• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15

Ngày soạn: 06/12/2021 Ngày dạy: 12/12/2021

Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2021

TIẾNG VIỆT

LUYỆN VIẾT ĐOẠN: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ VIỆC ĐÃ LÀM VỚI NGƯỜI THÂN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết được 3-5 câu kể về việc em đã làm cùng người thân. Nêu và kể những việc mình đã làm cùng người thân .

- Phát triển kĩ năng đặt câu kể về việc làm cùng người thân.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

- SGK, vở BTTV 2 tập 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu(5’) Khởi động

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện nói về từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình

- GV – HS nhận xét

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới( 15’)

*HĐ 1. Quan sát tranh, nêu việc các bạn nhỏ đã làm cùng người thân

- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nêu việc các bạn nhỏ đã làm cùng người thân tương ứng với mỗi tranh, theo gợi ý câu hỏi

+ Bạn nhỏ và ông đang đi đâu?bạn thể hiện tình cảm với ông như thế nào?

+ Bạn gái đang làm gì cùng bố? ở đâu?

+ Bà và em bé đang cùng nhau làm gì? Có vui vẻ không?

- 2 -3 HS thi giới thiệu về bản thân

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời:

Dự kiến câu trả lời của HS

+ Bạn nhỏ và ông đang đi đi dạo. Bạn nhỏ rất quan tâm ông, nói chuyện với ông rất vui vẻ,…

+ Bạn gái đang cùng bố trồng cây trong vườn. Ha bố con làm việc rất vu vẻ

+ Bà và em bé đang cùng nhau đọc sách rất vui vẻ.

+ Em bé và mẹ đang cùng nhau rửa

(2)

+ Em bé và mẹ đang cùng nhau làm gì? ở đâu?

Trước mặt có những gì?

- GV mời đại diện các nhóm chia sẽ trước lớp - GV nhận xét, chốt

3. HĐ thực hành vận dụng(13’)

*HĐ 2. Viết 3 - 5 câu kể về một công việc em đã làm cùng người thân.

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi :

+ Em đã cùng ngươi thân làm việc gì ? Khi nào ?

+ Em đã cùng người thân làm việc đó như nào?

+ Em cảm thấy thế nào khi làm việc cùng người thân ?

- GV cho đại diện một số (3 – 4) nhóm trình bày trước lớp.

- GV cho từng HS viết bài vào vở.

- GV cho HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- GV cho HS nhận xét.

- GV nhận xét

* Củng cố - dặn dò(2’)

- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau.

bát rất vui vẻ.Trước mặt có rất nhiều bát đĩa.

-HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu

- HS dựa vào gợi ý và trả lời:

- HS trình bày kết quả thảo luận:

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS nhắc lại nội dung bài học - HS lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

ĐỌC MỞ RỘNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tự tìm đọc được một bài thơ hoặc câu chuyện về tình cảm của ông bà và cháu; chia sẻ với người khác bài thơ, câu chuyện đó.

- Hình thành và phát triển 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): Đọc mở rộng được một bài thơ, câu chuyện về tình cảm của ông bà và cháu. Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ câu chuyện em thích một cách rõ ràng, mạch lạc,

(3)

tự tin. Chú ý nghe để học hỏi cách đọc của các bạn rồi tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi chia sẻ.

- Bồi dưỡng lòng nhân ái (Bồi dưỡng tình cảm đối với người thân trong gia đình.);

Trách nhiệm (ý thức việc tự tìm đọc về bài thơ, câu chuyện được giao)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu đọc sách, 1 số sách đọc liên quan - sgk,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.HĐ mở đầu( 3’) * Khởi động

- Gv kiểm tra nhiệm vụ đã giao cho HS ở các tiết học trước

* Kết nối

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (25’)

*HĐ 1. Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về tình cảm của ông bà và cháu.

- GV cho HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- GV giới thiệu cho HS những cuốn sách, những bài báo hay về tình cảm gia đình.

- GV cho HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- GV cho HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng.

- GV cho các em đọc theo nhóm.

3. Thực hành vận dụng(5’)

HĐ 2. Chia sẻ với các bạn cảm xúc của em về bài thơ, câu chuyện đó.

- GV cho HS làm việc nhóm các em có thể đọc.

Trao đổi trong nhóm về tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả. Nói cảm xúc của mình về bài thơ, câu chuyện mình đã đọc( hay hoăc không hay, thích hay không thích ? Vì sao ?)

- GV mời một vài em đọc và chia sẽ cảm xúc của mình về bài thơ

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

* Củng cố- dặn dò:(2’)

- HS báo cáo sản phẩm đã sưu tầm các bài thơ, câu chuyện và tên tác giả viết về các hoạt động của thiếu nhi.

- Lắng nghe

- HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- HS nghe giới thiệu những cuốn sách, những bài báo hay về tình cảm gia đình.

- HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- HS chia sẻ bài đọc với bạn theo nhóm hoặc trước lớp.

- HS làm việc nhóm trao đổi cùng bạn

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS nhắc lại những nội dung đã học

(4)

- GV cho HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Đọc bài Cánh cửa nhớ bà, Thương ông - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tiếp tục tìm đọc các bài viết về tình cảm gia đình

- HS nhắc lại nội dung chính - HS lắng nghe

- HS lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TOÁN

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KỲ I)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:

- Cộng trừ trong phạm vi 20.

- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Giải toán có lời văn bằng một phép cộng hoặc phép trừ có liên quan đến các đơn vị đã học.

- Nhận dạng hình đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* GV: Đề kiểm tra

* HS: Giấy nháp, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Đề kiểm tra Gv làm sẽ dựa vào ma trận đề của PGD và nhà trường.

- Đề bài (chờ nhà trường duyệt).

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 06/12/2021 Ngày dạy: 14/12/2021

Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 31: ĐỌC: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng , rõ ràng văn bản thơ (Cánh cửa nhớ bà ) và hiểu nội dung bài Bước đầu biết đọc đúng ngắt nghỉ phù hợp nội dung đoạn thơ. Hiểu nội dung bài: Cảm xúc về nỗi nhớ về người bà của mình

(5)

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài thơ. Biết chia sẻ trải nghiệm,suy nghĩ, cảm xúc về tình yêu thương bạ nhỏ với ông bà và gười thân

- Có tình cảm quý mến người thân, nỗi nhớ kỉ niệm về bà, khi bà không còn; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh, hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu ( 5’)

- Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích trong bài thương ông.

? Vì sao con thích khổ thơ đó?

- HS n/xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Nếu người thân của em bị mệt, em có thể làm những gì để giúp đỡ, động viên người đó?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 1: Đọc văn bản. ( 28’)

- GV đọc mẫu: giọng buồn bã, thể hiện sự khẩn khoản cầu cứu bác sĩ.

- HDHS chia đoạn: (4đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến mời bác sĩ.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến được cháu ạ.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ánh sáng.

+ Đoạn 4: Còn lại

- HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần 1

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

Ê – đi – xơn, ái ngại, sắt tây.

- HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần tiếp

- Luyện đọc câu dài: Đột nhiên, / cậu trông thấy/ ánh sáng của ngọn đèn hắt lại/

từ mảnh sắt tây trên tủ. //

- y/c HS nhận xét

- HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần tiếp

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS

- HS đọc và TL

- HS quan sát

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS lắng nghe

- Cả lớp theo dõi và đọc thầm.

- HS lắng nghe

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS đọc.

- HS nhận xét

- HS đọc nối tiếp đoạn.

(6)

luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.

- 1 HS đọc toàn bài

3. Hoạt động luyện tập ( 10-12p) Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.131.

Câu 1 : Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ê – đi – xơn đã làm gì?

- GV hỏi thêm: Khi thấy có người đau ốm bất thường , các em phải làm gì ?

- Câu 2: Ê – đi – xơn đã làm cách nào để mẹ được phẫu thuật kịp thời.

- Câu 3: Những việc làm của Ê – đi – xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ như thế nào?

-Câu 4 : Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- GV Yêu cầu hs đọc lại bài - GV Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng: Luyện tập theo văn bản đọc. ( 5-7p)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.131.

? NHững chi tiết nào cho thấy Ê – đi – xơn rất lo cho sức khỏe của mẹ?

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.131.

- Tìm câu văn trong bài văn phù hợp với bức tranh?

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

- HS thực hiện theo nhóm bốn.

- HS đọc toàn bài

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội Ê – đi – xơn đã chạy đi mời bác sĩ đến khám cho mẹ.

-HS nêu : cần báo cho người nhà , hay gọi điện thoại

C2: Ê – đi –xơn đã đi mượn gương, thắp đèn nến trước gương để mẹ được kịp phẫu thuật.

C3: Những việc làm của Ê – đi –xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ là rất yêu thương và quý mến mẹ.

- C4: HS tự trao đổi ý kiến.

- 2-3 HS đọc.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.

- 1-2 HS đọc.

- HS TL : liền chạy đi, chạy vội sang - HS nghe

- Hs đọc.

- Thương mẹ, Ê – đi – xơn ôm đầu suy nghĩ. Làm thế nào để cứu mẹ bây giờ?

(7)

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS nghe - HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TOÁN

BÀI 52: LÀM QUEN VỚI PHÉP NHÂN-DẤU NHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Làm quen với phép nhân qua các tình huống thực tiễn,nhận biết cách sử dụng dấu “

×”. Nhận biết ý nghĩa của phép nhân trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Các thẻ có chứa chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu: (5')

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- GV cho HS quan sát tranhGV nêu câu hỏi:

+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?

+Bạn gái nói gì?

+Bạn trai hỏi gì?

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi của bạn trai

- Nhóm em tìm ra kết quả bằng cách nào?

Mỗi thẻ có 2 chấm tròn,5 thẻ có 10 chấm tròn.Để tính ra kết quả nhanh hơn và thuận tiện hơn hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với phép tính mới:Phép nhân.

- Gv ghi đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức ( 8’)

- Gv lấy lần lượt các thẻ có 2 chấm tròn và lấy 5 lần.Tay chỉ và nói : 2 được lấy 5 lần.

- Gọi hs chỉ và đọc trên thẻ của mình.

2 được lấy 5 lần.

Ta có phép nhân: 2×5=10

- HS hát và vận động

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Bạn gái và bạn trai đang chơi xếp thẻ.

+ Bạn gái nói: Mỗi thẻ có 2 chấm tròn, mình lấy ra 5 thẻ.

+ Bạn trai hỏi: Có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

+ Có tất cả 10 chấm tròn.

+ HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV

- Hs chỉ và đọc

(8)

Đọc là : Hai nhân năm bằng mười.

- Gọi hs đọc lại.

-Gv giới thiệu dấu nhân và yêu cầu hs lấy dấu nhân trong bộ đồ dùng.

- GV yêu cầu hs thao tác tương tự với phép nhân 2×3

-Gọi hs lên bảng thao tác với phép nhân 2×6

2.Hoạt động luyện tập thực hành: (10’) Bài 1: Xem hình rồi nói ( theo mẫu):

- GV nêu BT1.

- Gv chỉ tranh và nói mẫu: 5 được lấy 3 lần.5× 3=15

- Yêu cầu hs nói theo cặp - Gọi 3-4 cặp trả lời.

- Gọi hs nhận xét.

- Nhận xét câu trả lời của các cặp.

Gv đưa ra ví dụ: Mỗi lọ có 3 bông hoa.Có 5 lọ như thế.

-Gọi hs nêu phép tính thích hợp cho ví dụ trên.

Bài 2: Chọn phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

-Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi để chọn phép nhân thích hợp với mỗi tranh và giải thích lí do chọn.

- Gọi 3 nhóm hs trả lời.

-Gọi hs nhận xét.

Gv chốt:

+Tranh 1: Mỗi khay có 6 quả trứng.Có 3 khay như thế.Vậy ta có phép nhân:6×3.

+Tranh 2: Mỗi bên có 5 hộp sữa.Có 2 bên như thế.Vậy ta có phép nhân:5×2.

+Tranh 3: Mỗi đĩa có 4 chiếc bánh.Có 3 đĩa như thế.Vậy ta có phép nhân:4×3.

-Gọi hs đọc lại 3 phép nhân.

Bài 3: Xếp các chấm tròn thích hợp với mỗi

-Hs thao tác trên các thẻ của mình.

- Hs đọc.

- Hs thực hiện.

- Hs lấy thẻ và thực hiện:

2 được lấy 3 lần.

Ta có phép nhân: 2×3=6 2 được lấy 6 lần.

Ta có phép nhân: 2×6=12

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs lắng nghe

- Hs thực hiện theo nhóm đôi - Hs nêu kết quả

4 được lấy 5 lần. 4×5=20 6 được lấy 2 lần. 6×2=12 - Hs lắng nghe

- Hs trả lời: 3×5

- Hs nêu đề toán - Hs thảo luận

- Các nhóm trả lời - Hs nhận xét - Hs lắng nghe

-Hs đọc

(9)

phép nhân sau:

- Gọi hs nêu yêu cầu

-Yêu cầu hs thực hành lần lượt các trường họp theo nhóm đôi và nói cho bạn nghe

-Gọi các nhóm chữa bài nối tiếp -Gọi hs nhận xét.

-Nhận xét các nhóm.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: (5’) Bài 4: Giải toán

- Yêu cầu hs nêu đề toán

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 tìm bạn đưa ra phép tính đúng và giải thích

-Gọi hs chữa miệng

- Nhận xét bài làm của hs

* Củng cố- dặn dò ( 2’) Hôm nay học bài gì?

-Gọi hs nêu ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép nhân rồi chia sẻ với bạn.

-Hs đọc đề -Hs thực hành - Các nhóm trả lời

- Hs khác nhận xét, bổ sung

-Hs nêu

-Hs thảo luận nhóm 4 -Hs trả lời

-Hs lắng nghe

Làm quen với phép nhân-Dấu nhân

-Hs nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 06/12/2021 Ngày dạy: 15/12/2021

Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2021

TIẾNG VIỆT

VIẾT: CHỮ HOA V, X

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết viết chữ viết hoa V, X cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dựng.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những PC chủ yếu với các biểu hiện cụ thể:

yêu thích cái đẹp, có hứng thú học tập, có ý thức thực hiện trách nhiệm Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn.

*Điều chỉnh CV 3969: Phần Luyện tập - Thực hành phối hợp cùng PH cho HS viết ở nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mẫu chữ hoa V, X - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(10)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ mở đầu(5’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát

*Kết nối:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới ( 27’)

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ V, X hoa.

- GV treo mẫu chữ V hoa.

+ Chữ V hoa cao mấy li?

+ Chữ V hoa gồm mấy nét? Đó là những nét nào?

* Hướng dẫn cách viết:

- GV nêu quy trình viết chữ V:

+ Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, DB trên ĐK6

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, chuyển hướng đầu bút đi xuống để viết nét thẳng đứng lượn ở 2 đầu đến ĐK1 thì dừng lại.

+ Nét 3: từ điểm DB của nét 2, chuyển hướng đầu bút lượn lên để viết tiếp nét móc xuôi phải, DB ở ĐK5 ( giữa nét 2

& 3 có khoảng cách vừa phải không hẹp hay rộng quá).

- GV viết mẫu chữ V trên bảng: Vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

* Làm Tương tự với chữ hoa X

- HS hát

- 1-2 HS chia sẻ: Chữ hoa V,X - Lắng nghe

- HS quan sát và nhận xét.

+ Chữ V hoa cao 5 li.

- Chữ V hoa gồm 1 nét là nét móc hai đầu ( trái - phải ) và nét móc ngược phải.

+ Viết giống chữ U, nhưng có thêm dấu râu trên đầu nét 2.

- HS quan sát và lắng nghe.

+ Chữ V hoa cao 5 li + Chữ V hoa gồm 3 nét.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- Quan sát , theo dõi

(11)

b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con chữ V, X hoa.

- GV nhận xét, uốn nắn, chỉnh sửa cho HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa V, X đầu câu.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (1’)

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- GV phối hợp với PH giúp hs viết bài ở nhà

*Củng cố, dặn dò( 2’) - Hôm nay em học bài gì?

- Hãy nêu lại quy trình viết chữ hoa V, X

- GV nhận xét giờ học.

- HS viết vào bảng con theo yêu cầu.

- Lắng nghe

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe

- HS thực hiện ở nhà theo sự HD của PH.

- 1 HS nêu

- 2-3 HS chia sẻ. Viết chữ hoa V, X

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TOÁN

BÀI 53: PHÉP NHÂN (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách tìm kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau.

Nhận biết ý nghĩa của phép nhân trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Các thẻ có chứa chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động ( 5’)

- GV tổ chức cho HS hát tập thể. - HS hát và vận động

(12)

- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi để nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh

- Nhóm em tìm ra kết quả bằng cách nào?

- Bạn nào nêu cho cô phép tính để tìm ra số bạn nhỏ từ bức tranh ?

2, Hoạt động hình thành kiến thức (12’) - Trong tình huống trên,các em đã nêu được phép nhân. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cách tìm kết quả của phép nhân.

- Gv ghi đầu bài.

Gv lấy lần lượt các thẻ có 3 chấm tròn và lấy 5 lần.

+ 3 được lấy mấy lần?

+ Trên bảng có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

+ Con tính kết quả của phép nhân này như thế nào?

+Để tính được kết quả của phép nhân ta chuyển thành phép tính gì?

Chốt: Như vậy để tìm được kết quả của một phép nhân nào đó chúng ta chuyển phép nhân đó thành tổng các số hạng bằng nhau.

- GV lấy và gắn lần lượt các thẻ có 2 chấm tròn và lấy 5 lần.Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi và nói cho bạn nghe kết quả.

- Gọi 2-3 nhóm trình bày.

- Gọi hs nhận xét

-Nhận xét và chốt kết quả:

Để tính được kết quả của phép nhân 2×5 ta chuyển thành phép cộng có 5 số hạng là 2.

2×5=2+2+2+2+2=10 Vậy 2×5=10

-Gv đưa ra bài toán:

Mỗi lọ có 5 bông hoa,có 3 lọ như thế.Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa ?

+ Để giải được bài toán thực hiện phép tính gì?

+ Kết quả của phép nhân 5×3 là bao nhiêu?

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập (11’) Bài 1: Xem hình rồi nói ( theo mẫu):

- Hs thảo luận

+Mỗi tàu lượn có 3 bạn,5 tàu lượn có 15 bạn.

+ HS trả lời

- 3+3+3+3+3 và 3×5 - HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- Hs quan sát + 3 được lấy 5 lần + Có 15 chấm tròn.

+ 3×5=3+3+3+3+3=15

+ Chuyển phép nhân thành phép cộng các số hạng có tổng bằng nhau.

- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV

- Hs thực hành theo và thảo luận

- Hs trình bày - Hs nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe.

+ Bài toán thực hiện phép nhân.

+ 5×3=15

Vì 5×3=5+5+5=15

-HS xác định yêu cầu bài tập.

(13)

- GV nêu BT1.

- Gv chỉ tranh và nói mẫu: Mỗi đĩa đựng 2 quả táo,có 4 đĩa như thế.2 được lấy 4 lần.Ta có phép nhân 2×4=2+2+2+2=8.Vậy 2×4=8 - Yêu cầu hs nói theo cặp tìm số thích hợp vào ô trống và nõi cho bạn nghe cách tìm ra kết quả

- Gọi 3-4 cặp trả lời.

- Gọi hs nhận xét.

-Nhận xét câu trả lời của các cặp.

4, Hoạt dộng vận dụng (5’)

- Gv đưa ra ví dụ: Mỗi lọ có 3 bông hoa.Có 5 lọ như thế.

+ Bài toán thực hiện phép tính gì?

+ Có tất cả bao nhiêu bông hoa?

+ Em tính ra kết quả bằng cách nào?

* Củng cố- dặn dò ( 2’) Hôm nay học bài gì?

-Gọi hs nêu ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép nhân rồi chia sẻ kết quả với bạn.

- Hs lắng nghe

-Hs thực hiện theo nhóm đôi - Hs nêu kết quả

a) 4×3=12 Vì 4×3=4+4+4=12 b) 5×2=10 Vì 5×2=5+5=10 c) 6×3=18 Vì 6×3=6+6+6=18 -Hs nhận xét

-Hs lắng nghe - Hs lắng nghe + Phép nhân: 3×5

+ Có tất cả 15 bông hoa

+ Chuyển phép nhân thành phép cộng các số hạng bằng nhau: 3×

5=3+3+3+3=15 - Phép nhân - Hs nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 06/12/2021 Ngày dạy: 16/12/2021

Thứ 5 ngày 16 tháng 12 năm 2021

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 9: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, thuyền).

(14)

- Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông.

- Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn.

*CV 3969: HĐ thực hành – xử lí tình huống, chỉ dẫn trang 51 GV hướng dẫn Ph giúp hs thực hiện ở nhà.

*Tích hợp ND của ‘’Giao thông ở Quảng Ninh ’’ TLGDDP lớp 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- các hình trong SGK, Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2, mũ bảo hiểm xe máy.

- SGK, VBT,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5’)

- GV giới trực tiếp vào bài An toàn khi đi trên phương tiện giao thông (tiết 2)

2. hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 3: Quy định khi đi xe buýt và đi thuyền ( 15’)

Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS:

+ Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 49 và trả lời câu hỏi: Dựa vào các hình và thông tin dưới đây, nêu một số quy định khi đi xe buýt.

- Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 50 và trả lời câu hỏi: Dựa vào các hình và thông tin dưới đây, nêu một số quy định khi đi thuyền.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Một số quy định khi đi xe buýt:

chờ xe ở bến hoặc điểm dừng xe, không đứng sát mép đường; ngồi vào ghế, nếu phải đứng thì vịn vào

(15)

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

3. Hoạt động luyện tập, vận dụng ( 10’)

Hoạt động 4: Thảo luận về cách đi xe buýt và đi thuyền

Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu: HS thảo luận và nói cho nhau nghe:

+ Về cách đi xe buýt để đảm bảo an toàn.

+ Về cách đi thuyền để đảm bảo an toàn.

+ Em đã thực hiện đúng và chưa đúng quy định nào khi đi xe buýt hoặc khi đu thuyền.

4. Hoạt động vận dụng: ( 5’) Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

- Nhận xét tiết học

cột đỡ hoặc móc vịn; lên và xuống xe khi xe đã dừng hẳn, đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy.

+ Một số quy định khi đi thuyền:

mặc áo phao đúng cách trước khi lên thuyền; ngồi cân bằng hai bên thuyền, ngồi yên không đứng, không cho tay, cho chân xuống nước; lên và xuống thuyền khi thuyền đã được neo chắc chắn.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………..

ĐẠO ĐỨC

BÀI 8: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình. Nêu được vì sao cần phải bảo quản đồ dùng gia đình. Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình.

- Nhắc nhở người thân bảo quản đồ dùng gia đình.

(16)

- Hình thành phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh, ảnh minh họa - HS: SGK,VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

* Khởi động:

- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Cái quạt máy

* Kết nối:

+ Em hãy kể tên những đồ dùng gia đình mà em biết?

+ Vì sao cần bảo quản đồ dùng cá nhân?

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (25 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bào quản đồ dùng gia đình và ý nghĩa của việc làm đó

- GV yc HS làm việc cá nhân: Căn cứ vào các tranh trong SGk, nhận xét hành động, việc làm của các bạn trong tranh

- HD HS chia sẻ.

- GV cho Hs trao đổi, chia sẻ những câu hỏi sau:

? Theo em việc bảo quản đồ dùng gia đình có ích lợi gì?

? Kể thêm những việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình?

- GV KL

+ Đồ dùng phòng khách: sắp xếp ngăn nắp, luôn giữ gìn bàn ghế, cốc chén…sạch sẽ; nên lau bụi bàn ghế tủ ít nhất 1 tuần /lần bằng vải mềm, ẩm; Những đồ dễ vỡ cần nhẹ tay, cẩn thận khi sử dụng

- Cả lớp hát

- Bàn ghế,cốc, chén, tủ…

- Giúp đồ dùng luôn sạch đẹp, bền sử dụng lâu dài; tiết kiệm tiền , công sức của bố mẹ, người thân.

- HS làm việc cá nhân

- 2-3 HS chia sẻ, trao đổi về những việc làm trong mỗi tranh

- HS trao đổi, bổ sung và nhận xét nội dung của các bạn

- Bảo quản được bền hơn, sử dụng được lâu dài.

+ sắp xếp quần áo, chăn màn và các đồ dùng khác trong phòng ngăn nắp gọn gàng

+ Luôn giữ gìn bàn ghế, cốc chén…

sạch sẽ

- HS lắng nghe.

(17)

+ Đồ dùng phòng ngủ:sắp xếp quần áo, chăn màn và các đồ dùng khác trong phòng ngăn nắp gọn gàng

+ Đồ dùng phòng bếp: Sắp xếp ngăn nắp, đúng vị trí; vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng; không nên phơi đồ dùng bằng gỗ nơi có ánh sáng, gần nguồn điện; không nên sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ

+ Đồ dùng khu vực nhà vệ sinh:

Thường xuyên lau rửa nhà vệ sinh sạch sẽ, nhất là gương, chậu rửa mặt, bồn cầu; sau khi tắm nên dùng chổi quét sạch nước trên sàn từ chỗ cao xuống chỗ thấp.

+ Bảo quản đồ dùng gia đình giúp đồ dùng luôn sách sẽ, bền đẹp, sử dụng được lâu dài… Qua đó giúp em rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

- Em chia sẻ và thực hiện những việc làm thể hiện việc đồ dùng gia đình mình?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- Bát đũa rửa sạch phơi khô,bàn ghế lau sạch sẽ….

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 15: VIỆC CỦA MÌNH KHÔNG CẦN AI NHẮC.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS chủ động sắp xếp các hoạt động hằng ngày của mình: biết giờ nào phải làm gì, phải chuẩn bị những gì.

- Giúp HS nhận thức được những việc mình cần làm trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: Bình tĩnh, nghĩ, hành động. Quả bóng gai.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(18)

1. Khởi động:

- GV HD HS chơi trò :"Trước khi và sau khi"

- GV vừa tung quả bóng gai cho HS vừa đưa ra một tình huống. HS vừa bắt (chộp) quả bóng gai, vừa đáp:

+ GV: Sau khi ngủ dậy … HS + Phải ….

+ GV: Trước khi đi học … + GV: Trước khi đi ngủ ...

+ GV: Sau khi ngủ dậy … + GV: Trước khi đi học …

- Với những tình huống có nhiều đáp án, GV tung quả bóng gai cho nhiều HS khác nhau.

- GV tổ chức HS tham gia chơi.

- GV nhận xét.

- GV dẫn dắt Kết luận: Chúng ta luôn thực hiện những việc cần phải làm đúng lúc.

2. Khám phá chủ đề:

*Lập thời gian biểu.

- YCHS quan sát hình trong tranh và nói các bạn trong tranh đang làm gì?

- GV đề nghị HS liệt kê 4 – 5 việc thường làm hằng ngày từ lúc đi học về cho đến khi đi ngủ, HS có thể viết, vẽ ra tờ giấy . - GV đề nghị HS đánh số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc nối mũi tên để sắp xếp các việc theo thứ tự thời gian.

- GV Mời HS vẽ lại và trang trí lại bản kế hoạch, ghi: THỜI GIAN BIỂU BUỔI CHIỀU

- Yêu cầu HS báo cáo.

- GV gọi HS nhận xét . - GV nhận xét .

GV Kết luận: Khi đã biết mình phải làm việc gì hằng ngày, em sẽ chủ động làm mà không cần ai nhắc.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

- GV YC HS Thảo luận theo nhóm, tổ hoặc cặp đôi về những ngày cuối tuần của

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- HS đáp lại:

- HS tham gia chơi.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện cá nhân.

(HS có thể lựa chọn để đưa ra những việc mình thường làm trên thực tế: tắm gội, chơi thể thao, ăn tối, đọc truyện, xem ti vi, trò chuyện với bà, giúp mẹ nấu ăn, đánh răng, sắp xếp sách vở và quần áo,…).

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi.

(19)

mình.

+ Những việc gì em thường xuyên tự làm không cần ai nhắc?

+Những việc nào em làm cùng bố mẹ, gia đình, hàng xóm?

- GVYC HS Tìm những điểm chung và những điểm khác nhau ở các ngày cuối tuần của mỗi người trong nhóm.

GV Kết luận: Ngày cuối tuần thường có nhiều thời gian hơn nên công việc cũng nhiều và phong phú hơn.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV gợi ý HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ về “Thời gian biểu” mình đã lập và thực hiện.

- HS trả lời.

(Lau cửa sổ, tưới cây, chăm cây cối, dọn vệ sinh khu phố, đi học vẽ, xem ti vi, đi mua sắm, đi dã ngoại, giúp mẹ nấu ăn, tập đàn, sang nhà bà chơi, sắp xếp lại giá sách, bàn học, đọc sách,…).

- 2-3 HS trả lời.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- HS thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa câu chuyện Ánh sáng của yêu thương.đoán được nội dung câu chuyện qua câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được 1 – 2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện đã nghe); biết nói về cậu bé Ê – đi – xơn.

- Biết trao đổi các chi tiết trong tranh để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh HS nghe GV, các bạn kể chuyện để chọn được cách kể phù hợp cho mình. Vận dụng năng lực nói và nghe kể với người thân về nhân vật Ê – đi - xơn trong câu chuyện. Kể lại được một đoạn chuyện hoặc cả câu chuyện theo ý hiểu của mình.

- Yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình.;

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(20)

1. Hoạt động Mở đầu ( 3-5p)

-Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài. : Hình ảnh bạn nhỏ ngồi cạnh bên mẹ lo lắng khi thấy mẹ bị ốm đó chính là cậu bé Ê- đi – xơn . Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng đi kể lại câu chuyện này nhé !

2 . Hoạt độngHình thành kiến thức ( 10-12p)

* Hoạt động 1: Quan sát tranh và nói về các sự việc trong từng tranh

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- Theo em, các tranh muốn nói về những việc gì?

- GV Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Sắp xếp các tranh theo trình tự của câu chuyện.

- GV cho HS nhắc lại nội dung của từng tranh. Sau đó sắp xếp các tranh theo nội dung bài đã học.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp;

- GV Nhận xét, khen ngợi HS.

3, Hoạt động luyên tập (10-15p) -GV cho HS chọn đoạn chuyện để kể - Gọi HS chọn đoạn chuyện

-GV cho kể trong nhóm 4HS kể cho nhau nghe ( Không cần đúng từng câu từng chữ trong câu chuyện )

- Gv nhận xét , động viênHS 4 . Hoạt động Vận dụng ( 5-7p)

- HDHS viết 2-3 câu về cậu bé Ê – đi – xơn.

- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.4,5.

-1-2 HS trả lời ( Hình ảnh mẹ ốm nằm trên giường , Bạn nhỏ lo lắng ngồi bên mẹ ..

-HS hoạt động nhóm 4

- Đại diện các nhóm trình bày theo tranh.

Tranh 1: Mẹ ốm nằm trên giường , Ê- đi-xơn lo lắng ngồi bên mẹ

Tranh 2. Ê-đi-xơn chạy đi tìm bác sĩ Tranh 3. Bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho mẹ Ê-đi-xơn

Tranh 4. Ê-đi-xơn mang về tấm gương lớn

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

( Tranh 2- tranh 1- tranh 4 – tranh 3 )

-Vài hs nêu đoạn chọn để kể

- HS trong nhóm kể mỗi bạn 1 đoạn

- HS lắng nghe, nhận xét.

-HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- HS lắng nghe.

(21)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

ĐỌC : CHƠI CHONG CHÓNG ( Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ dễ nhầm lẫn do phát âm địa phương, đọc rõ ràng một câu chuyện ngắn; biết nghỉ hơi sau khi đọc câu, đọc đoạn. Hiểu nội dung bài đọc về hai anh em chơi một trò chơi rất vui, qua đó thấy được tình cảm anh em thân thiết, đoàn kết nhưng nhường nhịn lẫn nhau.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học ( nhận biết được các nhân vật trong câu chuyện, hiểu được cốt truyện

- Biết yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn giữa anh chị em trong gia đình, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (4-5p)

- Bắt nhịp cả lớp hát bài “quả bóng tròn tròn”.

- Đưa 1 số đồ vật: quả bóng, búp bê, chong chóng yêu cầu HS đọc tên các đồ vật đó?

- NX và chiếu hình ảnh một số trò chơi yêu cầu HS nói tên các trò chơi đó?

- Ở nhà em đã chơi những trò chơi nào?

Lúc đó em chơi cùng ai? Sau mỗi trò chơi em cảm thấy thế nào?

- Nhận xét , dẫn dắt giới thiệu vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

- Cả lớp hát.

- Đọc tên các đồ vật. quả bóng, búp bê, chong chóng.

- Trò đá bóng, đồ hàng, chong chóng, búp bê...

- Phát biểu cá nhân:

+ chơi đồ hàng cùng chị em gái.

+ chơi đá bóng cùng anh trai.

+ chơi chong chóng ở công viên cùng em...

+ Sau mỗi trò chơi em cảm thấy rất vui vẻ.

(22)

(27- 30p)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

a. Hướng dẫn cả lớp đọc:

- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến rất lạ.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hết bài.

- YC HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV yêu cầu HS phát hiện từ khó, luyện đọc sau đó sửa lỗi phát âm cho HS.

- YC đọc nối tiếp lần 2.

- GV đưa câu dài, YC HS nêu cách ngắt nghỉ.

+ Mỗi chiếc chong chóng / chỉ có một cái cán nhỏ và dài, / một đầu gắn bốn cánh giấy mỏng,/ xinh xinh như một bông hoa.//

+ Gọi HS đọc lại câu dài.

- Em hiểu thế nào là: cười toe

- YC đọc nối tiếp lần 2 b. Luyện đọc theo cặp:

- Cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm đôi. GV hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm nếu cần.

- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.

- Gọi NX đánh giá. Tuyên dương nhóm đọc tốt, động viên các nhóm còn lại.

3. Vận dụng: (4-5p) - Gọi HS đọc cả bài.

- NX, củng cố cách đọc toàn bài cho HS.

- Lớp chú ý theo dõi và SGK.

- Theo dõi, đánh dấu đoạn.

- Đọc từ: chong chóng, lướt, buồn thiu, cười toe.

- Đọc bài nối tiếp.

- Nêu cách ngắt nghỉ

- HS giải nghĩa: cười với khuôn miệng mở rộng sang hai bên, thể hiện sự vui sướng, thích thú.

- Đọc theo yêu cầu.

- HS đọc nối tiếp theo cặp

- Các nhóm thi đọc.

- NX, bình bầu nhóm đọc tốt nhất.

- 2-3 HS đọc.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

TOÁN

BÀI 53: PHÉP NHÂN (Tiết 2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách tìm kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau.

- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

(23)

- Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Các thẻ có chứa chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động ( 3’)

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- Gv ghi đầu bài.

2. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Bài 2: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân (theo mẫu): ( 9’)

- Yêu cầu hs nêu đề toán

Gv viết phép tính :7+7+7=21 lên bảng và hỏi:

+ 7 được lấy mấy lần?

+ Hãy chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân?

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Thu,nhận xét vở cho 5 hs theo danh sách.

- Gọi hs chữa miệng lần lượt các phần a,b,c,d.

- Gọi hs nhận xét

- Nhận xét bài làm của hs

Bài 3: Chọn tổng ứng với phép nhân: ( 8’) - Gọi hs nêu yêu cầu

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi nói cho bạn nghe cách chọn tổng của mình.

-Gọi 2 nhóm trình bày

- Gọi hs nhận xét

Bài 4: Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ: ( 8’)

- Gọi hs nêu yêu cầu

- Hs lắng nghe - Nhắc lại tên bài

- Hs nêu đề toán + 7 được lấy 3 lần + 7×3=21

- Hs làm bài vào vở - Hs thực hiện - Hs chữa bài

a) 2+2+2=6 hoặc 2×3=6

b) 10+10+10+10=40 hoặc 10×4=40 c) 9+9=18 hoặc 9×2=18

d) 5+5+5+5+5+5=30 hoặc 5×6=30 -Hs nhận xét

-Hs lắng nghe

-Hs đọc yêu cầu và các phép tính - Hs thảo luận

- Các nhóm trả lời a) 4×3=4+4+4=12 b) 6×2=6+6=12 - Hs nhận xét

- Hs nêu yêu cầu

(24)

+ Trong bức tranh a mỗi nhóm có mấy con gà?

+ Có mấy nhóm như thế?

+ Nêu phép nhân thích hợp?

+Trong bức tranh b mỗi nhóm có mấy bạn?

+ Có mấy nhóm như thế?

+ Nêu phép nhân thích hợp?

3. Hoạt dộng vận dụng ( 5’)

Bài 5: Xem tranh rồi nêu một tình huống có phép nhân:

- Gọi hs nêu yêu cầu

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 - Gọi đại diện 3-4 nhóm trả lời - Gọi hs nhận xét

- Nhận xét

* Củng cố- dặn dò ( 2’)

Qua bài này em học được điều gì?

- Gọi hs nêu ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép nhân rồi chia sẻ với bạn.

+ Mỗi nhóm có 4 con gà + Có 5 nhóm như thế + 4×5=20

+ Mỗi nhóm có 2 bạn + Có 5 nhóm như thế.

+ 2×5=10

-Hs nêu -Hs thảo luận -Đại diện trình bày -Hs nhận xét

-Hs lắng nghe -Hs trả lời -Hs nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………..

TIẾNG VIỆT

ĐỌC : CHƠI CHONG CHÓNG ( tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung bài đọc về hai anh em chơi một trò chơi rất vui, qua đó thấy được tình cảm anh em thân thiết, đoàn kết nhưng nhường nhịn lẫn nhau.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học ( nhận biết được các nhân vật trong câu chuyện, hiểu được cốt truyện

- Biết yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn giữa anh chị em trong gia đình, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:(4-5p)

- Cho HS chơi trò truyền điện, đấm lưng cho bạn ngồi cùng và đổi vai cùng thực hiện.

- Chơi.

(25)

2. Luyện tập- thực hành: Trả lời câu hỏi. (18-20p)

- Gọi HS đọc lại đoạn 1, lớp theo dõi.

- YC 1 HS đọc câu hỏi 1, lớp suy nghĩ TL:

+ Chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng

- Gọi NX, hoàn thiện câu TL cho HS.

- Cho HS đọc thầm đoạn còn lại để TLCH:

+ Vì sao An luôn thắng khi chơi chong chóng cùng bé Mai?

+ An nghĩ ra cách gì để bé Mai thắng?

- Gọi NX, đưa ra câu TL hoàn thiện cho HS

- YC HS thảo luận nhóm 4 để TLCH 4:

Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của anh em An và Mai thế nào?

- Hỗ trợ HS gặp khó khăn

- Gọi các nhóm trình bày kq và nhận xét.

- GV NX, tuyên dương, bổ sung hoàn thiện câu TL cho HS, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Bài học hôm nay muốn khuyên các con điều gì khi chơi các trò chơi cùng anh chị em, bạn bè hoặc khi hoạt động tập thể cùng nhiều người?

3. Luyện đọc lại (4-5p)

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Vận dụng:(8- 10p)

Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.134.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.69.

- Tuyên dương, nhận xét.

- HS đọc thầm theo.

- Suy nghĩ trả lời.

+ Chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng là: An yêu thích những chiếc chong chóng giấy; An thích chạy thật nhanh để chong chóng quay;

hai anh em đều mê chong chóng..

- NX, lắng nghe.

- Đọc thầm, TLCH:

+ Vì An chạy nhanh hơn nên chong chóng quay lâu hơn.

+ An cho em giơ chong chóng đứng trước quạt máy còn mình thì phùng má thổi.

- Lắng nghe.

- TL nhóm 4 trong thời gian 2 phút để TLCH: Anh em An và Mai rất đoàn kết, yêu thương và biết chia sẻ, nhường nhịn nhau

- Đại diện trình bày, NX, bổ sung.

- Lắng nghe.

- Phải biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ chia sẻ, nhường nhịn cho nhau...

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc: Tìm từ ngữ trong bài đọc tả chiếc chong chóng

- Một cái cán nhỏ và dài, một đầu gắn bốn cánh giấy mỏng.

(26)

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.134.

- Gọi hs nói câu theo ý hiểu của mình.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

*Củng cố dặn dò

- Hôm nay hãy về nhà đọc bài cho người thân nghe và cùng chơi chong chóng với người thân.

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc: Nếu em là Mai em sẽ nói gì với anh An sau khi chơi?

- HS nêu:

+ Em cảm ơn anh.

+ Trò chơi này vui quá.

+ Lần sau mình lại chơi tiếp nhé.

- HS về nhà chia sẻ cùng người thân.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Ngày soạn: 06/12/2021 Ngày dạy: 17/12/2021

Thứ 6 ngày 17 tháng 12 năm 2021 TIẾNG VIỆT

NGHE – VIẾT: CHƠI CHONG CHÓNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đẹp bài “Chơi chong chóng”( từ đầu đến háo hức). Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt iu/ưu, ăt/ăc, ât/âc.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:(4-5p)

- GV tổ chức cho HS trò chơi vận động tại chỗ, thực hiện động tác quay tay theo vòng hình tròn trước ngực.

- Em cảm thấy trò chơi vận động này có điểm nào giống với chiếc chong chóng khi quay không?

- Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi vừa xong?

- Thực hiện theo mẫu của GV hướng dẫn.

- Đều quay theo vòng tròn.

- Rất vui.

(27)

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (20- 23p)

* Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Bài viết có mấy câu?

+ Những chữ nào viết hoa?

+ Khi trình bày bài chúng ta cần lưu ý điều gì?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con: chong chóng, cánh giấy, quay,

- GV đọc tên bài, đọc từng câu cho HS nghe viết.

- GV đọc lại lần 2 cả bài. YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Luyện tập:(5-7p)

* Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2:

a. Chọn iu hoặc thay cho ô vuông:

b.Tìm từ ngữ chỉ sự vật có tiếng chứa ăt, âc, ât hoặc ăc

- HDHS lựa chọn làm một phần a hoặc b hoàn thiện vào VBTTV/ tr7 0. 1 HS làm bảng phụ.

- Gọi HS chữa bài bảng.

- GV chữa bài, nhận xét.

- YC HS đọc lại bài làm đúng.

4. Vận dụng:(4-5p)

- Em hãy tìm 1 từ ngữ có tiếng chứa các vần: iu, ưu, ăt, âc, ât hoặc ăc rồi đặt câu với từ vừa tìm được?

- Gọi HS đọc bài làm và gọi NX chữa bài đúng.

- NX, kết luận.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Bài gồm 3 câu.

+ Tên bài. Các chữ đầu câu phải viết hoa.

+ Đầu dòng lùi vào một ô. Sau mối dấu chấm viết hoa...

- HS luyện viết bảng con các từ: chong chóng, cánh giấy, quay,

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chéo vở soát bài cho nhau theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

a. Sưu tầm phụng phịu Dịu dàng tựu trường

b. Lật đật, mắc áo, mặt , ruộng bậc thang

- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo kiểm tra.

- Đọc bài.

- HS suy nghĩ tìm từ, đặt câu của mình.

- HS đọc bài làm, NX câu của bạn.

(28)

- Lắng nghe.

- 2- 3 HS trả lời.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP: MRVT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. DẤU PHẨY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm cuả người thân trong gia đình. (BT 1, 2) Biết sử dụng dấu câu: Dấu phẩy. (BT 3)

- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm. Biết sử dụng đúng các từ ngữ về tình cảm trong giao tiếp hàng ngày. Biết sử dụng dấu câu.

- Biết nói năng và có cử chỉ lễ phép đối với bố mẹ và người lớn tuổi; biết trân trọng tình cảm gia đình, thêm yêu người thân và có hành động đơn giản thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:(4-5p)

- Bắt nhịp cho lớp hát bài “ cả nhà thương nhau”.

- Bài hát nhắc đến những ai trong gia đình?

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(18-20p)

* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ về tình cảm gia đình

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Em hiểu yêu cầu bài tập ntn?

- Những người trong gia đình là những ai?

- Y/c hs thảo luận nhóm 4 tìm các từ chỉ tình cảm gia đình.

- Gọi các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lớp hát.

- Cha ( bố), mẹ và con.

- HS lắng nghe.

- 2 - 3HS đọc yêu cầu

- Tìm những từ ngữ nói về tình cảm gia đình. VD: che chở.

- Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, cô, chú...

- HS TL, làm việc nhóm 4.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

(29)

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.71.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Hãy đặt 1 câu với một trong các từ em vừa tìm được?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Tìm câu nói về tình cảm anh chị em

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Y/c hs suy nghĩ tìm ra câu nói về tình cảm anh chị em. 1 HS làm bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm - Nhận xét, khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án.

- Em hãy đặt một câu nói về tình cảm gia đình?

- NX, tuyên dương HS có câu TL đúng.

3. Luyện tập- thực hành:(10p)

* Hoạt động 3: Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- Treo bảng phụ, yêu cầu HS TL nhóm 2 tìm ra vị trí của dấu phẩy trong các câu. 1 nhóm làm vào bảng phụ.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV chốt cách sử dụng dấu phẩy.

4. Vận dụng:(3-5p) - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy tập nói cho mọi người

Yêu thương, che chở, đùm bọc, gắn bó, quý mến, sẻ chia, thân thiết, kính trong, tôn trọng...

- Chữa bài.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- Nói câu của mình.

- 1-2 HS đọc: Những yêu cầu nào dưới đây nói về tình cảm anh chị em?

- 1-2 HS trả lời.

- Làm bài.

+ Chị ngã em nâng.

+Anh thuận em hòa là nhà có phúc.

+Anh em như thể...đỡ đần.

- Chữa bài bảng, 3-4 HS đọc bài làm của mình.

- Chữa bài đúng vào VBT trang 71.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS làm bài.

- HS đọc.

- HSTL nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Chữa bài đúng vào VBT trang 71.

- Lắng nghe.

- Nhiều HS nêu.

- Lắng nghe, ghi nhớ nhiệm vụ.

(30)

nghe những câu nói về tình cảm gia đình.

- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

TOÁN

BÀI 54: THỪA SÔ – TÍCH ( Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tên gọi của thành phần và kết quả của phép nhân. Củng cố cách tính kết quả của phép nhân.

- Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

-C hăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV:Các thẻ có ghi chữ cái tên các thành phần,kết quả của phép nhân: Thừa số, Tích.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động ( 5’)

- GV tổ chức cho HS hát tập thể: “Một đoàn tàu”

- GV cho HS quan sát tranh GV nêu câu hỏi:

+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?

+ Nêu phép nhân phù hợp với bức tranh?

- Để biết các thành phần của phép nhân có tên gọi là gì chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

- Gv ghi đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức ( 8’) Gv gắn phép nhân 2×4=8 lên bảng

Trong phép nhân trên:

+ 2 được gọi là thừa số.

+ 4 cũng được gọi là thừa số.

+ 8 được gọi là tích.

- HS hát và vận động

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+Các bạn nhỏ đang chơi tàu lượn.

+ 2×4=8

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lắng nghe

(31)

+ 2×4 cũng được gọi là tích.

- Gọi hs đọc lại.

- Gv yêu cầu hs gọi tên của thành phần và kết quả của phép nhân: 2×9=18.

- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi tự lấy ví dụ và gọi tên các thành phần và kết quả của phép nhân đó

- Gọi 2-3 nhóm trình bày - Nhận xét

- Gv yêu cầu hs viết phép nhân vào bảng con khi biết thừa số là 5 và 6,tích là 30

- Yêu cầu hs tự viết phép nhân rồi đố bạn đâu là thừa số,đâu là tích.

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập ( 15’) Bài 1:Nêu thừa số,tích trong các phép tính sau:

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs nói theo cặp - Gọi 3-4 cặp trả lời.

- Gọi hs nhận xét.

- Nhận xét câu trả lời của các cặp.

Bài 2: Tìm tích, biết các thừa số lần lượt là:

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

+Để tìm được tích cần thực hiện phép tính gì?

-Yêu cầu hs làm bài vào vở

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra cho nhau.

- Gọi 2 hs chữa bài.

- Gọi hs nhận xét.

- Gv nhận xét

- Gọi hs đọc lại 2 phép nhân.

4. Hoạt dộng vận dụng ( 5’) Bài 3: Thực hành “Lập tích”

- Yêu cầu hs nêu đề toán

Tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Lập tích”.Gv đưa ra 2 số bất kì và yêu cầu hs viết tích của 2 số đó vào bảng con và gọi hs nói cho bạn nghe tích mình lập được là gì? Tích đó được

- Hs chỉ và đọc -Hs thực hiện 2×9 = 18

- Hs thảo luận.

- Hs trình bày -Hs lắng nghe

-Hs viết bảng con: 5×6=30

-Hs thực hiện

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs thực hiện theo nhóm đôi - Hs nêu kết quả

Hs lắng nghe

-Hs nêu đề toán

+Thực hiện phép nhân - Hs làm bài

+ 2×3=6 + 4×5=20 - Hs đổi vở - Hs chữa bài - Hs nhận xét -Hs đọc

- Hs đọc đề

- Hs chơi trò chơi

TS

TS Tích

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Chuyện quả bầu dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.. - Nói được tên của một số dân tộc

- Nghe hiểu câu chuyện Hồ nước và mây; biết dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh đoán nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (không yêu cầu

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh..

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

Baùc luoân daønh moät tình thöông yeâu vaø söï quan taâm ñaëc bieät cho caùc chaùu thieáu nhi,

Bài 1: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.... Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1 của

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa câu chuyện Ánh sáng của yêu thương.đoán được nội dung câu chuyện qua câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được 1 – 2