• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học tự nhiên 7 Bài 42: Cơ thế sinh vật là một thể thống nhất | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khoa học tự nhiên 7 Bài 42: Cơ thế sinh vật là một thể thống nhất | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 42: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT A/ Câu hỏi mở đầu

Trả lời câu hỏi mục “Mở đầu” trang 173 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tế bào, cơ thể và môi trường có mối quan hệ tương tác qua lại, đảm bảo cho cơ thể thực hiện các hoạt động sống và tồn tại như một thể thống nhất. Sự thống nhất này được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự thống nhất giữa tế bào, cơ thể và môi trường được thể hiện như sau:

- Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

- Các hoạt động sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA TẾ BÀO, CƠ THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 173 SGK Khoa học tự nhiên 7:

1. Cho biết tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra.

Trả lời:

- Các hoạt động sống của tế bào: Cảm ứng, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, lớn lên, phân chia.

- Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì tế bào đó sẽ chết vì mỗi tế bào trong cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với các tế bào khác và chính cơ thể đó, mất đi các mối quan hệ này tế bào sẽ không thể thực hiện các chức năng sống.

Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 173 SGK Khoa học tự nhiên 7:

2. Quan sát Hình 42.1, mô tả mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường?

(2)

Trả lời:

Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường:

- Tế bào và cơ thể có mối quan hệ cấu trúc: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tế bào, cơ thể và môi trường có mối quan hệ về chức năng: Nhờ cơ thể lấy chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và O2 từ môi trường mà tế bào thực hiện được thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể và các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể lại điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TRONG CƠ THỂ SINH VẬT Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7:

1. Quan sát Hình 42.2, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

(3)

Trả lời:

- Cơ thể có các hoạt động sống là: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.

- Mối quan hệ giữa các hoạt động sống: Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau.

+ Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng.

+ Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

Trả lời câu hỏi mục “Câu hỏi và bài tập” trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7:

2. Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Các hoạt động sống trong cơ thể đều cần có vật chất và năng lượng được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất và năng lượng. Như vậy, nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì sự cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là ngưng trệ. Ví dụ: Khi vật nuôi thiếu protein, sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi chậm lại khiến cơ thể vật nuôi gầy yếu, còi cọc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đối với thực vật, chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ thể:.. + Tham gia cấu tạo nên

Nên di chuyển cây đi trồng nơi khác vào ngày trời râm, mát, tỉa bớt lá và cành cây nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước qua lá của cây trong khi rễ cây tạm thời mất

- Giai đoạn 2: Thức ăn (các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,…) được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản

Từ ví dụ này có thể suy ra, nếu sinh vật không có phản ứng đối với kích thích đến từ môi trường thì sinh vật không có sự thích ứng với môi trường, khiến cho sự tồn

Các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,… có tính cảm ứng tiếp xúc nên khi có giá thể (giàn leo) thì những cây này sẽ bám vào vươn lên cao khiến cây nhận

+ Ở con ếch: sự hình thành các cơ quan và phát sinh hình thái của ấu trùng, sự hình thành chân trong giai đoạn chuyển từ giai đoạn ấu trùng sang giai đoạn ếch trưởng

Chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển vì: Chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ

Trong giai đoạn trứng, hợp tử sẽ sinh trưởng và phát triển, phân hóa các cơ quan để tạo thành ấu trùng non.. - Giai đoạn ấu trùng (sâu bướm): Khi những