• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngân hàng câu hỏi môn lịch sử 9 học kỳ 2 năm học 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngân hàng câu hỏi môn lịch sử 9 học kỳ 2 năm học 2020-2021"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN: LỊCH SỬ 9

Câu 1 (Nhận biết) Ở Quảng Châu (Trung Quốc) ,Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức yêu nước nào vào tháng 6/1925 ?

A-Tâm tâm xã

B-Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên . C-Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa . D-Đảng Cộng sản Việt Nam . Đáp án :B

Câu 2: (Thông hiểu) Em trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 đến năm 1925 ?

Đáp án :

Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917-1923 )

-Tháng 6- 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đền Hội nghị Véc xai đòi quyền tự dân chủ,quyền bình đẳng và tự quyết cho dân tộc Việt Nam.

- Tháng 7-1920,Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê- Nin -> Tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam-Con đường cách mạng vô sản

- Tháng 12-1920, Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp , đánh dấu bước ngoặt trong qua trình hđộng cách mạng của Người từ chủ nghĩayêu nước đến chủ nghĩa Mác Lê-nin .

- Năm 1921, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

-Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ,viết bài cho báo Nhân đạo. viết Bản án chế độ thực dân Pháp... -> các sách báo trên bí mật gửi về Việt Nam .

Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô ( 1923-1924).

- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

-Trong thời gian ở Liên Xô Người vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập ,viết bài cho báo Sự thật và Tạp chí thư tín quốc tế .

- 1924, Người dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản,Ngưòi phát biểu tham luận nhiều vấn đề quan trong .

-> Những quan điểm cơ bản được Người tiếp nhận và truyền về nước là bước chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời chính Đảng vô sản .

Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc ( 1924-1925).

- Cuối năm 1924, Người về Quảng Châu(Trung Quốc).

- Tháng 6-1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn .

Chủ trương: Nhằm đào tạo cán bộ cách mạng CM ,truyền bá chủ nghĩa Mác lênin ,chuẩn bị về tổ chức thành lập chính đảng vô sản Việt Nam

-Người mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ.

- Cho xuất bản báo thanh niên (1925), in cuốn Đường Kách mệnh (năm 1927) -> bí mật gửi về nước .

Câu 3 : (Vận dụng) Vai tròcủa Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1925 ?

Đáp án :

- Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước

- Chuẩn bị về tư tưởng ,chínhtrị và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam . Câu 4 (Nhận biết) Thành phần chính của tổ chức Tân Việt cách mạng đảng là?

A-Giai cấp công nhân

B-Giai cấp địa chủ phong kiến

(2)

C-Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước . D-Giai cấp nụng dõn .

Đáp án :C

Câu 5 : (Thông hiểu) Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được ra đời ở đâu ? A-Số nhà 312 phố Khâm Thiên –Hà Nội .

B-Số nhà 5D phố Hàm Long –Hà Nội C-Số nhà 48 phố Hàng Ngang-Hà Nội . D-Cửu Long –Hương Cảng –Trung Quốc . Đáp án :B

Câu 6 (Vận dụng) Tại sao chỉ trong thời gian ngắn ,ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt nam ?

Đáp án :

- Là do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng nước ta ,đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản đòi hỏi cấp thiết phải có một đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo phong trào .

Câu 7 (Nhận biết) Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ở đâu ? A-Hà Nội C-Hương Cảng –Trung Quốc

B-Pa-ri D-Mát-xcơ –va Đáp án: C

Câu 8 (Thông hiểu) Trình bày hoàn cảnh ,nội dung ,ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng ? Đáp án :

Hoàn cảnh :

- Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời, song lại hoạt động riêng rẽ ,tranh giành anh hưởng với nhau có tác động xấu tới phong trào cách mạng -> Yêu cầu cấp bách phải có một Đảng thống nhất .

- Nguyễn Aí Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản tại Cửu Long-Hương Cảng- Trung Quốc (Từ ngày 06-01-1930).

* Nội dung hội nghị :

-Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam.

- Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn ái Quốc khởi thảo.

Chính cương vắn tắt ,sách lược vắn tắt là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .

*ý nghĩa :

- Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng .

- Chính cương vắn tắt ,sách lược vắn tắt là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc : là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, đề ra dường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.

Câu 9 (Vận dụng)

Phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ? Đáp án :

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dõn tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác –lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của c ỏch mạng Việt Nam ,khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách m ạng

-Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới .

-Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam

(3)

Câu 10 (Nhận biết) Nội dung nào không phải kết quả của phong trào Xô viết –Nghệ Tĩnh ? A-Làm tê liệt bộ máy chính quyền thực dân ,phong kiến ở nhiều huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh .

B-Quần chúng thực hiện quyền làm chủ ở các địa phương ở Nghệ An ,Hà Tĩnh .

C-Thành lập các Xô viết làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân ở các địa phương ở Ngệ An ,Hà Tĩnh .

D-Thành lập được chính quyền trong cả nước Đáp án :D

Câu 11 (Thông hiểu)Cao trào cách mạng 1930-1931 nổ ra trong hoành cảnh nào ? Đáp án :

Kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới :

Sản xuất nông –công nghiệp bị suy sụp ;Xuất nhập khẩu đình đốn ,hàng hoá khan hiếm . Về xã hội:

- Đời sống mọi tầng lớp, giai cấp đều bị ảnh hưởng...

-Pháp còn đẩy mạnh khủng bố ,đàn áp ..,làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ta lên cao .

Câu 12 (Vận dụng) Căn cứ vào đâu để nói rằng Xô viết Nghệ -Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng do Đảng lãnh đạo ?

Đáp án :

Chính quyền Xô Viết được thành lập .Các Ban Chấp hành Nông hội do các Chi Bộ đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xó hội ở nông thôn ,làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết

Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở 2 tỉnh Nghệ –Tĩnh.

+Chính quyền cách mạng đã kiên quyết chấn áp bọn phản cách mạng ,bãi bỏ các thứ thuế ,thực hiện quyền tự do dân chủ ,chia lại ruộng đất cho nhân dân

Đó là chính quyền của dân do dân và vì dân .

Câu 13 (Vận dụng) Đại hội lần VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) đè ra chủ trương thàh lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm mục đích gì ?

A-Chống phát xitt ,chống chiến tranh thế giới ,bảo vệ hòa bình . B-Chống đế quốc ,thực dân

C-Ủng hộ phong trào giải phúng dân tộc thế giới D-Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa Đáp án : A

Câu 14 (Thông hiểu) Ý nghĩa lịch sử của phong trào dõn chủ trong những năm 1936- 1939?

Đáp án : Qua phong trào :

-Trình độ chính trị, công tác của cán bộ ,Đảng viên được nâng cao .Uy tín của Đảng được mở rộng .

-Quần chúng được tập dựot đấu tranh ,một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.

-Phong trào là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám . Câu 15 (Nhận biết) Sự kiện lịch sử quan trọng nhất diễn ra vào ngày 2/9/1945 Là : A-Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ,khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa B-Bác Hồ đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến .

Hội nghị quân sự Bắc Kì họp

D-Ra chỉ thị lịch sử “Nhật –Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta . Đáp án : A

Câu 16 (NB) Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám ?

Đáp án :

(4)

ý nghĩa:

Đối với dân tộc:

-Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật –Pháp ,lật đổ ngai vàng phong ki ến .

-Lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ,đưa nước ta trở thành một nớc độc lập ,mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc –kỉ nguyên độc lập -tự do .

Đối với quốc tế:

Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ,góp phần củng cố hoà bình ở khu vực Đô ng Nam Á và trên toàn thế giới .

Nguyên nhân thắng lợi.

-Dân tộc ta cú truyền thống yêu nước sâu sắc ,khi có Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất ngọn cờ cứu nước thì được mọi nguời hưởng ứng .

-Có khối liên minh công-nông vững chắc ,tập hợp đư ợc mọi lực lượng nư ớc trong mặt trận dâ n t ộc thống nhất rộng rãi.

-Có Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo tài tình đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Điều kiện quốc tế thuận lợi,Liên Xô và các nước Đông minh đánh bại phát xít Đức -Nhật Câu 17 (NB) Cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào ?

A-Ngày 3/9/1945 C-Ngày 2/9/1946 B-Ngày 6/1/1946 D-Ngày 2/9/1947 Đáp án : B

Câu 18 (Thông hiểu , kiến thức đến tuần 24,thời gian đủ để làm 1 phút) Chọn đáp án đúng nhất trong câu trả lời sau :

Tại sao ta kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 với Pháp?

A-Tránh tình trạng cựng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù . B-Tập trung lực lượng để đánh Tưởng

C-Nhờ vào Anh để chống Tưởng D- Đầu hàng Tưởng .

Đáp án : A

Câu 18 (Thông hiểu) Sau chiến dịch Việt Bắc ,Pháp buộc phải thay đổi chiến lược như thế nào ?

A-Chuyển từ đánh nhanh ,thắng nhanh sang đánh lâu dài . B-Chuyển sang đàm phán với ta

C-Cầu viện trợ Mĩ

D-Từng bước rút quân về nước Đáp án :A

Câu 20 (Nhận biết) Hiệp định Giơ -ne -vơ được kí kết vào ngày tháng năm nào ? A-Ngày 21-5-1954 B-Ng ày 7-5-1954

C-Ngày 21-7-1954 D-Ngày 27-5-1954 Đáp án : C

Câu 21 (Thông hiểu) Sự kiện nào quyết định đánh dấu kết thúc thực dân Pháp xâm lược nước ta ?

Đáp án : Hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 22 (Thông hiểu) Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

ở miền Nam (1961-1965” là gì ? Đáp án :

Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ :

-Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ ,được tiến hành bằng quân đội tay sai ,do “cố vấn”Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí ,trang bị ,kĩ thuật ,phương tiện chiến tranh Mĩ .

(5)

Âm mưu cơ bản là dùng người Việt đánh người Việt . Thủ đoạn :

-Chúng mở các cuộc hành quân càn quét ,tiêu diệt lực lượng cách mạng

-Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lựoc”,nhằm tách dân khỏi cách mạng ,tiến tới bình định miền Nam.

-Chúng tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc,phong toả biên giới nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam .

Câu 23 (Nhận biết) Thắng lợi nào mở đầu quân dân ta chống “Chiến tranh cục bộ’’

A-Ấp Bắc B-Vạn Tường C-Bình Giã D-Đồng Xoài Đáp án : B

Câu 24 (Thông hiểu) Âm mưu và hành động của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968) ?

Đáp án :

- Sau thất bại của "Chiến lược chiến tranh đặc biệt" Mĩ chuyển sang ''Chiến lược chiến tranh cục bộ" (1965-1968) .

- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân .

Hành động :

-Dựa vào ưu thế quân sự ,Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt”vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng.Ngãi)

-Tiến hành 2 cuộc phản công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng các cuộc hành quân

“tìm diệt”và “Bình định”.

Câu 25 (Vận dụng) Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm gì giống và khác với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?

Đáp án :

Giống nhau : đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ ,nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới ; đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam .

Khác nhau :

+Về lực lượng : Chiến tranh đặc biệt lực lượng chủ yếu là quân Sài Gòn còn quân M ĩ chỉ là cố vấn chỉ huy ; Chiến tranh cục bộ lực lượng tham gia chủ yếu là quân Mĩ ,quân đồng minh ngoài ra có quân Sài Gòn.Quân Mĩ ĩ ngày càng tăng quân số .

+về qui mô :Chiến tranh đặc biệt chủ yếu ở miền Nam:Chiến tranh cục bộ mở rộng cả 2 miền Nam-Bắc

+Về tính chất : chiến tranh cục bộ ác liệt hơn ,thể hiện ở mục tiêu ,lực lượng tham chiến ,phương tiện chiến tranh

+Về vai trò của quân Mĩ : Chiến tranh đặc biệt ,quân Mĩ chỉ là cố vấn chỉ huy ; Chiến tranh cục bộ ,quân Mĩ vừa tực tiếp tham gia chiến đấu vừa là cố vấn chỉ huy

Câu 26 (Thông hiểu) Tại sao Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ? A-Thất bại ở trận Vạn Tường

B-Thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân ta . C-THất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc .

D-Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” . Đáp án :D

Câu 27 (Vận dụng) Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968) và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”(1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Đ áp án :

*Giống nhau : Đều là chiến tranh thực dân mới ,nhằm xâm lược và thống trị miền Nam ,phá hoại miền Bắc .

*Khác nhau :

(6)

+Lực lược tham gia chiến tranh :Chiến lược”Chiến tranh cục bộ “được tiến hành do ba lực lượng :Quân Mĩ ,quân đồng minh ,quân đội Sài Gòn ; “Việt Nam hoá chiến tranh” do quân đội Sài Gòn tiến hành là chủ yếu ,quân Mĩ phối hợp bằng hoả lực và không quân Mĩ .

+Vai trò của Mĩ :Trong chiến lược “Chiến tranh cục bô”,Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu ,vừa làm “cố vấn” chỉ huy .Trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”Mĩ vừa phối hợp chiến đấu ,

vừa làm “cố vấn” chỉ huy

+Qui mô chiến tranh :Chi ến lư ợc “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” đều được tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại . Riêng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”mở rộng ra toàn Đông Dương .

Câu 28 (Thông hiểu) Trình bày ý nghĩa lịch sử ,nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) ?

Đáp án :

* Ý nghĩa :

-Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ ,cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc ,chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta ,hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ,thống nhất đất nước .

-Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc -Kỉ nguyên đất nước độc lập ,thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội .

-Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới ,là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

*Nguyên nhân thắng lợi :

-Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng , đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị ,quân sự độc lập ,tự chủ , đúng đắn ,sáng tạo .

-Nhân dân ta giàu lòng yêu nước,lao động cần cù ,chiến đấu dũng cảm . -Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh .

-Sự đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương ; Sự đồng tình ủng hộ ,giúp đỡ của các lực lượng cách mạng ,hoà bình ,dân chủ trên thế giới , nhất là Liên Xô ,Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác .

Câu 29 (Nhận biết) Tên nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được thông qua ở hội nghị nào ? A-Hội nghị Trung ương lần 21

B-Hội nghị Trung ương lần 24

C-Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước . D-Kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI tháng 7/1976.

Đáp án :D.

Câu 30 (NB) Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là gì?

A. Khủng hoảng trầm trọng B. Phát triển nhanh

C. Phát triển không ổn định D. Chậm phát triển.

Đáp án: A

Câu 31 (NB) Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội cần được hiểu như thế nào?

A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những quan điểm đúng đắn và biện pháp phù hợp

D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Đáp án: C

Câu 32 (Nhận biết) Đại hội đề ra đường lối đổi mới diễn ra vào thời gian nào ?

(7)

A-Năm 1985 B-Năm 1986 C-Năm 1987 D-Năm 1988 Đáp án : B

Câu 33 (TH) Tác động lớn nhất của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến tình hình Việt Nam là gì?

A. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.

D. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: A

Câu 34 (Vận dụng) Ch0 biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh ,bảo vệ và xây dựng tổ quốc từ 1919 đến nay ?

Đáp án :

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội..

- Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.

- Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam - Luôn luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ giứa Đảng với nhân dân...

======= Hết ======

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

☐ Giữ thế phòng ngự chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương. ☐ Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương và kết thúc chiến tranh. ☐ Tiêu diệt cơ quan đầu

3.Trình bày những thành tựu mà miền Bắc đã đạt được trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh... + Thực hiện khẩu

* Sau chiến thắng Vạn Tường, quân ta ở miền Nam đã giành được những thắng lợi lớn nào trong thời kì chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.. ☐ Đánh bại 5

☒ Kết thúc hơn 100 năm ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và hệ thống xã hội

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta?. ☐ Cuộc kháng chiến nhằm bảo

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của nước ta.. Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ và tô màu vào các mũi

- Đại hội III đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; đồng thời phân tích, làm rõ vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền

☐ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của