• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Bài 12 : Vẽ trang trí.

TRÌNH BÀY BÌA SÁCH (Tiết 2: Vẽ màu ) Tiết PPCT : 10

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, mục đích và phương pháp trình bày bìa sách.

HS hiểu ý nghĩa của việc trang trí bìa sách là trang trí ứng dụng. Biết cách trang trí bìa sách

2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị bài học đọc trước bài học, tìm kiếm thông tin trên các nguồn như sách, báo, internet, chuẩn bị đồ dùng học tập,bìa sách, một số hình ảnh về các tác phẩm trang trí bìa sách trong bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến phản biện trong học tập, thực hành và chia sẻ phân tích đánh giá.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng đồ dùng học tập, các kiến thức đã học trong bài thực hành sáng tạo.

2.2. Năng lực đặc thù

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được các loại hình nghệ thuật, nhận thức được vẻ đẹp của việc ứng dụng nghệ thuật vào cuộc sống hàng ngày thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau.

- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Có khả năng vận dụng kiến thức đã học sáng tạo, ứng dụng tạo ra sản phẩm thực hành được khơi gợi từ các nét đẹp nghệ thuật ứng dụng cao trong bài học.

- Năng lực phân tích, đánh giá: Phân tích, trao đổi về giá trị thẩm mĩ tác phẩm của bản thân hay của các bạn khác.

2.3. Năng lực đặc thù khác.

- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng đọc hiểu các kiến thức trong SGK, các tài liệu liên quan tới bài học; vận dụng kỹ năng nói để trao đổi, chia sẻ, nhận xét, đánh giá thẩm mĩ.

- Năng lực tin học: Khả năng sử dụng các phương tiện CNTT để tìm hiểu bài học, tìm hiểu mở rộng kiến thức, chuẩn bị bài học sau.

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái cho HS cụ thể:

- Chăm chỉ: chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm bảo vệ các di sản mĩ thuật, văn hóa nghệ thuật của dân tộc.

- Yêu nước: Tự hào với những giá trị nghệ thuật, văn hóa truyền thống của cha ông để lại.

- Nhân ái: Yêu cái đẹp, tôn trọng đồ vật trong gia đình và xã hội 3. Nội dung tích hợp:

4. GDHSKH (nếu có): - Chú ý phát triển khả năng tư duy và cảm nhận cái đẹp cho học sinh khuyết tật.

(2)

II. CHUẨN BỊ VỀ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

- Một số bìa sách được trang trí đẹp.

- Minh hoạ cách trang trí bìa sách

- Một số mẫu bìa sách, bài vẽ của HS năm trước.

2. Học sinh

- Một số bìa sách sưu tầm.

- Đọc trước bài, sưu tầm bìa sách, chì, tẩy, màu, vở bài tập.

- Giấy chì, tẩy, màu…

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan

Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

- Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, KT công não, hỏi, đáp, thực hành thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động khởi động

a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện

Giới thiệu bài

Bìa sách rất quan trọng, nó được ví như là bộ mặt của cuốn sách. Khi quan sát trên giá sách, một bìa sách hấp dẫn chính là tín hiệu thu hút người xem. Tùy từng nội dung mà có cách trình bày khác nhau, bìa sách có thể chỉ có chữ, hoặc bìa sách vừa có chữ và vừa có hình ảnh trang trí. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách trang trí một bìa sách.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm của bìa sách b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.

c, Sản phẩm: HS nêu vài nét đặc điểm của bìa sách d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

? Có những loại sách nào.

? Để thu hút lôi cuốn người đọc cần phải có bìa sách như thế nào.

? Qua cách trình bày bìa sách thể hiện được điều gì.

? Trên bìa sách thường có những nội dung gì.

? Yếu tố nào là quan trọng nhất trên bìa sách.

? Tên tác giả, nhà xuất bản thường được trình bày ở vị trí nào.

? Để làm cho bìa sách đẹp hơn trên bìa

I. Quan sát – nhận xét.

- Có nhiều loại sách: sách thiếu nhi, sách văn học, sách chính trị, sách kĩ thuật…

- Bìa sách cần trang trí đẹp sẽ thu hút lôi cuốn người đọc

- Bìa sách phản ánh nội dung của cuốn sách qua cách trình bày (hình vẽ, chữ, màu sắc,

…)

- Trên bìa sách thường có: Tên sách, hình minh hoạ, tên tác giả, nhà xuất bản.

+ Tên cuốn sách là yếu tố quan trọng của bìa sách (là chữ in hoa, chữ thường) cần rõ ràng, dễ đọc.

+ Tên tác giả, nhà xuất bản và biểu trưng

(3)

sách thường trang trí thêm những gì.

? Màu sắc trang trí ở bìa sách như thế nào.

? Có những cách trình bày bìa sách nào.

- GV kết luận => Tuỳ theo từng nội dung sách mà chon kiểu chữ, hình minh hoạ, bố cụ, màu sắc và cách trình bày phù hợp.

- GV cho HS quan sát một số mẫu bìa sách và đặt câu hỏi

?Trên bìa sách thường có mấy phần?

? Nhận xét về cách trình bày bìa sách?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh trao đổi theo nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - HS trình bày theo ý hiểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tóm lại và nhấn mạnh những ý chính, ghi bảng.

- HS ghi bài

(nhỏ) thường ở phần trên hoặc dưới bìa sách.

+ Hình minh hoạ (phù hợp với nội dung sách, có thể dùng hình vẽ minh hoạ hay mảng hình).

+ Màu sắc phù hợp với nội dung, có thể rực rỡ hay êm dịu.

+ Có nhiều cách trình bày bài sách: Bìa sách chỉ có chữ, bìa sách vừa có chữ vừa có hình minh họa

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách trang trí.

a, Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách trang trí.

b, Nội dung: quan sát, vấn đáp gợi mở và luyện tập.

c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV treo đồ dùng và hỏi

? Nhìn vào hình minh hoạ nêu các bước trình bày bìa sách?

- Cho HS quan sát một số bìa sách và bài vẽ của HS lớp trước và nhận xét cách trang trí.

- Cho HS quan sát, nhận xét một vài kiểu bố cục: Tên sách đặt cân ở giữa bìa sách hay lệch trái, lệch phải hoặc ở trên hoặc

II. Cách trình bày bìa sách.

- Xác định loại sách: (sách thiếu nhi, SGK, truyện tranh, …)

- Tìm bố cục: phác mảng hình minh hoạ, mảng chữ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản và biểu trưng.

- Tìm kiểu chữ và hình minh hoạ cho phù hợp với nội dung từng loại sách.

- Tìm màu; màu chữ, màu hình minh hoạ, màu nền cho phù hợp với nội dung sách (màu chữ đậm, nền nhat, hoặc ngược lại).

(4)

dưới hình minh họa.

- HS quan sát nhận ra bố cục trang trí hợp lý và chưa hợp lý.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh trao đổi theo nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - HS trình bày theo ý hiểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tóm lại và nhấn mạnh những ý chính, ghi bảng.

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (24’) a, Mục tiêu: giúp học sinh thực hành vẽ tranh

b, Nội dung: thực hành vẽ theo mẫu theo hướng dẫn GV.

c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm bài tập, Nhắc nhở, giúp đỡ HS làm đúng phương pháp. Quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách vẽ hình, kẻ chữ.

- HS tập chung làm bài.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh trao đổi theo nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - HS trình bày theo ý hiểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tóm lại và nhấn mạnh những ý chính, ghi bảng.

III. Thực hành

Hãy trang trí một bìa sách mà em thích, kích thước trên giấy A4. (Nội dung, tên sách tự chọn).

3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi và thực hành luyện tập

c) Sản phẩm: Trình bày được một bìa sách theo ý thích d) Tổ chức thực hiện:

GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học.

Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp.

- Trên bìa sách thường có những nội dung gì?

- Nhắc lại các bước trang trí một bìa sách?

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.

b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Sản phẩm học tập của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện

Nhắc lại cách tìm và chọn nội dung đề tài và cách vẽ một bức tranh đề tài.

* Hướng dẫn về nhà

- Tiếp tục chọn hình ảnh, kiểu chữ, màu sắc.

(5)

-Chuẩn bị bài sau

- Chuẩn bị giấy, bút chì, màu, tẩy

RÚT KINH NGHIỆM

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khám phá trang 66 Tin học lớp 7: Nêu các bước thực hiện thay đổi bố cục trang trình chiếu bằng cách chọn mẫu có sẵn trên phần mềm..

Các protein trên sẽ gắn vào các thụ thể (receptor) của các tế bào đích tương ứng như tế bào nguồn gốc trung mô, nguyên bào xương, nguyên bào sụn…Sự gắn kết này sẽ hoạt

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ kèm theo những ưu điểm nổi bật về việc quản lý dữ liệu không gian và thuộc tính, GIS đã mở ra một thời

Một người đứng ở trên một tháp truyền hình cao 352m so với mặt đất, muốn xác định khoảng cách giữa hai cột mốc trên mặt đất bên dưới. Tính khoảng cách

Hình thành kiến thức mới 5 trang 75 SGK Hóa học 10: Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong chất oxi hóa và chất khử trước và sau

Cách sử dụng: sử dụng thiết bị hiển thị có hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu như máy tính, laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, kết hợp với các bản đồ số

7 Sử dụng tính đơn điệu của hàm số để giải phương trình, hệ phương trình và bất phương trình, chứng minh bất đẳng thức 35... Sắp xếp các giá trị của x tìm được theo thứ

Có thể nhận thấy tỷ lệ dự báo đúng đạt giá trị khá cao khi tính chung cho toàn Việt Nam (hình 5). Nói chung PC biến động theo các vùng khí hậu không giống nhau