• Không có kết quả nào được tìm thấy

Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt C

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt C"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Lấy hạt của cây tốt trong quần thể đem gieo trồng ở vụ sau và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương là phương pháp nào?

A. Phương pháp lai

B. Phương pháp gây đột biến C. Phương pháp chọn lọc D. Phương pháp nuôi cấy mô

Câu 2: Tiêu chuẩn nào sau đây được đánh giá là một giống tốt?

A. Sinh trưởng mạnh, chất lượng tốt B. Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt

C. Sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh

D. Có năng suất cao và ổn định

Câu 3: Nơi bảo quản hạt giống cần phải có điều kiện:

A. Nhiệt độ thấp.

B. Độ ẩm cao.

C. Phải thông thoáng.

D. Các con vật dễ xâm nhập.

Câu 4: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng những loại cây nào sau đây?

A. Cây xoài B. Cây bưởi C. Cây ngô D. Cây mía

Câu 5: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào sau đây dễ thực hiện nhất ở địa phương em thường áp dụng?

A. Phương pháp chọn lọc B. Phương pháp lai

C. Phương pháp gây đột biến D. Phương pháp nuôi cấy mô

Câu 6: Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào?

A. Sinh trưởng và phát triển giảm B. Tốc độ sinh trưởng tăng

C. Chất lượng nông sản không thay đổi D. Tăng năng suất cây trồng

Câu 7: Những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu bệnh phá hoại?

A. Màu sắc lá cây bị thay đổi.

B. Hình dáng quả bị biến dạng.

C. Màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi.

D. Cành bị gãy.

Câu 8: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?

A. Sâu non

B. Sâu trưởng thành C. Nhộng

D. Trứng

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM Năm học: 2021 - 2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 7

(2)

Câu 9: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

A. Khó thực hiện, tốn tiền...

B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của

D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch

Câu 10: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được áp dụng đối với:

A. Cây cà phê B. Cây họ đậu C. Cây sắn

D. Cây ngũ cốc, cây họ đậu, cây lấy hạt.

Câu 11: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do:

A. Vi sinh vật gây hại.

B. Điều kiện sống bất lợi.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Sự phá hoại có kiểu biến thái hoàn toàn của côn trùng ở giai đoạn sâu non là:

A. Vừa phải.

B. Mạnh nhất.

C. Không phá hoại.

D. Yếu nhất.

Câu 13: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp:

A. Phương pháp chọn lọc B. Phương pháp lai

C. Phương pháp gây đột biến D. Phương pháp nuôi cấy mô

Câu 14: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:

A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học

B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?

- Tên sản phẩm.

- Hàm lượng các chất.

- Dạng thuốc.

- Công dụng của thuốc.

- Cách sử dụng.

-

Khối lượng hoặc thể tích.

-

Quy định về an toàn lao động/ (độ độc của thuốc).

Câu 2: Hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh hại? Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?

Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:

- Phòng là chính.

- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

- Sử dụng tổng hợp/ các biện pháp phòng trừ.

Lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại vì:

- Ít tốn công.

- Ít sâu bệnh.

(3)

- Cây sinh trưởng tốt.

- Chi phí thấp.

Câu 3: Hãy nêu tác hại của thuốc hóa học trừ sâu, bệnh đối với môi trường, con người và các sinh vật khác?

- Đối với môi trường: Gây ô nhiễm môi trường

- Đối với con người: ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.

- Đối với các sinh vật khác: Gây chết hàng loạt các sinh vật khác như tôm, cá, các loài thiên địch,..

Câu 4: Có những biện pháp phòng, trừ sâu bệnh, hại cây trồng nào? Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp thủ công có ưu, nhược điểm như thế nào?

Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Biện pháp canh tác/ và sử dụng giống chống sâu bệnh - Biện pháp thủ công

- Biện pháp hóa học - Biện pháp sinh học

- Biện pháp kiểm dịch thực vật Biện pháp thủ công:

- Ưu điểm:

+ Đơn giản dễ thực hiện.

+ Có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh - Nhược điểm:

+ Tốn công.

+ Hiệu quả thấp nhất là khi sâu bệnh phát sinh nhiều.

Câu 5: Nêu vai trò của giống cây trồng. Theo em một giống tốt cần đạt những tiêu chí nào?

Vai trò của giống cây trồng:

- Tăng năng suất

- Tăng chất lượng nông sản - Tăng vụ

- Thay đổi cơ cấu cây trồng.

Tiêu chí chọn giống tốt:

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác.

- Có chất lượng tốt.

- Có năng suất cao và ổn định.

- Chống chịu được sâu, bệnh.

 HẾT 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ HS nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống..

- Biết được những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.Nêu tác

Ô nhiễm nguồn nước là kết quả của việc vứt các chất gây ô nhiễm như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dầu và chất hóa học khác xuống sông, mà làm cho nguồn nước bị bẩn

Câu 11א Chúng ta phải bảo vệ môi trường tự nhiên vì nếu sử dụng và khai thác tài nguyên một cách bừa bãi sẽ làm cho tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường, gây ảnh

- Đổ rác xuống sông ngòi - Đổ rác xuống sông ngòi là là việc làm gây hại cho môi trường, góp phần làm ô nhiễm môi trường, huỷ hoại môi trường sống... Nói

Sử dụng các loại sinh vật để diệt sâu, bệnh. Ưu: Hiệu quả cao , không gây ô nhiễm

Một số biện pháp tiêu diệt các loại sâu hại cây ăn quả mà không gây ô nhiễm môi trường đã áp dụng tại gia đình, địa phương em:. - Sử dụng sinh vật có ích tiêu diệt sâu

Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra người áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,…... Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ