• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Soạn:4/ 9/ 2020

Dạy: Thứ hai/ 7/ 9 /2020

Chào cờ- Hoạt động trải nghiệm TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ I. Mục tiêu:

- Sau bài học học sinh:

+ Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè

+ Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới.

+ Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.

- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

III. Các ho t đ ng d y và h c

1. Khởi động: 5’

HS tập trung trên sân cùng HS cả trường

2. Bài mới: 27’

Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

Mục tiêu: Hoạt động này tạo hứng thú cho HS với những ngày đi học đầu tiên, được chào hỏi và biết chào hỏi mọi người khi gặp nhau.

1. Hướng dẫn HS xếp hàng theo đúng vị trí lớp học.

2. GV cho HS hát tập thể hoặc nghe bài hát: Lời chào của em – Sáng tác Nghiêm Bá Hồng.

+ Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát này?

+ Khi muốn làm quen với bạn mới, em sẽ làm gì?

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào chủ đề hoạt động

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS xếp hàng và nghe theo sự HD của GV.

+ Bài hát rất hay và vui tươi. Em rất thích bài hát này.

+ Em sẽ chào bạn và cười thật tươi với bạn.

3. GV thực hiện lời chào HS thật vui

(2)

vẻ:

+ Cô chào cả lớp, chúng ta đã là HS lớp 1 rồi, sẽ có rất nhiều điều thú vị đến với chúng ta

- GV chào từng cá nhân

GV hướng dẫn thêm:” Khi cô chào ai thì người đó sẽ chào lại cô”.

VD:

+ Cô chào Hoa! Hôm nay em thấy đi học có vui không?

+ Cô chào Minh. Hôm nay ai đưa em đi học?

- GV chào vui vẻ và thân mật với tất cả HS của mình.

- HS lắng nghe cô giáo.

+ HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn

+ Em chào cô giáo ạ! Em rất vui khi được gặp cô và các bạn.

- Em chào cô ạ! Hôm nay mẹ đưa em đến trường ạ.

3. Tổng kết hoạt động: 3’

- Dặn dò HS

Khi bước vào lớp 1 các em sẽ gặp thềm nhiều bạn mới, thầy cô mới… vì vậy các em nên chào hỏi mọi người khi gặp mặt nhé.

- HS lắng nghe, thực hiện.

_______________________________________________

Toán

TIẾT 1: TRÊN – DƯỚI. PHẢI – TRÁI. TRƯỚC SAU. Ở GIỮA I. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- MT1: Xác định được vị trí : Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thể và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.

- MT2: Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ : Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để mô tả vik trí tương đối các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra.

-Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Giáo án.

-Tranh tình huống.

- Bộ đồ dùng Toán 1.

- Bảng nhóm: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.

(3)

2. Học sinh:

- Vở, SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động.5’

- GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sữ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch.

- GV hướng dẫn HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.

- GV hướng dẫn học sinh các hoạt động cá nhân, nhóm, cách phát biểu.

- GV cho HS xem tranh khởi động trong SGK.

- Theo dõi

- HS làm quen với tên gọi, đặc điểm các đồ dùng học toán

- HS làm quen với các quy định - HS xem và chia sẻ những gì các em thấy trong SGK

B. Hoạt động hình thành kiến thức. 10’

- GV cho HS chia lớp theo nhóm bàn - GV cho HS quan sát tranh vẽ trong khung kiến thức (trang 6).

- GV đưa ra yêu cầu các nhóm sử dụng các từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh.

- GV gọi HS lên bảng chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nói về vị trí các bạn trong tranh.

- GV nhận xét

- GV cho vài HS nhắc lại

- GV chú ý học sinh khi miêu tả vị trí cần xác định rõ vị trí của các sự vật khi so sánh với nhau.

- HS chia nhóm theo bàn - HS làm việc nhóm

- HS trong nhóm lần lượt nói về vị trí các vật.

Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây;

- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày.

- HS theo dõi

- HS nhắc lại vị trí của các bạn trong hình.

- HS theo dõi.

C. Hoạt động thực hành luyện tập.15’

Bài 1. Dùng các từTrên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về bức tranh sau.

- GV chiếu bức tranh bài tập 1 lên màn hình.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.

- HS quan sát

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài - Làm việc nhóm

(4)

- GV gọi các nhóm lên báo cáo - GV nhận xét chung.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trả lời theo yêu cầu :

+ Kể tên những vật ở dưới gậm bàn.

+ Kể tên những vật ở trên bàn

+ Trên bàn có những vật nào bên trái bạn gái?

+ Trên bàn có những vật nào bên phải bạn gái?

- GV hướng dẫn HS thao tác : lấy và đặt bút chì ở giữa, bên trái là tẩy, bên phải là hộp bút.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét

- HS kể

+ Cặp sách, giỏ đựng rác

+ Bút chì, thước kẻ, hộp bút, quyển sách

+ Bút chì, thước kẻ + Hộp bút

- HS thực hiện

Bài 2. Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào? Muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?

- GV chiếu bức tranh bài tập 2 lên màn hình.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn theo hướng dẫn :

+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào?

+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?

- GV cho các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

- GV cùng HS nhận xét

- HS quan sát

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài - Làm việc nhóm

+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên phải.

+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên trái.

- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét

Bài 3. a)Thực hiện lần lượt các động tác sau.

b) Trả lời câu hỏi: phía trước, phía sau, bên phải, bên trái em là bạn nào?

- GV chiếu bức tranh bài tập 1 lên màn hình.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đứng dậy lắng nghe và thực hiện yêu cầu của Gvqua trò chơi

“Làm theo tôi nói, không làm theo tôi

- HS quan sát

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài

- HS chơi trò chơi : Thực hiện các yêu cầu của GV

(5)

làm”:

+ Giơ tay trái.

+ Giơ tay phải.

+ Vỗ nhẹ tay trái vào vai phải.

+ Vỗ nhẹ tay phải vào vai trái.

- GV nhận xét

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào.

- GV nhận xét

- HS trả lời

D. Hoạt động vận dụng. 4’

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Những điều em học hôm nay giúp ích gì được cho em trong cuộc sống.

- Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?

- Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?

- Lắng nghe

- HS trả lời theo vốn sống của bản thân

- Đi bên phải - HS trả lời E. Củng cố, dặn dò.2’

- Trong cuộc sống có rất nhiều quy tắc liên quan đến “phải - trái” khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự.

- Về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải - trái”.

- Lắng nghe

- Lắng nghe ______________________________

Tiếng việt

Bài 1A: A, B ( Tiết 1+2) I.MỤC TIÊU:

- Đọc đúng âm a,b đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh -Viết đúng a,b,bà

-Nói được các tiếng từ các vật chứa a,b II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 4 - Học sinh:VBT Tiếng Việt, tập một - Vở tập viết 1, tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

Tiết 1

1.Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. 5’

HĐ 1: Nghe – Nói

+ Làm việc nhóm đôi:

- Bạn A : Bạn thấy trong

(6)

Quan sát tranh và tìm nhanh những con vật được vẽ trong tranh?

- Các con thấy trong tranh vẽ gì?

- Môi trường sống ở đâu?

Nhận xét – tuyên dương

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.

HĐ 2: Đọc: 30’

a/ Đọc, tiếng, từ

- GV làm mẫu: Viết chữ bà lên bảng:

Đánh vần- đọc trơn tiếng bà

- Giới thiệu chữ a,b in thường và in hoa trong sách

b/ Tạo tiếng mới:

- Làm mẫu đưa tiếng ba vào mô hình:

Âm đầu Vần Thanh Tiếng

b a ba

b a ?

Cả lớp: Nghe gv yêu cầu: đính thẻ chữ ba,bà,bã,bá.vào bảng phụ,

Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Nhìn tranh đọc từ ngữ phù hợp với mỗi hình.

- Hình 1 vẽ con gì?

- Hình 2 thấy gì?

- Luyện đọc cả lớp

Tiết 2

3. Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

HĐ 3. Viết: 15’

Hướng dẫn cách viết chữ a, b cách nối ở chữ ba và cách đặt dấu huyền trên đầu âm a Cách viết số 0

Nhận xét – tuyên dương những bài viết xấu – đẹp

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.

HĐ 4. Nghe – nói: 15’

- Hỏi – đáp: Nói tiếng chứa a, tiếng chứa b

tranh có con gì?

- Bạn B : Cá, ba ba,( các con vật dưới nước)

- Bạn A: Gà, bò, bê (các con vật trên bờ)

- 2HS kể trước lớp

-HS lắng nghe

- Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng bà

- Cá nhân: ghép tiếng theo thứ tự các dòng, đọc trơn tiếng ghép được ba,bà,bã,bá.

- Nhóm : Cùng đọc trơn các tiếng ghép được 2-3 lần

- 4 hs nhận thẻ và đính vào bảng - Con ba ba

- Ba bà

- Luyện đọc nhóm đôi: Đọc trơn ba ba và sửa lỗi.

- Đính đúng từ ngữ dưới tranh.

- Viết vở ô li

- Chia sẻ và sửa lỗi sai

- Đây là cái lá.

(7)

- Nhóm đôi: Đây là cái gì?

Nhận xét – tuyên dương 5.Tổng kết: 5’

- Nhận xét tiết học

-Chuẩn bị bài :1B : Bài c,o

-Về nhà đọc lại bài cho ba, mẹ nghe

- Đây là quả cà - Đây là quả bí

__________________________________________________________________

Soạn:5/ 9/ 2020

Dạy: Thứ ba/ 8/ 9 /2020

Tiếng việt

Bài 1B: C - O ( Tiết 1+2) I.MỤC TIÊU:

- Đọc đúng âm c,o đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh -Viết đúng c,o,cò

-Nói được các tiếng từ các vật chứa c,o II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 4 - Học sinh:VBT Tiếng Việt, tập một - Vở tập viết 1, tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.5’

HĐ 1: Nghe – Nói

Quan sát tranh của HĐ1 hỏi – đáp về tên các con vật và hoạt động của chúng được vẽ trong tranh.

Nhận xét – tuyên dương GV viết tên bài lên bảng

2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.

HĐ 2: Đọc: 30’

a/ Đọc, tiếng, từ

- GV làm mẫu: Viết chữcá lên bảng: Đánh vần- đọc trơn tiếng cá

- Giới thiệu chữc,o in thường và in hoa trong sách

b/ Tạo tiếng mới:

-Làm mẫu đưa tiếng cà vào mô hình:

Âm đầu Vần Thanh Tiếng

c a \

c a

+ Làm việc nhóm đôi: Hỏi - đáp - Bạn A : Con vật nào đang

bay trên bờ ruộng?

- Bạn B : Con cò

- Bạn A: Mỏ cò cặp con gì?

- Bạn B: Mỏ cò cặp con cá.

- 2HS kể trước lớp - Đọc tên bài nối tiếp -HS lắng nghe

- Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng cá

- Nhóm : Tìm tiếng theo thứ tự

(8)

- Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ ca, cà, cá, cả, cã, cạ

- Tiếng bo tương tự

Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Con thấy gì ở hình 1?

- Trao đổi nhóm:

3. Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

HĐ 3. Viết:15’

- Hướng dẫn cách viết chữc,o cách nối ở chữco và cách đặt dấu huyền trên đầu âm a

- Cách viết số 1

- Nhận xét – tuyên dương những bài viết xấu – đẹp

4. Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.5’

HĐ 4. Đọc: 15’

- Đoán xem trong tranh người bà đi đâu về?

- Vì sao em biết điều đó?

GV đọc mẫu 2 câu và nghỉ hơi sau mỗi câu.

- Nhóm - Cả lớp

Nhận xét – tuyên dương 5.Tổng kết: 5’

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài :1C : Bài ô- ơ

- Về nhà đọc lại bài cho ba, mẹ nghe

các dòng, đọc trơn tiếng tìm được.

- Nhóm 1: Đính ca, cà, cá..

- Nhóm 2: Đính bò, bó, bỏ..

- Đại diện các nhóm luyện đọc các tiếng 2-3 lần.

- Đọc từ dưới hình 1: (cỏ) - HS thảo luận và nhận xét

biết hình 2 vẽ cây cọ, hình 3 vẽ con bò đọc từ dưới các hình ( cọ, bò)

- Viết vở ô li - C,o,co

- - Chia sẻ và sửa lỗi sai

- Đi chợ về

- Nhìn thấy các thứ bà cầm ở tay - Đọc trơn 2 câu theo gv ( 2-3 lần) - Thi đọc truyền điện từng câu - Nhóm cùng luyện đọc trơn 2 – 3

lần

- Cá nhân đọc và sửa lỗi - Cả lớp từng nhóm đọc 2 câu

__________________________________________________________________

Soạn:6/ 9/ 2020

Dạy: Thứ tư/ 9/ 9 /2020

Tiếng việt

Bài 1C: Ô - Ơ ( Tiết 1+2) I.MỤC TIÊU:

(9)

- Đọc đúng âm ô,ơ đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh

-Viết đúng ô,ơ,cô, cờ

-Nói được các tiếng từ các vật chứa ô,ơ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 2, HĐ 4 - Học sinh:VBT Tiếng Việt, Tập một

- Vở tập viết 1, tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

Tiết 1

1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.5’

HĐ 1: Nghe – Nói

Quan sát tranh của HĐ1: Bức tranh này vẽ cảnh gì?

Làm việc cá nhân và nhóm đôi:

Nhận xét – tuyên dương

GV chú ý tiếng cờ ,cô là những tiếng chứa âm mới của bài học hôm nay.

GV viết tên bài lên bảng: ô, ơ

2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.

HĐ 2: Đọc: 30’

a/ Đọc, tiếng, từ

- GV làm mẫu: Viết chữ cô, cờ lên bảng:

Đánh vần- đọc trơn tiếng cô, cờ - Giới thiệu chữ ô, ơ in thường và in hoa

trong sách \

c ô c ơ

cô cờ b/ Tạo tiếng mới:

-Làm mẫu đưa tiếng cố vào mô hình:

Âm đầu Vần Thanh Tiếng

c ô / cố

c ô

֮

- Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ cố, cỗ,

Đọc trơn và sửa lỗi sai

Cá nhân:Bức tranh vẽ lễ chào cờ Và quan sát lá cờ, thầy cô và hs…

Nhóm đôi: lên bảng chỉ vào từng chi tiết và hỏi nhau:

-Bạn A : Hai bạn đang làm gì?

-Bạn B : Đang kéo lá cờ lên cao -Bạn A:Sân trường có những ai?

-Bạn B: Thầy, cô và hs các lớp.

- 2HS kể trước lớp - Đọc tên bài nối tiếp

-HS lắng nghe

- Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng cô, cờ

- Nhóm : Từ tiếng mẫu cố tạo được hs làm việc nhóm để tạo các tiếng khác trong bảng.

- Ghép tiếng theo thứ tự các dòng.

- Đọc trơn tiếng tìm được và đọc cho nhau nghe cố, cỗ, bờ bở

- Đọc các từ ngữ dưới hình.( cỗ, cổ cò, cá cờ)

- 2 đội lên bảng đính những thẻ từ vào đúng hình phù hợp, đội nào

(10)

Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Trao đổi nhóm: Tranh vẽ những gì?

- Giải nghĩa từ : cổ cò, cá cờ - Trò chơi; Thi Ai nhanh hơn

3. Tổ chức THOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

HĐ 3. Viết: 15’

- Hướng dẫn cách viết chữ ô, ơ cách nối ở chữ cô, cờ và cách đặt dấu huyền trên đầu âm a

- Cách viết số 2

-Nhận xét – tuyên dương những bài viết xấu – đẹp

4. Tổ chức THOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.

HĐ 4. Đọc:15’

- Quan sát tranh: Người đàn ông đang xách con gì?

- GV đọc mẫu câu : Bố có ba ba.

- Thi đọc nối tiếp câu theo Nhận xét – tuyên dương

5. Tổng kết

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài :1D : Bài d - đ

- Về nhà đọc lại bài cho ba, mẹ nghe

đính nhanh thì đội đó chiến thắng.

- Viết vở ô li - Sửa lỗi sai

- Con ba ba

- Đọc trơn 2-3 lần câu - Thi đọc

__________________________________

Toán

TIẾT 2 : HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN

HÌNH TAM GIÁC- HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.

- Nhận ra được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.

- Ghép được các hình đã biết thành hình mới.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

- Học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán họcthông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình.

(11)

- Học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình.

-Học sinh phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán thông qua việc lắp ghép tạo hình mới.

-Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt và trả lời câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.

2. Học sinh:

- Vở, SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động.5’

- Cho học sinh xem tranh khởi động và làm việc theo nhóm đôi.

- Cho học sinh các nhóm lên chia sẻ

- Giáo viên nhận xét chung

- Học sinh xem tranh và chia sẻ cặp đôi về hình dạng các đồ vật trong tranh

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ : + Mặt đồng hồ hình tròn

+ Lá cờ có dạng hình tam giác B. Hoạt động hình thành kiến thức.15’

1. Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

* Hoạt độngcá nhân:

- Lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình vuông (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tròn (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tam giác (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình chữ nhật (với các kích thước màu sắc

- Học sinh lấy trong bộ đồ dùng các đồ vật theo yêu cầu.

- Học sinh quan sát và nêu : Hình vuông

- Học sinh quan sát và nêu : Hình vuông

- Học sinh quan sát và nêu : Hình tròn - Học sinh quan sát và nêu : Hình tam giác

- Học sinh quan sát và nêu : Hình chữ

(12)

khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

nhật

* Hoạt động nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên gọi học sinh lên chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên cho các nhóm nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh làm việc theo nhóm 4 : Học sinh trong nhóm tên các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm cùng giáo viên nhận xét C. Hoạt động thực hành luyện tập.10’

Bài 1. Kể tên cácđồ vật trong hình vẽ có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài

- Giáo viên cho học sinh thực hiện theo cặp.

- Gọi các nhóm lên chia sẻ

- Giáo viên hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại yêu cầu

- Học sinh xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ:

+ Bức ảnh hình vuông

+ Cái đĩa nhạc, biển báo giao thông hình tròn

+ Cái phong bì thư hình chữ nhật + Biển báo giao thông hình tam giác Bài 2.Hình tam giác có màu gì?Hình

vuông có màu gì?Gọi tên các hình có màu đỏ.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi

- GV rèn HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, hình dạng.

- GV cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả làm việc.

- GV khuyến kích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài - 1 HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời

- HS sửa cách đặt câu hỏi, cách trả lời

- Các nhóm báo cáo kết quả

Bài 3. Ghép hình em thích

(13)

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập - GV cho học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên cho các nhóm lên chia sẻ các hình ghép của nhóm

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập - Các nhóm lựa chọn hình định lắp ghép, suy nghĩ, sử dụng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật để ghép các hình đã lựa chọn.

- Các nhóm lên trưng bày và chia sẻ sản phẩm của nhóm

D. Hoạt động vận dụng. 5’

Bài 4. Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- Giáo viên cho học sinh quan sát và chia sẻ các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập - HS quan sát và chia sẻ

E. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết được thêm được điều gì?

- HS lên chia sẻ

______________________________________________________________

Soạn:7/ 9/ 2020

Dạy: Thứ năm/ 10/ 9 /2020

Tiếng việt

Bài 1D: D, Đ ( Tiết 1+2) I.MỤC TIÊU:

- Đọc đúng âm d,đ đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh -Viết đúng d,đ, da, đá

-Nói được các tiếng từ các vật chứa d,đ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 4 hoặc vật thật đã được chuẩn bị ( cặp da, đồ trang sức có màu đỏ, giầy dép bằng da…)

- Học sinh:VBT Tiếng Việt, Tập một - Vở tập viết 1, tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

HĐ 1: Nghe – Nói: 5’

- Quan sát tranh : Thấy gì ở trong tranh?

-Trò chơi : Đóng vai “ Bé đi siêu thị”

HS: thấy các thứ đồ da, trang sức,và người bán, người mua

(14)

Làm việc nhóm đôi:

Nhận xét – tuyên dương

GV chú ý tiếng da, đá là những tiếng chứa âm mới của bài học hôm nay.

GV viết tên bài lên bảng: d,đ

2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.

HĐ 2: Đọc: 30’

a/ Đọc, tiếng, từ

-GV làm mẫu: Viết chữda,đá lên bảng: Đánh vần- đọc trơn tiếng da, đá

-Giới thiệu chữ ô, ơ in thường và in hoa trong sách /

d a đ a

da đá b/ Tạo tiếng mới:

-Làm mẫu đưa tiếngdavào mô hình:

Âm đầu Vần Thanh Tiếng

d a . da

d a

֮

- Tiếng đo tương tự.

- Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ dạ,dã,đỏ,đò

Đọc trơn và sửa lỗi sai Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Trao đổi nhóm: Tranh vẽ những gì?

- Giải nghĩa từ : dỗ , đá - Trò chơi; Thi Ai nhanh hơn

Tiêt 2

3. Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

HĐ 3. Viết:15’

- Hướng dẫn cách viết chữ d,đ cách nối ở chữ và cách đặt dấu huyền trên đầu âm a - Cách viết số 3

- Nhận xét – tuyên dương những bài viết xấu – đẹp

4.Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.

hàng.

-Từng cặp HS lên đóng vai tr/ lớp.

-Người mua : Chị bán cho tôi chiếc vòng đá đỏ ạ?

-Người bán: Vâng ạ! Chị mua đi ạ chiếc vòng này rất đẹp.

- Đọc tên bài nối tiếp

- HS lắng nghe

- Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng da, đá

-Nhóm : Từ tiếng mẫu dạ tạo được hs làm việc nhóm để tạo các tiếng khác trong bảng.

-Ghép tiếng theo thứ tự các dòng.

-Đọc trơn tiếng tìm được và đọc cho nhau nghe dạ ,dã, đỏ, đò

- Đọc các từ ngữ dưới hình.

( dạ,dã,đỏ,đò)

- 2 đội lên bảng đính những thẻ từ vào đúng hình phù hợp, đội nào đính nhanh thì đội đó chiến thắng.

- Viết vở ô li - Sửa lỗi sai

(15)

HĐ 4. Đọc: 15’

- Quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu câu : Bố có ba ba.

- Thi đọc nối tiếp câu theo Nhận xét – tuyên dương

5.Tổng kết: 5’

- Nhận xét tiết học

-Chuẩn bị bài :1E : Bài Ôn tập

-Về nhà đọc lại bài âm d, đ và tìm từ mở rộng ở sách báo có âm d và đ

- Bố và bạn nhỏ đang nói chuyện.

- Đọc trơn 2-3 lần câu - Thi đọc

__________________________

Tiếng việt

Bài 1E: ÔN TẬP (a-b, c-o, ô-ơ, d-đ) I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn các tiếng, từ , câu và các tiếng khác được tạo bởi các âm đã học. Hiểu lời hội thoại của bà- cháu ở đoạn đọc.

- Với sự giúp đỡ của người thân viết được tên của bản thân.

- Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 8 thẻ chữ ghi tên HĐ 1

- Bảng phụ thể hiện hoạt động tạo tiếng (1b)

- Tranh và chữ phóng to HĐ 2 ( Máy tính trình chiếu HĐ 1, HĐ 2) - Học sinh:VBT Tiếng Việt, Tập một

- Vở tập viết 1, tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

HĐ 1: Đọc : 10’

a) Trò chơi:“Tìm bạn có tên mang âm đầu như tôi”

Gv treo tranh hoặc chiếu hình ảnh SGK Hướng dẫn cách chơi.

b) Tạo tiếng trong bảng ôn

a o ô ơ

c ca

d da

c) Đọc tiếng

\ / ? ֮ .

ba bà bá bả bã bạ

-HS quan sát và tham gia chơi.

- HS tạo tiếng trong bảng ôn - CN tạo tiếng và đọc trơn bảng ôn(theo hình thức nối tiếp

-Nhóm hoặc cặp đọc trơn bảng ôn

- CN, nhóm, cặp đôi

- Đọc bất kì theo que chỉ của

(16)

đô đồ đố đổ đỗ độ Nhận xét – tuyên dương

d) Đọc đoạn

- Quan sát tranh vẽ : Bạn nhỏ đi đâu về?

- Bạn nhỏ nói gì với bà?

- Lắng nghe cô đọc đoạn hội thoại trong bài để hiểu rõ hơn nội dung nhé. Đọc mẫu

- Đọc đóng vai bà cháu:

Nhận xét – tuyên dương HĐ 2: Viết: 10’

- Viết chữ bơ, đỗ và cách viết chữ bơ, dỗ - Viết số 4

- Nhận xét – tuyên dương những bài viết xấu – đẹp

HĐ 3: Nghe – nói:10’

-Cô treo tranh câu chuyện : Chúng mình có thích nghe cô kể câu chuyện không nhỉ?

- Câu chuyện hôm nay cô kể là một bức thư của một chiến sĩ ở đảo xa gửi cho hai con nhân ngày khai giảng.

- Tranh 1: Hai anh em Hải và Hà rất vui sướng khi nhận được thư của bố gửi từ đảo xa về.

- Nhìn tranh nét mặt của hai anh em thế nào?

GV kể tiếp bức tranh thứ 2 ( tương tự như tranh 1)

5.Tổng kết: 5 - Nhận xét tiết học

-Chuẩn bị bài :1E : Bài Ôn tập

-Về nhà đọc lại bài âm d, đ và tìm từ mở rộng ở sách báo có âm d và đ

- Bạn nhỏ đi học về.

- Chào bà ! Bà ạ

- Chú ý cách từ ạ, à, chú ý ngắt hơi sau dấu câu.

- Cặp 1: bà –cháu

- Cặp 2: Đổi vai lời hội thoại - Viết vở ô li

- Chia sẻ bài viết trong nhóm.

Nhóm đôi:

Bạn A: Hai anh em nhận thư của ai?

Bạn B: Bố.

Nhóm đôi:

Bạn A: Hai anh em nhận thư của ai?

Bạn B: Bố.

-Vui sướng reo mừng: “ A! thư của bố !”

- Nhóm đôi thay nhau trả lời câu 2 _________________________________

BUỔI CHIỀU Đạo đức

BÀI 1: EM GIỮ SẠCH ĐÔI TAY

I. MỤC TIÊU:

(17)

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi tay, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

+ Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay + Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay

+ Tự thực hiện vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu,bài hát “Tay thơm tay ngoan” sáng tác Bùi Đình Thảo

- HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. A. KTBC (5’)

1. - GV giới thiệu về SGK môn Đạo đức

2. B. Bài mới

3. 1. Khởi động (5’)

4. - Gv bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan”

? Bạn nhỏ trong bài hát có đôi bàn tay như thế nào?

- GV: Để có bàn tay thơm, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày.

- GV giới thiệu và ghi tên bài 5. 2. Khám phá (8’)

Hoạt động 1: Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay (4’)

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng.

- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý:

? Vì sao em cần giữ sạch đôi tay?

? Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra?

- Gọi các nhóm nhận xét.

- Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.

GVKL: - Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn.

- Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu…

Hoạt động 2: Em giữ sạch đôi tay(4’)

- Lắng nghe

- HS hát

- Bạn nhỏ trong bài hát có đôi bàn tay thơm.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe

- HS quan sát tranh

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- Để giúp em bảo vệ sức khỏe.

- Tay sẽ bị bẩn…

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

- HS lắng nghe

(18)

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - Quan sát tranh và cho biết:

? Bức tranh vẽ gì?

? Em rửa tay theo các bước như thế nào?

- GV gợi ý:

1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước 2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay 3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay

4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay 5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước

6/ Làm khô tay bằng khăn sạch.

Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ.

6. 3. Luyện tập (10’)

Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay (4’)

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 quan sát các bức tranh và chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay.

- Gọi các nhóm trả lời

- Gọi các nhóm nhận xét - Gv nhận xét, tuyên dương

GVKL: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4.

Hoạt động 2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay (4’)

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi:

+ Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao?

- Gv gợi mở để HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên

- Học sinh trả lời

- Vẽ các bước rửa tay.

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS thảo luận theo nhóm 4.

- Những bạn biết giữ đôi tay +Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ

+Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay:

+Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo

+Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi

- Nhận xét bạn.

- HS lắng nghe

- HS quan sát - HS trả lời

(19)

làm: tranh 3

GVKL: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3.

Hoạt động 3: Chia sẻ cùng bạn (2’)

- Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay

- GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Vận dụng (7’)

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn (4’)

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất

GVKL: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân Hoạt động 2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày (3’)

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ

GVKL: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh.

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

- HS chọn

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ - HS nêu

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nêu - HS lắng nghe

____________________________________________

Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1

TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỂ I. Mục tiêu:

- Sau bài học học sinh:

+ Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè

+ Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới.

+ Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.

- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

(20)

* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

III. Các ho t đ ng d y và h c

1. Khởi động:

- HS hát tập thể bài hát: Đàn gà con 2. Bài mới

Hoạt động 2: Khám phá – Kết nối kinh nghiệm

1. GV trao đổi cùng HS:

- Từ ngày đầu đến trường đến nay, mỗi bạn đã làm quen được với bao nhiêu bạn mới? Hãy chia sẻ với cả lớp nào?

- Ai đã làm quen được với thầy cô giáo mới?

- GV mời một số HS trả lời

- HS hát.

- Em đã làm quên được với rất nhiều bạn mới đó là bạn: Nam, Hoa, Lan, …

- HS giơ tay phát biểu.

2. GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề trong SGK HĐTN 1 trang 5 và cho biết: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì và có cảm xúc như thế nào?

- GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát tranh và chia sẻ ý kiến của mình sau khi HS đã trao đổi nhóm đôi xong.

- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm đôi:

+ Các bạn nhỏ chào hỏi nhau, làm quen nhau rất vui vẻ.

+ Bạn nhỏ chào cô giáo và thích thú khi được cô khen.

+ Bạn nhỏ chào Bác bảo vệ rất lễ phép.

+ Các bạn nhỏ háo hức khi nghe cô giáo nói.

- HS chia sẻ ý kiến trước lớp

3. Cho HS chia sẻ kinh nghiệm:

+ Em cảm thấy thế nào khi gặp thầy cô và bạn bè mới.

GV quan sát xem HS nào tự tin, HS nào chưa tự tin trong môi trường học

- Một số HS dựa vào kinh nghiệm của bản thân chia sẻ cảm xúc của mình khi gặp thầy cô và bạn bè mới.

+ Em cảm thấy rất vui.

+ Em cảm thấy rất bỡ ngỡ.

+ Em cảm thấy rất hồi hộp.

(21)

tập mới để có sự hỗ trợ giúp đỡ.

Hoạt động 3: Giới thiệu bản thân 1. GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở yêu cầu 1 nhiệm vụ 2 trang 7 và nghe 2 bạn Hải và Hà chào nhau.

(GV đọc cho HS nghe lời thoại của 2 bạn nhỏ trong tranh)

- HS quan sát tranh.

- Nhận xét về lời thoại của hai bạn nhỏ trong tranh.

- HS có thể tự đưa ra ý kiến về lời chào hỏi với bạn bè khi mới gặp.

2. Em hãy tự giới thiệu bản thân

* GV làm mẫu trước lớp và nên nhấn mạnh: Khi giới thiệu chúng ta nên nói tên mình và có thể nói thêm điều mà mình thích.

VD: Cô chào cả lớp. Cô tên là Mai.

Cô rất thích nầu ăn.

- GV gọi 1 HS lên làm mẫu.

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4 và giao nhiệm vụ: Giới thiệu về bản thân với các bạn trong nhóm.

- GV cho HS đổi nhóm để các em có thể làm quen được vói các bạn trong nhóm khác.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp: Qua phần giới thiệu em đã nhớ được tên của bao nhiêu bạn trong lớp mình rồi. Hãy cho cô và các bạn biết nào?

HS lắng nghe và quan sát GV làm mẫu.

- “Tớ tên là Lan. Tớ rất thích chơi búp bê”.

- HS thực hành giới thiệu bản thân mình trong nhóm.

- Các bạn đổi nhóm để giới thiệu.

- Một số HS chia sẻ ý kiến trước lớp.

3. Tổng kết hoạt động

- Nhắc nhở HS khi giới thiệu bản thân vứi các bạn nên nói vui vẻ thoải mái, to rõ ràng và cởi mở.

- Dặn các em có thể tìm hiểu và làm quen với các bạn lớp khác.

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

____________________________________

Bồi dưỡng Tiếng việt

LUYỆN VIẾT CÁC NÉT CƠ BẢN ( 2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

- Hs biết đọc viết các nét cơ bản.

- Hs viết được đúng các nét cơ bản

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(22)

- Bảng phụ viết các nét cơ bản.

- Vở ô li.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (3’) GVKT sách vở của HS B. Bài mới

1. Giới thiệu bài ( 2’ )

GV viết các nét cơ bản lên bảng - Đọc mẫu

2. Giới thiệu các nét cơ bản: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc dưới và hướng dẫn cách viết: (30’)

- Treo các nét mẫu: yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét?

Gồm các nét gì? Độ cao các nét?

- GV nêu quy trình viết các nét trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.

- Nét ngang: Đặt phấn ở giữa bảng, kéo 1 nét từ trái sang phải

- Nét thẳng: Đặt phấn ở giữa bảng, kéo 1 nét từ trên xuống, cao 2 dòng li.

- Nét xiên trái: Đặt phấn ở giữa bảng, kéo 1 nét từ trên xuống xiên qua phải, cao 2 dòng li.

- Nét xiên phải: Đặt phấn ở giữa bảng, kéo 1 nét từ trên xuống - xiên qua trái, cao 2 dòng li.

- Nét móc dưới: Đặt phấn ở đường kẻ ngang trên, kéo thẳng xuống đường kẻ ngang dưới, đưa cong lên.

- Yêu cầu học sinh viết bảng con

* Yêu cầu HS lấy vở ô li

- Gv yêu cầu Hs đọc tên các nét

- GV theo dõi , uốn nắn, sửa chữa cho HS về tư thế ngồi viết, cách cầm bút,

- HS để sách, vở lên bàn

- HS cả lớp theo dõi

- 1 số HS đọc - đồng thanh

- HS quan sát và nhận xét

- Lớp theo dõi

- HS viết vào bảng con - HS theo dõi

- HS viết vào bảng con - HS theo dõi

- HS viết vào bảng con - HS theo dõi

- HS viết vào bảng con - HS theo dõi

- HS viết vào bảng con - HS đọc tên các nét đã ôn - HS viết vào vở ôli

(23)

để vở viết chữ.

- Gv nhận xét một số bài.

Tiết 2

3. Giới thiệu nét móc trên, nét móc hai đầu, nét cong phải, nét cong trái, nét khuyết trên, nét khuyết dưới và hướng dẫn cách viết (30’) - Nét móc trên: Đặt phấn thấp hơn đường kẻ ngang trên 1 chút, lượn cong bút sang phải. Sau đó viết tiếp nét thẳng đến khi chạm vào đường kẻ ngang dưới thì dừng lại.

- Nét móc hai đầu: Phối hợp nét móc trên và nét móc dưới

- Nét cong phải: Đặt phấn thấp hơn đường kẻ ngang trên, viết nét cong chạm đường kẻ ngang trên rồi lượn sang trái vòng xuống chạm đường kẻ ngang dưới , đưa nét bút lên cong.

- Nét cong trái: Hướng dẫn như nét cong phải nhưng ngược chiều

- Nét cong khép kín: Hướng dẫn như nét cong phải nhưng điểm dừng bút ở đường kẻ ngang trên.

- Nét khuyết trên: Bắt đầu từ dòng kẻ thứ 2 (dưới lên) đưa hơi chéo sang phải hướng lên phía trên chạm đường kẻ ngang trên cùng lượn vòng và viết thẳng xuống theo đường kẻ đứng - Nét khuyết dưới: Đặt phấn ở đường kẻ ngang trên, kéo thẳng xuống chạm đường kẻ ngang dưới thì lượn cong sang trái, đưa tiếp nét bút sang phải.

* Yêu cầu HS lấy vở ô li

- Gv yêu cầu Hs đọc tên các nét

- GV theo dõi , uốn nắn, sửa chữa cho HS về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở viết chữ.

- GV nhận xét bài viết của HS C. Củng cố, dặn dò: (5’ )

- HS theo dõi

- HS viết vào bảng con

- HS theo dõi

- HS viết vào bảng con - HS theo dõi

- HS viết vào bảng con

- HS theo dõi

- HS viết vào bảng con - HS theo dõi

- HS viết vào bảng con - HS theo dõi

- HS viết vào bảng con

- HS theo dõi

- HS viết vào bảng con.

- HS viết bài vào vở - HS lắng nghe

- HS đọc tên các nét.

- HS viết vào vở ô li

(24)

- Em hãy nêu các nét cơ bản

- GV nhận xét chữ viết của HS, tuyên dương

- 2 HS nêu: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc dưới, nét móc trên, nét móc hai đầu, nét cong phải, nét cong trái, nét khuyết trên, nét khuyết dưới

- HS lắng nghe

______________________________________________________________

Soạn:9/ 9/ 2020

Dạy: Thứ sáu/ 12/ 9 /2020

Tiếng việt

BÀI 1E: ÔN TẬP

a,b,c,o,ô,ơ,d,đ ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Đọc trơn các tiếng, từ, câu và các tiếng khác nhau được tạo bởi các âm đã học.

Hiểu lời hội thoại của bà – cháu ở đoạn đọc.

- Với sự giúp đỡ của người thân, viết được tên của bản thân.

- Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- 8 thẻ chữ ghi tên ở HĐ1

- Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng (1b) - Bảng phụ thể hiện HĐ (1c)

2. Học sinh:

- Vở Bài tập Tiếng Việt, tập 1.; BĐD

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên TIẾT 2

I.Hoạt động khởi động: (5’) KT kiến thức cũ:

- Nêu lại các âm đã học?

II. Hoạt động luyện tập 1.1 Đọc (30’)

a. Tìm bạn có tên mang âm đầu như tên:

- Quan sát tranh + Trong tranh vẽ gì?

+ Các bạn đang làm gì?

- Nhận xét.

- GV đọc các thẻ chữ Ban, Cúc , Dũng, Đan.

- Âm a, c, o,ô, ơ, d, đ

- Trong tranh có 4 bạn.

- Các bạn đang cầm các thẻ chữ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Âm B, C, D, Đ.

(25)

- Lần lượt hỏi các tiếng có chứa âm đầu là những âm nào?

- Thảo luận nhóm 4: GV phát các thẻ chữ cho HS, yêu cầu HS phân loại các thẻ chữ theo các nhóm có âm đầu giống nhau. Thời gian 2 phút.

- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn.

- Cách chơi : 4 HS lên bảng cầm thẻ chữ ghi tên bốn người mở đầu bằng các âm B – C – D – Đ.Các bạn còn lại được phát thẻ ghi tên có chữ mở đầu giống bạn trên bảng thì đứng sau bạn đó. Thời gian chơi là một bài hát.

- Nhận xét trò chơi.

- GV đọc các tiếng ở từng nhóm, yêu cầu HS nêu điểm giống nhau ở các tiếng mà GV vừa đọc

b. Tạo tiếng

- GV treo bảng phụ ( SGK 18)

- GV nêu: Trong trò chơi mà các em vừa tham gia, qua tên 4 bạn Ban, Cúc, Dũng, Đan. Các em có thể nhớ lại các âm đã học là b, c, d, đ, o, ô, ơ, a và một số tiếng được tạo ra từ âm đầu a,b,c,d,đ và vần a, o,ô, ơ. Với bảng ôn này các em có thể tạo ra nhiều tiếng từ các âm đầu, các vần và các thanh giống nhau.

- Yêu cầu HS tạo tiếng trong bảng ôn theo thước chỉ của GV.

- Yêu cầu HS đọc bài c. Đọc tiếng

- Yêu cầu HS đọc các tiếng khác nhau theo bảng ôn.

d. Đọc đoạn

- GV treo tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ ai?

+ Nhìn tranh các em thấy bạn nhỏ đi đâu về?

+ Theo em bạn nhỏ nói gì với người

- HS thảo luận.

- HS lên bảng.

- Học sinh lắng nghe.

- HS tạo tiếng và đọc trơn bảng ôn.

- HS đọc theo nhóm 2.

- HS đọc cá nhân, nhóm , nhóm 4, đồng thanh.

- Tranh có bà và bạn nhỏ.

- Bạn nhỏ đi học về.

- Bạn nhỏ nói: Cháu chào bà ạ!

- HS lắng nghe và đọc thầm.

- HS lắng nghe.

(26)

bà?

- GV nêu: Để biết bạn trả lời đúng không cô mời lớp mình cùng cô đọc đoạn hội thoại giữa hai bà cháu.

- GV đọc mẫu

- Yêu cầu HS chú ý đọc các từ ạ, à; chú ý ngắt hơi sau dấu chấm.

- Bài đọc chia làm 3 câu.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - Yêu cầu đọc cả bài.

- Yêu cầu phân vai theo lời nhân vật.

- GV nhận xét.

Giải lao. (1’) 2. Viết (15’)

- GV đưa chữ mẫu.

- Yêu cầu HS đọc.

+ Chữ ghi tiếng bơ gồm có mấy con chữ?

- GV hướng dẫn và viết mẫu.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV nhận xét bài HS.

- Yêu cầu HS đọc chữ ghi tiếng đỗ.

+Chữ ghi tiếng đỗ có những con chữ nào?

- Yêu cầu đọc chữ số 4 + Chữ số 4 cao mấy ô li?

- GV hướng dẫn cách viết.

- Cho HS viết bảng chữ số 4 - Nhận xét sửa sai.

3. Nghe – nói: (15’) - Quan sát tranh:

+ Quan sát tranh 1 và cho cô biết tranh vẽ gì?

+ Trên tay người anh cầm cái gì?

- Đọc cho câu có trong tranh 1 - Yêu cầu HS quan sát tranh 2 + Hai anh em đang làm gì?

- Đọc cho câu có trong tranh 2

- GV nêu: Cô và các bạn vừa tìm hiểu

- HS lắng nghe.

- Cá nhân, nhóm 2, nhóm 3.

- Cá nhân, nhóm 4, đồng thanh.

- 2 nhóm đọc - HS lắng nghe.

- HS quan sát - HS đọc

- Chữ ghi tiếng bơ có hai con chữ b và con chữ ơ.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS lắng nghe.

- HS đọc: đỗ

- Con chữ đ, ô và thanh ngã.

- 1 HS đọc - HS đọc.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS sinh viết bảng con.

- HS quan sát 2 tranh.

- Tranh vẽ hai anh em, chú bộ đội hải quân.

- Trên tay người anh cầm bức thư.

- A! Thư của bố.

- HS quan sát.

- Hai anh em đang đọc thư của bố.

- Em nhớ bố quá!

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Hai anh em nhận được thư của bố.

(27)

nội dung của hai bức tranh trong câu chuyện “Thư của bố”.

- GV kể cả câu chuyện lần 1 dựa theo tranh.

- GV kể chuyện theo tranh 1 + Hai anh em nhận thư của ai?

+ Bố bạn nhỏ gửi thư từ đâu đến cho hai anh em?

- GV giải thích từ “ Trường Sa” : Là huyện đảo, gồm hàng trăm đảo ở Nam Trung bộ ở nước ta.

+ Theo em bố bạn nhỏ làm công việc gì ở đảo Trường Sa?

+ Nhìn vào tranh em thấy hai anh em cảm thấy như thế nào khi nhận được thư của bố?

- GV kể chuyện theo tranh 2.

Thảo luận nhóm 2:

+ Trong thư bố viết gì?

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét.

- Cho HS thảo luận nhóm 4: Kể cho nhau nghe nội dung câu chuyện.

- Yêu câu thi kể đoạn 2.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Yêu cầu HS kể tốt, kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Lớp mình có bố bạn nào là công an, bộ đội không?

- GV nêu: Đó là những chiến sĩ bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Nhờ có những người anh hùng thầm lặng này mà chúng ta có được cuộc sống sum vầy, hạnh phúc bên gia đình nên chúng ta cần phải biết ơn và trân trọng điều

- Từ đảo Trường Sa.

- HS lắng nghe.

- Bố của hai bạn làm bộ đội hải quân.

- Hai anh em cảm thấy vui mừng khi nhận được thư của bố.

Học sinh lắng nghe.

- HS thảo luận

- Bố kể về việc đi dự lễ khai giảng. Bố khen anh Hải đã là HS chăm ngoan, học giỏi. Bố muôn lá thư này là kỉ vật và cũng để các con tự hào bố mình là chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc.

- HS lắng nghe.

- HS kể trong nhóm.

- 2 nhóm thi kể đoạn 2.

- HS lắng nghe.

- HS kể chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS sinh trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(28)

đó.

4. Củng cố, dặn dò (4’)

- Ôn lại bài, tập kể lại câu chuyện “Thư của bố”.

- Hoàn thành BT trong Vở bài tập Tiếng Việt.

__________________________

Tập viết TUẦN 1 ( tiết 1+2)

I. MỤC TIÊU

- HS được luyện cầm bút và ngồi đúng tư thế.

- Biết viết chữ a, b, c, o, ô, ơ, d, đ.

- Biết viết tiếng: bà, cò, cá, cô, da, đá, bơ, đỗ.

- Biết viết số: 0,1, 2, 3, 4.

II. ĐỒ DÙNG 1.Giáo viên:

- Bộ thẻ chữ in thường và viết thường; thẻ từ: a, b, c, o, ô, ơ, d, đ; bà, cò, cá, cô, da, đá, bơ, đỗ.

- Chữ mẫu các chữ viết và mẫu chữ số 0,1,2,3,4.

- Tranh ảnh các tiếng trong bài.

2. Học sinh:

- Tập viết , tập một; bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

1. Hoạt động khởi động (5’) - GV tổ chức chơi trò chơi: Bỏ thẻ Cách chơi:

GV cho HS cả lớp hát. HS ngồi thành vòng tròn. Một bạn cầm thẻ từ và thẻ chữ cái đi sau vòng tròn và bỏ thẻ sau lưng các bạn cho đến khi phát thẻ. Mỗi bạn đưa tay ra sau, nhặt thẻ thì đứng lên đọc chữ cái hoặc thẻ từ trên thẻ, sau đó dán thẻ lên bảng lớp.

- Yêu cầu HS thực hiện trò chơi (GV sắp xếp các thẻ chữ theo đúng trình tự của bài)

2. Hoạt động khám phá.(10’)

- HS lắng nghe.

(29)

*Nhận diện các chữ cái

- Yêu cầu HS đọc bài. a, b, c, o, ô, ơ, d, đ; bà, cò, cá, cô, da, đá, bơ, đỗ.

- GV nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập (20’)

* Hướng dẫn tư thế ngồi viết:

Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25- 30 cm.

Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định.

Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.

* Viết chữ cái

- Yêu cầu HS đọc bài.

- GV hướng dẫn viết chữ: a, b, c, o, ô, ơ, d, đ.

GV hướng dẫn viết c, o,ô,ơ - GV đưa chữ mẫu:

+ Nêu độ cao của các chữ?

+ Chữ c, o,ô, ơ giống và khác nhau ở điểm nào?

- GV viết mẫu chữ c, o các chữ ô, ơ tương tự yêu cầu HS tự viết..

- Yêu cầu HS viết vở.

GV đưa chữ mẫu d, đ

+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữ d và đ?

- GV lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ.

* Giải lao ( 1’) TIẾT 2 4. Hoạt động vận dụng

* Viết tiếng ( 12’) - Yêu cầu HS đọc.

- HS đọc bài cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- Học sinh lắng nghe.

- Yêu cầu HS đọc bài.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- Chữ a, o, ô, c, ơ cao 2 ô li.

- Đều có nét cong kín nhưng chữ ô thêm dấu mũ, chữ ơ thêm móc nhỏ ở trên đầu.

- HS quan sát.

- HS viết vở tập viết.

- HS quan sát - HS nêu.

- HS lắng nghe và viết theo mẫu.

- HS đọc: bà, cò, cá, cô, da, đá, bơ, đỗ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và viết theo mẫu.

(30)

- Đưa tranh minh họa giải nghĩa từ.

- GV hướng dẫn viết chữ: bà, cò, cá, cô, da, đá, bơ, đỗ.

- GV hướng dẫn học sinh viết từng chữ, cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ.

* Viết số ( 12’) - Yêu cầu HS đọc

- GV hướng dẫn viết chữ: 0,1,2,3,4 - GV hướng dẫn học sinh viết chữ số, cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ số.

- Nhận xét.

*Đánh giá bài viết (6’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh ngồi cùng bàn đổi chéo vở nhận xét bài viết cho nhau

- Giáo viên nhận xét tuyên dương hs viết đẹp.

5. Củng cố, dặn dò.(4’) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau

- HS đọc : 0,1,2,3,4.

- HS lắng nghe và viết theo mẫu.

- Đổi chéo vở kiểm tra và nhận xét bài viết cho nhau

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe

___________________________

TOÁN

BÀI 3: CÁC SỐ 1, 2, 3

I. MỤC TIÊU:

- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng , hình thành biểu tượng về các số 1, 2, 3.

- Đọc, viết được các số 1, 2, 3.

- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3.

- HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

- HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng….

- HS phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh tình huống; Một số chấm tròn, thẻ số 1, 2, 3 (trong bộ đồ dùng toán học); Một số đồ dùng quen thuộc với học sinh : 1 bút chì, 3 que

(31)

tính, 2 quyển vở,…

- HS: SGK; BĐD

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC (5’)

Gọi HS trả lời câu hỏi

? Kể tên các đồ vật có dạng hình tròn mà em biết?

? Kể tên các đồ vật có dạng hình vuông mà em biết?

Kể tên các đồ vật có dạng hình chữ nhật mà em biết?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Khởi động (5’)

- 3 HS trả lời câu hỏi

- Nhận xét

- GV cho HS quan sát tranh khởi động trang 10 SGK và làm việc nhóm đôi về số lượng các sự vật trong tranh.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh

- GV gọi một vài cặp lên chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên nhận xét chung - GV giới thiệu và ghi tên bài.

- HS làm việc nhóm đôi: cùng quan sát và chia sẻ trong nhóm :

+ 1 con mèo + 2 con chim + 3 bông hoa

- Các nhóm lần lượt lên chia sẻ.

- Lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức. (9’) a. Hình thành các số 1, 2, 3

* Quan sát

- GV yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm tròn ở dòng thứ nhất của khung kiến thức.

- HS đếm số con mèo và số chấm tròn

? Có mấy con mèo? Mấy chấm tròn?

? Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 1

- Có 1 con mèo, 1 chấm tròn - Ta có số 1.

- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại

? Có mấy con chim? Mấy chấm tròn?

? Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 2

- Có 2 con chim, 2 chấm tròn - Ta có số 2.

- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại

(32)

? Có mấy bông hoa? Mấy chấm tròn?

? Vậy ta có số mấy?

- GV giới thiệu số 3

- Có 3 bông hoa, 3 chấm tròn - Ta có số 3.

- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại

* Nhận biết số 1, 2, 3

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 1 que tính rồi đếm : 1

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 2 que tính rồi đếm : 1, 2

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

- HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm : 1, 2, 3

- Giáo viên vỗ tay 2 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 2

- Giáo viên vỗ tay 1 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 1

- Giáo viên vỗ tay 3 cái yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay

- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 3

b. Viết các số 1, 2, 3

* Viết số 1

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

+ Số 1 cao 4 li. Gồm 2 nét : nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng.

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát

- Viết theo hướng dẫn

- HS tập viết số 1

* Viết số 2

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :

- Học sinh theo dõi và quan sát

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HS  phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh. -  HS tích

+ Phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.. - Có khả năng

+ Phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.. - Có khả năng

+ Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật

- Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh2. -

- Thông qua việc sử dụng số 10 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví dụ về số 10 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình

-Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của

- HS phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự