗi lượt 5-7 học sinh). Học sinh về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 học sinh kiểm tra xong thì học sinh khác lên gắp thăm.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Học sinh đọc to.

- Ông trạng thả diều./ “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi./ Vẽ trứng./

Người tìm đường lên các vì sao./

Văn hay chữ tốt./ Chú đất nung./

Trong quán ăn “Ba cá bống”./Rất

(2)

- Yêu cầu tự làm bài trong nhóm.

- Nhóm xong trước dán phiếu đọc phiếu, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

nhiều mặt trăng./

- Nhóm đọc thầm các truyện kể, trao đổi làm bài.

- Đại diện lên dán phiếu, đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.

Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật Ông trạng thả diều Trinh Đường

Nguyễn Hiền nhà nghèo mà ham học.

Nguyễn Hiền.

“ Vua tàu thuỷ”

Bạch Thái Bưởi.

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.

Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lới.

Bạch Thái Bưởi.

Vẽ trứng Xuân Yên.

Lê-ô-nác-đô đa vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.

Lê-ô-nác-đô đavin-xin.

Người tìm đường lên các vì sao.

Lê Quang Long Phạm Ngọc Toan.

Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.

Xi-ôn-cốp-xki.

Văn hay chữ tốt Truyện đọc 1 (1995)

Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.

Cao Bá Quát.

Chú đất nung

(phần 1- 2) Nguyễn Kiên

Chú bé đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích, còn 2 người bột yếu ớt gặp nước suít bị tan ra.

Chú Đất Nung.

Trong quán ăn

“Ba cá Bống”

A-lếch-xây-tôn- xtôi.

Bu-na-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác.

Bu-na-ti-nô.

Rất nhiếu mặt trăng (phần 1-2)

Phơ-bơ Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác

Cô công chúa.

(3)

người lớn.

4.Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Về học các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau.

KHOA HỌC

BÀI 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Làm thí nghiệm để chứng minh:

+ Càng có nhiều kh/khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ được tiếp tục tiếp diễn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.

2. Kĩ năng: - Biết được vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.

3. Thái độ: - Biết được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- 2 cây nến bằng nhau.

- 2 lọ thuỷ tinh (1 to, 1 nhỏ)

- 2 lọ thuỷ tinh không có đáy để kê.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C:Ạ Ọ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A, Hoạt động khởi động (5’)

Không khí có ở đâu ?

Không khí có những tính chất gì ?

Không khí có vai trò gì đối với đời sống ?

*Kết luận: Không khí có vai trò như thế nào đối với sự cháy? Qua các thí nghiệm của bài học ngày hôm nay các em sẽ thấy được điều đó.

- Có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

- Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

- Không khí có ô-xi duy trì sự cháy.

- Không khí dùng làm căng bánh xe ô- tô, xe máy…

B, Ho t ạ động 1 (9’) : Vai trò c a ô-xi ủ đố ớ ựi v i s cháy.

- Làm thí nghiệm, cả lớp dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm.

- Thí nghiệm 1 (SGK):

Các em dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

- Để chứng minh bạn nào dự đoán

- Lắng nghe và phát biểu.

+ Cả hai cây nến tắt.

+ Cả hai cây nến cùng cháy bình thường.

+ Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn trong lọ nhỏ.

(4)

đúng, chúng ta cùng làm thí nghiệm.

- Gọi học sinh lên làm thí nghiệm.

- Yêu cầu quan sát và trả lời:

Hiện tượng gì đã xảy ra ?

Theo em tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ ?

Trong thí nghiệm này chúng thức ăn đã chứng minh được ô-xi có vai trò gì?

*Kết luận: (mục bạn cần biết )

- Học sinh làm thí nghiệm: Đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh vào.

+ Cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.

+ Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ.

Mà trong không khí có chứa ô-xi duy trì sự cháy.

+ Ô-xi duy trì sự cháy lâu hơn nên càng có nhiều không khí thì càng nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn.

, Ho t ạ động 2 (9’): Cách duy trì s cháy.ự - Làm thế nào để có thể cung cấp nhiều

ô-xi để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm (hình 3 SGK) Các em dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra ?

- Giáo viên làm thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm này như thế nào?

Vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong khoảng thời gian ngắn như vậy?

- Để chứng minh điều đó chúng ta cùng quan sát một thí nghiệm khác.

- Giáo viên phổ biến thí nghiệm (hình 4) - Giáo viên thực hiện thí nghiệm.

Vì sao cây nến có thể cháy bình thường?

Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?

- Nghe và quan sát.

+ Cây nến vẫn cháy bình thường.

+ Cây nến tắt trong mấy phút.

- Quan sát và trả lời.

+….là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà không cung cấp ô-xi tiếp.

- Quan sát hiện tượng xảy ra.

+ Do được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ và cung cấp ô-xi nên nến cháy được.

+ Cần liên tục cung cấp không khí vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục.

D, Ho t ạ động 3 (9’): ng d ng liên quan Ứ ụ đế ựn s cháy.

- Nhóm quan sát hình 5 và trả lời câu hỏi:

Bạn nhỏ đang làm gì ? Làm như vậy để làm gì ?

- Quan sát, thảo luận, cử đại diện trình bày.

+ Đang dùng ống nứa thổi không khí vào bếp củi.

+ Để không khí ở trong bếp được cung cấp liên tục, bếp sẽ không tắt khi khí ô- xi bị mất đi.

(5)

- Giáo viên tổng hợp ý kiến.

Trong lớp mình bạn nào có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt?

Khi muốn dập tắt lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm như thế nào ?

E, Củng cố dặn dò (3’)

- Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy?

- Làm thế nào để có thể duy trì sự cháy ?

+ Thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.

+ Muốn cho ngọn lửa trong bếp than không bị tắt, có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào bếp.

+ Bếp củi có thể dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa.

+ Bếp than thì có thể dùng nắp đậy kín nắp lò hoặc cửa lò lại.

- HS trả lời.

TOÁN

TIẾT 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 và không chia hết cho 9, cho 3.

2. Kĩ năng: - Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 và không chia hết cho 9, cho 3 để giải các bài toán có liên quan

3. Thái độ: - Hs yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C:Ạ Ọ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2 HS lên bảng Y/C nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

B. Dạy học bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài (2’):

Bài học hôm nay giúp các em nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3

2. Tìm các số chia hết cho 9

* Dấu hiệu chia hết cho 9

a)Y/C tìm các số chia hết cho 9, số không chia hết cho 9?

- GV ghi thành 2 cột, cột số chia hết cho 9 và cột số không chia hết cho 9

(?) Em đã tìm số chia hết cho 9 ntn?

- HS nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.

- HS nghe.

VD: 10 : 2 = 5 ; 32 : 2 = 16 ; ...

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS nêu 2 số, một số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9

+ Em suy nghĩ một số bất kỳ rồi chia cho 9

(6)

- Y/C đọc lại các số chia hết cho 9.

- GV: các số chia hết cho 9 cũng có dấu hiệu đặc biệt, chúng ta sẽ tìm dấu hiệu này

b) Dấu hiệu chia hết cho 9

- Y/C đọc và tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 đã tìm được.

- Y/C tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9

(?) Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?

*GV: Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9 dựa vào đó chúng ta có dấu hiệu chia hết cho 9.

- Y/C HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.

- Y/C tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9

(?) Tổng các chữ số của số này có chia hết cho 9 không?

- Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9 hay không chia hết cho 9 ta làm ntn?

- Ghi bảng, HS đọc và ghi nhớ dấu hiệu.

3. Luyện tập, thực hành.

Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9

99;1999;108;5643;29385

- Y/C HS tự làm bài sau đó gọi HS báo cáo trước lớp.

(?) Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9?

+ Dựa vào bảng nhân 9 để tìm + Lấy ví dụ bất kỳ nhân với 9 được một số chia hết cho 9....

- HS đọc

- HS phát biểu ý kiến.

- HS tính tổng các chữ số của từng số. VD:

27. 2 + 7 = 9; 81. 8 + 1 = 9;

54. 5 + 4 = 9; ...

873. 8 + 7 + 3 = 18; ...

- HS phát biểu ý kiến.

- HS phát biểu ý kiến, lớp theo dõi và nhận xét

- HS làm vào nháp.

- Tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.

- Ta tính tổng các chữ số của nó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9, nếu tổng các chữ số của nó không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9

- HS thực hiện Y/C

- HS làm bài vào VBT.

- Các số chia hết cho 9 là 99, 108, 5643, 29385, vì các số này có tổng các chữ số chia hết cho 9.

Số 99. 9 + 9 = 18.

18 chia hết cho 9 Số 108. 1 + 8 = 9.

9 chia hết cho 9

Số 5643. 5 + 6 + 4 + 3 = 18 18 chia hết cho 9

Số 29385. 2 + 9 + 3 + 8 + 5 = 27 27 chia hết cho 9

(7)

Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9

96;108;7853;5554;1097 - Tiến hành tương tự bài 1

Bài 3: Viết hai số có 3 chữ số và chi hết cho 9

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

(?) Các số cần viết cần thoả mãn với các điều kiện nào của bài ?

- Y/C HS tự làm bài tập vào vở

- GV theo dõi nhận xét đúng sai cho từng HS

Bài 4: Tìm chữ số thích hợp vào ô trống để được số chia hết cho 9 - Gọi 1 HS đọc đề bài.

(?) Bài tập Y/C chúng ta làm gì?

- Y/C HS cả lớp làm bài tập.

- Y/C HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng sau đó Y/C 3 HS vừa giải thích cách tìm số của mình.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

C. Củng cố dặn dò (3’)

- Y/C HS nhắc lại kết luận về dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 và làm bài tập số 3,4 trang 98 và chuẩn bị bài sau

- Các số không chia hết cho 9 là 96, 7853, 5554, 1097 vì tổng các chữ số của số này không chia hết cho 9.

Số 96. 9 + 6 = 15 : 9 = 1 (dư 6).

Số 7853. 7 + 8 + 5 + 3 = 23 : 9 = 2 (dư 5).

Số 5554. 5 + 5 + 5 + 4 = 19 : 9 = 2 (dư 1).

Số 1097. 1 + 9 + 7 = 17 : 9 = 1 (dư 8).

- Đọc yêu cầu bài tập.

+ Là số có 3 chữ số.

+ Là số chia hết cho 9.

- HS làm bài sau đó tiếp nối nhau đọc số của mình trước lớp.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9.

- HS lên bảng bài làm, mỗi HS thực hiện điền số vào một ô trống, HS cả lớp làm bài tập.

31 5 ,

 

135, 2

 

2 5,

HS trả lời VD ta có 31 để 31

chia hết cho 9 thì 3 + 1 +  phải chia hết cho 9.

Ta có 3+1 = 4, 4 + 5 = 9, 9 chia hết cho 9 vậy ta điền số 4 vào 

- Về nhà học bài và làm bài tập.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(8)

TIẾT 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Kiểm tra đọc – hiểu (lấy điểm)

2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

3. Thái độ: - Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nhân vật.

- Sử dụng các thành ngữ tục ngữ phù hợp vời các tình huống cụ thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1) III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C: Ạ Ọ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài (2’)

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.

2. Kiểm tra đọc (Tiến trình tương tự tiết 1)

3. Ôn luyện về kĩ năng đặt câu : Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật em đã biết qua bài tập đọc

- Gọi đọc yêu cầu và mẫu.

- Gọi trình bày.

- Sửa lỗi dùng từ và câu văn cho học sinh.

VD:

a) Từ xưa tới nay, nước ta chưa có người nào đỗ trạng nguyện từ năm 13 tuổi như Nguyễn Hiền./ Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.

b) Lê-ô-nác-đô vin-xin kên trì vẽ hàng trăm lần quả trứng mới thành danh hoạ.

c) Xi-ôn-cốp-xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ.

d) Cao Bá Quát rất kì công luyện chữ.

e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lới.

4. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ : Chọn thành ngữ, tục ngữ nào để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3:

- Học sinh đọc to.

- Tiếp nối đọc câu văn đã đặt.

- Học sinh đọc to.

- Học sinh cùng bàn trao đổ, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.

- Học sinh trình bày, nhận xét.

a) Nếu bạn em có quyết tâm học tập. rèn luyện cao ?

* Có chí thì nên.

*Có công mài sắt, có ngày nên kim.

* Người có chí thì nên. Nhà có nền

(9)

- Yêu cầu trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.

- Gọi trình bày và nhận xét.

3. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dăn ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.

thì vững.

b) Nếu bạn nản lòng khi gặp khó khăn ?

* Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

* Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

* Thất bại là mẹ thành công.

* Thua keo này, bày keo khác.

c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác ?

* Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận vành tròn mới thổi.

* Hãy lo bền chí câu cua

Dù ai dẫm chạch, câu rùa mặc ai.

* Đứng núi này trông núi nọ.

- Nhận xét cho điểm học sinh nói tốt

- Hs lắng nghe

Ngày soạn : 05/01/2019

Ngày dạy: Thứ ba, ngày 8 tháng 1 năm 2019 CHÍNH TẢ

TIẾT 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 3 ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kĩ ăng đọc hiểu 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút biết ngắt hơi, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

3. Thái độ: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Đôi que đan II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài trang 113 và hai cách kết bài trang 122 / SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1,Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

-Nêu mục tiêu tiết học và ghi sẵn bài lên bảng.

b) Kiểm tra đọc:

-Kiểm tra học sinh cả lớp .

-Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

-Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo

-HS lắng nghe.

-Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài ( mỗi lần từ 5 - 7 em ) HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút

(10)

chỉ định trong phiếu học tập .

-Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc .

-Theo dõi và ghi điểm theo thang điểm qui định của Vụ giáo dục tiểu học . -Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại .

c) Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện. :

Cho đề tập làm văn sau: Kể chuyện ông Nguyễn Hiền . Em hãy viết a, Phần mở bài theo kiểu gián tiếp b, Phần kết bài theo kiểu mở rộng -Gọi HS đọc yêu cầu.

-Yêu cầu HS đọc truyện Ông trạng thả diều.

-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.

-Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

-Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.

. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu .

-Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu .

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .

-1 HS đọc thành tiếng.

-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.

-2 HS nối tiếp nhau đọc.

+Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

+Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

+Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.

+Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.

-HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.

-3 đến 5 HS trình bày.

Ví dụ:

a) Mở bài gián tiếp:

Ông cha ta thường nói Có chí thì nên, câu nói đó thật đúng với Nguyễn Hiền- Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông phải bỏ học vì nhà nghèo nhưng vì có chí vươn lên ông đã tự học. Câu chuyện như sau:

Nước ta có những thành đồng bộc lộ từ nhỏ. Đó là trường hợp của chú bé Nguyễn Hiền. Nhà ông rất nghèo, ông phải bỏ học nhưng vì là người có ý chí vươn lên ông đã tự học và đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra

(11)

2.Củng cố, dặn dò:

-Nhận xét tiết học.

-Dặn HS về nhà viết lại BT 2 và chuẩn bị bài sau.

vào đời vua Trần Nhân Tông.

b) Kết bài mở rộng:

Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò. Chúng ta ai cũng nguyện cố gắng để xứng danh con cháu Nguyễn Hiền Tuổi nhỏ tài cao.

Câu chuyện về vị trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta làm em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên, Có công mài sắc có ngày nên kim

- Hs lắng nghe

TOÁN

TIẾT 87: DÂU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

2. Kĩ năng: - Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.

3. Thái độ: - Hs yêu thích môn học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, Vbt.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C: Ạ Ọ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I, Kiểm tra bài cũ: 5p

-Gọi HS lên bảng làm bài tập.

-Cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.

-GV nhận xét, ghi điểm.

II, Bài mới:

a/.Giới thiệu : 1p

Bài học hôm nay giúp các em nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3.

b/.Dạy – học bài mới:

-Hỏi học sinh bảng chia 3 ?

-Ghi bảng các số trong bảng chia 3 3 ;9 ;12; 15;18 ;21 ;24; 27; 30

-Yêu cầu cả lớp cùng tính tổng các chữ số ở mỗi số

-Giáo viên ghi bảng chẳng hạn :

-2 HS làm.

-Vài HS nêu.

-HS ở dưới nhận xét.

-HS nghe.

-Hai học sinh nêu bảng chia 3.

-Tính tổng các số trong bảng chia 3.

-Quan sát và rút ra nhận xét .

(12)

12 = 1 + 2 = 3 .

Vì 3 : 3 = 1 nên số 12 chia hết cho 3 27= 2 + 7 = 9.

+ Vì 9 : 3 = 3 nên số 27 chia hết cho 3 -Đưa thêm một số ví dụ các số có 2 hoặc 3 , 4 chữ số để học sinh xác định .

-Ví dụ : 1233, 36 0 , 2145 ,

+ Yêu cầu HS tính tổng các chữ số này và thực hiện phép chia cho 3 rồi đưa ra nhận xét

-Tổng hợp các ý kiến học sinh gợi ý rút ra qui tắc về số chia hết cho 3 .

-Giáo viên ghi bảng qui tắc . -Gọi hai em nhắc lại qui tắc

* Bây giờ chúng ta tìm hiểu những số không chia hết cho 3 có đặc điểm gì ?

-Yêu cầu cả lớp cùng tính tổng các chữ số mỗi số ở cột bên phải

-Giáo viên ghi bảng chẳng hạn :

25 = 2 + 5 = 7 ; 7 : 3 = 2 dư 1 245 = 2 + 4 + 5 = 11 ; 11 : 3 = 3 dư 2

+ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét .

+ Vậy theo em để nhận biết số chia hết cho 3 ta căn cứ vào đặc điểm nào ? c) Luyện tập:

Bài 1 : Trong các số sau, số nào chia hết cho 3

-Gọi 1 em nêu đề bài xác định nội dung đề .

+ Yêu cầu lớp cùng làm mẫu 1 bài . 231 = 2 + 3 + 1 = 6 vì 6 là số chia hết cho 3 nên số 231 chia hết cho 3 .

-Gọi hai học sinh lên bảng ghi kết quả.

-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.

-Giáo viên nhận xét bài học sinh .

Bài 2 : Trong các số sau, số nào không chia hết cho 3

-Gọi một em nêu yêu cầu đề bài -Yêu cầu lớp làm vào vở.

-Gọi một em lên bảng chữa bài . + GV hỏi :

+ Những số này vì sao không chia hết cho

-Các số này đều có tổng các chữ số là số chia hết cho 3 .

- Tiếp tục thực hiện tính tổng các chữ số của các số có 3 , 4 chữ số . -Các số này hết cho 3 vì các số này có tổng các chữ số là số chia hết cho 3.

*Qui tắc : Những số chia hết cho 3 là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 3 .

*Nhắc lại từ hai đến ba em

+ HS tính tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét :

" Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3"

+ 3 HS nêu .

-Một em nêu đề bài xác định nội dung đề bài.

+ 1HS đứng tại chỗ nêu cách làm , lớp quan sát .

-Lớp làm vào vở .Hai em chữa bài trên bảng.

-Những số chia hết cho 3 là : 231 , 1872 , 92313.

-Học sinh khác nhận xét bài bạn.

-Một em đọc đề bài . -Một HS chữa bài .

-Số không chia hết cho 3 là : 502 , 6823 , 55553 , 641311.

+ Vì các số này có tổng các chữ số không phải là số chia hết cho 3.

-Em khác nhận xét bài bạn . - 1 HS đọc thành tiếng .

(13)

3?

-Gọi em khác nhận xét bài bạn -Nhận xét bài làm học sinh .

*Bài 3 : Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 3

-Yêu cầu HS đọc đề .

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Yêu cầu HS tự làm bài .

- Gọi 2 HS đọc bài làm .

-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

*Bài 4 : Tìm chữ số thích hợp để điền vào ô trống để được số chia hết cho 3 -Yêu cầu HS đọc đề .

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Yêu cầu HS tự làm bài .

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài .

-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

III, Củng cố - Dặn dò:

--Hãy nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 3.

-Nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về nhà học và làm bài.

- Viết số có 3 chữ số chia hết cho 3 -HS cả lớp làm bài vào vở .

- Các số chia hết 3 là : 150;

321 ;783 .

-HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh

- 1 HS đọc thành tiếng .

- Tìm chữ số thích hợp để điền vào ô trống để được số chia hết cho 3 . -HS cả lớp làm bài vào vở .

- Các số cần điền lần lượt là : 1; 2

; 5 để có các số : 561 ; 792 ; 2535 -HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh

-Vài em nhắc lại nội dung bài học -Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại.

Đạo đức

THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - Củng cố cho HS kĩ năng, những chuẩn mực đạo đức cơ bản: hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Biết ơn thầy cô giáo, yêu lao động.

2. Kĩ năng : - Giáo dục HS lòng biết ơn ông bà, cha mẹ , thầy cô giáo.

3. Thái độ : - Học sinh biết xử lí các tình huống cụ thể II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ :

- Tại sao chúng ta phải yêu quý người lao động?

- Nêu những biểu hiện thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động.

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới ( 30p)

- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.

(14)

* Bài 1

- GV nêu yêu cầu - HS làm việc cá nhân - Nối tiếp trình bày - Lớp nhận xét - * GV kết luận

- GV nêu tình huống, hs trả lời, lớp trao đổi thảo luận

+ HS đến phòng thi muộn giờ…

+ Hành khách đến muộn giờ tàu chạy…

+ Người bệnh đưa đến bệnh viện chậm…

* Bài 2

- Bài tập yêu cầu gì ? - HS làm việc cả lớp - Nối tiếp phát biểu

- HS liên hệ thực tế rồi phát biểu - Lớp + GV nhận xét

* Bài 3

- Bài tập yêu cầu gì?

- HS làm việc cá nhân - Lớp nhận xét

GV chốt: Những phẩm chất đáng quý ở mỗi người : Kính yêu, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết ơn thầy cô giáo; yêu lao động.

* Luyện tập:

- GV chia lớp thành 6 nhóm; các nhóm tự xây dựng tình huống để thể hiện nội dung của 3 bài đạo đức đã ôn: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Biết ơn thầy cô giáo; Yêu lao động.

- Các nhóm trưởng phân vai, các thành viên trong nhóm nghĩ lời thoại và cách thể hiện.

- Lần lượt các nhóm thể hiện. HS khác nhận xét, góp ý.

- GV định hướng cách ứng xử đúng để

* Bài 1:

a, Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?

Chúng ta phải tiết kiệm thờ giờ ntn?

- Thời giờ là thứ quý nhất vì khi nó đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Do đó chúng ta cần phải biết sử dụng tgiờ vào việc có ích một cách hiệu quả.

b, Theo em điều gì sẽ xảy ra với mỗi tình huống sau:

sẽ không được vào phòng thi.

nhỡ tàu không đi thi được.

có thể bị tử vong.

Bài 2:

a, Tại sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

b, Hãy kể một câu chuyện, đọc thơ, ca dao tục ngữ có nội dung trên.

c, Em hãy nêu những việc làm hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ.

Bài 3:

a, Tại sao phải kính trọng thầy cô giáo?

b, Hãy kể những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.

(15)

HS học tập.

C. Củng cố dặn dò ( 5p) - GV nhận xét giờ học

- Về: Tiếp tục ôn các bài trong sgk

Kĩ thuật

CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( TIẾT 4) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Ôn tập tổng kết phần cắt, khâu thêu.

- Hoàn thành sản phẩm thực hành HS đã chọn ở tiết trước.

- Trưng bày sản phẩm

2. Kĩ năng: - Rèn ý thức cẩn thận cho HS

3. Thái độ: - HS thấy thích sản phẩm của mình làm ra II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh quy trình

- Mẫu khâu, thêu đã học

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C:Ạ Ọ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. KTBC( 5')

- Yêu cầu HS lấy những sản phẩm đã và đang thực hành từ tiết học trước ra để kiểm tra.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài ( 1') 2. Nội dung bài mới

* Hoạt động 1: Cả lớp( 15') - HS hoàn thiện nốt sản phẩm

- GV quan sát, hướng dẫn bổ sung những HS còn lúng túng.

? Sản phẩm gì? Khó thực hiện nhất là phần nào? Tại sao?

? Em sử dụng mũi khâu thêu nào? Vị trí?

Tác dụng?

- Mỗi tổ chọn từ 3 - 5 sản phẩm để trưng bày

* Hoạt động 2: Cả lớp( 15') - HS trưng bày sản phẩm - Bình chọn theo tiêu chí

- Tuyên dương sản phẩm đẹp nhất

Hs chuẩn bị đồ dùng

1. Hoàn thiện sản phẩm - HS hoàn thiện sản phẩm - Chọn sản phẩm trưng bày

2. Trưng bày sản phẩm

* Tiêu chí đánh giá:

- Hoàn thành sản phẩm:

+ Sản phẩm có nhiều sáng tạo

+ Thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu + Sản phảm đẹp

- Chưa hoàn thành

+ Sản phẩm khâu, thêu chưa xong + Sản phẩm thêu mắc nhiều lỗi

(16)

3. Củng cố dặn dò( 4') - Nhận xét giờ học

- Cho HS quan sát học tập những sản phẩm đẹp, đã hoàn chỉnh.

- Chuẩn bị bài sau

+ Đường khâu thêu xấu

- Hs lắng nghe

THỰC HÀNH TOÁN Ngày soạn : 06/01/2019

Ngày dạy: Thứ tư, ngày 9 tháng 1 năm 2019 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 4) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Kiểm tra hs về kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng làm tập về luyện từ và câu.

2. Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học về tập đọc và luyện từ và câu, để làm bài kiểm tra.

3. Thái độ: Giaos dục học sinh tính tự giác , tích cực và tự chủ trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.(như tiết 1).

- Bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ trang 145 và 170 trong sách giáo khoa.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C: Ạ Ọ 1. Giới thiệu bài (2’)

- Nêu mục tiêu và ghi bài lên bảng.

2. Kiểm tra bài đọc

- Tiến hành tương tự tiết 1.

3. Ôn luyện về văn miêu tả

Cho đề tập làm văn sau: Tả một đồ dùng học tập của em

a, Hãy quan sát đồ dùng ấy và chuyển kết quả quan sát thành dàn ý

b, Hãy viết :

- Phần mở bài theo kiểu gián tiếp - Phần kết bài theo kiểu mở rộng - Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.

- Yêu cầu tự làm bài. Giáo viên nhắc học sinh:

* Đây là bài văn miêu tả đồ vật.

- Học sinh đọc thành tiếng, yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Học sinh đọc to.

- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết bài.

- Học sinh trình bày.

a) Mở bài:

* Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới. ( do ông tặng nhân dịp sinh nhật…..)

b) Thân bài:

(17)

* Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm nhứng đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.

* Không nên miêt tả quá chi tiết, rườm rà.

- Gọi học sinh trình bày. Giáo viên ghi nhanh ý chính lên dàn ý lên bảng.

- Gọi học sinh đọc mở bài và kết bài.

- Sửa lỗi dùng từ và diễn đạt cho học sinh.

3. Củng cố dặn dò (3’):

- Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút; chuẩn bị kiểm tra định kì.

* Tả bao quát bên ngoài.

+ Hình dáng thon, mảnh, trong như cái đũa, vát ở trên,….

+ Chất liệu: bằng sắt (nhựa, gỗ….) rất vừa tay.

+ Màu nâu đem (xanh, đỏ,…) không lẫn với bút của ai.

+ Nắp bút cũng bằng sắt (gỗ, nhựa…) đậy rất kín.

+ Hoa văn trang trí là hình chiếc lá che (siêu nhân, em bé,….)

+ Cái cài bằng thép trắng (nhựa xanh, nhựa đỏ…..)

* Tả bên trong.

+ Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.

+ Nét trơn đề, thanh đậm.

c) Kết bài:

* Tình cảm của mình với chiếc bút.

TOÁN

TIẾT 88: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9,dấu hiệu chia hết cho 3,vừa chia hết cho 2vừa chia hết cho 5.Vừa chia hết cho 2,vừa chia hết cho3 trong một số tình huống đơn giản.

2. Kĩ năng: -VVận dụng dấu hiệu chia hết viết số chia hết cho 2,3,5,9 và giải toán 3.Thái độ: HS chăm học

- TT: Có tính cẩn thận, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ  :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ( 5P)

-Gọi HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.

-Cho HS lên viết 3 số có 3 chữ số chia

- 4HS nêu-HS khác nhận xét -2HS lên viết, HS khác viết nháp.

(18)

hết cho 9,3

-GV nhận xét –ghi điểm.

2.Bài mới ( 30 P) a, Giới thiêu bài

Giờ học toán hôm nay, các em sẽ được củng cố kĩ năng về dấu hiệu chia hết cho 2 cho 5 và cho 3 và 9 đã học.

b) Luyện tập , thực hành Bài 1: Trong các số

3451;4563;2229;3576;66816 a, số nào chia hết cho 3 b, số nào chia hết cho 9

c, số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9

-Gọi HS đọc đề bài

-yêu cầu HS nêu cách làm , sau đó cho HS tự làm bài vào vở nháp.

-Yêu cầu một số em nêu miệng các số chia hết cho 3 và chia hết cho 9. Những số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 theo yêu cầu

+ GV hỏi :

-Tại sao các số này lại chia hết cho 3 ? - Tại sao các số này lại chia hết cho 9 ? -GV cùng cả lớp nhận xét và rút kết quả đúng

Bài 2 : Tìm chữ số thích hợp viết vào chỗ trống sao cho

-Gọi HS đọc đề bài.

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Cho 3 hs lên làm,HS khác làm vở.

-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

Bài 3.

-Yêu cầu HS đọc đề .

Câu nào đúng câu nào sai :……

-Một em đọc đề

-3HS làm bảng lớp, HS khác làm nháp.

-Cả lớp nhận xét-sửa bài.

các số chia hết cho 3 là: 4563; 2229;

66816.

+các số chia hết cho 9 là: 4563 ; 66816

+Số 2229 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

+ HS trả lời .

-Một HS đọc đề.

+ Tìm số thích hợp điền vào ô trống để được các số :

a/ Chia hết cho 9 . b/ Chia hết cho 3 .

c/ Chia hết cho 2 và chia hết cho 3 . + HS tự làm bài .

- 2 - 3 HS nêu trước lớp . + Chia hết cho 9 : 945

+ Chia hết cho 3 : 225 ;255 ; 285.

+ Số chia hết cho 3 và chia hết cho 2 là : 762;768

-HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.

- 1 HS đọc thành tiếng . + HS tự làm bài vào vở .

(19)

a/ Số 13 465 không chia hết cho 3(Đ) b/ Số 70 009 không chia hết cho 9(S) c/ Số 78 435 không chia hết cho 9(S) d/ Số có chữ số tận cùng là số 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 (Đ).

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

-Yêu cầu HS tự làm bài .

-GV cho hS tự làm bài rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.

Bài 4 : Với 4 chữ số 0;6;1;2

a, Hãy viết ít nhất ba số có ba chữ số và chia hết cho 9

b, Hãy viết một số có ba chữ số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9

Cho HS nêu đề bài,Suy nghĩ nêu cách làm

+ Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài . GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh nắm được hướng làm bài .

+ Đặt các câu hỏi gợi ý :

-Muốn biết những số nào chia hết cho 9 thì số đó cần điều kiện gì ?

+ Vậy ta phải chọn 3 chữ số nào để lập nên số chia hết cho 9 đó ?

Yêu cầu HS tìm và lập các số còn lại . + Mục b .

- Số cần viết phải thoả mãn điều kiện gì

?

Vậy tổng các chữ số chỉ có thể là số 3 và số 6 .

+ Vậy ta phải chọn 3 chữ số nào để lập ra các số đó.

-GV nhận xét và cho điểm HS.

3.Củng cố –dặn dò ( 5p)

-HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9

-dặn HS về nhà làm VBT toán và xem trước bài luyện tập chung.

- Là các chữ số : 6 ; 1 ; 2 ; ( 612 ; 621

; 126 ; 162 ; 261 ; 216 )

-Tổng các chữ số là số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9

+ Hai HS nêu kết quả .

+ Là các chữ số : 0 ; 1 ; 2 ( 120 ; 210 ; 102 ; 201 )

- Hs trả lời - Lắng nghe

THỨ 5, 6 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

(20)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm ví dụ về tinh thần lạc quan, yêu đời : - Người chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm vẫn tin vào thắng lợi của cách mạng, vui sống để tiếp tục chiến đấu ( như Bác Hồ

- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2). Góp

Đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập) của em... Em hãy nhắc lại ghi nhớ của bài văn miêu tả đồ vật ? 1. Có thể mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và

Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.. Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn

Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.Em yêu cầu bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài..c. Bạn đến thăm

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS Trâm 1. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. HS trao đổi trong nhóm. Câu chuyện

• Khi nói lời yêu cầu, đề nghị với bạn, con cần nói nhỏ đủ nghe để bạn dễ tiếp thu và không làm bạn mất lòng... Viết câu

- Phân biệt được hai cách kết bài : kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng, viết được kiểu mở bài gían tiếp, đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên