• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 2 "

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 2

ĐỀ 1

Bài 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước thành ngữ, tục ngữ chỉ thời tiết:

a. Non xanh nước biếc.

b. Mưa thuận gió hòa.

c. Chớp bể mưa nguồn.

d. Thẳng cánh cò bay.

e.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

g. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

Bài 2. Nối thành ngữ ở bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở bên phải 1. Nắng như thiêu như đốt. a. chỉ cơn rét tê buốt như dao cắt vào da thịt.

2. Chớp bể mưa nguồn. b. rất nóng và khó chịu

3. Cắt da cắt thịt. c.chớp ở ngoài bể (biển), mưa ở trên nguồn (rừng) Bài 3. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu hỏi đặt đúng:

a. Khi nào lớp bạn đi cắm trại?

b. Lúc nào lớp tớ cũng sẵn sàng đi cắm trại?

c. Bao giờ bạn về quê?

d. Bao giờ mình cũng mong được bố mẹ cho về quê?

BÀi 4. Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống?

Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ, rong chơi [__] Gặp chị Gió, cô gọi:

Chị Gió đi đâu mà vội thế [__]

– Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa đây [__] Cô có muốn làm mưa không [__]

– Làm mưa để làm gì hả chị [__]

– Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ

(Theo Nhược Thuỷ) BÀi 5. Đặt 1 câu có sử dụng dấu chấm, 1 câu có sử dụng dấu chấm than.

...

...

BÀi 7. Vật nuôi gồm gia súc (thú nuôi trong gia đình) như trâu, … và gia cầm (chim nuôi trong gia đình) như gà, vịt, …

(2)

ĐỀ 2

A.Ki m tra đ c ể

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Bông hoa Niềm Vui

Mới sáng sớm tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện.

Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.

Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn trường.

Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa.

Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói:

- Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.

Cô giáo đã hiểu, cô ôm em vào lòng:

- Em hãy hái hai bông hoa nữa, Chi ạ! Một bông hoa cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa đẹp mê hồn.

Phỏng theo XU-KHÔM-LIN-XKI (Mạnh Hưởng dịch) (1). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Chi vào vườn trường khi nào?

a. Khi tiếng trống thông báo giờ học bắt đầu b. Vào giờ ra chơi

c. Vào sáng sớm tinh mơ d. Vào buổi trưa

(2). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

(3)

Mới sáng tinh mơ, Chi vào vườn hoa để làm gì?

a. Hái bông hoa để ngắm và thưởng thức hoa thơm.

b. Hái bông hoa để đem vào bệnh viện tặng bố.

c. Hái bông hoa để đem về trang trí ở bàn học của Chi.

d. Hái bông hoa để ngắm nhìn và chăm sóc cho những khóm hoa lộng lẫy ấy.

(3). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Vì sao Chi không tự ý hái bông hoa Niềm Vui?

a. Vì bông hoa quá đẹp nên Chi không nỡ hái.

b. Vì Chi sợ sẽ bị cô giáo phạt.

c. Vì Chi biết hành động của mình là sai phạm nội quy nhà trường d. Chi không thích bông hoa Niềm Vui mà chỉ thích bông hoa khác.

(4). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Vì sao Chi được cô giáo khen?

a. Chi rất hiếu thảo với bố, mẹ b. Chi biết bảo vệ vườn hoa chung c. Chi là cô bé trung thực

d. Tất cả ý trên đều đúng.

(5). Em nêu nội dung bài?

(6). Em học được ở bạn Chi những đức tính gì?

(7). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Từ nào sau đây nói về công việc gia đình?

a. bố c. bà ngoại b. bà nội d. nhặt rau (8). Điền dấu phẩy vào câu sau:

Chăn màn quần áo được sắp xếp gọn gàng.

(9). Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:

(4)

Em đến tìm những bông cúc màu xanh.

(10). Em hãy tìm một từ chỉ đặc điểm màu sắc, đặt một câu theo mẫu Ai thế nào?

với từ vừa tìm được.

B. Ki m tra vi tể ế (10 điểm)

1. Chính tả nghe - viết (4 điểm) (15 phút)

Viết bài: Sự tích cây vú sữa (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, trang 96). Viết đầu bài và đoạn: “Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa……nở trắng như mây”.

2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)

Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về gia đình của em.

ĐỀ 3

1. Viết chính tả đoạn văn sau:

Chim chiền chiện

Chiền chiện nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu như chim sẻ. Aoa của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng dấp như một kị sĩ.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước thành ngữ, tục ngữ chỉ thời tiết:

a. Non xanh nước biếc.

b. Mưa thuận gió hòa.

c. Chớp bể mưa nguồn.

d. Thẳng cánh cò bay.

e.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

g. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

3. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu hỏi đặt đúng:

a. Khi nào lớp bạn đi cắm trại?

b. Lúc nào lớp tớ cũng sẵn sàng đi cắm trại?

c. Bao giờ bạn về quê?

d. Bao giờ mình cũng mong được bố mẹ cho về quê?

4. Có thế đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong từng câu của đoạn văn sau:

Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khống lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hông tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong

(5)

xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào sảo sậu sáo đen … đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống.

(Vũ Tú Nam) 5. Hãy sắp xếp các câu sau cho đúng thứ tự để có đoạn văn tả con ngan nhỏ:

1. Nó có bộ lông vàng óng.

2. Con ngan nhỏ mới nở được ba hôm, trông chỉ to hơn cái trứng một tí.

3. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ.

4. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng đưa đi đưa lại như có nước

ĐỀ 4

Bài 1: Viết chính tả đoạn văn sau:

Họa Mi hót

Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu!

Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm.

Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.

Bài 2:

a) Điền vào chỗ trống ch hay tr

- ....ong trắng, thanh ...a, kiểm ...a, ...a mẹ, bên ...ên, phía...ước, bắt...ước,...e đậy, cây ..e.

b) Điền vào chỗ trống

- (da/ ra/ gia): ....dẻ, cặp ..., ...đình, quốc ..., đi ...

- (rò/ dò/ giò): ...rỉ, ...lụa, ....la - (reo/ gieo): ...hò, ...hạt, ...mầm

Bài 3. Thay cụm từ “khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...)

a) Khi nào lớp bạn đi thăm vườn bách thú?

...

b) Khi nào bạn xem phim hoạt hình?

...

c) Bạn làm bài văn này khi nào?

……….

(6)

ĐỀ 5

Cầu vồng Buổi sáng, Bé ra vườn chơi.

Trên nụ hồng có con cào cào đang đậu. Nó nhấm nháp cánh hồng non. Bé rón rén lại gần, nhón tay bắt con cào cào. Bé định vặt hai càng của nó, giống như bọn thằng Sang hay nghịch ác. Nhưng thấy con cào cào xinh quá, Bé không nỡ. Tha cho nó nhởn nhơ chơi trong cỏ cây. Bé vung tay ném con cào cào đi.

Thật bất ngờ, con cào cào xoè cánh bay. Ban nãy xanh là thế, bây giờ nó mới để lộ ra chiếc áo lụa trong suốt màu đỏ thắm sáng bừng lên trong nắng. Một màu đỏ tía pha vàng da cam đẹp lạ lùng chấp chới trước mặt Bé, vạch một đường vòng cung y hệt chiếc cầu vồng kì lạ. Ngẩn ngơ nhìn theo, Bé xúc động quá. Con cào cào gửi lại niềm vui đỏ thắm cho Bé đấy!

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 1. Khi ra vườn chơi Bé thấy gì trên nụ hồng?

a. Cầu vồng b. Nụ hồng nở c. Con cào cào

2. Bắt được con cào cào xinh xắn Bé đã làm gi?

a. Vặt hai càng của nó đi b. Thả cho nó bay đi c. Giữ lại để chơi

3. Cầu vồng được nói trong bài là:

a. Con cào cào

b. Cầu vồng thường thấy sau cơn mưa

c. Do Bé tưởng tưởng ra khi nhìn con cào cào bay 4. Những cặp từ nào sau đây trái nghĩa với nhau?

a. niềm vui – nỗi buồn b. trong suốt – đục ngầu c. rón rén – chậm chạp

5. Câu “Thật bất ngờ, con cào cào xoè cánh bay.” thuộc kiểu câu nào?

a. Ai (cái gì, con gì) là gì?

b. Ai (cái gì, con gì) làm gì?

c. Ai (cái gì, con gì) thế nào?

6. Điền vào chỗ chấm a. dây hay giây?

 căng ……… đàn

 lên ……… cót đồng hồ

 ……… phút thiêng liêng

(7)

 chỉ trong ……… lát

 đường ……… điện

 em chơi nhảy ………

b. oe hay eo?

 nắng h…… vàng

 mắt em bé tròn x……

 chim chích ch……

 kh…… tay hay làm

 bà em vẫn kh……

 bé tập múa x……

7. Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm có trong khổ thơ dưới đây.

Bàng xòe những lá non Xoan rắc hoa tím ngát Đậu nảy mầm ngơ ngác Nhìn hoa gạo đỏ cành…

8. Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi vào mỗi chỗ chấm cho thích hợp Sợ bẩn

Trong giờ học môn Tự nhiên và Xã hội .... cô hỏi Tí:

Tại sao bón phân cây cối lại xanh tốt....

Tí đáp:

- Thưa cô ... vì cây cối sợ bẩn ... nó vươn cao để tránh chỗ bẩn ạ...

9. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.

- Sáng nào, bé cũng dạy sớm học bài.

...

....

- Chiều chiều, Mai tha thẩn ra góc sân ngồi ngắm mặt trời lặn phía chân trời.

...

....

- Chú cào cào xòe đôi cánh khoe tà áo đỏ mỏng manh.

...

.…

ĐỀ 6

Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non

(8)

sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà...chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu?

a. Những cành cây gạo chót vót giữa trời.

b. Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn.

c. Những vòm cây quanh năm xanh um.

2. Bãi cát dưới lòng sông cạn xanh rờn những loại cây gì?

a. ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn b. lúa, ngô, đỗ, lạc, vải c. ngô, đỗ, lạc, khoai, cà

3. Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?

a. đỏ, đen, hồng, xanh b. đỏ, hồng, xanh, vàng c. đỏ, đen, hồng, nâu

4. Câu “Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa.” thuộc kiểu câu nào?

a. Ai (cái gì, con gì) là gì?

b. Ai (cái gì, con gì) làm gì?

c. Ai (cái gì, con gì) thế nào?

5. Câu nào sau đây thuộc mẫu câu Ai làm gì?

a. Những cành cây gạo chót vót giữa trời.

b. Mùa đông là mùa có thời tiết lạnh nhất trong năm.

c. Ngay trên sông, đoàn thuyền ra vào xuôi ngược.

6. Gạch chân các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn văn sau.

Hoa phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran trong vòm lá biếc, thế là mùa hè náo nức lại trở về.

Mặt trời ửng đỏ, chói chang. Nắng vàng phủ khắp mặt đất. Khắp vườn, cây khoe trái chin ngọt ngào.

7. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

a. Mùa hè, Nam được đi biển chơi.

...

b. Khi mặt trời chiếu xuống, đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi.

...

c. Những buổi trưa hè, mặt trời tỏa náng chói chang.

...

(9)

8. Tìm các cặp từ trái nghĩa.

- rậm rạp – thưa thớt - um tùm – xum xuê - nhanh nhẹn – hoạt bát

9. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:

Những luống khoai cà đỗ ngô xanh mơn mởn chen nhau phủ kín bờ sông.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 1.. Số thích hợp điền vào chỗ

Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F 1 không thay đổi so với thế hệ PA. Theo lí thuyết,

tiếng kêu Gọi tên theo cách kiếm ăn.. 1.Xếp tên các loài chim vào nhóm thích hợp:. Gọi tên theo

Môû roäng voán töø: töø ngöõ veà thôøi tieát Ñaët vaø traû lôøi caâu hoûi Khi naøo?. Daáu chaám, daáu

Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?.. Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời các câu hỏi sau:.. a.) Vì sao Sơn Tinh lấy

Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng, Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau

Hỏi bây giờ tổng số bi ở cả hai túi là bao nhiêu hòn bi?... Hỏinhà Mai cótấtcảbaonhiêu

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của đề bài Câu 1A. Số cần điền vào chỗ