• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27 Soạn: 5/6/2020

Giảng: T2/8/6/2020

Toán

Tiết 109: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 (cộng không nhớ) I. Mục tiêu: Bước đầu giúp hs:

1. Kiến thức:

- Biết đặt tính rồi làm tính cộng (ko nhớ ) trong phạm vi 100.

2. Kĩ năng:

- Củng cố về giải toán và đo độ dài.

3.Thái độ:

- Hs thích tính toán.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.

III Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Làm bài tập 1 sgk trang 152.

- Gv nhận xét,tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu cách làm tính cộng (ko nhớ ).(15’) b. Trường hợp phép cộng có dạng 35+ 24.

Bước 1: Gv hướng dẫn hs thao tác trên que tính.

- Yêu cầu hs lấy 35 que tính.

+ 35 que tính gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 35.

- Gv ghi bảng.

- Yêu cầu hs lấy tiếp 24 que tính.

+ 24 gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 24.

- Hướng dẫn hs gộp các bó 1 chục que tính với nhau và các que tính rời với nhau.

+ Nêu tổng số que tính gồm: 5 chục và 9 que tính.

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị vào cột.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự lấy.

- 1 vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs tự làm.

- 1 hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

(2)

Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính cộng.

- Hướng dẫn hs cách đặt tính và tính: 35 + 24 59 + 5 cộng 4 bằng 9, viết 9

+ 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 - Như vậy: 35+ 24= 59 c. Trường hợp 35+ 20.

- Yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính. 35 + 20 55 - Vậy 35+ 20= 55.

- Nêu lại cách cộng.

c. Trường hợp phép cộng dạng 35+ 2.

- Yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính. 35 + 2 37 - Vậy 35+ 2= 37.

- Nêu lại cách tính.

3. Thực hành:(15’)

a. Bài 1: Tính:(bỏ cột 2,3) - Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét bài.

b. Bài 2: Đặt tính rồi tính:(bỏ cột 2,4) - Yêu cầu hs tự đặt tính rồi tính.

- Gọi hs nhận xét bài.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

c. Bài 3: - Đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

(3)

Bài giải:

Hai lớp trồng được tất cả số cây là:

35+ 50= 85 (cây ) Đáp số: 85 cây - Nhận xét bài giải.

4. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

__________________________________________________

Tập đọc

Bài: KỂ CHO BÉ NGHE I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs đọc trơn cả bài Kể cho bé nghe. Luyện đọc các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm. Luyện đọc thể thơ 4 chữ.

Ôn các vần ươc, ươt.

2. Kĩ năng:

- Tìm tiếng trong bài có vần ươc.

Tìm tiếng ngoài bài có vần ươt, ươc.

3. Thái độ:

- Hiểu đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài đọc. (BGĐT) III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Đọc 2 đoạn của bài Ngưỡng cửa và trả lời câu hỏi:

Em bé qua ngưỡng cửa để đi đến những đâu?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1’) Gv nêu.

b. Luyện đọc:(20’) * Gv đọc mẫu bài.

* Hs luyện đọc:

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs đọc.

(4)

- Luyện đọc các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm.

- Luyện đọc từng dòng thơ trong bài.

- Luyện đọc cả bài.

- Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần ươc, ươt.(10’)

a. Tìm tiếng trong bài có vần ươc.

b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt.

4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài(15’)

- Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì?

- Đọc phân vai: 2 hs đọc mỗi lần (1 em đọc các dòng chẵn, 1 em đọc các dòng lẻ).

- Hỏi- đáp theo bài thơ.

b. Luyện nói:(15’)

- Nêu yêu cầu luyện nói: Hỏi- đáp về những con vật em biết.

- Luyện nói trước lớp.

5. Củng cố, dặn dò:(5’) - Đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài thơ; chuẩn bị bài: Hai chị em.

- Mỗi hs đọc nối tiếp 2 dòng thơ.

- Hs đọc theo cặp.

- Vài hs đọc trước lớp.

- Cả lớp đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Nhiều hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Vài cặp hs đọc.

- Vài cặp hs hỏi- đáp.

- 1 vài hs nêu.

- Vài cặp hs hỏi- đáp.

- 1 hs đọc.

___________________________________

Chính tả

MÈO CON ĐI HỌC I. Mục đích:

1. Kiến thức:

- Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học: 24 chữ trong khoảng 10-15 phút.

2. Kĩ năng:

- Điền đúng chữ r, d hay gi; vần in hay iên vào chỗ trống.

Bài tập( 2) a hoặc b.

(5)

3. Thái độ:

- Có ý thức viết bài.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết nội dung bài chính tả.

- Vở bài tập Tiếng Việt tập 2.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS I . Kiểm tra bài cũ :5’

- uôt hay uôc : buộc tóc, chuột đồng - c hay k ? túi kẹo, quả cam

II. Dạy bài mới :32’

1 . Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài.

- GV ghi đề bài lên bảng.

2. Hướng dẫn HS tập chép :

- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung 8 dòng thơ đầu bài Mèo con đi học

- Cho HS tìm và đọc những tiếng khó : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, be toáng

- Cho HS tự viết các tiếng đó vào BC.

- Hướng dẫn HS tập chép vào vở.

- Hướng dẫn HS tự sửa lỗi bằng bút chì.

- GV sửa trên bảng những lỗi phổ biến.

- Yêu cầu HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.

- GV chấm một số vở, nhận xét.

3 . Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : a. Điền âm r, d hay gi :

- Cho HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.

- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.

Thầy giáo dạy học Bé nhảy dây Đàn cá rô bơi lội b. Điền vần iên hay in :

- Cho HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.

- Cho cả lớp sửa bài vào VBT.

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm BC.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

- HS nhìn bảng đọc thành tiếng khổ thơ.

- Cá nhân, ĐT.

- HS viết vào BC.

- HS tập chép vào V2.

- HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở.

- HS tự ghi số lỗi ra lề vở . - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.

- HS nêu yêu cầu, 1HS lên bảng.

- Cả lớp sửa bài vào VBT.

- HS đọc yêu cầu, 1 HS lên bảng.

- Cả lớp sửa bài vào VBT.

(6)

4. Củng cố - Dặn dò:3’

- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.

- Nhận xét tiết học, - Bài sau : Ngưỡng cửa

__________________________________________________________________

Soạn :6/6/2020 Giảng: T3/9/6/2020

Tập đọc HAI CHỊ EM I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hs đọc trơn cả bài Hai chị em. Luyện đọc các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. Luyện đọc các đoạn văn có ghi lời nói.

Ôn các vần et, oet;

2. Kĩ năng:

- Tìm được tiếng có vần et.

Nói câu chứa tiếng chứa vần et hoặc oet.

Hiểu nội dung bài.

Cậu em ko cho chị chơi đồ chơi của mình. Chị giận, bỏ đi học bài. Cậu em thấy buồn chán vì ko có người cùng chơi.

Câu chuyện khuyên em ko nên ích kỉ.

3. Thái độ:

- Hs yêu thích môn học.

II. Các KNS cơ bản:

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân, hợp tác, ra quyết định.

- Phản hồi, lắng nghe tích cực.

III. Các phương pháp dạy học.

- Động não, trải nghiêm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

IV. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài đọc.

V. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(7)

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Đọc bài Kể cho bé nghe và trả lời các câu hỏi:

Con chó, cái cối xay lúa có đặc điểm gì ngộ nghĩnh?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1’) Gv nêu.

b. Luyện đọc:(20’)

* Gv đọc mẫu bài.

* Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn.

+ Cho hs ghép tiếng: dây, buồn.

- Luyện đọc các câu trong bài.

- Đọc câu nói của cậu em.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các đoạn trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần et, oet.(10’) a. Tìm tiếng trong bài có vần et.

b. Nói câu chứa tiếng có vần et, vần oet.

c. Điền miệng vần et hoặc vần oet vào các câu trong sgk.

Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài:(15’) - Đọc đoạn 1

+ Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông?

- Đọc đoạn 2

+ Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ?

- Đọc đoạn 3.

+ Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi 1

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đọc nt từng câu.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Cả lớp đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

- Vài hs nêu.

- 2 hs đọc.

- Cả lớp đọc thầm.

- 1 vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- 3 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu.

(8)

mình?

- Gọi hs đọc lại bài.

+ Bài văn muốn nhắc nhở các em điều gì?

* GDKNS

b. Luyện nói:(15’)

- Nêu yêu cầu luyện nói: Em thường chơi với anh (chị) những trò chơi gì?

- Cho hs tập kể theo nhóm.

- Gọi hs kể trước lớp.

5. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Đọc lại cả bài theo cách phân vai.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài; chuẩn bị bài: Hồ Gươm.

- Hs kể theo nhóm 4.

- Vài hs kể trước lớp.

- 1 nhóm hs đọc.

______________________________

Toán

Tiết 111: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Củng cố về làm tính cộng các số trong phạm vi 100 (ko nhớ). Tập dặt tính rồi tính.

2. Kĩ năng :

- Tập tính nhẩm (trong trường hợp phép cộng đơn giản).

3. Thái độ:

- Củng cố kĩ năng giải toán.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sgk, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Đặt tính rồi tính: 26+24 54+24 15+63 - Gv nhận xét, cho điểm.

II- Bài mới:(30’)

1. Bài 1: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

(9)

- Nhận xét bài làm.

2. Bài 2: Tính nhẩm - Nêu cách tính nhẩm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét, sửa sai.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

4. Bài 4 - Đọc đề bài.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải

Lớp em có số bạn gái là:

35- 20 = 15 (bạn ) Đáp số: 15 bạn - Nhận xét bài giải.

III- Củng cố, dặn dò:(5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 5 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc đề bài.

- 1 vài hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

__________________________________________________________________

BUỔI CHIỀU Chính tả NGƯỠNG CỬA I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs chép lại chính xác khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa.

- Điền đúng vần ăt hay ăc, điền chữ g hay gh.

2. Kĩ năng:

- HS viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ.

3. Thái độ:

- Tự giác viết chữ, giữ vở sạch.

II- Chuẩn bị:

(10)

GV: Bảng phụ.

III- Các ho t ạ động d y h c:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- Kiểm tra bài cũ: 5ph

- Gv đọc cho hs viết: Cừu mới be toáng Tôi sẽ chữa lành.

- Gv nhận xét.

B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Hướng dẫn hs tập chộp: 15ph

- GV đưa bảng phụ đó chộp khổ thơ cuối của bài Ngưỡng cửa.

- Tìm và viết những chữ khác trong bài - Gv nhận xét, sửa sai.

- Gv cho hs chép bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

- Gv chấm bài, nhận xét.

3. Hướng dẫn hs làm bài tập: 10ph a. Điền vần: ăt hay ăc?

- Yêu cầu hs làm bài:

+ Họ bắt tay chào nhau.

+ Bé treo áo lên mắc.

- Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm.

b. Điền chữ: g hay gh?

- Yêu cầu hs tự làm bài: Đã hết giờ học, Ngân gấp truyện, ghi lại tên truyện. Em đứng lên kê lại bàn ghế ngay ngắn, trả sách cho thư viện rồi vui vẻ ra về.

- Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm đúng.

4. Củng cố, dặn dũ: 1ph - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.

- 2 hs viết bảng.

- 2 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự chép bài vào vở.

- Hs tự soát lỗi.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

-HS đọc lại bài làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Vài hs đọc.

__________________________________________________________________

(11)

Soạn :7/6/2020 Giảng: T4/10/6/2020

Tập viết

TÔ CHỮ HOA L,M, N I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs biết tô chữ hoa L,M, N.

2. Kĩ nằng:

- Viết các vần en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong- chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu; đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết;

dãn đúng khoảng cách.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

Chữ mẫu.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Viết các từ: ngoan ngoãn, đoạt giải.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1’) Gv nêu.

b. Hướng dẫn tô chữ cái hoa.(8’)

- Gv cho hs quan sát chữ hoa L,M, N và nhận xét.

+ Nhận xét về số lượng nét và kiểu nét.

+ Gv viết mẫu và nêu quy trình viết.

- Luyện viết chữ L,M, N - Gv nhận xét, sửa sai.

c. Hướng dẫn hs viết vần, từ ứng dụng.(5’) - Đọc các vần, từ ứng dụng trong bài: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong.

- Nêu cách viết các vần và từ ứng dụng.

- Luyện viết trên bảng con.

- Gv nhận xét, sửa sai.

- 2 hs viết bảng.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Hs viết bảng con.

- Vài hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Cả lớp viết.

- Hs tô theo mẫu.

(12)

d. Hướng dẫn hs viết vở tập viết.(15’) - Cho hs tô chữ hoaL, M, N.

- Luyện viết các vần, từ ứng dụng.

3. Củng cố, dặn dò:(3’) - Gv chấm, chữa bài cho hs.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết bài.

- Hs tự viết.

_____________________________________

Tập viết

TÔ CHỮ HOA : O, Ô, Ơ, P I. Mục đích :

1. Kiến thức:

- Tô được các chữ hoa: O, Ô, Ơ , P.

2. Kĩ năng:

- Viết đúng các vần uôt, uôc, ưu, ươu; các từ ngữ: chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2 (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).

* HS khá, giỏi viết đều nét giãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết , tập 2.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ vở.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết các chữ hoa mẫu.

- Vở TV1/2.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1 . Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra vở tập viết.

- Yêu cầu HS viết : trong xanh, cải xoong 2. Dạy bài mới:30’

a . Giới thiệu bài : Giới thiệu. Ghi đề bài.

- HS để vở tập viết lên bàn.

- 1HS lên bảng, cả lớp viết BC.

- HS nghe GV giới thiệu bài.

(13)

b. Hướng dẫn HS tô chữ hoa :

- GV lần lượt đính các chữ hoa lên bảng.

- GV nhận xét về số lượng nét, kiểu nét của từng chữ hoa.

- GV nêu quy trình viết (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ).

- Hướng dẫn HS viết trên không, viết BC.

3. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng : - GV cho HS đọc các vần, từ ngữ ứng dụng : ưu, ươu, con cừu, ốc bươu

- Cho HS viết BC các vần, từ ngữ ứng dụng.

4 . Hướng dẫn HS tập tô, tập viết : - GV yêu cầu HS mở vở TV/28, 29, 30.

+ Tô mỗi chữ hoa : O, Ô, Ơ, P một dòng.

+ Viết mỗi vần, mỗi từ : ưu, ươu, con cừu, ốc bươu một dòng.

- Chấm bài, nhận xét.

5. Củng cố - Dặn dò :3’

- Trò chơi : Thi viết chữ đẹp.

- Dặn dò : Viết tiếp phần bài còn lại trong vở TV/28, 29, 30.

- Bài sau : Tô chữ hoa :Q, R.

- HS quan sát, nhận xét.

- HS viết trên không, viết BC.

- HS đọc cá nhân, ĐT.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết BC.

- HS mở vở TV/28 đến 30 và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Mỗi tổ cử 1 đại diện thi viết chữ đẹp.

________________________________________

Kể chuyện

DÊ CON NGHE LỜI MẸ I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hs hào hứng nghe gv kể chuyện Dê con nghe lời mẹ. Hs nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Biết đổi giọng khi đọc lời hát của Dê mẹ, của Sói.

2. Kĩ năng:

- Hs nhận ra: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã ko mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời người lớn.

3. Thái độ:

- Hs yêu thích môn học.

(14)

II. Các KNS cơ bản:

- Lắng nghe tích cực. Xác định giá trị. Ra quyêt định.Tự phê phán.

III. Các phương pháp dạy học.

- Động não, tưởng tượng,

- Trải nghiêm, đặt câu hỏi, t luận nhóm, chia sẻ thông tin, phản hồi tích cực,đóng vai.

* GDANQP: Cung cấp cho HS một số kinh nghiệm phòng trẻ lạc IV.Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa truyện trong sgk.

- Mặt nạ Sói, Dê mẹ, Dê con.

V. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Kể chuyện Sói vvà Sóc.

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1’) Gv nêu.

b. Gv kể chuyện.(5’)

- Gv kể lần 1 để hs biết câu chuyện.

- Gv kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa.

c. Hs tập kể từng đoạn truyện theo tranh:(10’)

- Yêu cầu hs dựa vào từng tranh và câu hỏi gợi ý kể lại từng đoạn truyện.

- Gv uốn nắn nếu hs kể sai hoặc thiếu.

- Nhận xét phần kể chuyện của bạn.

d. Hs kể toàn truyện:(10’)

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs kể theo cách phân vai.

- Nhận xét.

e. Giúp hs hiểu ý nghĩa truyện.(5’) - Vì sao Sói lại tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi?

- Truyện khuyên ta điều gì?

* GDKNS, QPAN: Chúng ta phải biết nghe lời bố mẹ, ko mở cửa cho người lạ vào nhà.

- Cung cấp cho hs một số kn phòn trẻ lạc.

- 1 hs kể.

- 1 hs nêu.

- Hs lắng nghe.

- Hs nghe để nhớ câu chuyện.

- Hs đại diện 3 tổ thi kể.

- Hs nêu.

- Vài nhóm hs kể.

- Hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

(15)

3. Củng cố, dặn dò:(3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

____________________________________

Kể chuyện

CON RỒNG CHÁU TIÊN I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.

2. Kĩ năng:

- Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và người dẫn chuyện 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh về nguồn gốc cao quý ,thiêng liêng của dân tộc ta II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh họa thuyện kể trong SGK

III. Các ho t ạ động d y h c:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KT bài cũ : ( 3-5’) - Nhận xét cho điểm 2 . Bài mới:

- 4 HS tập kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện : Dê con nghe lời mẹ

a. Giới thiệu : ( 1- 2’) b. GV kể :

- Kể mẫu lần 1 : - Cô vừa kể chuyện gì ? - Kể mẫu lần 2 : Có tranh minh hoạ trên bảng

- HS QS lần lượt từng tranh 3. HD học sinh kể : ( Có thể cho HS thảo

luận nhóm)

- Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh

* tranh 1 :

+ Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào

- Tranh 1 Gia đình Lạc Long Quân - Sống đầm ấm hạnh phúc

- Kể lại câu chuyện theo tranh 1 2- 3 HS kể lại ( Đại diện nhóm lên kể )

- HS khác NX , bổ sung

(16)

* Tranh 2, 3, 4( HD tương tự)

+ Lạc Long Quân hóa Rồng đi đâu ?Âu cơ và các con làm gì ?

Tranh 2

- Lên đỉnh núi cao gọi chồng về.

Tranh 3+4

- Thế là hai người cùng bầy con chia tay lên rừng xuống biển. Riêng người con trai cả ở lại và làm vua Hùng Vương thứ nhất

* Thi kể cả câu chuyện - Kể nối tiếp từng tranh Cho HS phân vai tập kể (2 nhóm tự phân

vai )

- HS tự đóng vai.

- GV động viên HS kể diễn cảm đúng lời nhân vật

- Các nhóm lên thể hiện vai diễn của nhóm.

- Các nhóm khác NX bổ sung 1- 2 em kể lại toàn bộ câu chuyện 4. ý nghĩa câu chuyện :

- Câu chuyện cho các em hiểu ra điều gì? - Câu chuyên kể về nguồn gốc cao quý ,thiêng liêng của dân tộc ta cùng sinh ra từ cha rồng mẹ tiên .

Liên hệ , giáo dục 4. Củng cố, dặn dò

- VN tập kể lại chuyện cho người thân nghe

_____________________________

Kể chuyện

CON RỒNG CHÁU TIÊN I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.

2. Kĩ năng:

- Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và người dẫn chuyện 3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh về nguồn gốc cao quý ,thiêng liêng của dân tộc ta

(17)

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh họa thuyện kể trong SGK

III. Các ho t ạ động d y h c:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KT bài cũ : ( 3-5’) - Nhận xét cho điểm 2 . Bài mới:

- 4 HS tập kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện : Dê con nghe lời mẹ

a. Giới thiệu : ( 1- 2’) b. GV kể :

- Kể mẫu lần 1 : - Cô vừa kể chuyện gì ? - Kể mẫu lần 2 : Có tranh minh hoạ trên bảng

- HS QS lần lượt từng tranh 3. HD học sinh kể : ( Có thể cho HS thảo

luận nhóm)

- Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh

* tranh 1 :

+ Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào

- Tranh 1 Gia đình Lạc Long Quân - Sống đầm ấm hạnh phúc

- Kể lại câu chuyện theo tranh 1 2- 3 HS kể lại ( Đại diện nhóm lên kể )

- HS khác NX , bổ sung

* Tranh 2, 3, 4( HD tương tự)

+ Lạc Long Quân hóa Rồng đi đâu ?Âu cơ và các con làm gì ?

Tranh 2

- Lên đỉnh núi cao gọi chồng về.

Tranh 3+4

- Thế là hai người cùng bầy con chia tay lên rừng xuống biển. Riêng người con trai cả ở lại và làm vua Hùng Vương thứ nhất

* Thi kể cả câu chuyện - Kể nối tiếp từng tranh Cho HS phân vai tập kể (2 nhóm tự phân

vai )

- HS tự đóng vai.

- GV động viên HS kể diễn cảm đúng lời nhân vật

- Các nhóm lên thể hiện vai diễn của nhóm.

- Các nhóm khác NX bổ sung

(18)

1- 2 em kể lại toàn bộ câu chuyện 4. ý nghĩa câu chuyện :

- Câu chuyện cho các em hiểu ra điều gì? - Câu chuyên kể về nguồn gốc cao quý ,thiêng liêng của dân tộc ta cùng sinh ra từ cha rồng mẹ tiên .

Liên hệ , giáo dục 4. Củng cố, dặn dò

- VN tập kể lại chuyện cho người thân nghe

_____________________________

Tự nhiên – Xã hội

Bài 29: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I/ Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Giúp HS biết nhận biết một số cây cối: cây rau, cây hoa, cây gỗ và tên các con vật.

2. Kĩ năng:

- Biết ích lợi của hoa, rau, cây ăn trái, biết nêu tên các loài hoa, tên các con vật và nêu được ích lợi và nêu tác hại của một số con vật.

- Biết miêu tả một số loài hoa một cách đơn giản.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học II/ Đồ dùng dạy học.

Tranh phóng to SGK

HS sưu tầm tranh cây cối con vật.

III/ Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: 3’

2. Bài mới: 30’

Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Làm việc với những tranh ảnh về cây cối và con vật .

-Nhận biết các loại cây hoa cây rau , cây ăn quả .

- 3 hs trả lời

-Phân loại tranh ảnh mà các em mang đến lớp.

-1 em trong nhóm nêu lên 1tên

(19)

-Biết mô tả các cây hoa , cây rau , ca -Chia lớp 3 nhóm.

-Gọi vài em phát biểu.

GV Cho hs thi nhau kể về ích lợi của các loại cây …

Tương tự trên GV cho HS chỉ vào tranh nói tên con vật và nêu ích lợi của chúng Gv cho Hs kể thêm những con vật mà Hs biết

Hoạt động 2: Trò chơi

GV cho Hs chơi trò chơi “ Đố bạn cây gì , con gì ? “ .

III- Củng cố, dặn dò:(5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài và làm BT

Dặn HS chuẩn bị bài trời nắng , trời mưa .

từng loại cây hoa, cây rau, cây ăn trái ,…, nói và chỉ vào tranh.

-1 vài em kể thêm một số cây mà em biết :……

-Vài học sinh nhắc lại.

-Đại diện nhóm lên trình bày.

Hoa làm đẹp cuộc sốnh , làm quà tặng , trang trí nhà cửa , làm dầu thơm , ….. .rau,trái cây cung cấp chất vitamin, chất khoáng , dinh dưỡng giúp cơ thể khoẻ mạnh , tránh táo bón. ,

Con chó giữ nhà , con mèo bắt chuột giúp nhà sạch chuột , cá , gà, vịt ,cho ta thịt cho ta ăn , ruồi, muỗi, gián,chuột ,… là những con vật mang nhiều vi khuẩn gây bệnh chúng ta nên tránh.

__________________________________________________________________

Soạn :8/6/2020 Giảng: T5/11/6/2020

Toán

Tiết 112: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 ( Trừ ko nhớ) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết đặt tính rồi làm tính trừ (ko nhớ ) trong phạm vi 100.

2. Kĩ năng:

- Củng cố về giải toán.

(20)

3. Thái độ:

- Hs yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Làm bài tập 1 sgk trang 157.

- Gv nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu cách làm tính trừ (ko nhớ ) dạng 57- 23(10’)

Bước 1: Gv hướng dẫn hs thao tác trên que tính.

- Yêu cầu hs lấy 57 que tính.

+ 57 que tính gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 57.

- Gv ghi bảng.

- Yêu cầu hs tách ra 2 bó và 3 que tính rời.

+ 23 gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 23.

- Số que tính còn lại là mấy chục và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị vào cột.

Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ.

- Hướng dẫn hs cách đặt tính và tính: 57 - 23 34 + 7 trừ 3 bằng 4, viết 4

+ 5 trừ 2 bằng 3, viết 3 - Như vậy: 57- 23= 34 - Gọi hs nhắc lại cách trừ.

b. Thực hành:(20’) Bài 1: Tính:

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự làm.

- 1 vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 hs nêu.

(21)

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét bài.

Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s:

- Muốn biết đúng, sai ta phải làm gì?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Vì sao viết s vào ô trống?

- Gọi hs nhận xét bài.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 3: - Đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Số trang Lan còn phải đọc là:

64- 24 = 40 (trang ) Đáp số: 40 trang - Nhận xét bài giải.

3. Củng cố, dặn dò:(5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Vài hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

___________________________________

BUỔI CHIỀU Bồi dưỡng toán

LUYỆN TẬP I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Củng cố về làm tính cộng các số trong phạm vi 100 (ko nhớ ). Tập dặt tính rồi tính.

2. Kĩ năng:

- Tập tính nhẩm (trong trường hợp phép cộng đơn giản ).

3. Thái độ:

- Củng cố kĩ năng giải toán.

GT: Không làm BT1 cột 3, BT 2 cột 3,4.

II. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(22)

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đặt tính rồi tính: 35+ 12 8+ 50 68+ 4 - Gv nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới:(30’)

a. Bài 1: Đặt tính rồi tính: GT: không làm cột 3.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét bài làm.

b. Bài 2: Tính nhẩm:Không làm cột 2,4 - Nêu cách tính nhẩm.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nhận xét, sửa sai.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

c. Bài 3: Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn trai. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn?

- Đọc đề bài.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải

Lớp em có tất cả số bạn là:

21+ 14 = 35 (bạn ) Đáp số: 35 bạn - Nhận xét bài giải.

d. Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm.

- Gv yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Yc học sinh nhắc lại các bước vẽ đoạn thẳng.

- Gv yêu cầu hs đổi chéo vở để kiểm tra.

III- Củng cố, dặn dò:(5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài và làm BT

- 3 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 5 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu bài toán.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc đề bài.

- 1 vài hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs dùng thước và bút vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm.

- 1 hs lên bảng làm.

- HS đổi chéo vở theo cặp đôi.

- Hs lắng nghe.

(23)

________________________________

BUỔI CHIỀU Bồi dưỡng Tiếng việt

Tập chép: HOA SEN I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS chép đúng và đẹp bài Hoa sen.

2. Kĩ năng:

- Điền đúng Vần en hoặc oen, g hay gh?

3. Thái độ:

- Hs yêu thích môn học II. Chuẩn bị:

Vở luyện viết + bảng con III. Ho t ạ động d y h c:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

- HS nghe viết: nhị vàng, bông trắng.

- GV chỉnh sửa.

2. Bài mới: 20 phút

* HS đọc bài: Hoa sen * HS chép bài Hoa sen.

- GV quan sát giúp HS viết chậm.

- Đổi chéo bài để xoát lại bài.

* Luyện tập

a) Điền vần : en hoặc oen?

Nông ch..`... cưa x ...`.. xoẹt Thợ r..`... hạt đậu đ...

Chữa: HS khác nhận xét, GV đánh giá.

b) Điền chữ : g hoặc gh?

Con ...ẹ đường gồ ...ề Bè ....ỗ vở ....i bài ...a tàu con ...ấu.

Chữa: HS khác nxét.

GV đánh giá.

- 2 HS lên bảng viết.

- Cả lớp viết bảng con.

- HS đọc cá nhân - HS viết bài.

- 2 HS làm trên bảng.

- Cả lớp đọc.

- 2 HS làm trên bảng.

- Cả lớp đọc.

(24)

- Cả lớp đọc thành câu.

- Viết câu đó vào vở bài tập.

- GV giúp HS viết chậm.

3. Củng cố, dặn dò: 5 phút

GV hdẫn HS về luyện viết vào vở ô li.

- Nhận xét giờ học.

- GV thu chấm bài.

________________________________________

Soạn :9/6/2020 Giảng: T6/12/6/2020

Tập đọc HỒ GƯƠM I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ Đô Hà Nội.

Trả lờ câu hỏi 1,2 (SGK) 3. Thái độ:

- Hs yêu thích môn học.

* Giáo dục HS phải biết bảo vệ cảnh đẹp của đất nước.

II. Đồ dùng dạy học

1.GV Tranh vẽ Hồ Gươm

III. Các ho t ạ động d y h c

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ. 5’

- GV gọi 3 – 4 em đọc lại bài tập đọc + Cậu em làm gì khi chị động vào con gấu bông ?

+ Vì sao cậu bé ngồi chơi mà vẫn buồn?

- GV nhận xét sửa chữa và cho điểm.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

b. Luyện đọc: 20’

- GV gắn bảng phụ lên bảng .GV đọc

- HS đọc bài: Hai chị em .

+ Cậu em nói : Chị đừng động vào con gấu bông của em.

- Vì không có bạn cùng chơi

+ HS đọc tên bài : Hồ Gươm - HS theo dõi GV đọc mẫu

(25)

mẫu đọc diễn cảm.

+ Luyện đọc tiếng và từ khó .

GV ghi lên bảng, gọi HSY đọc trước . GVNX sửa sai.

- Gv giải nghĩa từ .

+ Khổng lồ : rất to và lớn . + Luyện đọc câu

- Bài này có mấy câu ?

- GV hướng dẫn đọc câu khó và đọc mẫu

-HS đọc từng câu ( đọc nối tiếp ) - Gv theo dõi nhận xét sửa sai.

- Đọc câu theo nhóm đôi.

+ Luyện đọc đoạn cả bài + Bài chia làm mấy đoạn?

- GV đánh dấu đoạn

* Đoạn 1 : Từ “Nhà tôi… long lanh .”

* Đoạn 2 : “ Cầu Thê Húc … hết ”.

- GV theo dõi nhận xét sửa sai.

* Đọc cả bài

- GV đọc mẫu lần 2 cả bài

- GV theo dõi nhận xét sửa sai, tuyên dương.

* Ôn các vần ươm, ươp: 10’

- GV gọi 1 học sinh đọc cả bài . + Tìm tiếng trong bài có vần ươm?

- GV nhận xét sửa sai

+ Nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp?

+Trong tranh vẽ gì?

GV treo tranh.Y/C HS nhìn tranh nói câu có vần ươm ,ươp.

- GV nhận xét sửa sai .

-2HS đọc

- Mỗi HS đọc 1 từ: Khổng lồ, long lanh, lấpló, xum xuê.

-HS phân tích tiếng khó

- HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh

-HS tìm và nêu.

-1 HS đọc câu mẫu . -Mỗi HS đọc 1 câu . -Mỗi bàn đọc 1 câu . + Bài chia làm 2 đoạn - HS theo dõi.

- HS đọc 1 đoạn theo (CN + Nhóm + tổ )

- 3 HS đọc cả bài nối tiếp nhau đọc mỗi em đọc một lần .

- HS cả lớp đọc đồng thanh -HS đọc thầm theo nhóm đôi + Tiếng: Gươm

- đọc và phân tích các tiếng có vần ươm vừa tìm được .

- HS đọc cá nhân

+ Vẽ đàn bướm , giàn mướp -Mỗi HS nói 1 câu (nt ) .

+ Đàn bướm bay quanh vườn hoa.

+ Giàn mướp sai trĩu quả.

(26)

- GV cho cả lớp đọc lại cả bài - HS cả lớp đồng thanh đọc lại cả bài Tiết 2

* HD luyện đọc SGK: 15’

- GV gọi học sinh nối tiếp nhau đọc lại từng câu.

- GV gọi 6 học sinh luyện đọc lại đoạn - GV cho 2 học sinh đại diện nhóm thi đọc đoạn .

- GV theo dõi nhận xét sau mỗi lần đọc và sửa sai cho học sinh, tuyên dương học sinh có nhiều tiến bộ .

- GV gọi 3 học sinh đọc nối tiếp cả bài . - GV nhận xet sửa sai .

* Tìm hiểu bài và luyện nói: 15’

- Tìm hiểu bài đọc

1. Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu ?

- GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại 2. Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm trông như thế nào ?

+ Qua bài này ta thấy được cảnh gì của Hồ Gươm?

* GDQPAN:

- GV nhận xét và cho học sinh nhắc lại

*Luyện nói

- Gv gọi 1 em nêu yêu cầu của bài - Từng cặp hoặc bàn trao đổi nhanh về bức tranh trong SGK, đọc câu văn .

- Cả lớp và GV nhận xét

- Để Hồ Gươm luôn sạch đẹp ta phải làm gì?

-HS đọc thầm cho nhau nghe theo nhóm đôi.

- HS đọc cá nhân nối tiếp - 2HS thi đọc cá nhân

- 3 HS đọc cả bài , cả lớp theo dõi

- HS đọc bài, 1 em nêu câu hỏi 1, HS thảo luận trả lời

+ Hồ Gươm là cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

- HS đọc thầm các câu đoạn 1và trả lời :

+ Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ như chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh.

*Hồ gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

- HS : Nhìn ảnh tìm câu văn tả cảnh - HS thảo luận ,đọc câu văn:

Tranh 1: Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn.

Tranh 2 : Mái đền lấp ló bên gốc đa già rễ lá xum xuê.

Tranh 3 : Xa một chút là tháp Rùa

(27)

* Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp mà còn là 1 di sản văn hóa mang tính lịch sử của thủ đô Hà Nội . khi gặp các cảnh đẹp như vậy các em cần bảo vệ , không được vứt tác bừa bãi … đã góp phần bảo vệ cảnh đẹp của đất nước ta.

4. Cũng cố- Dặn dò: 3’

- GV cho HS nhìn SGK đọc to lại cả bài.

- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài, xem trước bài: Lũy tre .

tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa Hồ cỏ mọc xanh um.

- Cần giữ gìn và bảo vệ

- HS đọc lại bài trong SGK

__________________________________________________________________

BUỔI CHIỀU Bồi dưỡng tiếng việt

LUYỆN VIẾT CHUYỆN Ở LỚP I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs chép lại chính xác khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp. Biết cách trình bày thể thơ 5 chữ.

2. Kĩ năng:

- Điền vần uôt hay uôc, điền chữ c hay k.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở sạch đẹp.

II.Chuẩn bị:

- Bảng phụ viết sẵn bài tập.

III.Các ho t ạ động d y v h c: à ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ:5’

- Làm lại bài 2, 3 của giờ trước.

- Gv nhận xét.

B.Bài mới:30’

1. Giới thiệu bài:

Gv nêu.

2. Hướng dẫn hs tập chép.

- Đọc bài viết.

-2 Hs lên bảng

- Vài hs đọc.

(28)

- Tìm và viết những chữ khó trong bài - Gv nhận xét, sửa sai.

- Gv cho hs chép bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

- Gv chấm bài, nhận xét.

2. Hướng dẫn hs làm bài tập.

GV: Treo bảng phụ viết bài tập.

a. Điền vần: uôt hay uôc?

- Yêu cầu hs làm bài: (buộc tóc, chuột đồng) - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm.

b. Điền chữ: c hay k?

- Yêu cầu hs tự làm bài: (túi kẹo, quả cam) - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm đúng.

3. Củng cố, dặn dò:5’

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự viết bài vào vở.

- Hs tự soát lỗi.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

____________________________________

SINH HOẠT TUẦN 27 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh qua giờ sinh hoạt nhận thấy được những ưu điểm của tuần 27 để phát huy và nhược điểm cần khắc phục ở tuần 28.

2. Kĩ năng:

- HD thấy được phương hướng của tuần tới để thực hiện 3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học

- Biết lắng nghe và rút kinh nghiệm.

(29)

III. Chuẩn bị:

- Ghi chép trong tuần

III. Các ho t ạ động d y v h c: à ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I/ ổn định tổ chức:

GV yêu cầu HS hát II/ Nội dung sinh hoạt:

1.Các tổ trưởng nhận xét về tổ:

- GV theo dõi, nhắc HS lắng nghe.

* Lớp phó học tập nhận xét về tình hình học tập của lớp trong tháng, tuần

2. Lớp trưởng nhận xét.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, cho ý kiến bổ sung.

3. GV nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét tình hình lớp về mọi mặt.

* Ưu điểm:

………

………

………

………

* Nhược điểm:

………

………

………

………

* Bình xét thi đua các tổ trong tuần 27 - Tổ 1: ….

- Tổ 2: ….

- Tổ 3: …..

4. Phương hướng:

- GV yêu cầu HS thảo luận các phương hướng cho tuần tới.

- Đạo đức: Ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo. Thực hiện phong trào nói lời hay, làm nhiều việc tốt.

- Lớp phó văn thể cho lớp hát.

- Các tổ trưởng nhận xét về các hoạt đông của tổ .

- HS lắng nghe.

- Lớp trưởng lên nhận xét chung về các hoạt động của lớp về mọi mặt.

- Lớp lắng nghe.

- Lớp bổ sung.

- HS lắng nghe.

HS bình xét thi đua các cá nhân, tổ trong tuần

- HS thảo luận cho ý kiến - Lớp thống nhất

- Lớp trưởng lên nhận xét chung về các hoạt động của lớp về mọi mặt.

- Lớp lắng nghe.

(30)

- Học tập: Tiếp tục phong trào thi đua giành thật nhiều giờ học tốt. Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài. Có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.

- Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông.

- Tất cả các hoạt động cần ổn định tốt nhất và tham gia nhiệt tình.

5. Tổng kết sinh hoạt: 2’

- GV lớp sinh hoạt văn nghệ

- Lớp bổ sung.

- HS vui văn nghệ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 1: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện... 3/ Dựa theo tranh kể lại được đoạn 3 theo lời của

Dựa vào lời kể của cô giáo và các tranh vẽ dưới đây kể lại từng đoạn câu chuyện :.. Kể lại toàn bộ

- Hs nghe Gv kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh.Bước đầu tập cách đổi giọng để phân biệt

Hoạt động 2: Kể chuyện

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh1.

- Nghe hiểu câu chuyện Hồ nước và mây; biết dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh đoán nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (không yêu cầu

- Hs nghe Gv kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh.Bước đầu tập cách đổi giọng để phân biệt

- HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.