• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác tham mưu, phối hợp a

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Công tác tham mưu, phối hợp a"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ QUÝ ĐÔN Số: 11 /BC-LQĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đông Hà, ngày 14 tháng 01 năm 2019

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ SƠ KẾT HỌC KÌ 1 Năm học 2018-2019

Năm học 2018-2019, ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị nói chung và Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn nói riêng tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động của BCH Đảng bộ Tỉnh khóa XV và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; năm học thứ 4 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020; năm học thứ 8 triển khai đề án phát triển trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Quán triệt các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT với phương hướng tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, cán bộ giáo viên và học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục những hạn chế, khó khăn, tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và đã đạt được rất nhiều kết quả đáng được khích lệ.

I. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ học kì 1 1. Công tác tham mưu, phối hợp

a. Đánh giá kết quả đạt được:

- Học kỳ 1 năm học 2018-2019, nhà trường đã tham mưu, phối hợp cùng Sở GD&ĐT hoàn thiện đề án phát triển trường THPT chuyên Lê Quý Đôn giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Và đang trong thời gian đợi Hội đồng Nhân dân Tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách dành cho cán bộ giáo viên, học sinh để phù hợp hơn với tình hình thực tế.

- Phối hợp cùng các cơ sở giáo dục chất lượng cao (Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Vinh, các trường THPT chuyên Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Huế...) thực hiện việc nâng cao kỹ năng quản lí, điều hành; kỹ năng bồi dưỡng học sinh giỏi cho cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường. BGH cùng các tổ chuyên môn đã chủ động liên hệ, phối hợp với các trường chuyên bạn gửi học sinh có khả năng đạt giải cao trong các kỳ thi sắp tới tham gia tập huấn trong thời gian dài.

- BGH phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể khác trong đơn vị (Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học...) nhằm vừa tạo không khí thi đua sôi nổi, tích cực trong giáo viên, học sinh vừa tạo cầu nối gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

b. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

Công tác tham mưu, phối hợp đã được đẩy mạnh tuy nhiên với đặc thù của trường THPT chuyên, hoạt động chuyên môn (giảng dạy, bồi dưỡng chuyên sâu, tập huấn học sinh giỏi Quốc gia...) diễn ra thường xuyên, liên tục nên ít nhiều có sự ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động khác.

(2)

2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; xây dựng môi trường trường học an toàn, lành mạnh, dân chủ, kỷ cương

a. Đánh giá kết quả đạt được:

- Học kì 1 năm học 2018-2019, với tinh thần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, ý thức, trách nhiệm công dân, quan tâm trang bị kỹ năng nhất là kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh; tích cực phòng chống bạo lực học đường. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý và giáo dục học sinh. Chủ đề thực hiện “Nâng cao kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ lề lối, tác phong làm việc”.

- Xây dựng quy chế văn hóa trường học; triển khai phổ biến, học tập và thực hiện nghiêm túc văn hóa học đường, văn hóa công sở trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, tạo sự chuyển biến tích cực trong lễ tiết, tác phong và ứng xử, xây dựng môi trường học đường dân chủ, an toàn, thân thiện, văn minh và lành mạnh.

- Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan. Đề cao vai trò trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong mọi công việc, trong mọi hoạt động. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tăng cường trật tự kỷ cương, củng cố nề nếp dạy và học, ổn định tổ chức trường lớp và các đoàn thể ngay từ đầu năm học.

- Đẩy mạnh đấu tranh phê bình và tự phê bình trên tinh thần thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong CBGV. Tuyệt đối không làm điều gì ảnh hưởng đến danh dự của đồng nghiệp cũng như uy tín của nhà trường; luôn luôn gương mẫu trong sinh hoạt, lối sống, công tác; đảm bảo nề nếp, giờ giấc làm việc.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo các chủ điểm: 20/10, 20/11, 22/12... các hoạt động giáo dục khác trong giờ chào cờ và các chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

b. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

- Hiện tượng học sinh thiếu ý thức khi thực hiện nề nếp học đường vẫn còn diễn ra, cá biệt có một số em thiếu chuẩn mực trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo; một số học sinh vẫn chưa có ý chấp hành tốt khi tham gia giao thông... làm ảnh hưởng đến hình ảnh của học sinh trường chuyên.

- Một số ít giáo viên thực hiện chưa tốt những quy định chung khi sử dụng các trang mạng xã hội.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục a. Đánh giá kết quả đạt được:

- Từ hè đến học kỳ 1 của năm học này, căn cứ kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ Tiếng Anh cho giáo viên dạy các môn chuyên Toán, Tin, Lí, Hóa, Sinh của Sở, nhà trường đã cử 16 giáo viên trẻ tham gia nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn chuyên.

Theo lộ trình từ nay đến năm 2025, sẽ áp dụng rộng rãi việc dạy học bằng Tiếng Anh đối với các môn này.

- Bên cạnh đó BGH nhà trường cũng hết sức chú trọng đến việc nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn; thường xuyên bồi dưỡng công tác quản lý của TTCM, TPCM, Bí thư Đoàn Thanh niên... Nâng cao vai trò của GVCN lớp. Tạo điều kiện cho GVCN tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Mỗi tuần, mỗi GVCN có ít nhất 02 buổi sinh hoạt 15 phút cùng với lớp chủ nhiệm.

- Nhà trường có kế hoạch để tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ trên chuẩn như học cao học, nghiên cứu sinh theo điều kiện cụ thể của tổ chuyên môn. Hiện nay có 02 giáo viên đang làm nghiên cứu sinh, 02 giáo viên đang học cao học, 10 giáo viên đã hoàn thành lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên.

(3)

4. Công tác kiểm tra, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

Các Tổ chuyên môn có kế hoạch và tự chịu trách nhiệm trước Nhà trường về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Trong học kỳ 1, các bài 1 tiết, kiểm tra học kỳ của tất cả các khối sẽ được nhà trường tổ chức thi chung theo kế hoạch. Kết quả các bài kiểm tra học kỳ, kiểm tra 1 tiết chung là cơ sở để tổ chuyên môn, BGH đánh giá chất lượng đội ngũ.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của nhà trường, của ban thanh tra nhân dân.

Nhà trường đã thành lập Ban kiểm tra nội bộ có đủ khả năng tham mưa, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

5. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ

BGH đã có sự chỉ đạo sâu sát đối với việc thực hiện đề án Ngoại ngữ 2020. Đối với cả 3 khối lớp, thực hiện theo công văn số 1249/SGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2014 về việc “Bố trí dạy chương trình Tiếng Anh thí điểm cấp THPT” với chương trình đã phê duyệt tại quyết định số 5209/QĐ-BGDĐT ngày 23/1/2012 và phân phối chương trình theo công văn 7972/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2013 của Bộ GD&ĐT. Các tài liệu, CSVC, SGK để việc dạy theo chương trình thí điểm đã được trang bị đầy đủ. Trong các bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên đều lồng ghép kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh.

Tiếp tục triển khai giảng dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh bằng tiếng Anh theo hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

Học kỳ 1 năm học 2018-2019 ghi nhận một thực tế rất nhiều tiết học đã được giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy nên hiệu quả đã có nhiều chuyển biến. Hầu hết các giáo viên có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin, biết khai thác và vận dụng các phần mềm hỗ trợ cho chuyên môn. Việc sử dụng bảng tương tác trong dạy học đã được sử dụng thường xuyên và hiệu quả hơn. Nhà trường đã bố trí riêng 02 phòng học có sử dụng bảng tương tác để các GV đăng ký sử dụng. Hiệu quả của những giờ dạy có ứng dụng CNTT đã đưa đến hứng thú, say mê và kích thích khả năng quan sát, liên tưởng, sáng tạo cho các em học sinh.

7. Đổi mới công tác quản lý giáo dục

Lãnh đạo nhà trường luôn xác định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại trong việc thực hiện nhiệm vụ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ CBQL, CBGV, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong năm học qua, bên việc gắn việc xây dựng đội ngũ CBGV với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách BGH đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến tích cực trong lề lối, tác phong làm việc nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và lương tâm, đạo đức nhà giáo. Mỗi CBGV trong nhà trường có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng.

Tập trung đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, quan tâm công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, phát huy hiệu quả qua hội thi giáo viên dạy giỏi, GVCN giỏi. Nâng cao hiệu quả công tác tự đánh giá của giáo viên, các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt chú trọng việc kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng HSG.

Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thành viên quản lý trong nhà trường như Cấp ủy, BGH, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, TTCM. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của GVCN lớp. Tạo điều kiện cho GVCN tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Mỗi tuần, mỗi GVCN có ít nhất 02 buổi sinh hoạt 15 phút cùng với lớp chủ nhiệm. Có kế hoạch cụ thể cho mỗi lần sinh hoạt thể hiện ở hồ sơ chủ nhiệm. Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của GVCN.

8. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo

(4)

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, nhà trường luôn xác định việc hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo là một hoạt động hết sức cần thiết, BGH luôn khuyến khích giáo viên, học sinh tìm hiểu chương trình, tài liệu của các nước có nền giáo dục phát triển. Đó vừa là nguồn tài liệu quý giá đồng thời là tiền đề mở ra cho tất cả chúng ta những cơ hội so sánh, lựa chọn và quyết định theo học trong tương lai gần. Nhà trường luôn tạo cơ hội du học cho bất kì học sinh nào nếu có nguyện vọng và quyết tâm.

9. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

BGH xác định, một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng, tạo nên thương hiệu của nhà trường đó chính là cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ dạy học. Trong những năm qua, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã nhận nhiều sự đầu tư, hỗ trợ từ các cấp bộ ngành trong công tác xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã phối hợp chặt chẽ với Hội phụ huynh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần chung tay xã hội hóa cơ sở vật chất của trường, lớp.

Bên cạnh những cơ sở, trang thiết bị hiện có nhà trường đã tăng cường đầu tư, bổ sung kịp thời một số hạng mục cần thiết hướng tới sự hoàn thiện, khang trang, hiện đại cho không gian sư phạm.

Đầu tư cho rèn luyện sức khỏe là cần thiết nhưng quan tâm đến chất lượng cuộc sống, nâng cao chất lượng sức khỏe cho học sinh lại càng cần thiết hơn. Trong thời gian tới, nhà trường đã tập trung đầu tư, sửa chữa, nâng cấp về cơ sở vật chất khu Kí túc xá. Hướng đến một khu kí túc xá khang trang, sạch đẹp, hiện đại – là nơi để các em học tập, nghỉ ngơi sinh hoạt cũng là nơi để quý bậc phụ huynh tin tưởng, gửi gắm con em của mình.

Bên cạnh đó ban cơ sở vật chất sẽ thường xuyên kiểm tra tại các phòng học và các phòng chức năng để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời. Các tổ chuyên môn và văn phòng đã có kế hoạch kịp thời đề xuất mua sắm các trang thiết bị để hỗ trợ tốt công tác dạy và học. Thư viện nhà trường thường xuyên cập nhật các tài liệu, đặc biệt là các tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.

10. Công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ và các hoạt động xây dựng xã hội học tập

Thực hiện nghiêm túc các văn bản của cấp trên về công tác phổ cập giáo dục- xóa mù chữ và các hoạt động xây dựng xã hội học tập

11. Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông Tuy là trường THPT chuyên nhưng nhà trường thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức việc phân luồng học sinh phổ thông trong học sinh, phụ huynh và trong cộng đồng. Bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nha trường hết sức chú trọng đến công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp nhằm giúp các em có được nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai; phát huy tối đa năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sử dụng lao động hợp lý, tránh lãng phí về đào tạo góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương;

Tiếp tục thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và bố trí đủ số lượng giáo viên hỗ trợ trong công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề.

12. Công tác cải cách hành chính, thi đua khen thưởng và công tác truyền thông trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, công khai, công bằng tạo động lực để động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua “Dạy tốt – Học tốt” năng động, lao động sáng tạo,

(5)

Kịp thời khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất trong các hoạt động.

Căn cứ vào kết quả phấn đấu của CBGV để đánh giá công chức, kết quả thi đua để xét tăng lương trước thời hạn.

Các tổ chuyên môn gửi danh sách tập thể và cá nhân đăng kí danh hiệu thi đua lên ban thi đua của nhà trường ngay từ đầu năm học.

Trường chú trọng đánh giá thi đua dựa trên các mặt chủ yếu: Chất lượng văn hóa, đạo đức, kết quả thi HSG tỉnh, Quốc gia, hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu KH-KT, Ứng dụng CNTT trong dạy học…; Kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua;

Kết quả thực hiện kế hoạch giảng dạy, các hoạt động, thực hiện việc đổi mới PPDH, viết bài trên Website của trường; Chấp hành chế độ thông tin, báo cáo…

13. Kết quả thực hiện chuyên môn

Các tổ chuyên môn đã chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học và bồi dưỡng chuyên sâu; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học; đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của HS; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật theo đổi mới mục tiêu giáo dục hướng tới Chân–Thiện–Mĩ. Các tổ chuyên môn đã tổ chức được 11 chuyên đề cấp trường, 01 chuyên đề cấp cụm.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, NCKH của HS. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy và học.

Thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục bổ trợ được quy định trong kế hoạch giáo dục như: hoạt động trải nghiệm sáng tạo; sinh hoạt hướng nghiệp; lồng ghép và thực hiện việc dạy tích hợp các nội dung giáo dục kĩ năng sống, môi trường, pháp luật, dân số, hướng nghiệp, phòng chống tham nhũng, chủ quyền biển đảo, ứng phó biến đổi khí hậu...

trong các môn học. Nhà trường đã thực hiện ngoại khóa đầu tuần với các chủ đề chào mừng các ngày lễ lớn 20/10, 20/11; chuyên đề tri ân thầy cô (11 Văn), Chuyên đề tình yêu học đường (11 Sử Địa), Internet (12 Lý), Phòng chống HIV/AIDS (10 Sinh)… Tổ chức cuộc thi văn nghệ “Miền kí ức” chào mừng 20/11... Phối hợp với TT Y tế dự phòng Quảng Trị tổ chức chuyên đề ‘Tìm hiểu và phòng tránh các bệnh thường gặp trong học sinh”…

Có kế hoạch và tổ chức tốt công tác BDCS theo quy định để tham gia đầy đủ và có chất lượng các kì thi chọn HSG các cấp các môn văn hóa.

Kết quả HSG Văn hóc lớp 12 cấp tỉnh.

Số lượng ĐK Giải Nhất Giải Nhì Giải ba Giải KK Tổng giải Tỉ lệ

196 17 34 81 39 171 87,24%

Xếp giải đồng đội:

Môn Toán Tin Hóa Sinh Văn Anh Sử Địa GDCD Giải Nhì Nhất Nhất Nhì Nhì Nhất Nhất (7) Nhất Nhất

Học sinh nhà trường tham gia kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi Quốc gia và kết quả có 51 em được chọn. (Toán: 6, Tin: 5, Hóa: 6, Lý: 6, Anh: 6, Sinh: 6, Văn: 6, Sử:

5, Địa: 5)

Tổ chức tốt cuộc thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật: Có 28 đề tài dự thi cấp trường và 06 đề tài dự thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh. Kết quả 01 đề tài đạt giải Nhất, 01 đề tài đạt giải Nhì, 01 đề tài đạt giải Ba; trong đó có 02 đề tài được chọn dự thi cấp Quốc gia.

(6)

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” hướng tới mục tiêu đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh và là động lực để học sinh học tập và rèn luyện - Quản lý tốt hồ sơ chuyên môn, tài liệu nghiệp vụ theo quy định tại điều lệ trường THPT.

Quản lý tốt công tác dạy thêm, học thêm theo các văn bản mới nhất của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT. BGH căn cứ các công văn hướng dẫn quản lý dạy thêm học thêm mới nhất của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT để thường xuyên nhắc nhở, quản lý việc dạy thêm của Giáo viên. Tất cả các giáo viên dạy thêm đều đã làm thủ tục xin dạy thêm và dạy tại trường hoặc các trung tâm được cấp phép. Về số lớp giảng dạy đều được đảm bảo theo đúng quy định. BGH đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý dạy thêm, học thêm và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của giáo viên.

Kết quả giáo dục toàn diện (học tập, hạnh kiểm):

Về Học lực:

Giỏi % Khá % TB % Yếu % Tổng

Khối 10 125 51.23% 100 40.98% 18 7.38% 1 0.41% 244 Khối 11 143 59.83% 93 38.91% 2 0.84% 1 0.42% 239

Khối 12 117 53.42% 99 45.21% 3 1.37% 0 0.00% 219 Toàn

trường 385 54.84% 292 41.60% 23 3.28% 2 0.28% 702

Về Hạnh kiểm:

Tốt % Khá % TB % Tổng

Khối 10 225 92.21% 19 7.79% 0 0.00% 244

Khối 11 225 94.14% 14 5.86% 0 225 239

Khối 12 209 95.43% 9 4.11% 1 0.46% 219

Toàn

trường 659 93.87% 42 5.98% 1 0.14% 702

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Thuận lợi

Học kỳ 1 năm học 2018-2019, nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Nhân dân; sự chỉ đạo trực tiếp và kịp thời của Sở GD&ĐT; sự hỗ trợ của Hội CMHS và của các ban ngành Đoàn thể... Việc phát triển trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT. Đây là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nhà trường trong năm học này.

Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và năng lực trong công tác giảng dạy và giáo dục HS; có tinh thần trách nhiệm chăm lo xây dựng tập thể (100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 41 Thạc sĩ chuyên ngành, 02 nghiên cứu sinh Tiến sĩ, 03 giám khảo chấm thi nói quốc tế của Cambridge...)

Về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy: nhà trường có cơ sở khang trang và khá đầy đủ

(7)

hoạt động ngoại khoá, các câu lạc bộ; thư viện điện tử nhằm phục vụ tốt và hiệu quả các hoạt động học tập, nghiên cứu của GV và HS.

Tinh thần học tập của học sinh năm học vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các em đã thể hiện được niềm đam mê, sự hứng thú, quyết tâm học tập rèn luyện của mình thông qua điểm số của những bài kiểm tra, những giải cao trong các kì thi, hội thi mang tính quyết định...

Đây chính là những mặt mạnh, ưu điểm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường cần được nối dài, phát huy qua những năm học, kỳ học tiếp theo. Tạo tiền đề vững chắc hướng đến kỉ niệm 30 năm ngày thành lập hệ chuyên; 25 năm ngày thành lập trường.

2. Khó khăn, hạn chế

Với sự nỗ lực quyết tâm của cả thầy và trò, thầy và trò nhà trường đã gặt hái được nhiều thành công trên phương diện giáo dục mũi nhọn, tuy đã có cải thiện về chất lượng giải tuy nhiên một số môn số lượng và chất lượng giải vẫn chưa cao.

Một số học sinh ý thức còn chưa cao trong việc đầu tư thời gian học tập trong thời gian tập huấn. Nhiều HS nhà trường vẫn chưa có ý thức sáng tạo cao trong khi tham gia các cuộc thi đòi hỏi tính sáng tạo và thực tiễn cao như “Sáng tạo Khoa học kỹ thuật”. Số lượng và chất lượng các đề tài dự thi cấp trường chưa thực sự ấn tượng và nổi bật.

Một số lớp còn thiếu ý thức trong công tác lao động và các hoạt động thi đua; vẫn còn tình trạng ăn quà vặt trong lớp gây mất vệ sinh chung; một số học sinh thiếu ý thức trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa; hiện tượng học sinh sử dụng điện thoại di động vẫn còn nhiều, cá biệt có em còn dùng điện thoại để quay cóp tài liệu trong các giờ kiểm tra, vi phạm nội quy của nhà trường…

Vấn đề sinh hoạt của các tổ chuyên môn hàng tuần, hàng tháng tuy đã thực hiện song chất lượng chưa cao, đặc biệt là vấn đề trao đổi chuyên môn về nâng cao kiến thức môn chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia.

Công tác dạy thêm, học thêm tuy đã được học tập, nghiên cứu các văn bản và được BGH nhắc nhở nhiều song vẫn còn một số giáo viên thực hiện chưa tốt: dạy ở các trung tâm không báo cáo lịch dạy, công tác báo cáo định kỳ còn chậm.

Công tác nội trú đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn cần phải điều chỉnh, thay đổi để theo kịp mong mỏi, ước nguyện của phụ huynh, học sinh.

Phong trào nghiên cứu khoa học chưa mạnh, chưa ngang tầm của một trường THPT chuyên. Số lượng giáo viên có trình độ Thạc sĩ nhiều và đa số là giáo viên trẻ nhưng chưa thực sự hăng say NCKH.

PHẦN III

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt và triển khai trong đội ngũ CBGV, học sinh Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống quê hương, nhà trường; thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua nhằm rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho CBGV và học sinh. Tập trung chỉ đạo thực hiện Quyết định số 101/QĐ-UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển trường chuyên Lê Quý Đôn, giai đoạn 2010-2020. Trình UBND tỉnh và Sở GD&ĐT về đề án bổ sung phát triển nhà trường tầm nhìn đến 2030.

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý, phân cấp giao quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu nhà trường trong tổ chức và quản lý

(8)

hoạt động chuyên môn; đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tiếp tục xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện có hiệu quả các điểm nhấn của Sở.

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng về năng lực quản lý, xây dựng kế hoạch, đổi mới sinh hoạt tổ, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động.

Quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm về bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; chú trọng đúng mức khả năng tự học, tự nghiên cứu; tích cực phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội, gia đình và cộng đồng trong công tác quản lý, giáo dục học sinh.

Tiếp tục đổi mới dạy và học, đa dạng hóa các hình thức học tập; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng sống; chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Tập trung nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ; tích cực đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh trên cơ sở đánh giá của giáo viên, học sinh đánh giá lẫn nhau, phối hợp giữa đánh giá của nhà trường, đánh giá của các tổ chức trong nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục. Tập trung đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ có hiệu quả hoạt động dạy, học và các hoạt động giáo dục.

Tích cực đổi mới công tác thi đua khen thưởng, xây dựng các tiêu chí xét thi đua; tổ chức đánh giá, xếp loại đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan và phát huy được khả năng, năng lực của các tập thể, cá nhân.

PHẦN IV

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: KHÔNG

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Hoài Nam

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xét tuyển từ nguồn thí sinh Nam, có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam (từ Quảng Trị trở vào) dự thi vào hệ đại học quân sự, Khối A các trường quân đội,

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Thuận về tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử sau khi có kết quả điểm thi tốt

a) Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát

a) Rút kinh nghiệm những năm trước, việc nhập và trình duyệt dữ liệu trên hệ thống phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT được tiến hành đúng tiến độ, công tác

a) Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông trong việc phổ biến và hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; chương

a) Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá

b) Nhằm giảm thiểu các nhầm lẫn, sai sót khi sử dụng phần mềm để thiết lập các loại hồ sơ của của Hội đồng coi thi, chấm thi; Thủ trưởng các đơn vị cần nghiên cứu kỹ