• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: .... / ... / 2017 Tiết: 33 Ngày giảng: ... / ... / 2017 7a

... / ... / 2017 7b

BÀI 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - Kể ra được tên một số thức ăn của một số loại vật nuôi tương ứng và giải thích được vì sao có vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn này mà không ăn được thức ăn của vật nuôi khác, như lợn không ăn rơm.

- Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn cho vật nuôi.

- Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi.

2. Kĩ năng: Biết quan sát và nhận biết trong thực tiễn chăn nuôi.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình.

4.Năng lực: Quan sát, biểu đạt, thảo luận, phân tích, xử lý tình huống,..

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án.

- Tranh vẽ H63->H65 SGK.

- Bảng phụ bảng 4 SGK.

2. Học sinh:

SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III. Phương pháp:

Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở , thảo luận IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức: (1') 2. kiểm tra bài cũ: (3')

? Nhân giống thuần chủng là gì? làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi: (21')

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H63 SGK.

-> HS quan sát, tìm hiểu.

- H: Em hãy cho biết những vật nuôi ăn gì?

-> HS dựa vào hình vẽ trả lời.

- H: Em hãy cho biết ta có thể đổi thức ăn của trâu cho lợn hoặc cho gà được không? Vì sao?

-> TL: Không vì đặc điểm sinh lí tiêu hoá của

I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.

1. Thức ăn vật nuôi:

Vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của chúng.

(2)

chúng khác nhau.

- H: Vậy thức ăn vật nuôi phải như thế nào?

-> HS trả lời cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- GV nêu: Trâu, bò tiêu hoá được chất sơ là nhờ hệ vi sinh vật trong dạ dày, nhờ đó mà chất sơ được chuyển hoá thành chất dinh dưỡng.

-> HS lắng nghe, tiếp thu.

- H: Em hãy cho biết thức ăn cho vật nuôi có nguồn gốc từ những đâu?

-> HS trả lời cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- GV chú ý HS: Vật nuôi sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, sản phẩm thuỷ sản làm thức ăn, là một mắt xích trong mô hình VAC hoặc RVAC.

-> HS lắng nghe, tiếp thu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.(16')

GV: Treo bảng thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.

GV: Có bao nhiêu loại thức ăn cho vật nuôi?

HS: Trả lời

GV: Các loại thức ăn đều có đặc điểm chung nào?

HS: Trả lời

GV: Vẽ 5 hình tròn yêu cầu học sinh nhận biết tên của từng loại thức ăn được hiển thị.

2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.

II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

- Trong bảng có 5 loại thức ăn.

+ Thức ăn động vật giàu prôtin: bột cá.

+ Thức ăn thực vật: Rau xanh

+ Thức ăn củ: Khoai lang + Thức ăn có hạt: Ngô + Thức ăn xơ: Rơm, lúa.

- Trong thức ăn đều có nước, prôtêin, gluxít, lipít, chất khoáng.

- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau.

4. Củng cố:(3')

- H: Em hãy cho biết thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ những đâu?

(3)

- H: Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?

- GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại nội dung kiến thức chính, trọng tâm của bài học.

5. Hướng dẫn về nhà (1/ ):

- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 38 SGK

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

Duyệt, ngày... tháng ... năm 2017 Tổ trưởng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

giải của vi sinh vật, là sản phẩm hình thành trong quá trình phân giải chất hữu cơ và tái tổng hợp bởi các sản phẩm phân giải này với các thành phần khác trong

- Trình bày được một số loại động, thực vật trong nước ao nuôi làm thức ăn tự nhiên của tôm, cá và MQH của các sinh vật trong mặt nước ao nuôi.. - Trình bày được một

Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp

Thức ăn vật nuôi là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho mọi hoạt

Qua đường tiêu hóa của vật nuôi gluxit được hấp thu dưới dạng:A. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật

BÀI 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI I.Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào.. Sự tiêu hóa của

Câu 2: Thức ăn vật nuôi gồm những thành phần dinh

Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng trị bệnh cho vật nuôi.. Chăm sóc chu đáo cho từng loại