• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. TÌM HIỂU CHUNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "I. TÌM HIỂU CHUNG "

Copied!
56
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH

TỔ NGỮ VĂN

(2)

CẤU TRÚC BÀI HỌC

KHỞI ĐỘNG

I. TÌM HIỂU CHUNG

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN III. TỔNG KẾT

IV. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

(3)

À

I C

T B

A H

À I

1.

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì

1 2

2.

Bài thơ Tự tình trích học trong SGK 11 là bài số mấy

3

3. Hai từ mở đầu bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

N

H Ú T H N E M

H

A

T H Ú

4 Y K

4. Tên nhân vật chính trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Ề U I

 B

Ô M Ơ

(4)
(5)

I. Tìm hiểu chung

(6)

- Trần Tế Xương (1870 – 1907), tên thuở nhỏ là Trần Duy Uyên, thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả

a. Cuộc đời, con người

- Sinh ra và lớn lên trong

buổi thực dân xâm lược, Hán học đã suy tàn, thân phận

nhà nho càng thấm thía nỗi nhục của người trí thức nô lệ.

Ngôi nhà số 247 Hàng Nâu, Tp. Nam Định

(7)

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả

a. Cuộc đời, con người

– Con người: Cá tính,

sắc sảo, phóng túng khó gò vào khuôn sáo trường quy nên dù có tài song

thi cử lận đận ( 15 tuổi đi thi, thi 8 lần nhưng chỉ

đậu tú tài).

(8)

b. Sự nghiệp

- Số lượng: còn trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm và một số thể loại như văn tế, phú, câu đối…

- Sáng tác gồm hai mảng: trữ tình và trào phúng, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.

1. Tác giả

(9)

b. Sự nghiệp

- Nội dung chủ yếu:

+ Tố cáo hiện thực xã hội trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

+ Tâm sự của nhà thơ về con người và cuộc đời.

=> Cuộc đời nhiều gian truân

nhƣng ông đã để lại một sự

nghiệp thơ ca bất tử.

(10)

Tú Xương là nhà thơ lớn của dân tộc, xứng đáng được nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng thời xếp vào loại thi hào bất tử:

Kìa ai chín suối xương không nát

Có nhẽ nghìn thu tiếng vẫn còn

(11)

2 . T á c p h ẩ m

Đề tài Thể loại Chủ đề Bố

cục

Trình bày phầm tìm hiểu

của mình về tác phẩm theo

3 ý sau:

(12)

Đề tài

Viết về vợ - trở thành 1 đề tài quen thuộc trong thơ ông.

 Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất

của nhà thơ về vợ mình, tiêu biểu cho phong cách thơ TX.

.

(13)

Thể loại

Thất ngôn bát cú Đường luật (viết chữ Nôm).

Chủ đề

Bài thơ là tình cảm thương yêu, quý trọng của tác giả thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua những lời tự trào, ta thấy được vẻ đẹp, nhân cách và tâm sự của nhà thơ.

(14)

Bố cục

ĐỀ:

Giới thiệu hoàn cảnh của

bà Tú

THỰC:

Nỗi vất vả, gian truân

của bà Tú

LUẬN: .

Đức tính hi sinh cao đẹp

của bà Tú

KẾT:

Tâm sự và vẻ đẹp nhân cách

của nhà thơ

(15)

II. Đọc hiểu văn bản

(16)

Văn bản

Thương vợ

Trần Tế Xương

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không

(17)

-

Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: Đánh dấu và ghi chép theo gợi dẫn để tìm hiểu về hình ảnh bà Tú trong bài thơ?

Nhóm 1 (Hai câu đề)

- Quanh năm: Gợi thời gian làm việc của bà Tú như thế nào?

- Mom sông là địa điểm như thế nào? Gợi ra cảm giác gì cho người đọc?...

- Tìm hiểu xem công việc cụ thể của bà Tú là gì, công việc đó có vất vả không?...

- “Nuôi đủ” được hiểu như thế nào? ...

- Tại sao TX không nói bà Tú nuôi 6 bố con mà lại viết Nuôi đủ năm con với một chồng?....

- Đọc câu thơ, em có thoáng thấy nụ cười tự trào của tác giả không? Vì sao?...

(18)

Nhóm 2 (Hai câu thực)

- Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hình ảnh ẩn dụ và từ tượng thanh trong hai câu thơ:...

- Những biện pháp đó tạo ra hiệu quả nghệ thuật gì?...

- Ghi lại ít nhất 02 câu ca dao có hình

ảnh con cò ...

(19)

Nhóm 3: Hai câu luận

- Gạch chân dưới các thành ngữ và chỉ ra hiệu quả biểu đạt của chúng....

-

Hai câu này gợi ra phẩm chất tốt đẹp gì của nhân vật bà Tú?..

-

Nhận xét về âm hưởng của 2 câu thơ?

-

Hình ảnh bà Tú trong bài thơ có thể

gợi cho em nghĩ đến ai?

(20)

Nhóm 4: Hai câu kết

- Lời “chửi” trong hai câu cuối là của ai, có ý nghĩa gì?

- Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được biểu hiện như thế nào?

- Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì

về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của

Tú Xương?

(21)

1. Hai câu đề

Giới thiệu về

hoàn cảnh của bà

(22)

Hoàn cảnh của bà Tú

- Thời gian:

“quanh năm”

=> triền miên, không ngơi nghỉ, gợi nỗi vất vả của một đời

người.

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Hai câu đề: Giới thiệu hoàn cảnh, công việc của bà Tú

(23)

Hoàn cảnh của bà Tú

- Công việc:

buôn bán

=>

gồng gánh, buôn bán nhỏ lẻ, lặn lội nơi đầu sông, cuối chợ, lam lũ, vất vả, cực nhọc

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.

1. Hai câu đề: Giới thiệu hoàn cảnh, công việc của bà Tú

(24)

Hoàn cảnh của bà Tú

- Địa điểm:

mom sông

=>

dẻo đất nhô ra sông, nơi đầu sóng ngọn gió, chênh vênh, cheo

leo, rất dễ sụt lở, mang tính chất tạm bợ, không cố định.

Cuộc đời cơ cực, vất vả, phải vật lộn để kiếm sống..

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.

1. Hai câu đề: Giới thiệu hoàn cảnh, công việc của bà Tú

(25)

-

Mục đích công việc của bà Tú:

Nuôi đủ năm con với một chồng.

“Nuôi đủ”: lo cho đầy

đủ,

không để thiếu

thốn

“Năm, một”:

số đếm độc đáo

=>Tác giả đặt ngang hàng mình với các con,

cho mình là

“đứa con đặc biệt”.

Tài đảm đang + vất vả

Khẳng định và ca ngợi vai trò trụ cột của bà Tú trong việc đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho cả gia đình.

(26)

Cấu trúc “năm con” đặt cạnh “một chồng”

gợi hình ảnh chiếc đòn gánh mà hai đầu

đều trĩu nặng, ở giữa là đôi vai gầy và tấm

lòng lo toan, tình thương của bà Tú.

(27)

=> Hai cấu đề: giới thiệu hình ảnh bà Tú với cuộc sống vất vả, tần tảo và tấm lòng biết ơn của tác giả đối với vợ.

+ 2 vế: 5 con /1 chồng: Số lượng giảm nhưng chất lượng lại tăng:

Nuôi ông Tú khổ hơn nuôi 5 đứa con

→ Cách nói đặc biệt với giọng điệu bông đùa, hóm hỉnh.

=> Tiếng cười tự trào: Tác giả cười chính mình, cười một kẻ “ăn không ngồi rồi”, một kẻ vô tích sự đã làm cho gánh nặng trên vai người vợ nặng thêm

.

(28)

2. Hai câu thực

Nỗi vất vả

gian

truân

của bà

(29)

2. Hai câu thực: Nỗi vất vả gian truân của bà Tú

– „Thân cò”

+ Hình ảnh quen thuộc trong ca dao xưa, ẩn dụ chỉ những người phụ nữ vất vả, tảo tần.

+ “Thân” : Thân thế, số phận mà thường là số phận hẩm hiu, bất hạnh.

→ Nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi nỗi đau thân phận.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

(30)

+ Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

+ Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay + Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…

Hình ảnh con cò trong ca dao

(31)

- Với ba từ “khi quãng vắng” cả thời gian và không gian trở nên heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu, nguy hiểm.

=> Con cò trong thơ TX không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian như trong ca dao mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian.

→ Hình ảnh bà Tú trở lên nhỏ bé, đáng thương, tội nghiệp trước không gian và thời gian.

(32)

Nghệ thuật đảo ngữ lặn lội thân cò cũng góp phần diễn tả một cách ấn tượng, thấm thía, ngậm ngùi về thân phận vất vả của người vợ lo toan

kiếm sống nuôi chồng, nuôi con.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

(33)

=>

Ở câu thứ tư, TX làm rõ hơn sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú. Câu thơ diễn tả lại cảnh chen chúc, tranh giành trên sông nước của

những người buôn bán nhỏ.

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

- “Eo sèo”: Âm thanh của những tiếng kì kèo, kêu ca, cãi vã để tranh hàng, giành khách.

(34)

Buổi đò đông

nhiều người trên một chuyến đò

nhiều đò trên sông .

→ gợi cảnh đông đúc,

chen chúc, xô lấn, đầy

nguy hiểm

(35)

=> Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh với nghệ thuật đảo ngữ và những từ láy có sức gợi để làm nổi bật hơn những vất vả, nhọc nhằn, gian truân của bà Tú.

=> Thực tình của Tú Xương: xót thương và cảm thông sâu sắc cho người vợ yêu quý của mình

(36)

3. Hai câu luận

Đức hi

sinh cao đẹp của

bà Tú

(37)

37

Một duyên hai nợ:

duyên ít mà nợ

nhiều => nêu bật sự khó khăn vất vả

nhiều hơn hạnh phúc, bà hiểu mà

không hề oán trách, coi đó là số phận

Năm nắng mười mưa: Vừa nói lên sự vất vả, gian

truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

Sử dụng sáng tạo Thành ngữ

:

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công

3. Hai câu luận: Đức hi sinh cao đẹp của bà Tú

(38)

- Cụm từ: “âu đành phận”,

“dám quản công”: thể hiện sự cam chịu, lặng lẽ hi sinh của bà Tú.

=> Bà vẫn chấp nhận nỗi cơ cực, nhọc nhằn của đời mình như một sự tất yếu mà không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự

nguyện gánh mọi khổ cực vì chồng con.

 Sâu thẳm trong vẻ đẹp tâm hồn đó của bà Tú là lòng yêu thương chồng con tha thiết, sâu nặng.

 Tình cảm tự hào, quý trọng, biết ơn của tác giả.

(39)

Tiểu kết 6 câu đầu:

Bằng tình cảm yêu thương và biết ơn sâu sắc với vợ, Tú Xương đã vẽ nên chân dung chân thực và cảm động về bà Tú đảm đang, hi sinh tất cả vì chồng con. Nhà thơ không chỉ hiểu và cảm nhận được những lo toan, vất vả, thầm lặng trong việc mưu sinh của người vợ hiền mà còn hiểu và cảm nhận được những suy nghĩ, tình cảm và nỗi niềm sâu kín của vợ mình. Nếu không có sự cảm thông, tấm lòng yêu thương vợ chân

thành, sâu sắc, hẳn Tú Xương không thể viết nên những vần thơ tri ân cảm động đến vậy.

(40)

4. Hai câu kết

Tâm sự và vẻ

đẹp nhân cách

của nhà

thơ

(41)

- “Cha mẹ”: là tiếng chửi, mang tính khẩu ngữ

- Người chửi: ông Tú - Đối tượng:

Chửi mình Chửi

đời

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không

4. Hai câu kết: Tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ

(42)

Lời “chửi” bộc lộ tâm sự và nhân cách của nhà thơ Vì “thói đời” bạc bẽo, lễ giáo phong kiến bất công khiến những người PN vất vả, gian nan mà chẳng được ai biết đến. Chính thói đời ấy đã tạo ra những người đàn ông ăn ở bạc, hờ hững, khiến cho nhiều người PN có chồng mà không hề được chia sẻ

Tự trách, tự rủa mát mát bản thân: chẳng đỗ đạt lại trở thành một anh học trò dài lưng tốn vải vô tích sự với vợ con

(

“hờ hững cũng như không”).

Chửi mình Chửi

đời

(43)

=> Câu thơ cuối là lời nhà thơ

tự phán xét, lên án, nhận lỗi chân thành. Đằng sau tiếng chửi là cả tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ, sáng ngời nhân cách cao đẹp.

=> Đằng sau tiếng chửi là nỗi đau

chua xót của tác giả khi nhận ra mình là quan tại gia ăn lương vợ.

Đồng thời, bộc lộ tâm trạng phẫn uất, bi kịch. Đó là bi kịch TX hay chính là bi kịch dở dang của cả một thế hệ trong thời buổi Hán học suy tàn.

(44)

III. Tổng kết

(45)

1. Nội dung

Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh bà Tú tần tảo, vất vả nhƣng

đảm đang, giàu đức hi sinh. Đó là vẻ đẹp truyền thống của người mẹ, người vợ Việt Nam. Qua đó, Tú Xương đã bộc lộ tình yêu thương, lòng biết ơn vợ ,tri ân vợ và nhân cách cao đẹp của mình. Tình cảm đó là chiều sâu nhân bản của bài thơ

(46)

2.Nghệ thuật

Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ trong văn học dân gian và trong đời

sống hàng ngày.

– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa 2 yếu tố: Trữ tình và

trào phúng. Tiếng cười trong bài thơ là tiếng cười xót xa, nghẹn ngào.

(47)

IV. Luyện tập

–Vận dụng

(48)

Anh/chị hãy tìm điểm giống nhau giữa hình ảnh bà Tú – đại diện cho người phụ nữ truyền thống và hình ảnh người phụ nữ hiện đại.

Người phụ nữ của muôn

đời...

...

...

Bà Tú- Người phụ nữ truyền

thống Người phụ nữ

hiện đại

(49)

Người mẹ

Người lao động , sản xuất, chiến

đấu..

Vai trò người của phụ nữ

Người vợ

Người tham gia hoạt động

xã hội- nhà lãnh

đạo

Người bạn, người

thầy của các con

(50)

Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương

Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng Là bác học... hay là ai đi nữa

Vẫn là con của một người phụ nữ

Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên (Thơ vui về phái yếu- Xuân Quỳnh)

(51)

1. Năm sinh/năm mất của tác giả Tú Xương A. 1870/1907 C. 1872/1906

B. 1871/1921 D. Không rõ năm sinh 2. Tú Xương có tên hiệu là gì?

A. Hoàng Ngọc C.Trung Hòa

B. Văn Hiếu D. Cả A.B.C đều sai 3. Địa danh nào sau đây là quê hương của Trần Tế Xương?

A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Chọn câu trả lời đúng nhất

(52)

4. Tú Xương là người có tài cao, học rộng, đi nhiều, qua nhiều lần đi thi ông đã đạt được gì?

A. Tú Xương thi đỗ tiến sĩ, làm quan

B. Tú Xương nhiều lần đi thi nhưng chỉ đỗ tú tài

C.Tú Xương nhiều lần đi thi dù có tài nhưng không đỗ đạt gì.

5. Con người Tú Xương có đặc điểm:

A. Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân.

B. Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

C. Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy.

D. Là con người thông minh, cần cù, chăm chỉ, đạt đỉnh vinh quang trong học tập, khoa cử.

(53)

6. Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu là:

A. Thơ chữ Hán B. Thơ chữ Nôm

C. Tiểu luận phê bình D. Văn tế, phú và câu đối.

5. Điểm khác biệt nhất giữa nhà thơ Trần Tế Xương với nhiều nhà thơ khác thời phong kiến là gì?

A. Trần Tế Xương sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, ngoài ra còn có văn tế, đối và phú.

B. Trần Tế Xương sử dụng nhiều thể thơ.

C. Trần Tế Xương dành hẳn một đề tài gồm cả thơ, đối, văn tế... để viết về người vợ của mình, lúc bà đang sống.

D. Trần Tế Xương sáng tác không những để thể hiện mình mà còn dành cả tấm lòng trân trọng cuộc đời.

(54)

7. Nhận định nào đúng với hoàn cảnh xã hội lúc Trần Tế Xương sống?

A. Tế Xương sống trong hoàn cảnh xã hội nhiều biến động lúc Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần.

B. Ông sống trong hoàn cảnh nhà Minh xâm lược nước ta, dân tình khốn đốn, xã hội loạn ly.

C. Ông may mắn trưởng thành lúc anh hùng áo vải Quang Trung đánh tan mấy mươi vạn quân Thanh, đất nước trở lại thái bình, kẻ sĩ được trọng đãi và ông được mời vào kinh dạy học.

D. Tú Xương sống vào giai đoạn giao thời đổ vỡ, xã hội phong kiến già nua đang chuyển thành xã hội lai căng thực dân nửa phong kiến.

8. Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu tập trung vào hai phương diện nào sau đây?

A. Phê phán – tố cáo B. Trữ tình - trào phúng C. Ngợi ca - đả kích D. Gia đình - xã hội

(55)

9. Dòng nào nói đúng cái gốc của tiếng cười trong thơ Tú Xương?

A. Tư tưởng nhân đạo, lòng yêu nước.

B. Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước.

C. Tình yêu thiên nhiên, tư tưởng nhân đạo.

(56)

Chúc các em học tốt !

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bằng nhữngb hình ảnh thơ giản dị tác giả đã thể hiện được sự biết ơn chân thành của mình với người mẹ - người đã luôn vất vả với những đứa con... Bài thơ thể hiện tình

Theo em, hµnh vi nµo biÓu hiÖn sèng

của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

I.. Ñeå giaûi thích nguyeân nhaân cuûa söï vieäc hoaëc tình traïng neâu trong caâu , ta coù theå theâm vaøo caâu nhöõng traïng ngöõ chæ nguyeân nhaân .. 2.

Bài viết trình bày nội dung các nghiên cứu liên quan đến hai chủ đề: (i) Các vấn đề về cảm giác của trẻ mắc rối loạn phổ tự kỉ; và (ii) Phương pháp trị liệu điều hòa

Sự vất vả, gian truân cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn người lính Tây Tiến đã ít nhiều thể hiện trong những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên miền Tây và hành trình qua

Để chứng minh Ngự chế Bắc tuần thi tập là của Thiệu Trị hay của Minh Mệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên nhiều căn cứ, như trong ghi chép của chính