• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29:

NG: 1/4/2022

NG: Thứ 2 ngày 4 tháng 4 năm 2022

TOÁN

TIẾT 141. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ

(Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục ôn tập về: khái niệm phân số; tính chất cơ bản của phân số; so sánh PS.

- Làm đúng các bài tập về phân số.

- Bổ sung nội dung: Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Năng lực giao tiếp hợp tác. Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi :Chọn quả bóng màu đỏ trong 3 hộp:

Hộp 1 chỉ có bóng đỏ

Hộp 2 có cả ba loại bóng: Xanh, đỏ, vàng.

Hộp 3 không có bóng đỏ.

Trong hộp 1 em có chắc chắn lấy được bóng đỏ không?

Trong hộp 2 em có thể lấy được bóng đỏ không?

Trong hộp 3 em có thể lấy được bóng đỏ không?

Từ đó GV giúp học sinh bước đầu làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ có thể, chắc chắn, không thể.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

HS: chắc chắn lấy được bóng đỏ.

HS: có thể lấy được bóng đỏ.

HS: không thể lấy được bóng đỏ

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1. SGK.T.149. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

- GV nhận xét: D - Củng cố về phân số.

Bài 2. SGK.T. 149. Khoanh vào chữ đặt

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vở, nêu kết quả.

- Giải thích cách chọn của mình.

(2)

trước câu trả lời đúng:

- GV nhận xét: Đáp án B.

- Củng cố tìm phân số của một số

Bài 3. SGK.T.150. Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:

- GV chốt kết quả đúng:

3/5 = 15/25= 9/19 = 21/35; 5/8 = 20/32 - Củng cố cách qui đồng và rút gọn phân số.

Bài 4. SGK.T.150. So sánh các phân số:

- GV nhận xét:

a)3/7 > 2/5 b) 5/9 <5/8 c) 8/7 > 7/8

- Củng cố cách so sánh 2 phân số.

Bài 5. SGK.T.150. Viết các phân số theo thứ tự:

- GV nhận xét:

a) Từ bé đến lớn: 23/33; 6/11; 2/3 b) Từ lớn đến bé: 8/9; 9/8; 8/11 - Củng cố cách so sánh các phân số.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vở, nêu kết quả.

- Giải thích cách chọn của mình.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Cho HS vận dụng làm các câu sau: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm

7

2 .... 94 116 ....116

7

6 ... 85 113 ... 1216

*Củng cố, dặn dò:

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS làm bài

7

2 < 94 116 <116

7

6 > 85 113 = 1216

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Kể chuyện)

TIẾT 29. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện của các bạn.

- Nhận thức đúng đắn về vai trò của người phụ nữ. Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(3)

- GV: SGK - HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- GV cho HS thi tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: “Lớp trưởng lớp tôi”, trả lời câu hỏi về ý nêu ý nghĩa câu chuyện và bài học em tự rút rút ra.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi kể chuyện

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (7phút)

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.

- GV gọi HS đọc đề bài

- Đề bài yêu cầu làm gì?

- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.

- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý 1.

- Gọi HS giới thiệu truyện mà các em đã chuẩn bị.

- Gọi HS đọc gợi ý 2.

- Gọi HS đọc gợi ý 3, 4.

- Kể 1 chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.

- HS nêu

- 1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1.

- HS nêu tên câu chuyện đã chọn (chuyện kể về một nhân vật nữ của Việt Nam hoặc của thế giới; truyện em đã đọc, hoặc đã nghe từ người khác ).

- 1 HS đọc gợi ý 2, đọc cả mẫu : (Kể

theo cách giới thiệu chân dung nhân vật nữ anh hùng La Thị Tám). GV nói với HS : theo cách kể này, HS nêu đặc điểm của người anh hùng, lấy ví dụ minh hoạ).

+ 1 HS đọc gợi ý 3, 4.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (25phút) - HS kể chuyện

- Cho HS thực hành kể theo cặp.

- GV có thể gợi ý cách kể

+ Giới thiệu tên truyện.

+ Giới thiệu xuất xứ, nghe khi nào? đọc ở đâu?

+ Nhân vật chính trong truyện là ai?

+ Nội dung chính của truyện là gì?

+ Lí do em chọn kể câu chuyện đó?

+ Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

*Kể trước lớp

+ 2, 3 HS M3,4 làm mẫu: Giới thiệu trước lớp câu chuyện em chọn kể (nêu tên câu chuyện, tên nhân vật), kể diễn biến của chuyện bằng1,2 câu).

+ HS làm việc theo nhóm: từng HS kể

câu chuyện của mình, sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

(4)

- Tổ chức cho HS kể trước lớp.

- Khen ngợi những em kể tốt

+ Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.

Kết thúc chuyện mỗi em đều nói về ý nghĩa câu chuyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện.

- Cả lớp và GV nhận xét,

- Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Về nhà tìm thêm các câu chuyện có nội dung như trên để đọc thêm

*Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân (hoặc viết lại vào vở).

- Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 30 (Kể chuyện về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người quí mến).

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………

……….

.………...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 58. TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: lối, lấp ló, nặng nhọc. Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca, tự hào.

- Hiểu nội dung bài: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền thống; vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương tây của áo dài Việt Nam; sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.

- Bổ sung: + Ghi lại ý chính của bài bằng 1-2 câu từ ý kiến của HS.

+ Tìm văn bản để tự đọc mở rộng và bước đầu biết ghi chép phản hồi.

- Giáo dục niềm tự hào về truyền thống dân tộc của người phụ nữ Việt Nam.

Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực giao tiếp và hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS nghe bài hát: Việt Nam quê hương tôi.

- Nêu cảm nghĩ của em về bài hát, về hình ảnh người phụ nữ VN trong trang phục áo dài.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe

- HS nghe - HS ghi vở.

(5)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 1. Luyện đọc

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Đọc nối tiếp từng đoạn

- Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L2

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.

- 1 HS đọc mẫu bài văn

- HS chia đoạn: 4 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 1+ luyện đọc từ khó.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 2 + luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ khó.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 3.

- HS đọc theo cặp - HS đọc

- Cả lớp theo dõi Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:

- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi

+ Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?

+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

+ Em có cảm nhận gì về người thân khi họ mặc áo dài?

+ Nêu nội dung chính của bài.

- GVKL: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền thống; vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương tây của áo dài Việt

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả Ý 1: Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo

+ Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong.Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.

Ý 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa áo dài tân thời và áo dài truyền thống.

+ Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước may từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.

+ Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phiá sau.

Ý 3: áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam + Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo./Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài/...

+ HS có thể giới thiệu ảnh người thân trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.)

- HS nêu.

(6)

Nam; sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.

- HS nghe, ghi vở.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút)

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết: Để

đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?

- GV lưu ý thêm.

- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.

- GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn: “Phụ nữ Việt Nam xưa...thanh thoát hơn”.

- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.

- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- Qua bài học trên, em biết được điều gì ? - Viết đoạn văn ngăn giới thiệu về áo dài Việt Nam

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ.

- Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các bài viết về trang phục của các dân tộc Việt Nam và ghi lại những nét độc đáo của các trang phục đó.

- HS lần lượt phát biểu.

+ 4 HS đọc nối tiếp cả bài.

+ HS nhận xét cách đọc cho nhau.

- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.

- 1 vài HS đọc trước lớp,

- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.

- HS nêu:

VD: Em biết được tà áo dài Việt Nam đã có từ lâu đời/ Tà áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 57. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.

- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá. Nêu tác hại của việc phá rừng.

- Bổ sung: Tích hợp nội dung bài 68.

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

(7)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 134,135 SGK.

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi hỏi đáp: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời:

+ Môi trường tự nhiên là gì ?

+ Môi trường tự nhiên cho con người những gì ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi hỏi đáp

- HS ghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15phút)

*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi

+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để

làm gì ?

+ Những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá ?

- GV kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,…; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường,…

*Hoạt động 2: Thảo luận

- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK + Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ?

- HS thảo luận

+ Để lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, các cây ăn quả và cây công nghiệp, cây lấy củi làm chất đốt hoặc đốt than mang bán, để lấy gỗ làm nhà….

Câu 1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?

- Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.

- Hình 2: Cho thấy con người còn phá rừng để lấy chất đốt (làm củi, đốt than,

…)

- Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.

Câu 2. Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá ?

- Hình 4: Cho thấy, ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.

+ Do con người khai thác, cháy rừng - HS quan sát hình 5, 6 trang 135.

- Lớp đất màu mỡ bị rửa trôi ; khí hậu thay đổi. Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra. Đất bị xói mòn, bạc màu.

(8)

- GV kết luận:

Hậu quả của việc phá rừng:

- Khí hậu thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.

- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Động vật mất nơi sinh sống nên hung dữ và thường xuyên……

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút) - Cho HS vẽ tranh bảo vệ môi trường rừng.

- Nhận xét, đánh giá

- HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Em hãy đề xuất các biện pháp để bảo vệ rừng ?

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- GV dặn HS về nhà tiếp tục sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó; “Tác động của con người đến môi trường đất”.

- Trồng cây, gây rừng....

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

ĐỊA LÍ

TIẾT 29. ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.

- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.

- Chăm chỉ, trách nhiệm. Năng lực hiểu biết cơ bản về địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá địa lí, năng lực vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bản đồ Thế giới, quả địa cầu.

- HS; SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Rung chuông vàng" để trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm về hoạt động kinh tế của Châu Á ? + Gọi 1 HS lên bảng chỉ vị trí và giới hạn của Châu Á.

+ Kể tên một số nước ở châu Á ? - GV nhận xét.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

(9)

- Giới thiệu bài - ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

*Hoạt động 1: Làm phiếu học tập - GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu.

- HS làm bài, 1 HS làm trên phiếu to, chia sẻ trước lớp.

Phiếu học tập

Câu 1: Nêu tên các châu lục và các đại dương trên thế giới.

………

………

………

………

………...

Câu 2 : Hoàn thành bảng sau

Tên nước

Thuộc

châu lục Đặc điểm tự nhiên Hoạt động kinh tế Việt

Nam Châu Á

Đa dạng và phong phú. Có cảnh biển, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn,…

Ngành nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa gạo. Công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ : khai thác than, dầu mỏ,…

Pháp Châu Âu Phong cảnh thiên nhiên đẹp: sông Xen, diện tích đồng bằng lớn.

Công nghiệp phát triển : các sản phẩm nổi tiếng là máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm, dược phẩm

Sản phẩm chính của nông nghiệp là lúa mì, khoai tây, củ cải đường, nho,…

Ai Cập Châu Phi

Có sông Nin, là một con sông lớn; đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ.

Kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi.

Các ngành kinh tế : khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch,…

Hoa kì Châu Mĩ

Khí hậu chủ yếu là ôn đới, diện tích lớn thứ 3 thế giới

Kinh tế phát triển nhất thế giới, nổi tiếng về sản xuất điện, máy

móc, thiết bị, xuất khẩu nông sản.

Lục địa Ô- xtrây-

li- a

Châu Đại Dương

Phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van.

Là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.

*Hoạt động 2 : Chữa bài trên bảng lớp - Yêu cầu HS gắn bài làm của mình lên bảng.

- GV xác nhận kết quả đúng

- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của các châu lục, các nước trên bản đồ.

- HS gắn bài làm trên bảng lớp

- Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn

(10)

- HS chữa bài của mình.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ kiến thức địa lí về một nước láng giêng của Việt Nam với mọi người.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Tìm hiểu một số sản phẩm nổi tiếng của một số nước trên thế giới mà em biết.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KĨ THUẬT

TIẾT 29. SỬ DỤNG TỦ LẠNH

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Trình bày được tác dụng của tủ lạnh, nhận biết được các bộ phận của tủ lạnh, nhận biết được các chức năng trạng thái của tủ lạnh.

- Nhận biết, phân biệt các bộ phận của tủ lạnh.

- Sử dụng tủ lạnh an toàn, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh minh họa - HS: Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy HĐ của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV cho học sinh chơi trò chơi “ Truyền điện ” để trả lời các câu hỏi:

- Kể tên các cách bảo quản thức ăn trong gia đình mà em biết?

- GV giới thiệu bài.

- HS tham gia chơi.

- HS trả lời - HS nghe

- HS viết tên bài vào vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (32 phút)

*Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng và các khoang chứa khác nhau của tủ lạnh trong gia đình.

- GV đưa ra tranh ảnh về tủ lạnh được sử dụng trong gia đình có chứa thực phẩm.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi :

+ Em hãy quan sát và cho biết tủ lạnh có thể bảo quản được những thực phẩm như thế nào?

a. Tác dụng của tủ lạnh:

- Bảo quản các thực phẩm sống (như thịt, cá, rau hoa quả…) giữ được tươi, để lâu dài và không bị mất chất dinh dưỡng.

- Bảo quản thức ăn đã chế biến nhưng chưa sử dụng hết.

b. Vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh

- HS suy nghĩ trả lời

(11)

Tủ lạnh thường có nhiều ngăn chứa thực phẩm với nhiệt độ làm lạnh khác nhau:

+ Ngăn làm đá (1): giúp tạo ra những viên nước đá, để

riêng tách biệt với khu chứa thực phẩm sống.

+ Ngăn tủ đá (2): bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản dài ngày.

Ngăn tủ mát :

+ Ngăn mát thực phẩm sống (3): bảo quản thực phẩm tươi sống sử dụng trong ngày.

+ Ngăn mát (4): bảo quản thực phẩm đã chế biến sử dụng ngắn ngày hoặc thức ăn sử dụng cho bữa ăn sau…

+ Ngăn đựng rau củ (5): bảo quản rau củ quả được tươi lâu.

+ Ngăn đựng chai lọ ở cửa ngăn mát (6): bảo quản chai, lọ

thường xuyên lấy như nước, sữa…

+ Ngăn đựng trứng (7): bảo quản các loại trứng gia cầm.

+ Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh ở ngăn tủ đá (8) và ngăn tủ mát (9) phù hợp với thực phẩm có trong tủ.

- GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi, nhận xét đánh giá câu trả lời của bạn.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng tủ lạnh đúng cách và an toàn.

- GV phát mỗi nhóm một phiếu học tập.

+Yêu cầu nhóm thảo luận cách sử dụng tủ lạnh an toàn và tiết kiệm.

+ Giải thích vì sao đó là thao tác sử dụng chưa đúng và an toàn.

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức về cách sử dụng tủ lạnh đúng cách và an

- Quan sát, nêu vị trí, vai trò các khoang khác nhau.

- HS trả lời câu hỏi.

- Học nhóm

(12)

toàn :

+ Sắp xếp thực phẩm gọn gàng trong những hộp kín hoặc dùng màng bọc thực phẩm.

+ Tùy loại thực phẩm mà đặt ở những khoang khác nhau của tủ lạnh.

+ Tủ lạnh phải vệ sinh thường xuyên để tránh lẫn mùi.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhận xét.

3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút) - Nêu cách sử dụng tủ lạnh?

* Củng cố-Dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- CBBS: Sử dụng tủ lạnh.

- HS nghe và thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NG: 2/4/2022

NG: Thứ 3 ngày 5 tháng 4 năm 2022

TOÁN

TIẾT 142. ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân.

- Biết đọc, viết, so sánh các số thập phân.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK, vở...

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung như sau:

Một bạn nêu một số thập phân bất kì, gọi bạn khác bạn đó phải nêu được một số thập phân khác lớn hơn số thập phân đó.

- GV nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1. SGK.T.150:

- GV nhận xét.

- Củng cố cách đọc và cấu tạo số thập phân Bài 2. SGK.T. 150. Viết số thập phân có:

- 1 HS đọc đề bài - HS làm bài vào vở.

- 4 HS đọc, các HS khác theo dõi và nhận xét.

(13)

- GV nhận xét.

a) 8,65 b) 72,493 c) 0,04 - Củng cố cách viết số thập phân.

Bài 3. SGK.T.150. Viết thêm chữ số 0 vào bên phải...:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Các STP đã cho có mấy chữ số ở phần thập phân?

- Nhận xét chốt kết quả đúng.

74,6 = 74,60 401,25 = 401,25 284,3 = 284,30 104 = 104,00 - Củng cố số thập phân bằng nhau.

Bài 4. SGK.T.151. Viết các số sau dưới dạng số thập phân:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV nhận xét.

a) 0,3; 0,03; 4,25; 2,002 b) 0,25; 0,6; 0,875; 1,5

- Củng cố cách viết phân số thập phân và hỗn số thành số thập phân

Bài 5. SGK.T.151 >, <, =:

- GV nhận xét:

78,6 > 78,59 28,300 = 28,3 9,478 < 9,48 0,916 = 0,906 - Củng cố so sánh 2 số thập phân.

- 1 HS đọc đề bài - HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS trả lời

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS trả lời.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng nhóm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm vở, 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Nêu giá trị của các hàng của những số thập phân sau: 28,024; 145,36; 56,73

*Củng cố, dặn dò:

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà tự viết các số thập phân và phân tích cấu tạo của các số đó.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 57. ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố các kiến thức về bài văn tả con vật: cấu tạo, nghệ thuật quan sát, các giác quan sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật sử dụng.

(14)

- Thực hành viết đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật.

- Giáo dục học sinh biết chăm sóc và bảo vệ con vật có ích. Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS: Những ghi chép HS đã có khi chuẩn bị trước ở nhà nội dung bài tập 1 (liệt kê những bài văn tả con vật em đã đọc, đã viết trong học kì 2, lớp 4).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát

- GV kiểm tra vở của một số HS đã chuẩn bị trước ở nhà BT1 (liệt kê những bài văn tả con vật em đã đọc, đã viết trong học kỳ 2, lớp 4…).

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(30 phút)

Bài tập 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Cả lớp đọc thầm lại bài văn và các câu hỏi, suy nghĩ, trao đổi theo cặp.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.

+ Bài văn trên gồm mấy đoạn?

+ Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

+ Tác giả bài văn quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?

+ Tìm những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài mà em thích; giải thích

- HS nghe

- HS viết tên bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của bài - Lớp đọc thầm

- Các cặp làm bài vào giấy nháp.

- Đại diện cặp trình bày kết quả.

+ Bài văn trên gồm 4 đoạn.

+ Đoạn 1: Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào các buổi chiều.

+ Đoạn 2: Tả tiếng hót đặc biệt của họa mi vào buổi chiều.

+ Đoạn 3: Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.

+ Đoạn 4: Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi.

+ Bằng mắt: Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân - thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến- thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông rũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.

+ Bằng thính giác: nghe thấy tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều, nghe thấy tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.

+ Hình ảnh so sánh : tiếng hót của chim hoạ mi có khi êm đềm, có khi rộn rã như

(15)

lí do vì sao em thích chi tiết, hình ảnh đó?

một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch...

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV yêu cầu HS giới thiệu về con vật em định viết trong đoạn văn cho các bạn cùng nghe.

- Yêu cầu HS viết đoạn văn

- GV nhận xét, sửa chữa bài của HS

- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em yêu thích.

- HS nối tiếp nhau giới thiệu

- 2 HS viết vào vở, sau đó chia sẻ trước lớp

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Chia sẻ cách viết bài văn tả con vật với các bạn.

- Nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài Chim hoạ mi hót mà em thích, giải thích vì sao ?

- Chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………

………

………...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 58. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Dấu phẩy)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được tác dụng của dấu phẩy.

- Dùng đúng dấu phẩy.

- Bổ sung: Viết đoạn văn tả một con vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu phẩy. Nêu tác dụng của dấu phẩy dùng trong đoạn văn.

- Giáo dục ý thức dùng dấu câu chính xác cho học sinh. Năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu tên các loại cây mà em biết (Mỗi HS chỉ nêu tên một loại cây)

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - ghi bảng.

- HS nghe

- HS viết tên bài vào vở.

(16)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(25phút)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Nhắc HS: Các em chú ý đọc kĩ từng câu văn, xác định được tác dụng của dấu phẩy trong từng câu. Sau đó xếp câu văn vào ô thích hợp trong bảng.

- Đưa bài của HS lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.

? Dấu phẩy có tác dụng gì?

Bài 1: Xếp các ví dụ cho dưới đây vào ô thích hợp trong bảng tổng kết về dấu phẩy.

Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ

1a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

1b. Phong trào Ba đảm đang ...

2a.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

2b. Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.

3a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 3b. Thế kỉ XX...

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

? Đề bài yêu cầu em làm gì?

? Trong câu chuyện cần điền bao nhiêu dấu câu? Đó là những dấu nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Đưa bài của HS lên bảng, HS cả lớp nhận xét, sửa chữa cho hoàn chỉnh.

? Bạn dựa vào đâu để điền đúng dấu câu vào ô trống?

? Nêu tác dụng của dấu câu đó?

? Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?

Bài 2: Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.

- Câu chuyện kể về một thầy giáo đã biết cách giải thích khéo léo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.

3. Hoạt động vận dụng: (10phút)

- Yêu cầu HS viết đoạn văn tả một con vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu phẩy. Nêu tác dụng của dấu phẩy dùng trong đoạn văn.

+ GV hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn 5-7 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật trong đó có sử dụng dấu phẩy + Chú ý khi viết đoạn văn: có câu mở đoạn, câu kết đoạn

- Nhận xét

*Củng cố - dặn dò:

- HS viết bài.

- HS đọc bài

(17)

- Dấu phẩy có những tác dụng gì?

- Nhận xét tiết học. - HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………

………

………...

LỊCH SỬ

TIẾT 29. ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:

+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miến Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước được thống nhất.

- Sắp xếp được các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo trình tự thời gian.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. Năng lực hiểu biết cơ bản về lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bản đồ hành chính VN; tranh, ảnh, tư liệu.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung: Em hãy nêu một số mốc sự kiện tiêu biểu theo thứ tự các tháng trong năm?

(Mỗi HS chỉ nêu 1 sự kiện tiêu biểu) - GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

*GV yêu cầu HS thảo luận nhóm sửa lại các sự kiện lịch sử sau cho đúng sau đó chia sẻ trước lớp:

- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày 31- 08-1858.

- Phong trào Cần Vương diễn ra 12 năm (1885-1896)

- Các phong trào yêu nước của Phan Bội

*HS thảo luận làm bài, chia sẻ trước lớp.

-Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày 1- 9 – 1858

- Phong trào Cần Vương diễn ra 12 năm (1885-1897).

- Các phong trào yêu nước của Phan

(18)

Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám diễn ra vào đầu thế kỉ XX

- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 02- 03-1930.

- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1931- 1932.

- Cách mạng tháng Tám thành công tháng 9 năm 1945.

- Bác Hồ nói: “Sài Gòn đi sau về trước’’

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945

- Nạn lụt tháng 8 năm 1945 và hạn hán kéo dài năm 1945 đã cướp đi sinh mạng hai triệu đồng bào ta.

- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền non trẻ của chúng ta phải đối phó với “ Giặc đói, giặc dốt”

- Chính quyền non trẻ của chúng ta trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.

- Ngày 19 tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc ta nộp vũ khí.

- 20h ngày 19 tháng 12 năm 1946 tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

- Sáng 21 tháng 12 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Sau gần hai tháng giam chân địch trong lòng thành phố, các chiến sĩ trong trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi thành phố để bảo toàn lực lượng, tiếp tục kháng chiến lâu dài.

* GVKL:

Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám diễn ra vào cuối thế kỉ XIX.

- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3- 02 - 1930

- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931

- Cách mạng tháng Tám thành công tháng 8 năm 1945.

- Bác Hồ nói “Sài Gòn đi trước về sau’’

- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập 2-9- 1945

- Nạn lụt tháng 8 năm 1945 và hạn hán kéo dài năm 1945 đã cướp đi sinh mạng hơn hai triệu đồng bào ta.

- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền non trẻ của chúng ta phải đối phó với “ Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”

- Chính quyền non trẻ của chúng ta trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”.

- Ngày 18 tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc ta nộp vũ khí.

- 22h ngày 19 tháng 12 năm 1946 tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

- Sáng 20 tháng 12 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- HS theo dõi 3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ kiến thức lịch sử của giai đoạn từ năm 1858 đến nay với mọi người.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về Bác Hồ.

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

(19)

NS: 3/4/2022

NG: Thứ 4 ngày 6 tháng 4 năm 2022

TOÁN

TIẾT 143. ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN

(Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục ôn tập về số thập phân.

- Viết các số thập phân, các phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm.

Viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.

- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS : SGK, vở...

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Phản xạ nhanh": Một bạn nêu một phân số thập phân, một bạn viết số thập phân tương ứng .

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1.SGK.T.151. Viết dưới dạng phân số thập phân:

- GV nhận xét.

a) 3/10; 72/100; 15/10; 9347/1000 b) 5/10; 4/10; 75/100; 24/100 - Củng cố phân số thập phân.

Bài 2. SGK.T. 151:

a) Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm.

0,35 = 35% ; 0,5 = 50%

8,75 = 875%

b) Viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân.

45% = 0,45 ; 5% = 0,05 625% = 6,25

- Củng cố cách viết số thập phân hành tỉ số phần trăm và ngược lại.

Bài 3. SGK.T.151. Viết các số đo dưới sau dưới dạng số thập phân:

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vở.

- 2 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vở.

(20)

- GV nhận xét.

a) 0,5 giờ; 0,75 giờ; 0,25 phút b) 3,5m; 0,3km; 0,4kg

- Củng cố cách đổi các đơn vị đo đại lượng Bài 4. . SGK.T.151. viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

- GV nhận xét.

a) 4,203; 4,23; 4,5; 4,505 b) 69,78; 69,8; 71,2; 72,1

- Củng cố cách so sánh các số thập phân.

Bài 5. SGK.T.151. Tìm một số thập phân thích hợp viết vào chỗ chấm, sao cho:

- GV nhận xét và kết luận:

0,1 < 0,11 < 0,2

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vở.

- 2 HS làm bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vở.

- HS nêu kết quả và giải thích cách làm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Viết các số thập phân sau dưới dạng tỉ số phần trăm(theo mẫu):

0,018 = 1,8% 15,8 =...

0,2 =... 11,1 =...

* Củng cố, dặn dò:

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học.

- HS nêu:

0,018 = 1,8% 15,8 = 1580%

0,2 = 20% 1,1 = 110%

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 58. TẢ CÂY CỐI HOẶC T¶ con vËt

(Kiểm tra viết)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Dựa trên kết quả tiết ôn luyện về văn tả con vật.

- Viết được một bài văn tả con vật hoặc tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.

- Rèn óc quan sát, kĩ năng thực hành cá nhân, tự giác trong học tập. Phát triển NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề có sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: TBTM (Ghi các lỗi cần chữa) - HS: Giấy kiểm tra

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Xem vi deo về một số hoạt động của các con vật nuôi trong nhà. Một số cây bóng mát.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

(21)

a) Hướng dẫn tìm hiểu đề:

- GV ghi 2 đề văn lên bảng

- 1 HS đọc 2 đề bài văn trên bảng.

Đề bài 1: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Đề bài 2: Tả một cây bóng mát trên sân trường em.

- Cả lớp suy nghĩ, chọn đề bài con vật em yêu thích để miêu tả hoặc cây bóng mát trên sân trường em.

HS nối tiếp nhau nói đề văn sẽ chọn để viết bài - 1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1 (lập dàn ý).

- 1HS đọc thành tiếng bài tham khảo con chó nhỏ, và bài Cây bàng.

Cả lớp đọc thầm theo.

b) Học sinh làm bài:

- Cả lớp dựa vào gợi ý lập nhanh dàn ý bài viết.

- 1 HS khá, giỏi đọc dàn ý đã lập.

- GV nhận xét nhanh.

- HS viết bài dựa trên dàn ý đã lập.

- GV thu bài

3. Củng cố, dặn dò: (3 phút) - GV nhận xét tiết học

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 4/4/2022

NG: Thứ 5 ngày 7 tháng 4 năm 2022

TOÁN

TIẾT 144. ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài; quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.

- Biết cách viết: Các số đo khối lượng dưới dạng STP; các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, khoa học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" lên bảng viết các số sau dưới dạng phân số thập phân:

23,23; 10,01; 24,001; 12,3; 24,123

- Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 5 bạn. HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi.

(22)

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút) Bài 1. SGK.T.152. Viết cho đầy đủ

bảng đơn vị đo:

- GV treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- Em hiểu yêu cầu của bài tập như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Kể tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn và cho biết mối quan hệ giữa hai đơn vi đo độ dài liền kề nhau?

- Kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn và cho biết mối quan hệ giữa hai đơn vi đo khối lượng liền kề nhau?

- GV nhận xét.

Bài 2. SGK.T. 152. Viết (theo mẫu):

- GV hướng dẫn mẫu.

1m = 10dm = 100cm = 1000mm - GV nhận xét.

a) 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 1km = 1000m; 1kg = 1000g

1 tấn = 1000kg

b) 1m = 1/10dam = 0,1dam 1m = 1/1000km = 0,001km 1g = 1/1000kg = 0,001kg 1kg = 1/1000 tấn = 0,001 tấn

Bài 3. SGK.T. 153.Viết số thích

- HS quan sát.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 2 HS trả lời:

a) Điền tên các đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề vào ô trống trong bảng cho phù hợp.

b) Điền tên các đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề vào ô trống trong bảng cho phù hợp.

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS nhận xét, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

+ Các đơn vị đo độ dài xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: mi-li-mét; xăng-ti-mét; đề-xi-mét;

mét; đề-ca-mét; héc-tô-mét; ki-lô-mét. Trong hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng 1

10 (hay 0,1) đơn vị lớn.

+ Các đơn vị đo độ dài xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: gam; đề-ca-gam; héc-tô-gam; ki-lô- gam; yến; tạ; tấn. Trong hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng 1

10 (hay 0,1) đơn vị lớn.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.

- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

(23)

hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):

- GV làm mẫu lên bảng, vừa làm vừa giảng lại cách đổi cho HS.

5285m = 5km285m = 5,285km - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và.

a) 3956m = 3km956m = 3,956km 1827m = 1km827m = 1,827km 2063m = 2km63m = 2,063km 702m = 0km702m = 0,702km b) 34dm = 3m4dm = 3,4m 786cm = 7m86cm = 7,86m 408cm = 4m8cm = 4,08m c) 6258g = 6kg258g = 6,258kg 2065g = 2kg65g = 2,065kg

8047kg = 8 taans47kg = 8,047 tấn

- 1 HS đọc đề bài.

- Theo dõi GV làm mẫu.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

3.Hoạt động vận dụng: (3 phút) - GV cho HS vận dụng làm bài:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm 2030m = ....km 150 g ....

0,15kg

750m = ...km 3500g ....

3,5kg

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- HS làm bài

2030m = 2,03km 150 g = 0,15kg 750m = 0,75km 3500g = 3,5kg

- HS lắng nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 59. CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung bài: Bài văn nói lên nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài với giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật.

- Giáo dục lòng tự hào về những người phụ nữ Việt Nam. Phát triển NL giao tiếp và hợp tác.

(24)

*QTE: Phụ nữ có thể tham gia làm cách mạng như nam giới. Quyền được GD về truyền thống yêu nước của dân tộc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Tranh minh hoạ bài học SGK, bảng phụ.

2. HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV cho học sinh chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”. Trong mỗi bông hoa là câu hỏi liên quan đến bài tập đọc Một vụ đắm tàu.

- HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS thực hiện.

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới+

Luyện tập, thực hành: (25 phút)

2.1. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: 3 đoạn

- Gọi HS đọc 3 lượt.

+ Lần 1: HS đọc + sửa phát âm.

+ Lần 2: HS đọc + giải nghĩa từ khó:

+ Lần 3: HS đọc kết hợp với đánh giá - Giáo viên đọc mẫu.

2.2. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm bài và chuẩn bị câu hỏi

? Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì.

? Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này.

? Chị Út nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn.

? Vì sao Út muốn được thoát li.

- 1 HS đọc toàn bài.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến không biết giấy gì + Đoạn 2: Tiếp theo đến chạy rầm rầm + Đoạn 3: Tiếp theo đến hết

- Học sinh nối tiếp đọc 3 lần - bồn chồn, lục đục, rầm rầm.

- Nguyễn Thị Định, truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.

- Luyện đọc theo nhóm bàn đoạn 3 - HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài và chuẩn bị câu hỏi - … rải truyền đơn.

- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn.

- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn …

sáng tỏ.

- Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

(25)

? Nêu nội dung bài.

* Kết luận: Bài văn nói lên nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

- HS nêu, ghi vở.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút) - GV treo bảng đoạn cần luyện: đoạn 2.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay nhất.

* Kết luận: Tuyên dương một số bạn đọc to, rõ ràng.

- 1 HS nhắc lại nội dung của bài văn.

*Củng cố-Dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà học bài chuẩn bị bài mới.

- HS nêu giọng đọc của bài - 3 HS đọc nối tiếp đoạn

- HS đọc đoạn cần đọc diễn cảm.

- HS nêu cách đọc diễn cảm của đoạn 2.

- HS thể hiện diễn cảm đoạn.

- HS thi đọc diễn cảm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Chính tả)

TIẾT 30. NGHE-GHI: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe – ghi lại những từ ngữ miêu tả đặc điểm áo dài trong đoạn trích bài “Tà áo dài Việt Nam”.

- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương (BT2, BT3a).

- Giáo dục HS phẩm chất yêu nước, nhân ái, tính chăm chỉ, trách nhiệm. Năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: TBTM + PHT, phấn màu.

- HS: SGK, vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chia thành 2 nhóm chơi trò chơi

"Viết nhanh, viết đúng" tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân

chương Lao động, Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân.

- GV nhận xét trò chơi

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên

- 2 nhóm HS lên bảng chơi.

- HS nhắc lại quy tắc.

(26)

các huân chương, giải thưởng, danh hiệu.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(10 phút)

+ Tìm hiểu nội dung bài - Gọi HS đọc đoạn văn - Nội dung của bài văn là gì?

+ Hướng dẫn nghe - ghi

- Nghe – ghi lại những từ ngữ miêu tả đặc điểm áo dài trong đoạn trích bài “Tà áo dài Việt Nam” theo những gợi ý sau: (ghi bảng) + Áo dài phụ nữ có mấy loại?

+ Phổ biến là loại áo dài nào?

+ Những từ ngữ miêu tả đặc điểm của từng loại áo dài?

+ Hướng dẫn trình bày

- Trình bày chữ viết đúng cỡ chữ, đúng chính tả và độ cao con chữ.

- Trình bày bài viết khoa học.

* Kết luận: Lưu ý cách trình bày câu.

- HS nêu:

- Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền, áo dài tân thời của phụ nữ Việt Nam.

- HS chú ý lắng nghe.

+ Nghe, viết chính tả

- GV đọc lại nhiều lần cho HS viết bài.

+ Chấm, nhận xét bài

- GV chấm chữa 7 đến 10 bài - GV nhận xét chung.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (22 phút)

+ Làm bài tập

Bài tập 2: HĐ nhóm - Gọi HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp.

- GV nhận xét, chữa bài

- HS viết bài.

- HS nêu

- Các nhóm thảo luận và làm bài, chia sẻ kết quả

* Lời giải:

a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao

- Giải nhất: Huy chương Vàng - Giải nhì : Huy chương Bạc - Giải ba : Huy chương Đồng

b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng:

- Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân

- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm:

- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất:

Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng, - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi

(27)

- Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các huy chương, giải thưởng, danh hiệu?

Bài tập 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài

- GV xác nhận kết quả đúng.

giày Bạc, Quả bóng Bạc.

- HS nêu lại quy tắc viết hoa tên các huy chương, giải thưởng, danh hiệu - HS nêu yêu cầu

- HS làm việc theo nhóm đôi - HS trình bày, HS khác nhận xét.

* Lời giải:

a. Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

b. Huy chương Đồng Toán quốc tế, Huy chương Vàng.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Cho HS ghi tên các giải thưởng theo đúng quy tắc viết hoa:

+ quả cầu vàng + bông sen bạc

+ cháu ngoan Bác Hồ

* Củng cố-Dặn dò:

- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương.

- Dặn HS về nhà rèn chữ viết

- HS viết:

+ Quả cầu Vàng + Bông sen Bạc + cháu ngoan Bác Hồ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NG: 5/4/2022

NG: Thứ 6 ngày 8 tháng 4 năm 2022

TOÁN

TIẾT 145.

ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG

(Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng có mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.

- Viết các số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

- Phẩm chất: Giáo dục HS tính khoa học, chính xác. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

(28)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": nêu bảng đơn vị khối lượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1. SGK.T.153.Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:

- GV nhận xét:

a) 4 km 382m = 4,382km 2km79m = 2,079km 700m = 0,7km 75m = 0,075km b) 7m 4dm = 7,4m 5m 9cm = 5,09m 5m75mm = 5,075m

- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài

Bài 2. SGK.T. 153. Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:

- GV nhận xét:

a) 2kg350g = 2,35kg;1kg65g = 1,065kg b) 8 tấn 760kg = 8,76 tấn

2 tấn 77 kg = 2,077 tấn

- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng

Bài 3. SGK.T.153.Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- GV nhận xét.

a) 0,5m = 50cm b) 0,075km = 75m c) 0,064kg = 64g d) 0,08 tấn = 80kg - Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng.

Bài 4. SGK.T.154.Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

- GV nhận xét.

a) 3576m = 3,576km b) 53 cm = 0,53m c) 5360kg = 5,36 tấn

- 1 HS đọc đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- HS nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

Trường: Tiểu học Kim Đồng Trường: Tiểu học Kim Đồng.. Đông Triều – Quảng Ninh Đông Triều –

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

Ngày Trái Đất do tổ chức của Mĩ khởi xướng với mục đích bảo vệ môi trường. Năm 2000 lần đầu tiên Ngày Trái Đất được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề “Một ngày không dùng bao

Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thêm quá trình Đảng từng bước có những chỉ đạo ngày càng phù hợp hơn về sự gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi

Ancol no đơn chức mạch hở X tác dụng với CuO, đun nóng tạo thành xeton.. Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao