• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

NS: 18/11/2016 NG: 21/11/2016

Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2016

TIẾNG VIỆT

Bài 46:

ÔN, ƠN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

2. Kĩ năng:

- Đọc được câu ứng dụng: Sau cơn mưa cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.

3. Thái độ:

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề Mai sau khôn lớn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Cho học sinh đọc và viết: bạn thân, gần gũi, khăn rằn. dặn dò.

- Đọc câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê, bố bạn Lê là thợ lặn.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần ôn

a. Nhận diện vần:(3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới:

ôn

- Gv giới thiệu: Vần ôn được tạo nên từ ô và n.

- So sánh vần ôn với ân

- Cho hs ghép vần ôn vào bảng gài.

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần ôn.

(2)

b. Đánh vần và đọc trơn:(20) - Gv đánh vần mẫu: ô-nờ-ôn - Gọi hs đọc: ôn

- Gv viết bảng chồn và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng chồn.

(Âm ch trước vần ôn sau) - Yêu cầu hs ghép tiếng: chồn - Cho hs đánh vần và đọc: chờ- ôn- chôn- huyền- chồn.

- Gọi hs đọc toàn phần: ôn- chồn- con chồn.

Vần ơn:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ôn.) - So sánh ơn với ôn.

( Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau: ơn bắt đầu bằng ơ, vần ôn bắt đầu bằng ô).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn.

- Gv giải nghĩa từ: khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(7)

- Gv giới thiệu cách viết: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

- Cho hs viết bảng con - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(20)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs thực hành như vần ôn - 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

(3)

- Gv đọc mẫu: Sau cơn mưa cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: cơn, rộn.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Mai sau khôn lớn.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Bạn nhỏ trong tranh mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành chú bộ đội, còn em sau này lớn lên mơ ước làm gì?

+ Tại sao em lại thích nghề đó?

+ Bố mẹ em đang làm gì?

+ Em đã nói với ai về mong ước của em sau này chưa?

+ Muốn thực hiện được mơ ước em cần phải làm gì?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

* Trẻ em có quyền được mơ ước về tương lai tươi đẹp

c. Luyện viết:(7)

- Gv nêu lại cách viết: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi và cách cầm bút để viết bài.

- Cho hs viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò:(5) - Cho hs đọc lại toàn bài.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

(4)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 47.

TOÁN

Tiết 44:

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6

I. MỤC TIÊU:

- Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6.

- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng các mô hình phù hợp với nội dung bài học.

- Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gọi hs lên bảng làm bài: Tính:

4 + 1 = 3 + 2 = 5 + 0 = 5 - 3 =

- Gv đánh giá.

II. Bài mới :

1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6: (10) a. Hướng dẫn hs thành lập công thức:

5 + 1= 6, 1+ 5 = 6.

B1: Hướng dẫn học sinh quan sát hình, nêu bài toán: “Bên trái có 5 hình tam giác, bên phải có 1 hình tam giác. Hỏi tất cả có mấy hình tam giác?”

B2: Hướng dẫn hs quan sát hình vẽ và nhận xét.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs quan sát hình và tập nêu bài toán.

- Hs nêu.

(5)

- Gợi ý để hs nêu “5 và 1 là 6”.

- Gv viết công thức lên bảng: 5+ 1= 6 B3: Giúp hs quan sát hình rút ra nhận xét

“Năm hình tam giác và một hình tam giác”

cũng như “một hình tam giác và năm hình tam giác”, do đó 5+ 1= 1+ 5.

- Cho học sinh tự viết vào chỗ chấm trong phép cộng.

b. Hướng dẫn thành lập các công thức:

4 + 2 = 6; 2 + 4 = 6; 3 + 3 = 6 - Cách làm tượng tự 1+ 5 = 6 và 5+ 1= 6 - Cho hs đọc các công thức trên.

c. Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.

- Cho học sinh đọc lại bảng cộng.

1+ 5 = 6 5 + 1 = 6 2 + 4 = 6 4 + 2 = 6 3 + 3 = 6 3 + 3 = 6.

- Gv xóa bảng và nêu một số câu hỏi:

Ví dụ: 4 cộng 2 bằng mấy? 3 cộng 3 bằng mấy?

6 bằng mấy cộng mấy?...

2. Thực hành:

Bài 1: (4)Tính:

- Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cộng trong phạm vi 6 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho học sinh đọc kết quả.

Bài 2:(4) Tính:

- Gv củng cố học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng. 4+ 2= 6 thì viết được 2+ 4= 6.

- Hs đọc.

- Hs nêu bài toán để rút ra phép tính: 1+ 5= 6.

- Hs tự viết.

- Hs nêu bài toán rồi hình thành phép tính tương tự như phép tính 1+ 5 = 6 và 5 + 1 = 6.

- Hs thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 6.

- Học sinh trả lời

- Học sinh làm bài tập .

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs đọc kết quả và nhận xét.

- Hs nêu đựơc

(6)

- Cho hs làm bài.

- Nhận xét bài làm.

Bài 3: (5)Tính:

- Cho học sinh nhắc lại cách tính biểu thức.

4+ 1+ 1= 6 - Hs tự làm bài.

Bài 4:(4)

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, tập nêu thành bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 4 + 2 = 6, 3 + 3 = 6

- Cho hs nhận xét.

III. Củng cố- dặn dò:(3)

- Cả lớp cùng chơi trò chơi “Thi nối kết quả nhanh, đúng”.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 6 và làm bài tập.

- Hs làm bài.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- Học sinh làm bài và đổi chéo bài kiểm tra.

- 1 hs nêu.

- Hs làm theo cặp.

- 2 hs lên bảng chữa bài tập.

- Hs nêu.

- HS làm theo yêu cầu

NS: 19/11/2016 NG: 22/11/2016

Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2016

TIẾNG VIỆT

Bài 47

: EN, ÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: en, ên, lá sen, con nhện.

2. Kĩ năng:

- Đọc được câu ứng dụng: Nhà Dế Mèn ỏ gần bãi cỏ con. Còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối.

3. Thái độ:

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề Bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

(7)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Cho học sinh đọc và viết: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn.

- Đọc câu ứng dụng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần en

a. Nhận diện vần:(3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: en - Gv giới thiệu: Vần en được tạo nên từ e và n.

- So sánh vần en với ôn

- Cho hs ghép vần en vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:(20) - Gv đánh vần mẫu: e-nờ-en - Gọi hs đọc

- Gv viết bảng sen và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng sen (Âm s trước vần en sau) - Yêu cầu hs ghép tiếng: sen

- Cho hs đánh vần và đọc: sờ- en- sen.

- Gọi hs đọc toàn phần: en- sen- lá sen..

Vần ên:

(Gv hướng dẫn tương tự vần en.) - So sánh ên với en.

( Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau:

ên bắt đầu bằng ê, vần en bắt đầu bằng e).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà.

3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần en.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs thực hành như vần en - 1 vài hs nêu.

(8)

- Gv giải nghĩa từ: mũi tên, nền nhà.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(7)

- Gv giới thiệu cách viết: en, ên, lá sen, con nhện.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(20)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Nhà Dế Mèn ỏ gần bãi cỏ con. Còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: Mèn, Sên, trên.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Bên trên con chó là những gì?

+ Bên phải con chó là gì?

+ Bên trái con chó là gì?

+ Bên dưới con mèo là gì?

+ Bên phải em là bạn nào?

+ Em tự tìm lấy vị trí các vật em yêu thích ở xung quanh mình.

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

(9)

c. Luyện viết:(7)

- Gv nêu lại cách viết: en, ên, lá sen, con nhện.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò:(5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 48.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- HS làm theo yêu cầu

TOÁN

Tiết 45:

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 6.

2. Kĩ năng:

- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.

3. Thái độ:

- Biết vận dụng vào làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ đồ dùng dạy toán.

- Các mô hình phù hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gọi hs lên bảng làm bài: Tính:

5 - 1+ 3 = 3 - 3 + 2 = 4 - 4 + 0 = 2- 1+ 1 = - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- 2 hs làm bài.

(10)

II. Bài mới:

1. Hướng dẫn hs thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6: (10)

a. Hướng dẫn hs thành lập công thức:

6 - 1= 5 và 6 - 5= 1.

- Cho hs xem tranh và nêu bài toán: Tất cả có 6 hình tam giác, bớt đi 1 hình tam giác.

Hỏi còn lại mấy hình tam giác?

- Gv hỏi: Vậy 6 bớt đi 1, còn mấy?

- Gv viết phép tính lên bảng: 6 - 1= 5 b. Hướng dẫn thành lập công thức:

6 - 2= 4; 6 - 4= 2; 6 - 3= 3. (Cách tiến hành tương tự như trên).

c. Hướng dẫn hs bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.

- Cho hs đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6.

- Tổ chức cho học sinh học thuộc các phép tính.

- Gv kết hợp kiểm tra xác xuất: 6 trừ 3 bằng mấy? hoặc 6 trừ 4 bằng mấy?...

2. Thực hành:

Bài 1: (4)Tính:

- Cho hs dựa vào bảng trừ trong phạm vi 6 để làm.

- Lưu ý hs viết kết quả thẳng cột.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

Bài 2: (5)Tính:

- Cho hs làm bài.

- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

5 + 1 = 4 + 2= 3 + 3 = 6 - 5 = 6 - 2 = 6 - 3 = 6 - 1 = 6 - 4 = 6 - 6 = - Cho hs chữa bài tập.

Bài 3: (5)Tính:

- Học sinh quan sát tranh.

- Hs nêu bài toán.

- Hs nêu.

- Hs đọc.

- Hs thực hiện tương tự phép tính 6 - 1= 5.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs học thuộc bảng trừ.

- Vài hs trả lời.

- Hs làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs làm bài.

- 3 hs chữa bài.

- Học sinh làm bài.

(11)

- Cho hs nêu cách làm phép tính:

6- 2- 4=…

- Gọi hs đọc kết quả bài làm và nhận xét.

Bài 4: (5)Viết phép tính thích hợp:

- Cho hs nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu hs quan sát tranh sau đó nêu bài toán và viết phép tính thích hợp vào ô trống.

6 - 1= 5; 6 - 2= 4

- Yêu cầu học sinh đổi chéo bài kiểm tra.

III. Củng cố - dặn dò:(5)

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “Thi tìm kết quả nhanh”

- Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về làm bài tập vào vở ô ly, học thuộc bảng trừ trong phạm vi 6.

- Đọc kết quả bài làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Học sinh nêu bài toán và phép tính.

- Hs kiểm tra chéo.

- HS làm theo yêu cầu

NS: 20/11/2016 NG: 23/11/2016

Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2016 TIẾNG VIỆT

Bài 48:

IN, UN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: in, un, đèn pin, con giun.

2. Kĩ năng:

- Đọc được đoạn thơ ứng dụng: Ủn à ủn ỉn

Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ.

3. Thái độ:

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề Nói lời xin lỗi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

(12)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Cho học sinh đọc và viết: áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà.

- Đọc câu ứng dụng: Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần in

a. Nhận diện vần:(3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: in - Gv giới thiệu: Vần in được tạo nên từ i và n.

- So sánh vần in với en

- Cho hs ghép vần in vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:(20) - Gv đánh vần mẫu: i-nờ-in - Gọi hs đọc

- Gv viết bảng pin và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng pin (Âm p trước vần in sau) - Yêu cầu hs ghép tiếng: pin

- Cho hs đánh vần và đọc: pờ- in- pin.

- Gọi hs đọc toàn phần: in- pin- đèn pin.

Vần un:

(Gv hướng dẫn tương tự vần in.) - So sánh un với in.

( Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau:

un bắt đầu bằng u, vần in bắt đầu bằng i).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: nhà in, xin

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần in.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs thực hành như vần in - 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

(13)

lỗi, mưa phùn, vun xới.

- Gv giải nghĩa từ: nhà in, mưa phùn, vun xới.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(7)

- Gv giới thiệu cách viết: in, un, đèn pin, con giun.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(20)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Ủn à ủn ỉn

Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ - Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: ủn, chín, ỉn.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Nói lời xin lỗi.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Hãy đoán xem tại sao bạn nhỏ trong tranh mặt lại buồn như vậy?

+ Khi đi học muộn, em có nên xin lỗi không?

+ Khi không thuộc bài em phải làm gì?

+ Khi làm đau hoặc làm hỏng đồ của bạn,

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

(14)

em có xin lỗi bạn không?

+ Em đã nói lời xin lỗi với ai bao giờ chưa?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

* Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi chưa thực hiện tốt bổn phận của mình.

c. Luyện viết:(7)

- Gv nêu lại cách viết: in, un, đèn pin, con giun.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò:(5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 49.

+ 1 vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- HS làm theo yêu cầu

NS: 21/11/2016 NG: 24/11/2016

Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2016 THỂ DỤC

Bài 12: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

I. MỤC TIÊU:

- Ôn một số động tác thể dục RLTTCB đã học.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác

-Học động tác đứng đưa một chân ra sau,hai tay giơ cao thẳng hướng.Yêu cầu biết thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.

(15)

-Ôn trò chơi:Chuyền bóng tiếp sức.Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi có sự chủ động

II.ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường , 1 còi . bong

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Phần mở đầu

GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

HS đứng tại chỗ vổ tay và hát Giậm chân….giậm

Đứng lại………đứng

Ôn phối hợp:Bài tập RLTTCB Kiểm tra bài cũ : 4 hs

Nhận xét II. Phần cơ bản

a. Đứng kiểng gót hai tay chống hông Nhận xét

b. Đứng đưa một chân ra trước,hai tay chống hông

Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện Tập 1-2 lần, 2x4 nhịp

Nhận xét

c.Đứng đưa một chân ra sau,hai tay giơ cao thẳng hướng

Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện Tập 3-5 lần, 2x4 nhịp

Nhịp 1: Đưa chân trái ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.

Nhịp 2: Về TTĐCB

Nhịp 3: Đưa chân phải ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.

Đội Hình

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * * GV

Đội hình tập luyện

* * * * * * * * * * * * * *

* * * * * * * * * * * * * *

GV

Đội Hình

* * * * * * *

* * * * * * *

* * * * * * *

* * * * * * *

(16)

Nhịp 4: Về TTĐCB Nhận xét

d.Trò chơi:Chuyền bóng tiếp sức Hướng dẫn và tổ chức HS chơi Nhận xét

III. Kết thúc

Đi thường…….bước Thôi HS vừa đi vừa hát

Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học

- Về nhà ôn lại bài tập RLTTCB

Đội Hình xuống lớp

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * *

* * * * * * * * * GV

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 12: NHÀ Ở

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Nhà ở là nơi sống của mọi người.

2. Kỹ năng: Nhà ở có nhiều loại khác nhau và có đị a chỉ .

3. Thái độ: Kể được ngôi nhà và đồ dùng trong nhà yêu quý ngôi nhà mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Tranh minh hoạ - HS: Vở bài tập và SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định tổ chức:

A. Kiểm tra bài cũ:

-Tiết trước các con học bài gì?

-Trong gia đình em có quy ền gì?

- Em có bổn phận gì?

- Nhận xét bài cũ.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài mới: Ghi đề 2. Dạy bài mới

a. HĐ1: Làm việc với SGK

- Gia đình

- Quyền được sống với ba mẹ

- Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.

(17)

Mục tiêu: GV cho lớp quan sát SGK nhóm 2 người nói cho

nhau nghe nội dung từng bức tranh.

Cách tiến hành:

- Trang này có mấy bức tranh?

- Đây là nhà của Nam xem nhà em có giống nhà Nam không?

Và quan sát những ngôi nhà ở vùng nào?

- Bạn thích tranh nào? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS quan sát 2. Thảo luận chung:

- GV chỉ vào tranh thứ nhất vẽ gì?

- Nhà em giống nhà Nam không? Nhà em ở nông thôn hay thành phố?

- HS quan sát bức tranh còn lại.

- Tranh 2 : Tranh vẽ gì? Ở vùng nào?

- Tranh 3: Dãy phố - Tranh 4: Vẽ gì?

- Nhà ở vùng nào?

GV chốt lại: Nhà ở Thành phố mọc san sát, có số nhà, đường có vỉa hè. Nhà cao tầng gọi là khu nhà t ập thể hay còn gọi là khu chung cư. GV liên hệ Nha Trang có khu chung cư ởđường Nguyễn Thiện Thuật, 2/4 Lê Hồng Phong. Tương lai ở phường Vĩnh Trường sẽ xây chung cư lớn.

- GV cho HS thảo luận nhóm.

- GV chia nhóm quan sát nội dung tranh vẽ gì? Liên hệ nhà

em có những địa danh nào? Có giống các đị a danh ở SGK

không?

Nhóm 1+2: Quan sát tranh 1 Nhóm 3+4:

- 4 tranh

- HS tiến hành thảo luận

- Vẽ nhà, cây, sân rơm - Không

- Thành phố

- Tranh vẽ nhà sàn, ở vùng miền núi . - Nhà cao tầng

- Thành phố

- 4 em 1 nhóm.

- HS tiến hành quan sát.

- Phòng khách

- Nhà các em có những đồ dùng khác như:

- Từng cặp thảo luận

(18)

Quan sát tranh 2

Nhóm 5+6: Quan sát tranh 3 Nhóm 7+8:

Quan sát tranh 4

- GV theo dõi, sau đó cho lớp thảo luận chung.

- Tranh 1 vẽ gì? Nhà em có phòng khách giống tranh không?

- Các tranh khác tương tự.

GV chốt l ại: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho

sinh hoạt. Vi ệc mua sắm đồ dùng phụ thuộc vào điều kiện

kinh tế của gia đình.

b. HĐ2: Thi vẽ ngôi nhà

Mục tiêu: HS tập vẽ ngôi nhà của mình, sau đó từng cặp thảo

luận.

Cách tiến hành: HS vẽ -GV quan sát HS vẽ

Cho HS thảo luận theo cặp giới thi ệu về ngôi nhà của mình .

GV tuyên dương những bạn giới thiệu hay.

C. Củng cố-Dặn dò.

-Vừa rồi các con học bài gì?

- Ở nhà các con đã làm gì cho ngôi nhà của mình thêm đẹp ?

ĐẠO ĐỨC

NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (T1)

I. MỤC TIÊU.

- HS biết được tên nước, nhận biết đợc quốc kỳ, quốc ca của Tổ quốc Việt Nam . - Nêu được khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón , đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kỳ.

Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần . Tôn kính lá quốc kỳ và yêu quí tổ quốc Việt Nam .

(19)

Biết nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Vở bài tập đạo đức, lá cờ tổ quốc .

- Vở bài tập đạo đức

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Bài cũ: ổn định tổ chức lớp

B/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài 2. Dạy bài mới.

a.HĐ1: Quan sát tranh và đàm thoại . - Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

- Các bạn đó là ngời nớc nào , vì sao em

biết ?

KL: Các bạn nhỏ đang tự giới thiệu làm quenvới nhau .Mỗi bạn mang 1 quốc tịch riêng, trẻ em có quyền có quốc tịch . Quốc tịch chúng ta là Việt Nam.

b.HĐ2: Quan sát tranh bài tập 2 và thảo luận

- Những người trong tranh đang làm gì ?

- Tư thế đứng chào cờ của họ như thế nào? Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ Khi chào cờ họ hát bài hát nào?

- Vì sao họ lại sung sướng nâng lá cờ Tổ quốckhi chiến thắng ?

KL: SHS.

+ Cho HS quan sát cờ tổ quốc và giới thiệu

Quốc kỳ , Quốc ca Việt Nam.

c.HĐ3: Làm bài tập 3

Hát bài : Lá cờ Việt Nam

- QS tranh bài tập tranh bài tập 1 - Thảo luận cả lớp .

- 3 nhóm , mỗi nhóm quan sát 1 tranh - Thảo luận trong nhóm đôi .

- Đại diện nhóm trình bày . - Nhận xét , bổ xung .

- Quan sát , nêu nhận xét .

- Quan sát tranh bài tập 3 - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày .

(20)

- Các bạn trong tranh đang làm gì ? - Bạn nào cha đứng nghiêm trang khi chào

cờ ?

- Khi chào cờ phải đứng nh thế nào ? KL: Khi chào cờ phải bỏ nón mũ , đứng

nghiêm trang , không quay ngang .không nói

chuyện . Mắt nhìn hướng về lá quốc kỳ .

C/Củng cố - Dặn dò:

- Hôm nay học chuẩn mực đạo đức nào?

- Dặn dò : Làm theo bài học Nhận xét giờ học

- Nhận xét bổ xung . Vài em nhắc lại

- HS nêu

TIẾNG VIỆT

Bài 49:

IÊN, YÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: iên, yên, đèn điện, con yến.

2. Kĩ năng:

- Đọc được câu ứng dụng Sau cơn bão, kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề Biển cả.

3. Thái độ:

- Biết vận dụng vào bài đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Cho học sinh đọc và viết: nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới.

- 3 hs đọc và viết.

(21)

- Đọc câu ứng dụng: Ủn à ủn ỉn

Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần iên

a. Nhận diện vần:(3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới:

iên

- Gv giới thiệu: Vần iên được tạo nên từ iê và n.

- So sánh vần iên với in

- Cho hs ghép vần iên vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:(20) - Gv đánh vần mẫu: i- ê-nờ-iên - Gọi hs đọc

- Gv viết bảng điện và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng điện

(Âm đ trước vần iên sau, thanh nặng dưới ê.)

- Yêu cầu hs ghép tiếng: điện

- Cho hs đánh vần và đọc: đờ- iên- điên- nặng- điện.

- Gọi hs đọc toàn phần: iên- điện- đèn điện.

Vần yên:

(Gv hướng dẫn tương tự vần iên.) - So sánh yên với iên.

( Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau: yên bắt đầu bằng yê, vần iên bắt đầu bằng iê).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cá biển,

- 2 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần iên.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần iên.

- 1 vài hs nêu.

(22)

viên phấn, yên ngựa, yên vui.

- Gv giải nghĩa từ: yên ngựa, yên vui.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(7)

- Gv giới thiệu cách viết: iên, yên, đèn điện, con yến.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(20)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Sau cơn bão, kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: kiến, kiên.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Biển cả.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Em thấy biển thường có những gì?

+ Bên những bãi thường có những gì?

+ Nước biển như thế nào?

+ Người ta dùng nước biển để làm gì?

+ Những người nào thường sống ở biển?

+ Em có thích biển không?

+ Em đã đi biển chơi bao giờ chưa?

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Hs nêu.

(23)

+ ở đấy em làm gì?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:(7)

- Gv nêu lại cách viết: iên, yên, đèn điện, con yến.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét một số bài III. Củng cố, dặn dò:(5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 50.

+ Hs nêu.

+ Hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- HS làm theo yêu cầu

TOÁN

Tiết 46:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thực hiện được phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6.

2. Kĩ năng:

- Biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi 6 3. Thái độ:

- Biết vận dụng vào làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5) - Gọi hs làm bài: + Tính:

6 - 3 + 0 =... 6 = 0 + ... 6 - 4 + 0=...

6 = 4 +... 6 - 5 + 0 =... 5 = 6 - ...

(>, <, =)?

- 3 hs lên bảng làm.

(24)

2 + 0.... 6 6 - 2... 2 + 3 3 + 3... 1 + 3 4 + 1... 6 - 0 - Giỏo viờn nhận xột, đỏnh giỏ.

2. Bài luyện tập:

Bài 1: (5)Tớnh:

- Gv hỏi: Đối với phộp tớnh thực hiện theo cột dọc ta cần phải lưu ý điều gỡ?

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho học sinh đọc kết quả, nhận xột.

Bài 2: Tớnh

- Cho học sinh nờu lại cỏch tớnh:

1+ 3+ 2=

- Cho hs làm bài rồi chữa.

Bài 3:(6) (>, <, =)?

- Muốn điền dấu trước tiờn ta phải gỡ?

- Cho hs tự làm bài.

2+ 3 < 6 3 + 3 = 6 4 + 2 > 5 2+ 4 = 6 3 + 2 < 6 4 - 2 < 5 - Cho hs nhận xột.

Bài 4: (6)Số?

- Cho học sinh làm bài.

- Gọi học sinh chữa bài tập.

Bài 5: (7)Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh, đọc yêu cầu bài toán.

- Yêu cầu hs nêu bài toán.

- Cho hs viết phép tính thích hợp:

6 - 2 = 4

- Gọi học sinh đọc kết quả bài làm.

- Gv nhận xét

III. Củng cố- dặn dò:(5)

- Gv tổ chức cho hs chơi trũ chơi “Điền kết

- 2 hs làm trờn bảng.

- 1 hs nờu.

- Hs làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

-Vài hs đọc và nhận xột.

- 1 hs nờu.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm trờn bảng.

- Đổi chộo bài kiểm tra.

- 1 hs nờu yờu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Hs đọc và nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 2 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Vài hs đọc kết quả.

(25)

quả nhanh”.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài vào vở ô li.

NS: 22/11/2016 NG: 25/11/2016

Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2016 TIẾNG VIỆT

Bài 50:

UÔN, ƯƠN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc và viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.

2. Kĩ năng:

- Đọc được câu ứng dụng Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.

3. Thái độ:

- Vận dụng vào bài đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Cho hs đọc và viết: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui.

- Đọc câu ứng dụng: Sau cơn bão, kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiến nhẫn chở lá khô về tổ mới.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần:

Vần iên

a. Nhận diện vần:(3)

- 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

(26)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới:

uôn

- Gv giới thiệu: Vần uôn được tạo nên từ uô và n.

- So sánh vần uôn với iên

- Cho hs ghép vần uôn vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:(20) - Gv đánh vần mẫu: u-ô-nờ-uôn - Gọi hs đọc

- Gv viết bảng chuồn và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng chuồn

(Âm ch trước vần uôn sau, thanh huyền trên ô.)

- Yêu cầu hs ghép tiếng: chuồn - Cho hs đánh vần và đọc: chờ- uôn- chuôn- huyền- chuồn.

- Gọi hs đọc toàn phần: uôn- chuồn- chuồn chuồn.

Vần ươn:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ươn.) - So sánh ươn với uôn.

( Giống nhau: Kết thúc bằng n. Khác nhau:

ươn bắt đầu bằng ươ vần uôn bắt đầu bằng uô).

c. Đọc từ ứng dụng:

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn.

- Gv giải nghĩa từ: ý muốn, con lươn.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(7)

- Gv giới thiệu cách viết: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép vần uôn.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần uôn.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

(27)

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(20)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: chuồn, lượn.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.

- Gv hỏi hs:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Em biết những loại chuồn chuồn nào?

Hãy kể tên loại chuồn chuồn đó?

+ Em có thuộc câu tục ngữ hoặc ca dao nào nói về chuồn chuồn không?

+ Em đã trông thấy châu chấu, cào cào bao giơ chưa?

Hãy tả một vài đặc điểm của chúng

+ Cào cào, châu chấu thường sống ở đâu?

+ Em có biết mùa nào thì nhiều cào cào, châu chấu?

+ Muốn bắt được chuồn chuồn, cào cào, châu chấu ta phải làm như thế nào?

+ Bắt được chuồn chuồn em sẽ làm gì?

+ Có nên ra nắng để bắt chuồn chuồn, cào cào, châu chấu không?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:(7)

- Hướng dẫn hs cách viết: uôn, ươn, chuồn

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Hs nêu.

+ Hs nêu.

+ Hs nêu.

(28)

chuồn, vươn vai.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò:(5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài;

-Xem trước bài 51.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

To¸n

Tiết 47

: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7

I. MỤC TIÊU :

+ Giúp học sinh : - Tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng

- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 7

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Các tranh giống SGK + Bộ thực hành toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ : (5’)

+Sửa bài tập 4/ 51, 5 / 51 vở bài tập toán .

+Giáo viên treo tranh. Yêu cầu Học sinh nêu bài toán

+2 em lên bảng giải đặt phép tính phù hợp với bài toán.

Nhận xét, sửa sai cho học sinh . 2. Bài mới :

a.Giới thiệu bài

b. Hoạt động 1 :(8’) Giới thiệu phép cộng

- HS lên bảng làm bài

- Có 6 hình tam giác. Thêm 1 hình

(29)

trong phạm vi 7.

Mt : Thành lập bảng cộng trong phạm vi 7 . - Cho học sinh quan sát tranh và nêu bài toán

- Sáu cộng một bằng mấy ?

- Giáo viên ghi phép tính :6 + 1= 7

- Giáo viên hỏi: Một cộng sáu bằng mấy ? - Giáo viên ghi : 1 + 6 = 7 Gọi học sinh đọc lại

- Cho học sinh nhận xét : 6 + 1 = 7 1 + 6 = 7

- Hỏi : Trong phép cộng nếu đổi vị trí các số thì kết quả như thế nào ?

*Dạy các phép tính : 5 + 2 = 7 2 + 5 = 7

4 + 3 = 7 3 + 4 = 7 -Tiến hành như trên

b.Hoạt động 2 : (2’) Học thuộc bảng cộng Mt : Học sinh thuộc được công thức cộng tại lớp .

- Giáo viên cho học sinh đọc thuộc theo phương pháp xoá dần

- Hỏi miệng :

5 + 2 = ? , 3 + 4 = ? , 6 + ? = 7 1 + ? = 7 , 2 + ? = 7 , 7 = 5 + ? , 7 = ? + ?

- Học sinh xung phong đọc thuộc bảng cộng

tam giác. Hỏi có tất cả mấy hình tam giác ?

6 + 1 = 7

- Học sinh lần lượt đọc lại phép tính. Tự điền số 7 vào phép tính trong SGK

1 + 6 = 7

- HS đọc phép tính : 1 + 6 = 7 và tự điền số 7 vào chỗ trống ở phép tính 1 + 6 =

- Giống đều là phép cộng, đều có kết quả là 7, đều có các số 6 , 1 , 7 giống nhau. Khác nhau số 6 và số 1 đổi vị trí

- không đổi

- Học sinh đọc lại 2 phép tính

-Học sinh đọc đt 6 lần -Học sinh trả lời nhanh - 5 em

- Đọc cá nhân nhiều em

(30)

c.Hoạt động 3 : (15’) Thực hành

Mt :Học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 7

- Cho học sinh mở SGK. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1 : Tính theo cột dọc

- Giáo viên lưu ý viết số thẳng cột Bài 2 : Tính :

7 + 0 = 1 + 6 = 3 + 4 = 0 + 7 = 6 + 1 = 4 + 3 =

- Khi chữa bài giáo viên cần cho học sinh nhận xét từng cặp tính để củng cố tính giao hoán trong phép cộng

Bài 3 :

Hướng dẫn học sinh nêu cách làm -Tính : 5+1 +1 = ?

- Cho học sinh tự làm bài và chữa bài

Bài 4 : Nêu bài toán và viết phép tính phù hợp

- Giáo viên cho học sinh nêu bài toán. Giáo viên chỉnh sửa từ, câu cho hoàn chỉnh.

- Cho học sinh tự đặt được nhiều bài toán khác nhau nhưng phép tính phải phù hợp với bài toán nêu ra

- Gọi học sinh lên bảng ghi phép tính dưới tranh.Lớp dùng bảng con

- Giáo viên uốn nắn, sửa sai cho học sinh 3.Củng cố dặn dò : (5’)

? Hôm nay em vừa học bài gì ? Đọc lại bảng cộng phạm vi 7 ( 5 em )

- Dặn học sinh về ôn lại bài và làm bài tập

- Học sinh nêu yêu cầu và cách làm bài

- Tự làm bài và chữa bài

- Nêu yêu cầu, cách làm bài rồi tự làm bài và chữa bài

- HS nêu yêu cầu bài

- Học sinh nêu : 5 + 1 = 6 , lấy 6 cộng 1 bằng 7 .

-Viết 7 sau dấu =

- a) Có 6 con bướm thêm 1 con bướm. Hỏi có tất cả mấy con bướm ?

6 + 1 = 7

- b) Có 4 con chim. 3 con chim bay đến nữa. Hỏi có tất cả mấy con chim ?

4 + 3 = 7 - 2 em lên bảng

- Cả lớp làm bảng con

(31)

vào vở bài tập .

- Chuẩn bị trước bài hôm sau.

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ -tuÇn 12

Hoạt động của GV Hoạt động của trò

I. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần 1. Nề nếp

- Nghiêm túc chấp hành tốt các nề nếp của lớp học

- Đi học đầy đủ, đúng giờ

Mang đúng trang phục đã quy định - Nghỉ học có lí do

2. Học tập

- Có ý thức học tập tốt, hăng say phát biểu xây dựng bài:

- Một số em chưa chú ý trong giờ học 3. Vệ sinh

- Các tổ luân phiên nhau làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 4. Hoạt động khác

- Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp

III. Kế hoạch tuần

Phát động phong trào thi đua học tốt để chào mừng ngày 22 - 12

- Đi học đầy đủ, đúng giờ

- Vệ sinh cá nhân và VS lớp học sạch sẽ - Tham gia đầy đủ các hoạt động do đội tổ chức

- Mang đúng trang phục và đi dép có quai hậu

-Thực hiện

-Thực hiện tốt

-Thực hiện tốt

- Lắng nghe và thực hiện theo.

GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM CHỦ ĐỀ 3

ĐẤT NƯỚC VÀ CỘNG ĐỒNG

(32)

Nơi em sống cùng mọi người như một gia đình lớn bụ̉n phận của em đối với đṍt nước và cộng đụ̀ng

I. Mục đích, yêu cầu :

- Kiến thức: Học sinh bước đầu hiểu được: Đất nước và cộng đồng là nơi em sống cựng mọi người và hiểu được trỏch nhiệm của em đố với đất nước và cộng đồng.

- Thỏi độ: Học sinh cú tỡnh cảm yờu thớch đất nước và gắn bú với cộng đồng.

- Kỹ năng: Học sinh bước đầu biết tham gia vào cỏc hoạt động của cộng dồng.

II. ĐỒ DÙNG: Một số bức tranh về: Chợ, bệnh viện, cụng viờn, doanh trại bộ đội, trường học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (35’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Giới thiệu bài:

Cụ và học sinh cựng hỏt :Bài hỏt bốn phương trời ta về đõy chung vui. Bài hỏt núi về cỏc bạn nhỏ sống trong cỏc gia đỡnh khỏc nhau, nhưng cựng chung một gia đỡnh lớn đú là đất nướcViệt Nam. Cỏc con cú quyền cà bổn phận như thế nào với đất nước và cộng đồng nơi sinh sống? Hụm nay chỳng ta cựng tỡm hiểu chủ đề: Đất nước và cộng đồng.

2.Bài mới:

1. Hoạt động 1:Xem tranh về cộng đồng.

- GV giải thớch cỏc tranh vẽ về: Chợ, bệnh viện, cụng viờn, doanh trại bộ đội(cũn gọi là đơn vị quõn đội), trường học.

- GV hỏi:

+ Bệnh viện để làm gỡ?

+ Cụng viờn để làm gỡ?

+ Doanh trại quõn đội để làm gỡ?

+ Trường học là để dành cho ai?

- GV cho học sinh thảo luận về cỏc bức

- Lớp hỏt bài hỏt : Bốn phương trời ta về đõy chung vui.

- HS chỳ ý lắng nghe.

- Là nơi chăm súc sức khỏe cho mọi người.

- Là nơi vui chơi , giải trớ cho mọi người.

- Là nơi đúng quõn của cỏc chỳ bộ

(33)

tranh:

+ Khi nào thì các con phải đến bệnh viện?

+ Công viên để làm gì? Khi nào thì ta đến công viên?

+ Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì?

+ Trường học là để dành cho ai?

* GVTT: mọi người sống quanh ta họ làm việc trong các cơ quan, nhà máy, ngoài đồng ruộng, ở cửa hàng hay ở chợ…tất cả hợp thành cộng đồng người cùng sống trên đất nước Việt Nam.

2. Hoạt động 2: Trò chơi : Hái hoa dân chủ.

GV cho học sinh lên hái hoa :

Câu1: Hằng ngày các con cần đến những gì để sống?

Câu2: các thức ăn hằng ngày mẹ con mua ở đâu?

Câu3: Vì sao con phải đến trường?

Câu4: Bệnh viện để làm gì?

Câu5: Ở trường học ai làm nhiệm vụ dạy bảo các con?

Câu6: Để đường phố luôn sạch sẽ hằng ngày các con phải cần đến ai?

Câu 7: Các chú bộ đội làm nhiệm vụ gì?

Câu 8: Các chú công nhân góp phần làm gì cho mọi người?

GV Tóm tắt: Chúng ta sống phải có quan hệ đối với mọi người xung quanh, đó là một gia đình lớn – Gia đình Việt Nam. Tất cả các hoạt động của cộng đồng giúp cho các con sống và học tập lên người.

3. Hoạt động 3: Vẽ tranh về thầy cô, bác sĩ , chú công an, chú bộ đội…

- GV chọn một số bức tranh đẹp, cho trình bày tranh và gợi ý để học sinh nói lên nội

đội.

- Là nơi học tập của học sinh.

- Cá nhân học sinh trả lời các câu hỏi.

- HS hái được bông hoa nào thì trả lời theo câu hỏi đã ghi trong bông hoa đó.

- Cá nhân học sinh được lên bốc thăm trả lời các câu mình bốc được.

- Học sinh khác góp ý kiến bổ xung.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

(34)

dung của từng bức tranh.

3.Củng cố : GV kết luận Đất nước và cộng đồng là nơi sinh sống ở đó bao gồm nhiều người làm những công việc khác nhau. Trẻ em có bổn phận cùng tham gia các hoạt động của cộng đồng như chăm chỉ học hành,giữ gìn vệ sinh đường phố, tôn trọng các cô chú công nhân,công an, bộ đội … và sau này lớn lên góp phần xây dựng đất

nước. - Học sinh chú ý lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói... CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Khác nhau âm đầu vần là a và o).. Kĩ năng: Nhận diện nhanh các đồ vật

Sự cạnh tranh này được thể hiện giữa các ngân hàng trong nước vói nhau và giữa ngân hàng trong nưóc với ngân hàng nưóc ngoài... chưa

Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người.. Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của

Cùng với xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, đặc biệt là

Yêu cầu, cách làm bài thuyết minh - Người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng -&gt; Trình

Mỗi giai đoạn trải nghiệm có thể có nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau, GV cần lựa chọn dạng hoạt động phù hợp cho mỗi giai đoạn và ghép nối các giai đoạn thành

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói... Các hoạt động dạy học:. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1..

a / Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên b/ Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào?. Đọc khổ thơ dưới đây