• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày dạy:

Ngày giảng:

Bài 8 : Vẽ tranh đề tài NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

(Tiết 1 : Vẽ hình) Tiết PPCT : 11

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài và phương pháp vẽ tranh về đề tài này.

Hiểu và biết cách khai thác nội dung, hình thức tạo hình từ chủ đề “Thầy cô và mái trường”

2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị bài học đọc trước bài học, tìm kiếm thông tin trên các nguồn như sách, báo, internet, chuẩn bị đồ dùng học tập, một số hình ảnh về chủ đề thầy cô.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến phản biện trong học tập, thực hành và chia sẻ phân tích đánh giá.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng đồ dùng học tập, các kiến thức đã học trong bài thực hành sáng tạo.

2.2. Năng lực đặc thù

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được các loại hình nghệ thuật, nhận thức được vẻ đẹp của việc ứng dụng nghệ thuật vào cuộc sống hàng ngày thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau với công việc và sự hi sinh cao cả của nghề giáo.

- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Có khả năng vận dụng kiến thức đã học sáng tạo, ứng dụng tạo ra sản phẩm thực hành được khơi gợi từ các nét đẹp tình cảm giữa thầy và trò ứng dụng giá trị nhân văn cao trong bài học.

- Năng lực phân tích, đánh giá: Phân tích, trao đổi về giá trị thẩm mĩ tác phẩm của bản thân hay của các bạn khác.

2.3. Năng lực đặc thù khác.

- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng đọc hiểu các kiến thức trong SGK, các tài liệu liên quan tới bài học; vận dụng kỹ năng nói để trao đổi, chia sẻ, nhận xét, đánh giá thẩm mĩ.

- Năng lực tin học: Khả năng sử dụng các phương tiện CNTT để tìm hiểu bài học, tìm hiểu mở rộng kiến thức, chuẩn bị bài học sau.

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái cho HS cụ thể:

- Chăm chỉ: chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm của người học sinh với người thầy.

- Yêu nước: Tự hào với những giá trị nghệ thuật, văn hóa truyền thống của cha ông để lại.Truyền thống tôn sư trọng đạo được lưu truyền.

- Nhân ái: Yêu cái đẹp, tôn trọng kính yêu nghề giáo.

3. Nội dung tích hợp:

4. GDHSKH (nếu có): - Chú ý phát triển khả năng tư duy và cảm nhận cái đẹp cho học sinh khuyết tật.

II. CHUẨN BỊ VỀ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Tranh ảnh hoạt động Ngày Nhà Giáo Việt Nam, và đề tài gia đình, bài vẽ HS năm trước.

2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh. Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, tẩy.

(2)

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan

Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

- Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, KT công não, hỏi, đáp, thực hành thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động khởi động

a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện

Giới thiệu bài

Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật và thể hiện được tình cảm của mình đối với thầy cô giáo và bạn bè hôm nay cô cùng các em cùng tìm hiểu về đề tài Ngày nhà giáo việt nam.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài

a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu khái niệm, đặc điểm tranh đề tài ngày nhà giáo b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.

c, Sản phẩm: HS nêu đặc điểm tranh đề tài ngày nhà giáo d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS quan sát tranh ảnh về những hoạt động trong ngày kỷ niệm 20 -11.

Nhóm 1: Ngày 20/11 là ngày gì? Nêu ý nghĩa của ngày đó?

Nhóm 2: Trường lớp em đã có hoạt động gì để chào mừng ngày 20/11?

Nhóm 3: Nếu vẽ về đề tài ngày 20/11 em sẽ vẽ nội dung gì? Mỗi nội dung em chọn có hình ảnh nào?

Nhóm 4: Phân tích nội các bức tranh ở sgk?

- Gv cho hs quan sát một số tranh vẽ của HS và nhận xét

? Nội dung của tranh là gì.

? Bố cục thế nào.

? Hình tượng ra sao.

? Chất liệu màu bằng gì.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

I. Tìm và chọn nội dung đề tài

- Có thể vẽ tranh với nhiều nội dung khác nhau về ngày nhà giáo Việt Nam.

 Học sinh: tặng hoa cho thầy cô.

 Hoạt động thể thao, văn nghệ.

 Vẽ chân dung thầy, cô giáo.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo việt nam a, Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo việt nam

(3)

b, Nội dung: quan sát, vấn đáp gợi mở và luyện tập.

c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ tranh đề tài?

- GV lưu ý: hình ảnh biểu hiện sự giao lưu tình cảm (vui vẽ, thân mật).

- Màu sắc phải vui tươi và phù hợp với nội dung cần thể hiện.

- Đề tài ngày nhà giáo các em có thể làm thiệp tặng thầy cô.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

II. Cách vẽ tranh

- Tìm và chọn nội dung đề tài: (chọn nội dung mà mình yêu thích, có cảm xúc để vẽ tranh).

- Bố cục: Sắp xếp hình ảnh chính, phụ, khung cảnh cho phù hợp với nội dung.

- Vẽ hình: các nhân vật Thầy, Cô giáo là trung tâm.

- Vẽ màu: Màu sắc trong sáng, phù hợp nội dung, tranh vẽ có sự hoà sắc làm rõ nội dung tranh.

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (24’) a, Mục tiêu: giúp học sinh thực hành vẽ tranh

b, Nội dung: thực hành vẽ theo mẫu theo hướng dẫn GV.

c, Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV lưu ý với HS đây là bài vẽ kiểm tra 1 tiết, ở tiết học này các em hãy tìm và chọn ra những nội dung đề tài mà mình có ấn tượng để vẽ tranh.

- Có thể cho từng HS trình bày ý tưởng của mình sau đó GV và các HS khác cùng đóng góp ý kiến để lựa chọ nội dung , hình ảnh phù hợp.

- HS ghi lại những ý tưởng hoặc phác nhanh vào giấy.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

III. Luyện tập

- Vẽ một bức tranh đề tài Ngày Nhà Giáo Việt Nam. (Vẽ hình)

- Làm một tấm thiệp tặng thầy cô nhân ngày 20/11

(4)

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức 3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi và thực hành luyện tập

c) Sản phẩm: Tranh vẽ đề tài ngày nhà giáo của HS d) Tổ chức thực hiện

- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.

- HS nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận riêng của mình.

- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.

b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Tranh vẽ của HS

d) Tổ chức thực hiện

Vẽ được bức tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam hoặc làm tấm thiệp tặng thầy cô

* Hướng dẫn về nhà

- Chuẩn bị giờ sau tiết 2 : Vẽ màu - Đồ dùng học tập

RÚT KINH NGHIỆM

...

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khám phá trang 66 Tin học lớp 7: Nêu các bước thực hiện thay đổi bố cục trang trình chiếu bằng cách chọn mẫu có sẵn trên phần mềm..

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ kèm theo những ưu điểm nổi bật về việc quản lý dữ liệu không gian và thuộc tính, GIS đã mở ra một thời

Một người đứng ở trên một tháp truyền hình cao 352m so với mặt đất, muốn xác định khoảng cách giữa hai cột mốc trên mặt đất bên dưới. Tính khoảng cách

Hình thành kiến thức mới 5 trang 75 SGK Hóa học 10: Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong chất oxi hóa và chất khử trước và sau

Cách sử dụng: sử dụng thiết bị hiển thị có hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu như máy tính, laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, kết hợp với các bản đồ số

Điều này góp phần phát triển nền kinh tế, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, đảm

Có thể nhận thấy tỷ lệ dự báo đúng đạt giá trị khá cao khi tính chung cho toàn Việt Nam (hình 5). Nói chung PC biến động theo các vùng khí hậu không giống nhau

- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Có khả năng vận dụng kiến thức đã học sáng tạo, ứng dụng tạo ra sản phẩm thực hành được khơi gợi từ các nét đẹp nghệ thuật