• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 33: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT A/ Câu hỏi mở đầu

Trả lời câu hỏi mục “Mở đầu” trang 138 SGK Khoa học tự nhiên 7: Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại (hình bên). Đây là hiện tượng gì.

Hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật.

Trả lời:

- Hiện tượng lá cây trinh nữ cụp lại khi ta chạm tay vào là hiện tượng cảm ứng của cây trinh nữ.

- Hiện tượng cảm ứng này giúp cho sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. CẢM ỨNG VÀ VAI TRÒ CỦA CẢM ỨNG Ở SINH VẬT 1. Cảm ứng ở sinh vật là gì?

Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7:

1. Quan sát Hình 33.1 và hoàn thành theo mẫu Bảng 33.1.

(2)

Bảng 33.1

Hình Kích thích Phản ứng

a Ánh sáng Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng

b ? ?

c ? ?

d ? ?

e ? ?

Trả lời:

1.

Bảng 33.1

Hình Kích thích Phản ứng

a Ánh sáng - Ngọn cây có hiện tượng hướng về phía có nguồn ánh sáng.

b Nước - Rễ cây có hiện tượng hướng về phía nguồn nước.

c Nhiệt độ - Khi trời lạnh, cơ thể run rẩy, sởn gai ốc, mặc thêm quần áo ấm.

(3)

- Khi trời nóng, cơ thể thoát nhiều mồ hôi, mặc quần áo mỏng.

d Tiếng kêu của gà mẹ

- Gà con sẽ chạy đến chỗ mẹ.

e Giá thể - Thân cây trầu bà quấn quanh giá thể.

Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7:

2. Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.

Trả lời:

Một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật:

Ví dụ Kích thích Phản ứng

Thủy tức co mình lại khi có vật thể chạm vào nó

Sự va chạm cơ

học Co mình lại

Rễ cây hướng về phía có nguồn chất dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng Rễ cây thay đổi hướng mọc ra để tìm đến nguồn chất dinh dưỡng

Cây bàng rụng lá khi

mùa đông đến Nhiệt độ thấp Rụng lá Chim bay đi khi nhìn

người lại gần Người tiến lại gần Chim bay đi Tay người rụt lại khi

chạm vào vật nhọn Vật nhọn Tay rụt lại 2. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật

Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7:

Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường (ví dụ:

(4)

cây ở Hình 33.1a không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng) thì điều gì sẽ xảy ra. Từ đó cho biết vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

Trả lời:

- Ở hình 33.1a, nếu cây không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng thì cây sẽ không có ánh sáng để quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ khiến cây còi cọc và chết dần. Từ ví dụ này có thể suy ra, nếu sinh vật không có phản ứng đối với kích thích đến từ môi trường thì sinh vật không có sự thích ứng với môi trường, khiến cho sự tồn tại và phát triển của cây bị đe dọa.

- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

II. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT 1. Tập tính là gì?

Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7:

1. Đặt tên tập tính của các động vật thể hiện trong Hình 33.2a, b, c, d.

Trả lời:

- Hình a: Tập tính di cư - Hình b: Tập tính bầy đàn

(5)

- Hình c: Tập tính săn mồi

- Hình d: Tập tính sinh sản (chăm sóc con non)

Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7:

2. Lấy thêm ví dụ về tập tính ở người và động vật.

Trả lời:

Một số ví dụ về tập tính ở người và động vật:

- Vào mùa sinh sản, ếch đực sẽ dùng tiếng kêu để thu hút ếch cái.

- Vào mùa đông, gấu Bắc cực thực hiện việc ngủ đông.

- Sư tử mẹ dạy sư tử con cách săn mồi.

- Trên đồng cỏ, các loài thú ăn cỏ sẽ luôn thay nhau vừa ăn vừa canh chừng thú ăn thịt.

- Chim xây tổ.

- Tập tính tập thể dục vào buổi sáng.

- Tập tính học tập mỗi ngày.

2. Vai trò của tập tính

Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 140 SGK Khoa học tự nhiên 7:

Hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 33.2.

Bảng 33.2

Tập tính ở động vật Tác dụng đối với động vật Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ

mồi, vờn mồi

? Chim công đực thường múa, khoe bộ

lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản

?

Chim én di cư về phương nam vào cuối mùa thu

?

(6)

Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu

?

Trâu rừng thường sống theo đàn ?

Tập thể dục buổi sáng ở người ?

Trả lời:

Tập tính ở động vật Tác dụng đối với động vật Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ

mồi, vờn mồi

Giúp mèo bắt được chuột (kiếm được thức ăn).

Chim công đực thường múa, khoe bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản

Giúp công đực thu hút được công cái để thực hiện giao phối, duy trì nòi giống.

Chim én di cư về phương nam vào cuối mùa thu

Giúp chim én tìm được môi trường mới thuận lợi hơn (ấm hơn, có nhiều thức ăn hơn).

Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu

Giúp chó sói bảo vệ được vùng lãnh thổ (thức ăn, bạn tình,…) của bản thân, tránh việc cạnh tranh cùng loài.

Trâu rừng thường sống theo đàn Giúp trâu rừng hỗ trợ nhau khi gặp nguy hiểm hoặc điều kiện không thuận lợi, đảm bảo sự tồn tại của loài.

Tập thể dục buổi sáng ở người Giúp nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi mở đầu trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 7: Môn Khoa học tự nhiên là môn học về các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm hình thành và phát triển

- Mỗi loài cây khác nhau lại thích nghi với những điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…) khác nhau, điều kiện khí hậu không thích hợp sẽ khiến hoạt động quang

- Sau khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30 o C đến 35 o C hoặc điều kiện nhiệt độ phòng để tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động

Chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển vì: Chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ

Câu 3 trang 63 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2: Phân loại các con vật dựa vào nơi sống và môi trường sống.. Hoàn thành bảng

Câu 2 trang 71 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2: Hãy tìm hiểu về những việc làm của người dân địa phương em làm cho môi trường sống của thực vật và động vật bị

Câu 2 trang 76 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2: Vẽ tranh về một việc làm giúp bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật..

- Nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích, thì các ứng dụng của KHTN cũng có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người. Ô nhiễm độc hại